1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết tết tết tết đến rồi _ tường thuật chuyện tết của phố phường..........

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi Rubi19, 01/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Tết tết tết tết đến rồi _ tường thuật chuyện tết của phố phường..........

    ............................ĐẦU NĂM MUA MUỐI CẦU MAY..............

    Sớm mùng 1 Tết, khi phố phường Hà Nội còn say giấc thì đâu đó đã lác đác tiếng rao: "Ai mua muối đi. Mua muối cầu may mắn nào...". 3.000 đồng một bát, đắt hơn ngày thường đến 6-7 lần, nhưng không hề có một lời mặc cả. Ai cũng tâm niệm rằng, mua được muối đầu năm thì sẽ có 365 ngày làm ăn thuận buồm xuôi gió.


    Chị Phượng, quê Đan Phượng, Hà Tây, đon đả chúc mừng năm mới và xúc những bát muối trắng bong cho khách. Chị cho biết, ngay từ sớm tinh mơ chị đã đạp xe xuống các khu tập thể của huyện Từ Liêm để bán muối. Với khoảng 10 kg, chị chỉ bán 3 tiếng là hết. Chị bảo: "Lời từ bán muối ngày mùng 1 khoảng 50.000-60.000 đồng, không nhiều lắm, nhưng tôi coi đó là một sự mở hàng may mắn. Hơn nữa, người ta vẫn quan niệm đầu năm mua muối thì cả năm công việc sẽ xuôi chèo mát mái, giống như ăn muối sẽ đậm đà. Tôi thấy vui vì mình đã mang điều hạnh phúc đến cho mọi người".

    Cũng vì tâm lý mua lấy sự may mắn, nên nhiều người còn cẩn thận dặn người bán hàng quen là đúng giờ ấy, ngày ấy nhớ mang muối đến bán, tuyệt đối không để lỡ hẹn vì sợ dông. Chị Đào, khu tập thể Trung tâm giống rau hoa quả Hà Nội, còn rắc muối ra đường và khu vực xung quanh nhà với hy vọng nơi nơi đều bình yên.

    Tại các đình chùa, ngoài các mặt hàng như vàng mã, hương hoa, xổ số, muối cũng được bày bán. Sau khi vào lễ Phật ra về, trên tay các bà, các cô là những cành lộc vàng, bạc và một gói muối. Chị Hành, nhà ở gần chùa Hà (quận Cầu Giấy), tâm sự: "Cũng có người bảo mua muối là mê tín, nhưng tôi cứ làm theo truyền thống. Năm ngoái đi chùa, tôi quên không mua muối, về nhà ông bố chồng cứ nhắc mãi. Tôi mong muốn một năm mới gia đình được đầm ấm, thuận hoà, tình cảm ông bà, bố mẹ, con cái, vợ chồng cả năm được mặn mà, thân ái".

