1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẾT TẾT TẾT ĐẾN RỒI,....MỌI NGƯỜI CẨN THẬN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NHÉ!

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi binhnguyengiatrang, 14/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    4 quan niệm sai lầm về dinh dưỡng
    Dù không thích, bạn vẫn cố gắng uống nhiều cà phê vì nghĩ nó giúp giảm cân? Đừng chịu khổ một cách vô ích như vậy; nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngay cả khi dùng 6 tách cà phê mỗi ngày, số năng lượng được "đốt" cũng không tăng thêm.
    Cà phê có thể làm giảm cảm giác ăn ngon ở một số người, khiến họ ăn ít hơn, nhưng hiệu quả này không đủ lâu để dẫn đến giảm cân đáng kể. Cà phê là một chất lợi tiểu, có thể làm mất nước dẫn đến mất cân, nhưng đó chỉ là nước (một chất tối cần cho cơ thể mà nếu mất nhiều sẽ gây rối loạn) chứ không phải là mỡ. Nhìn chung, không có bằng chứng nào cho thấy cà phê làm giảm cân. Mặt khác, cà phê thường được dùng chung với đường, một chất gây tăng cân.
    Ăn nhiều đường thì bị tiểu đường? Không đúng. Chính khẩu phần giàu chất béo và năng lượng mới dẫn đến béo phì, nguy cơ lớn nhất gây ra tiểu đường type 2. Nguyên nhân chính xác của tiểu đường chưa được hiểu rõ, nhưng yếu tố di truyền, thừa cân và lười vận động đóng vai trò chính.
    Bơ thực vật luôn tốt cho tim mạch hơn bơ động vật? Bơ thực vật (margarine) được làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, nên dường như có lợi cho tim mạch. Nhưng không phải tất cả margarine đều tốt cho sức khỏe, một vài thứ thậm chí còn xấu hơn vì trong quá trình chế biến đã phát sinh những chất béo bất lợi. Nhìn chung, margarine càng cứng thì càng chứa nhiều chất béo bất lợi.

    Dừa chứa nhiều cholesterol?
    Thực ra, dừa không chứa cholesterol; chất này chỉ có trong chất béo động vật. Dừa có nhiều chất béo phytosterol, được cho là làm giảm triệu chứng tiểu nhắt nhắt ở người phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều dừa cũng không có lợi cho sức khỏe vì nó có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo no.
    (Theo Người Lao Động)
  2. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Ăn nhiều rau quả ngừa được sỏi mật