    Như Trang






    Được Rubi19 sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 01/02/2003
  2. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    .....TẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM SẠCH ĐƯỜNG PHỐ ..........
    "Ngày Tết, lượng rác tăng gấp 2-3 lần nên chúng tôi phải làm từ 6h sáng đến tận 2-3h hôm sau, chừng nào hết rác mới về. Đến nhà, chỉ kịp tắm giặt qua loa là lăn ra ngủ lấy sức, hôm sau lại đi làm tiếp. Với chúng tôi, nghỉ ngơi lúc này là rất xa xỉ", chị Nguyễn Thị Thuý, công nhân tổ 12A, Xí nghiệp Môi trường đô thị Hà Nội, tâm sự.
    Vợ chồng chị Thuý đều là công nhân quét rác, chị thu dọn vệ sinh trên đường Láng Hạ, anh làm đẹp đường Láng Thượng. Để chuẩn bị cho 3 ngày Tết, anh chị đã phải mua sắm từ một tháng trước đó, bánh chưng, giò được đặt trước và đến Tết nhờ người lấy hộ. Riêng nhà cửa thì khá bừa bộn bởi chẳng có thời gian thu dọn. Gần chục năm làm công nhân quét rác, chị đã quen thuộc với những cái Tết bận rộn như thế, song cái làm chị áy náy nhất là cô con gái 6 tuổi cứ phải lủi thủi một mình. "Có lúc nhìn đám bạn được diện bộ cánh mới đi chơi cùng bố mẹ, nó đã khóc. Nhưng hai vợ chồng may lắm mới được nghỉ nửa ngày mùng 1 Tết, xông nhà người ta vào ngày đầu năm thì không hay lắm nên con bé rất ít được đi chơi", chị Thuý kể.
    Với những người quét rác, niềm vui của họ là sáng ra thấy đường phố sạch đẹp, bà con được hưởng không khí trong lành. "Vui nhất là bây giờ ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đã được nâng cao. Người ta đã có cái nhìn trân trọng hơn với chúng tôi, chứ không coi là quân vô học, đối tượng bần cùng của xã hội như trước nữa", chị Hải, quét rác trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, thổ lộ. Tuy nhiên, họ vẫn còn canh cánh nỗi lo do hằng ngày phải tiếp xúc với trăm thứ rác thải, tiếng ồn, nên tỷ lệ công nhân mắc bệnh về đường hô hấp rất lớn, lên đến 80%.
    Anh Lê Trung Dũng, Phó phòng tổ chức lao động, Công ty Môi trường đô thị, cho biết thêm, nguy cơ bị tai nạn giao thông của những người quét rác cũng rất cao. 2 năm qua đã xảy ra 114 vụ tai nạn lao động do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra.
    Công việc vất vả, nguy cơ bệnh tật, tai nạn lao động cao, song thu nhập của công nhân quét rác vẫn còn thấp. Tính tất cả các khoản ăn trưa (5.000 đồng/ngày), độc hại (3.000 đồng/ngày), mỗi tháng chị Thuý nhận được 900.000 đồng. Ngày Tết, chị được bồi dưỡng thêm 20.000 đồng/ngày do làm tăng ca. Bởi vậy, những người làm trong ngành vệ sinh vẫn đùa với nhau rằng trong họ có dòng máu urenco (tên viết tắt bằng tiếng Anh của Công ty Môi trường đô thị) thì mới chấp nhận và mới trụ được với cái nghề bụi bặm này. Nếu chỉ nghĩ đến tiền, chắc chắn nhiều người đã chuyển nghề từ lâu.
    Như Trang
  3. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    ..........TẾT VÀ CÂU ĐỐI ĐỎ......................
    Những năm 30, các cụ viết câu đối thuê trên phố Hàng Bồ (Hà Nội) chính là những sĩ tử của khóa thi hỏng hoặc một vài ông tú, ông cử của những kỳ thi hương, thi hội cuối cùng ở xứ Bắc kỳ. Người học chữ Nho vắng dần, các cụ thành người trồng cây, cấy lúa; ngày Tết nhớ chữ ra Hàng Bồ ngồi viết đối liễn và hàn huyên với người cùng cảnh. Người đến xem viết thì nhiều, người mua chẳng mấy.
    Từ ngày giải phóng rồi kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội cuốn theo nhịp sống mới bận rộn với mối lo đời thường, những thú chơi nhàn tản bị khép lại. Bóng dáng các cụ viết câu đối không còn nữa. Vào những năm 60, chỉ còn một cụ tú chữ tốt kiên trì ngồi viết tặng hay bán cho những người quen. Lác đác trong đám cán bộ văn nghệ cũng có người tặng chữ cho bạn bè như Hoàng Trung Thông, Tào Mạt...
    Những năm đổi mới, đời sống được nâng lên, thú chơi chữ Hán lại trở về. Nhiều gia đình treo chữ Tâm, chữ Phúc, gần đây thì chữ Nhẫn rất được ưa chuộng.
    Năm nay, thư pháp đang trở thành thú chơi của nhiều người. Chữ của cụ Lê Xuân Hòa được bày vào dịp Tết nhiều ở Văn Miếu. Nhiều nhà thư pháp trẻ cũng xuất hiện. Các nhà thư pháp Trung Hoa qua thăm cũng tham gia viết ở trung tâm văn hóa này. Năm Nhâm Ngọ (2002) một lớp thư pháp được mở ở Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và được rất nhiều người hưởng ứng.
    Bên cạnh chữ Hán, chữ Nôm tượng hình cũng được viết theo kiểu thư pháp từ 24 chữ cái abc. Chữ trông bay **** nhưng loằng ngoằng, làm nhiều người khó đọc nhưng đã thể hiện được sự tìm tòi, say mê sáng tạo của người chơi.
  4. elead

    elead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Thật có ý nghĩa. Nhìn lại cuộc sống xung quanh chúng ta vẫn còn những điều hay, vẻ đẹp của những con người bình dị, họ ngày ngày vẫn âm thầm đem đến niềm vui cho mọi người xung quanh.
    Hy vọng sẽ có nhiều bài sưu tầm của Rubi như trên. 5 sao nhé !