    Các viên sỏi mật
    Sỏi mật là bệnh gặp ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Việc điều trị bệnh khá phức tạp cho dù đã có máy móc hiện đại. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây, ăn uống theo chế độ nhiều rau ít thịt có thể giúp bạn ngăn chặn được bệnh này.
    Trong một nghiên cứu kéo dài 14 năm, tiến sĩ Chung-Jyi Tsai và cộng sự tại Đại học Kentucky (Mỹ) đã theo dõi 45.000 nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên. Tất cả bọn họ được chẩn đoán là không bị sỏi mật vào thời điểm bắt đầu tiến hành nghiên cứu.
    "Trong các thí nghiệm trên động vật, các chất béo chưa bão hòa có khả năng ngăn chặn sự hình thành sỏi mật nhiều hơn so với chất béo hòa tan. Giờ đây, chúng tôi đang kiểm tra điều này trên cơ thể người", Chung-Jyi Tsai nói.
    Các chuyên gia yêu cầu những người tham gia trả lời 131 câu hỏi về thói quen ăn uống vào năm 1986. Sau đó, cứ 2 năm một lần họ lại phải trả lời những câu hỏi tương tự. Trong suốt 14 năm, các nhà nghiên cứu liên tục hỏi họ có bị sỏi mật hay không.
    Kết quả cho thấy có 20% đối tượng tham gia nghiên cứu thường xuyên ăn chất béo chưa bão hòa. Khẩu phần ăn hằng ngày của họ chủ yếu là rau quả và dầu thực vật. Trong khi đó, số người thường xuyên tiêu thụ chất béo bão hòa cũng chiếm 20%. Ở những người chủ yếu dùng chất béo không bão hòa, nguy cơ hình thành sỏi mật giảm 18% so với đối tượng kia.
    "Có nhiều yếu tố quyết định việc hình thành sỏi mật: hút thuốc, uống rượu, lười vận động cơ thể, sinh đẻ nhiều lần và thừa cân. Tuy nhiên, việc dùng chất béo bão hòa có mối quan hệ hoàn toàn độc lập với sự xuất hiện sỏi mật, không phụ thuộc vào các yếu tố khác", Tsai tuyên bố.
    Theo các nhà nghiên cứu thì ở cấp độ phân tử, lượng chất béo mà chúng ta lấy vào cơ thể có thể gây tác động đến việc hình thành sỏi mật bằng nhiều cách. Chẳng hạn, khi lượng chất béo ở một số tế bào tăng lên, chúng sẽ trở nên nhạy cảm với insulin - chất có tác dụng làm giảm sự hình thành sỏi mật. Ngoài ra, chất béo bão hòa có chứa nhiều cholesterol, chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành sỏi mật.
    Phát hiện này đã ủng hộ những kết quả của một số nghiên cứu trước đây. Đó là một nghiên cứu của các nhà khoa học Hy Lạp cho thấy việc dùng nhiều dầu ô liu, vốn chứa nhiều chất béo chưa bão hòa có tên axit oleic, có thể làm giảm xác suất bị sỏi mật. Một nghiên cứu khác vào năm 1995 của các nhà khoa học Israel và Ảrập phát hiện thấy người Ảrập ăn nhiều chất béo chưa bão hòa nhiều hơn các dân tộc khác trên thế giới và có tỷ lệ bị sỏi mật thấp hơn.
  3. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    ÐỒ ĂN, THỨC UỐNG VÀ... THUỐC
    Tác giả : BS. LÊ QUYÊN
    Ngày xuân nói chuyện ăn uống thật không có gì thú vị bằng, và cũng không có gì chán hơn nếu 3 ngày Tết lại đi nói chuyện thuốc men. Thế nhưng dịp Tết ăn uống nhiều rất dễ gây bệnh và cần dùng thuốc, khiến bao tử phải chịu tác động qua lại giữa thuốc và thức ăn. Một số hiểu biết cơ bản sau đây có thể giúp chúng ta dùng thuốc hiệu quả và an toàn hơn khi có sự hiện diện của đồ ăn thức uống.
    Thức ăn tác động lên dược động học của thuốc
    93% các thuốc được thử nghiệm đều bị thức ăn tác động vào các mặt dược động học (hấp thu, chuyển hóa và bài tiết).
    1. Sự hấp thu:
    Ða số thức ăn tác động lên thuốc trong sự hấp thu thuốc ở vùng dạ dày - ruột non, nhất là vào thời điểm dạ dày trống rỗng (Stomach empty time - SET). Tác động của thức ăn ở thời điểm dạ dày trống rỗng (SET) phụ thuộc vào thành phần bữa ăn. Thức ăn càng rắn, khối lượng càng lớn, càng có nhiều chất béo càng có khuynh hướng trì hoãn SET.
    Do phần lớn thuốc được hấp thu từ ruột non (chỉ một số rất ít hấp thu ở dạ dày) nên sự trì hoãn SET sẽ có một tác động ghi nhận được trên tỷ lệ thuốc đến được hệ tuần hoàn. Tuy nhiên có một số thuốc không thay đổi khối lượng được hấp thu và do đó không ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng. Ví dụ các kháng sinh nhóm beta Lactam. Những loại thuốc sau đây khi dùng chung với thức ăn sẽ làm giảm nồng độ tối đa trong huyết tương và do vậy sẽ làm giảm hiệu quả lâm sàng như Furosemide, Levodopa, Paracetamol, các NSAID, Astemizole, Erythromycine, Lincomycine, Flucloxacillin, Tetracyclin, D-penicilamin, Ioniazid, Rifampicin, Methotrexate, Sucralfate, Bismuth, Captopril, Perindopril, Zidovudine...
    Các dạng bào chế khác nhau sẽ có sự hấp thu khác nhau. Kiểu công thức "viên bao chỉ tan ở ruột" (enteric - coated) thường áp dụng cho các viên nang và viên nén - được thiết kế để không hòa tan và phóng thích dược chất tại dạ dày. Do đó, sự phóng thích dược chất tại dạ dày có thể được trì hoãn từ 30 phút đến 1 giờ khi đói hoặc từ vài giờ lên tới 12 giờ nếu dùng chung với thức ăn. Ðể có hiệu quả nhanh chóng, người bệnh thường được khuyên nên uống liều đầu tiên với thật nhiều nước khi dạ dày rỗng, các liều tiếp theo nên dùng chung với thức ăn (cả trong trường hợp dùng NSAID). Sự hấp thu của vài loại thuốc ưa mỡ (lipophillic drugs) có thể được tăng cường khi dùng chung với thức ăn, đặc biệt bữa ăn giàu chất béo, gồm: Cefuroxime, Erythromycin, Hydralazine, Itraconazole, Meben-dazol, Phenytoin, Propranolol, Cholorothiazid, Griseofulvin, Nitrofurantoin, Spironolactone...
    Một vài loại thuốc khác như nhóm chẹn beta lại được chuyển hóa phụ thuộc vào lưu lượng máu đến gan. Những bữa ăn ngày Tết thường có nhiều chất đạm. Chính chất đạm sẽ làm tăng lưu lượng máu đến dạ dày và ruột non, đồng thời cũng làm tăng lượng máu đến gan. Do đó, những người có bệnh cao huyết áp nếu đang được chỉ định dùng thuốc nhóm chẹn beta (ví dụ Propranolol) nên uống thuốc lúc đang ăn hoặc ngay sau khi ăn. Ngoài ra, sự hiện diện của thức ăn trong dạ dày lại kích thích sự bài tiết dạ dày và phóng thích các enzym chuyển hóa. Có lẽ điều này giúp cho sự tan rã hoặc gia tăng sự phân hủy của thuốc.

    2. Sự chuyển hóa:

    Những chế độ ăn khác nhau có tác động tới sự thay đổi trong chuyển hóa thuốc. Bữa ăn giàu đạm, các thức ăn nướng hoặc có chứa hợp chất Indol (ví dụ bông cải, cải bắp.) đều làm tăng các enzym chuyển hóa, giúp làm tăng độ thanh thải của một số thuốc, ví dụ các thuốc thuộc nhóm Theophylline. Tuy nhiên, các chế độ ăn này cần phải được duy trì trong nhiều tuần mới có thể tạo ra một sự thay đổi có ý nghĩa.
    3. Sự bài tiết:
    Ðã có những báo cáo về kết quả của vấn đề thay đổi chế độ ăn lên độ pH - niệu, dẫn đến kết quả tăng hoặc giảm sự thanh thải của một vài loại thuốc, mặc dù điều này ít khi có ý nghĩa lâm sàng. Ngày Tết, chúng ta cũng thường tiêu thụ nhiều loại nước giải khát có gas hơn ngày thường, góp phần làm tăng độ pH - niệu. Do đó, các thuốc có tính acid (ví dụ Aspirin) thường tăng độ thanh thải, ngược lại các thuốc có tính kiềm lại giảm độ thanh thải (ví dụ Quinidine, Methadone, Amphetamin...).

    Thức ăn tác động lên dược lực học của thuốc

    Một trong những tương tác dược lực giữa thuốc và thức ăn quan trọng nhất là giữa các thức uống có cồn và các loại thuốc làm dịu thần kinh trung ương. Ðiều này sẽ được nói rõ ở phần sau.
    Ngoài ra, còn những tương tác dược lực có ý nghĩa khác liên quan đến vitamin K và chất Warfarin, giữa Glycyrrhizic acid và các thuốc hạ huyết áp. Hãy xem trường hợp giữa Glycyrrhizic và thuốc hạ huyết áp. Glycyrrhizic acid là một hợp chất giống steroid có trong cây cam thảo. Nó có hoạt động giống Mineralocorticoid trong việc giữ muối và nước. Do đó, những bệnh nhân đang sử dụng thuốc hạ huyết áp cần được khuyên nên thận trọng trong việc dùng cây cam thảo hoặc các chế phẩm có chứa trích tinh cam thảo. Nhưng một trong những thứ mứt thường có mặt trong các đồ ăn ngày Tết là kẹo ô mai cam thảo, được làm từ nguyên liệu chính là me trộn đều với khoai lang nấu chín, xay nhuyễn, vo thành viên rồi lăn qua một lớp áo được làm từ bột cam thảo, lại được nhiều người nhấm nháp liên tục vì nó có vị chua chua, ngọt ngọt và bùi bùi, ăn hoài không biết chán(!)
    Nên uống thuốc với nước gì?
    Lâu nay, đa số chúng ta thường không quan tâm lắm đến việc chọn nước để uống thuốc. Ðơn giản cứ có một chất lỏng nào đó giúp nuốt trôi viên thuốc là được. Ðây là một quan niệm không đúng, vì nhiều loại nước có ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc.
    Rượu: Làm tăng hấp thu các thuốc Nitroglycerin, các benzodiazepin vì những chất này hòa tan trong rượu và vì lưu lượng máu ở ruột tăng lên sau khi uống rượu.
    Rượu gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng tính thấm của các thuốc (mà lúc bình thường khó thấm) như những kháng sinh nhóm Aminoglycosid, thuốc giun sán...
    Rượu còn làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, giúp một số thuốc dễ khuếch tán, đặc biệt là các thuốc tác động lên thần kinh trung ương như Diazepam, Levodopa, Barbiturate... và có thể gây rối loạn tâm thần, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hạ huyết áp thế đứng, mất tự chủ về hành vi và phối hợp động tác, giảm trương lực cơ... Tương tự, rượu làm tăng tác dụng trầm cảm thần kinh trung ương của Morphine, Propoxyphen, Pentazocine và các dẫn xuất của thuốc phiện.
    Rượu làm tăng tính kích ứng dạ dày và kéo dài thời gian chảy máu dạ dày của các thuốc Aspirin, các NSAID... Ngoài ra, còn làm tăng độc tính của Paracetamol đối với gan... Tóm lại, tuyệt đối không được uống thuốc chung với rượu.
    Sữa: Làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc do có chứa Calci caséinate tạo được phức không tan. Những loại thuốc này là các Tetracyclin, muối sắt, Atenolol, Lincomycine, Clindamycine...
    Tuy sữa có chứa nhiều lipid giúp các thuốc ưa chất béo dễ tan nhưng lại làm chậm hấp thu các Penicillin V, các Cephalosporin, Theophyllin,...
    Nước trà, cà-phê, ca-cao, chocolate: Chất caféin kích thích thần kinh trung ương nên sẽ hiệp đồng với các thuốc khác cũng có tác dụng kích thích thần kinh, hoặc đối kháng với các thuốc ức chế thần kinh.
    Mặt khác, nhiều thuốc làm tăng độc tính của caféin như Cimetidin, thuốc ngừa thai... Các thuốc này kìm hãm sự chuyển hóa của caféin nên làm tăng độc tính của nước trà, café (gây mất ngủ, bồn chồn...).
    Nước: Là dung môi tốt nhất để uống thuốc với điều kiện là nước lọc, hoặc "sang" hơn là nước tinh khiết. Hoàn toàn không thể thay thế bằng các loại nước ngọt, nước giải khát có gas, nước tăng lực...
    Nước làm thuốc mau chóng tới được tá tràng, là nơi thuốc dễ hấp thu nhất. Ðồng thời làm tan rã thuốc viên, làm tăng độ hòa tan của dược chất, thúc đẩy hấp thu thuốc. Nước còn là một phần không thể thiếu trong điều trị một số bệnh như Goutte, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, giúp tăng thải thuốc qua đường tiết niệu như các loại Sulfamide, Cyclophosphamide...
    Ðiều cần nhớ là bạn nên uống thuốc với nhiều nước, vì nếu uống ít nước, thuốc sẽ lưu lại lâu trong thực quản và chậm hòa tan để phóng thích dược chất.
  4. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Dầu mỡ dùng lại rất hại sức khỏe

    Nên dùng dầu ăn mới khi xào rán.
    Do tiết kiệm, một số người nội trợ có thói quen sử dụng loại dầu mỡ đã được xào rán trước đó. Các nhà hàng cũng hay dùng nó để đồ rán nhanh có màu vàng, hoặc để dầu mỡ trong chảo cháy có khói lên mới cho thực phẩm vào để tạo mùi hấp dẫn. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư và nhiều bệnh khác cho thực khách
    Ở nhiệt độ cao, vitamin A, vitamin E và một số chất dinh dưỡng trong dầu rán bị phá hủy gần hết. Khi dầu rán nóng quá 180 độ C, sẽ có các phản ứng hóa học mà kết quả là sự xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Dầu mỡ sử dụng quay vòng càng nhiều lần thì các chất có hại nói trên phát sinh ra càng nhiều. Chúng có thể bốc hơi ra làm ô nhiễm không khí xung quanh và gây hại cho người hít phải.
    Những chất nói trên cũng đi vào thức ăn và xâm nhập cơ thể, phá hoại hệ thống các men tiêu hóa, phát sinh các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời... Nếu cứ thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy hoặc dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao.
    Để loại trừ tác hại của dầu mỡ rán ở nhiệt độ cao, các bà nội trợ cần chú ý, khi nấu nướng phải khống chế nhiệt độ dầu, không để cho sôi vượt quá 1.500 độ C, tức là không nên để bốc thành lửa khói trong chảo. Dầu rán (kể cả mỡ lợn) không nên sử dụng lại quá 2 lần. Nếu lần trước còn quá nhiều dầu, bỏ đi tiếc thì lần sau khi rán phải cho thêm dầu mới vào, vì dầu mới chứa chất chống ôxy hóa sẽ giúp khử bớt chất độc. Tốt nhất là nên hạn chế ăn các thức ăn rán, xào.
    Theo Sức Khỏe & Đời Sống
  5. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Chế độ dinh dưỡng giảm cholesterol

    BS. Dương Minh Hoàng

    Cholesterol là gì?
    Cholesterol là một chất béo mềm, màu vàng nhạt, kết tinh được tìm thấy trong máu chúng ta. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g ?" 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật.
    Cholesterol được lấy đi khỏi cơ thể chúng ta bởi gan dưới dạng mật. Cholesterol cần thiết cùng với các chất béo khác để tạo ra màng tế bào, các hormone steroid và sinh dục (testosteron và estrogen). Do tính chất không hòa tan trong máu nên cholesterol lưu chuyển khắc cơ thể cần có sự trợ giúp của các chất chuyên chở là lipoprotein, gồm lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL). Hai loại này chỉ phân biệt được bởi tính chất rất khác nhau về tỷ trọng.
    LDL có nhiệm vụ chuyên chở cholesterol từ gan đi khắp các mô và tế bào cơ thể, trong khi HDL phân phát lại phần cholesterol không dùng đến trở về gan, phân hủy sau cùng thành các muối mật được thải trừ bằng đường tiêu hóa. Cholesterol máu được đo bằng đơn vị mg/dl (hay mg%).
    Mức cholesterol cho LDL của người khỏe mạnh nên thấp hơn mức 130mg/dl, trong khi HDL nên cao hơn mức ngưỡng là 50mg/dl. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý thêm về tỷ lệ giữa HDL và LDL.
    Tại sao cholesterol được cho là luôn liên hệ đến các bệnh tim mạch? Khi cơ thể chúng ta có một mức quá cao LDL (cholesterol xấu) như là trên 160mg/dl, chúng bắt đầu tích tụ lại ở mặt trong thành các động mạch, tạo ra các mảng bám. Hơn nữa, cục máu đông có thể xuất hiện trên các mảng này làm giảm đi số lượng máu, oxygen và các chất dinh dưỡng đi ra từ tim nhằm cung cấp cho não chúng ta. Hiện tượng đó chắc chắn tạo ra các bệnh tim mạch, thường dẫn đến các cơn đau tim và tai biến mạch não.
    Tuy vậy cũng có trường hợp ngoại lệ là có những người có một mức cholesterol khá cao lại không mắc bệnh tim mạch nào cả.
    Thực phẩm trong thiên nhiên làm giảm cholesterol trong máu
    1. Trong trái táo cây (apple) có nhiều chất pectin: một loại chất sợi thực phẩm được cho là giảm được lượng chất béo hấp thụ bởi các tế bào mỡ, bao gồm cả phần nạc trái táo khi chúng ta uống nước táo xay.
    2. Trái lê tàu (avocado) rất giàu chất béo nhóm không bão hòa đơn, giúp làm giảm được cholesterol. Nó còn có thêm một chất sterol là beta-sitosterol được biết ngăn ngừa sự tái hấp thụ cholesterol ở ruột: như thế giảm được mức cholesterol máu.
    3. Trái dưa chuột cũng có chứa một sterol giảm được cholesterol.
    4. Củ tỏi giúp giảm cholesterol máu và huyết áp. Tỏi tươi rất rẻ, nên có sẵn trong các bữa ăn của bạn. Cách tốt nhất để giữ được các chất này không bị phá hủy là ăn sống, và chỉ nên thêm vào lúc bắt đầu ăn. Tỏi còn được cho là một chất làm mỏng thành mạch máu.
    5. Gừng: không chỉ thông dụng trong dân gian dùng để chống chứng say tàu xe, mà còn có khả năng giảm cholesterol máu, nên dùng nhiều trong các thức ăn của bạn.
    6. Trà xanh có chất chống oxide hóa nên thường dùng để chống lại tác dụng tổn hại của các gốc tự do.
    7. Các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu lăn (lentils) có nhiều chất sợi tan cũng giảm được cholesterol.
    8. Các loại quả như óc chó (walnut), hạnh (almond) có nhiều chất béo không bão hòa đơn.
    9. Dầu olive cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn.
    10. Policosanol chiết xuất từ sáp ong, phấn sáp của đường mía giúp giảm LDL cholesterol và tăng HDL, giảm hiện tượng máu cục và cải thiện tốt tuần hoàn.
    11. Tập thể dục nhẹ thật đều đặn tốt hơn là tập quá sức không đều: chỉ cần tập độ 30 phút mỗi ngày và 3 ngày trong tuần như đi bộ, chạy lúp xúp, đi xe đạp, tập đi bằng thang thường thay vì dùng thang máy, năng làm công việc nhà.
    12. Hạt lanh (flaxseed) dạng dầu có nhiều omega3-acid béo được khảo sát có tác dụng tốt giảm cholesterol.
    13. Protein đậu nành: một nguồn protein thực vật trong thiên nhiên tốt hơn là thịt. Nên ăn những thức ăn từ đậu nành bao gồm đậu hũ, sữa đậu nành và mọi sản phẩm chế biến từ đậu nành.
    14. Cà chua: cũng chứa một chất chống oxide hóa là lycopen (tạo ra màu sắc cà chua) giảm được LDL cholesterol.
    15. Niacin (vitamin B3) giúp giảm cholesterol máu nhưng có tác dụng phụ là làm đỏ da.
  6. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Những thực phẩm giúp giã rượu

    Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn chưa bị hấp thu trong dạ dày khi gặp protein trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
    Sau đây là một số cách giã rượu khác bằng đồ ăn thức uống:
    - Giấm 60 g, đường đỏ 15 g, gừng 3 lát giã nát, hòa lẫn rồi cho uống.
    - Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn, một lát sau sẽ giã rượu.
    - Củ cải sống giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường đỏ cho dễ uống, uống liên tục nhiều lần sẽ tỉnh ra.
    - Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống.
    - Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy nước cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh.
    - Đậu xanh 100 g, cam thảo 12 g ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
    - Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Cũng có thể giã nát hồng cho ăn hoặc cho ăn cả quả.
    - Đậu chao (đậu phụ để chua) 30 g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái.
    - Cà phê đặc cho uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi.
    - Trà đặc uống nhiều lần. Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp.
    - Uống nước cơm: Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thu.
    - Củ sắn dây 25-50 g (hoặc hoa sắn dây 10-15 g) nấu nước uống.
    - Giã một ít khoai lang sống, trộn với một ít đường để ăn.
    - Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước uống.
    - Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh rượu.
    - Cam hoặc quýt 5 quả vắt lấy nước uống.
    - Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm.
    - Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với nước, cho đường vào uống.
    Không nên uống nước có ga
    Một số người cho rằng loại nước này cũng có thể hoá giải rượu tốt. Đây là quan niệm rất sai lầm vì ga có thể làm cho cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận. Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi say rượu, tuyệt đối không được uống nước có ga.
  7. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Bia có lợi cho các động mạnh
    Uống bia đều đặn & hợp lý có thể loại bỏ dần những nguy cơ về bệnh tim mạch. Ðây là kết luận được các chuyên viên y tế Mỹ đưa ra sau 7 năm thử nghiệm liên tục đối với 128.934 người tình nguyện. Một cơ chế sử dụng đều đặn sẽ luôn tạo ra một động lực đối với chất lipit, tránh hiện tượng đông tụ & đặc biệt chống sự tạo ra sự ôxy hoá từ vitamin B9 đến B12. Với một lượng bia hấp thụ đều đặn & vừa phải sẽ kích thích khả năng co giãn của các thành động mạnh làm cho lượng máu lưu thông được tốt hơn. Ðiều này hết sức có lợi cho sức khoẻ ngưởi sử dụng . Tuy nhiên cũng tránh trường hợp uống bia liên tục, vô điều độ sẽ không phát huy được khả năng chữa bệnh của bia mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  8. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    7 LOẠI THỨC ĂN CẦN THIẾT CHO SỨC KHỎE
    Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ĐÍNH (Chuyên viên Dinh dưỡng)
    Viện Quốc gia Y tế Hoa Kỳ trong một báo cáo gần đây đã báo động bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 đang đe dọa đến 16 triệu người dân Mỹ thuộc đủ các sắc tộc. Và con số này ngày càng có chiều hướng gia tăng, mà nguyên nhân chính xuất phát từ bữa ăn hàng ngày của họ.
    Nếp sống hàng ngày của người Mỹ không lành mạnh vì ít nhất 2 lý do:
    1. ?oĂn quá nhiều calo ?orỗng?, chất dinh dưỡng ?obảo vệ cơ thể? nhưng các vi chất chẳng có bao nhiêu.
    2. Ít hoạt động chân tay, dễ bị béo phì là những yếu tố nguy cơ then chốt dẫn tới bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2.
    Nếu giảm thiểu được nguy cơ bị ĐTĐ type 2, chúng ta sẽ phòng tránh được rất nhiều bệnh ?oăn theo? như bệnh tim, ung thư, béo phì, những tình trạng mất quân bình nội tiết và nhiều bệnh khác...
    Đây là một cách nhìn nhận vấn đề tích cực hơn: Đơn giản là người ta khuyến khích bạn ăn thêm những thức ăn lành mạnh trong bữa ăn hàng ngày, chứ không phải kiêng hoàn toàn những món bạn ưa thích. Nếu khéo lựa chọn, bạn còn có khả năng trút bỏ được vài kg dư thừa và tăng cường thêm sinh lực.
    Mặc dù khó đạt được sự nhất trí trong việc tuyển chọn những thức ăn lành mạnh nhất, nhưng một công trình nghiên cứu được công bố trên tờ báo của Hội Nội khoa Hoa Kỳ (The Journal of the American Medical Association) cho biết, những người nào ăn nhiều 7 loại thức ăn sau đây sẽ giảm được 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
    1. Tỏi ta (Garlic)
    Có thể nói tỏi ta là thức ăn có tác dụng chống lại bệnh tật mạnh nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu lực của loại thức ăn kỳ diệu này, và có lẽ hiệu quả thực tế lớn nhất của tỏi là đặc tính kháng siêu vi của nó: tỏi diệt được các siêu vi gây cảm, cúm. Theo các thử nghiệm do tiến sĩ James North, một nhà vi sinh vật học tại trường Đại học Brigham Young: ?oKhi cảm thấy bắt đầu đau họng, bạn hãy ăn ngay tỏi là có thể hết hẳn?.
    2. Trà xanh (Green Tea)
    Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học bang Kansas gần đây đã tiến hành định lượng chất kháng ôxy hóa trong trà xanh và phát hiện rằng: Hàm lượng này có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E trong việc bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương mà chúng ta nghĩ có liên quan với bệnh ung thư, bệnh tim và những bệnh khác.
    3. Dầu O-Âliu sống đặc biệt (Extra Virgin Olive Oil)
    Theo các chuyên viên tiết thực, dầu o-âliu có tác dụng tăng cường sức khoẻ của bạn gấp đôi; Trong khi các chất béo ?ono? trong thịt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem làm tăng hàm lượng cholesterol LDL ?oxấu?, có khuynh hướng làm tắc động mạch và hạ thấp chất cholesterol HDL ?otốt?. Muốn đảo ngược lại thì phải làm hạ thành phần LDL và làm tăng thành phần HDL.
    Trong nỗ lực này, các chất béo có nhiều nối đôi (như trong dầu bắp hay dầu đậu nành) có làm hạ được thành phần LDL, nhưng lại cũng làm hạ luôn cả HDL. Chỉ có dầu ô-liu giàu acid oleic có 1 nối đôi, chỉ làm hạ thành phần HDL ?oxấu? mà không ảnh hưởng gì đến thành phần HDL ?otốt? cả (xem như tương đối làm tăng tỷ lệ HDL trên Cholesterol tổng cộng).
    Ưu điểm của chế độ ăn Địa Trung Hải là tuy bữa ăn đạm bạc nhưng không bao giờ thiếu cá và dầu ô-liu, cà chua, nên rất ít bị bệnh tim mạch. Ở ta, dùng nhiều đậu phộng tươi cũng có thể thay thế được dầu ô-liu (rất đắt tiền) vì thành phần acid oleic của dầu đậu phộng cũng chẳng thua dầu ô-liu là bao.
    4. Nho đỏ (Red Grapes)
    Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh việc uống rượu chát với mức độ vừa phải sẽ giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ. Tác dụng này hẳn có liên quan tới đặc tính kháng ôxy hóa mạnh của những chất có trong nho đỏ - gọi là các chất bioflavinoids.
    Hiện nay nho đỏ đã trồng và phát triển ở Việt Nam, được các nhà sản xuất chế biến thành rượu chát khá ngon theo công nghệ của Pháp. Ngoài ra chúng ta còn có thể tận dụng quả dâu tằm (cũng giàu bioflavonoids) để làm rượu, có khả năng giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ.
    5. Các hạt ngũ cốc toàn vẹn (Whole Grains = còn nguyên cám)
    Năm 1999, một công trình nghiên cứu của trường Đại học Minnesota đã khám phá việc ăn các hạt ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp tăng tuổi thọ, vì chúng hàm chứa những tác nhân chống ung thư, ổn định các mức nồng độ huyết đường lượng và Insulin trong máu.
    Nguồn thức ăn tốt nhất là các loại ngũ cốc còn nguyên lớp bao bên ngoài, mỗi phần đem lại ít nhất 5g chất xơ. Chẳng hạn bánh mì làm bằng bột mì pha bột cốc loại khác, như lúa mạch đen (pumpernickel, rye) hoặc làm bằng lúa mì nguyên hạt (whole wheat).
    6. Nước toàn vẹn (Whole Water)
    Dù nước không được xếp là thức ăn, song đây là một thành phần rất quan trọng cho sức khỏe. Một loạt các nghiên cứu mới đây đã cho thấy nước toàn vẹn có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
    Ở Mỹ hiện chỉ có hai loại nước toàn vẹn được chứng nhận, đó là nước Evian và Trinity Springs, được khai thác từ nguồn nước có độ sâu nhất thế giới. Còn ở Việt Nam có các nhãn hiệu La Vie, Dapha, Vĩnh Hảo... Tháp dinh dưỡng thiết kế riêng cho người trên 70 tuổi cũng khuyên nên uống 8 ly nước mỗi ngày.
    7. Kem và Sô-cô-la
    Những đặc tính có tác dụng tốt cho sức khỏe tâm thần của kem và sô-cô-la cũng được đánh giá cao. Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã cho thấy các chất phenylethylamines tìm thấy trong sô-cô-la rõ ràng có tác dụng làm thoải mái tinh thần.
    Nhiều tài liệu cũng chứng minh từ xưa, người dân Aztec đã sử dụng cacao như một vị thuốc. Năm 1788, bác sĩ nổi tiếng người Pháp Francis Joseph Victor Broussais đã nói về tác dụng của sô-cô-la như sau: ?oSô-cô-la chất lượng tốt có tác dụng hạ sốt và giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe?.
    Kết luận
    Bước qua thế kỷ 21, các nguyên tắc dinh dưỡng đã có phần thay đổi, khuyên uống đủ nước, dùng điều độ những món ăn trên cơ sở gạo lức, sử dụng chất béo giàu acid oleic, gia vị nên có tỏi, hàng ngày nên uống chè tươi, uống một ly rượu chát trước mỗi bữa ăn v.v...
    Việc sử dụng ?o7 thức ăn lành mạnh? nói trên rất dễ thực hiện, vừa đơn giản lại dễ tìm, ai cũng có thể áp dụng được để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
  9. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Dùng nhiều mì chính sẽ gây hại cho sức khỏe

    Việc lạm dụng loại gia vị này có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng, nên hạn chế mì chính chừng nào hay chừng ấy; không nên dùng mì chính cho trẻ dưới 6 tuổi.
    Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, cho biết, mì chính tạo ra ?oảo giác? có vị đặc biệt của thịt và nấm, làm hương vị các thức ăn trở nên ngọt ngào, hấp dẫn hơn. Bản thân nó không hề có giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại nếu bị lạm dụng.
    Thạc sĩ Lưu Thủ Nghị, Đại học Nông lâm TP HCM, cho biết, mì chính là muối của axit glutamic, một chất có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, lượng mì chính dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động của não, gây mất trí nhớ, đồng thời làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh. Nó còn hủy diệt tất cả các thụ thể (những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não).
    Việc lạm dụng mì chính còn gây ra các triệu chứng như nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Một số người sau 30 phút sử dụng gia vị này đã có cơn trầm cảm với biểu hiện ban đầu là căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân sẽ có những đợt trầm cảm ngắn, trở nên ủ rũ, tính khí thất thường.
    Ngoài ra, những đối tượng sau cũng không nên dùng mì chính:
    - Người có thể trạng nhạy cảm (như hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa... ). Nếu dùng, các triệu chứng trên sẽ xảy ra nhanh chóng và nhiều hơn.
    - Người mắc bệnh cao huyết áp, thận hoặc tim.
    - Trẻ em: Việc cho mì chính vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện mì chính (khi không có mì chính, trẻ sẽ không ăn).
    Coi chừng loại mì chính pha hóa chất độc hại
    Hiện nay, nhiều hàng bán đồ khô, gia vị thường lấy mì chính của các hãng nổi tiếng, pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn... rồi đóng gói lại bán cho người tiêu dùng. Hàn the, phèn là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang. Nếu sử dụng thường xuyên, hàn the còn dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn và nhiều chứng bệnh khác. Thế giới đã cấm sử dụng chất này trong thực phẩm.
    Gần đây trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại bột nêm có khả năng tạo ngọt gấp nhiều lần so với mì chính. Theo các nhà chuyên môn, các loại bột nêm trên cũng chẳng có giá trị dinh dưỡng gì, nhưng lại cho ảo giác khá cao, làm tăng hương vị lên hàng chục lần nhờ vào các nucleotid và muối natri. Việc sử dụng chúng sẽ không có lợi cho sức khỏe.
    Người Lao Động
  10. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Thương nhau kiểu ấy bằng mười hại nhau...

    Tác giả : DS. TRƯƠNG TẤT THỌ

    Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang phát triển. Những ước mơ của thời khó khăn được ăn ngon nay đã quá dễ thực hiện: thịt bò, heo, gà, vịt. là món thường xuyên của các bà nội trợ. Tuy nhiên những bữa ăn quá nhiều thịt cá cũng sinh ra những chuyện mà nếu không nói ra thì ít ai biết được.

    "ĂN SANG" CÓ LỢI HAY CÓ HẠI CHO SỨC KHỎE?

    Ngày nay khi kinh tế gia đình được cải thiện, tâm lý ăn uống cho thật sang trọng đang diễn ra rất phổ biến. Kết quả là bữa ăn gia đình thường xuyên mất cân đối dinh dưỡng với đủ loại thịt, cá, trứng, sữa... Nhưng ăn sang sẽ có lợi hay có hại cho sức khỏe?
    Giàu chất đường nhanh: Sai lầm đầu tiên thường gặp trong cơ cấu bữa ăn, đó là quá giàu chất đường nhanh (đường saccharoz, chè, bánh kẹo, nước ngọt có gaz...) thường được gọi là calori rỗng, tức không đóng góp vào việc biến dưỡng trong cơ thể mà chỉ tích tụ gây nên béo phì.
    Quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa và chất béo: Từ đó dẫn đến sự phát triển của các bệnh tim mạch. Với những thực đơn "nặng" gồm bánh mì, bơ, phô mai, trứng, bánh ga tô, kẹo, rượu, bia... sẽ làm cơ thể trở nên nặng nề và dễ bị đột tử vì nhồi máu cơ tim. Các bữa ăn thường xuyên giàu chất béo gây hại sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, dễ dẫn đến xơ vữa thành mạch máu làm gia tăng các bệnh tim mạch... Như vậy sự sai lầm về dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc rút ngắn tuổi thọ con người.
    Mất cân bằng dinh dưỡng: Là hậu quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm cung cấp calori, khiến khuynh hướng béo phì ngày càng gia tăng trong những gia đình có thu nhập khá. Vì thế bên cạnh những chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, các nhà dinh dưỡng học hiện nay cũng cần quan tâm đến tình trạng trẻ béo phì đang có chiều hướng gia tăng, nhất là ở các vùng thành thị nước ta.
    Vai trò quan trọng của rau quả tươi: Nhiều người vẫn nghĩ rằng bữa ăn có nhiều rau là "bữa ăn nhà nghèo". Chính quan niệm sai lầm này đã làm họ quên mất vai trò quan trọng của rau quả trong bữa ăn hàng ngày.
    VAI TRÒ CỦA RAU QUẢ TRONG BỮA ĂN
    Ðến thăm một người bạn là nhà doanh nghiệp, thấy anh đang ngồi ăn ngấu nghiến bữa cơm đạm bạc chỉ có rau muống luộc, tàu hũ kho, canh bí đỏ và thổ lộ: "Hôm nay được ăn thức ăn nhẹ sướng quá ông ạ! Tụi tôi thường gặp gỡ nhau ở các nhà hàng để thông tin những diễn biến của thị trường, ăn toàn những thứ nặng bụng như thịt, trứng, chất béo, pa-tê, xúc xích, thịt hun khói, không uống rượu cũng uống bia, người cứ mệt đừ. Vì thế hôm nào ăn ở nhà là tôi tranh thủ ăn rau cho nó... nhẹ người". Ðúng là "người giàu cũng khóc" vì ăn.
    Ăn rau để khỏe mạnh: Viện ung thư Mỹ từng đưa ra khuyến cáo nhằm nâng cao ý thức mọi người về vai trò quan trọng của rau và hoa quả để phòng tránh các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, giảm béo phì. Việc tăng cường rau quả vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe như giảm huyết áp, tăng cường khả năng miễn nhiễm của cơ thể...
    Ăn rau quả để phòng bệnh: Theo thông tin trên tạp chí Phòng bệnh Mỹ thì 5 loại thực phẩm có khả năng phòng bệnh là thịt bò (dùng vừa phải, chọn thịt nạc, ít mỡ), khoai lang, nấm, trà và sữa chua. Ðó là nhờ kẽm trong thịt bò, vitamin A trong khoai lang sẽ giúp tăng cường hệ miễn nhiễm; Nấm giúp sản xuất bạch cầu; Trà cung cấp chất giúp chống các gốc tự do làm lão hóa tế bào, trung hòa tác hại của những thực phẩm giàu lipid có nguồn gốc động vật; Sữa chua giúp tiêu hóa dễ dàng nhờ tăng cường các nhóm vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa.
    Ăn rau quả để chống stress và tăng sự minh mẫn: Các thực phẩm dễ gây stress là đường nhanh, chất béo từ động vật, rượu, bia..., trong khi những thực phẩm chống stress, giúp tinh thần sảng khoái lại là rau quả, trái cây, chất xơ từ rau quả, các chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ cá nhiều dầu. Ðấy là kết quả khảo sát của các nhà khoa học Anh năm 2002, chứng minh có mối liên hệ giữa chế độ ăn và tâm trạng con người.
    Như vậy, dù có điều kiện kinh tế khá giả thì các bà nội trợ cũng không nên cho chồng con thường xuyên dùng chế độ ăn "nặng" quá nhiều thịt, các món chiên xào, quá nhiều mỡ động vật để tránh những bệnh (được gọi là bệnh của xã hội đang phát triển) như béo phì, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, ung thư, nghĩa là giảm bớt được các nguy cơ đột tử.
    - Nên dùng nhiều trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc để cung cấp nhiều chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, phòng ngừa ung thư ruột già và giải độc các gốc tự do gây lão hóa tế bào được tạo ra trong cơ thể.
    - Hạn chế dùng đường nhanh (saccharoz) để khỏi cung cấp dư thừa calori. Dùng đường chậm (glucid từ gạo, khoai lang, bánh mì...) sẽ cung cấp từ từ calori sau khi được biến đổi trong cơ thể.
    - Hạn chế dùng chất béo động vật, nên sử dụng dầu thực vật và chất béo từ hải sản. Người Esquimaux ở Bắc cực tuy ăn nhiều mỡ nhưng ít bị tai biến tim mạch cũng như ung thư nhờ họ ăn nhiều cá chứa các acid béo omega 3, vừa tránh được hiện tượng máu đóng cục trong mạch vừa làm các khối u (nếu có) chậm phát triển.
    Như thế cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì rau quả tươi càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chế các sai lầm do mất cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chia sẻ trang này