    Chiến binh Samurai

  5. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0

    ............TẾT VỚI LÍNH BIÊN PHÒNG TÂY BẮC....................
    Tuy đã được báo trước nhưng mấy chục cán bộ chiến sĩ của đồn Pa Thơm (Điện Biên, Lai Châu) vẫn không khỏi xúc động khi đón đoàn. Trung tá đồn trưởng Hà Minh Phúc cũng không giấu nổi niềm vui bởi gần 30 tuổi quân đều đón Tết tại đơn vị thì đây là lần đầu tiên anh và những chiến sĩ trẻ được đón các ?onam thanh nữ tú? của thủ đô lên thăm, tặng quà và ca hát, giao lưu. Dù rất mệt mỏi, nhưng với tình cảm và nhiệt tình đầy chất sinh viên, các bạn say sưa hát, dù có bài, có đoạn các bạn chưa biết hết lời. Tiếng đàn, tiếng hát, sự cổ vũ của những người lính trẻ như xoá tan cái lạnh, cái tĩnh mịch nơi biên giới Việt ?" Lào.
    Cũng như ở đồn Pa Thơm, gần trăm cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Mường Mươn (huyện Mường Lay, Lai Châu) đã ?ovui như Tết? khi đoàn tới thăm. Khách và chủ lại say sưa hát đến lạc cả giọng, quên cả ăn. Một chút rượu, góc bánh chưng, điếu thuốc thơm cùng sách báo, đàn ghita, cassette?, những lời ca và nhất là sự có mặt của những người khách trẻ như đã xua đi nỗi vất vả của người lính nơi biên thuỳ. Trung tá đồn trưởng đồn Mường Mươn Vũ Duy Hoà khẳng định: ?oTết sớm hay muộn, những người lính quân hàm xanh vẫn chắc tay súng mà vui xuân mới không quên nhiệm vụ?.
    Trung tá Phạm Duy Nhất, đồn phó biên phòng Pa Thơm đã 24 lần đón Tết nơi biên giới. Mỗi năm đều để lại trong anh một kỷ niệm khó quên. Năm ngoái, khi các cán bộ chiến sĩ được chia thành 6 tổ công tác về cắm tại sáu bản của xã Pa Thơm thì ở đồn anh trực cùng với một số chiến sĩ khác. Trong cái lạnh nơi đỉnh núi, đang lúc chơi vơi, xao xuyến nhớ về người thân lúc gần giao thừa, thì lãnh đạo xã cùng mấy chục người dân đồng bào dân tộc Cống, Lào, Khơ Mú đem rượu thịt lên đồn ?oxin được đón giao thừa với bộ đội?. Hạnh phúc, niềm vui của những người lính biên phòng chỉ đơn giản là những vòng chỉ được người dân buộc vào cổ tay, được dân mời uống chén rượu lúa mới, bát cơm nếp nương thơm dẻo, được dân mời nhảy điệu lăm vông truyền thống?
  6. Rubi19

    Rubi19 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Những ngày giáp Tết, Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội số 1 (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Tây) không náo nhiệt như ở thành phố nhưng cũng rộn ràng với đủ quất, cờ hoa, đèn ***g, đèn màu trang trí... ở tất cả các phòng và đều do học viên cai nghiện tự thiết kế. Các khu nhà của trung tâm đều được sơn sửa, quét vôi mới. Băng rôn "Chúc mừng năm mới 2003" rực đỏ, làm nóng thêm không khí chuẩn bị chào xuân ở đây.
    Các học viên gặp người thân.
    Trong những ngày này, phòng thăm thân nhân lúc nào cũng kín người. Mỗi cuộc gặp kéo dài 30 phút. Cán bộ quản lý nơi thăm gặp thường xuyên phải làm việc không nghỉ trưa để đáp ứng nhu cầu của gia đình học viên. Ông Nguyễn Vi Hùng, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở LĐTB&XH Hà Nội, cho biết, các chuyến xe đưa thân nhân lên trung tâm vào dịp này đều chật cứng và phải tăng lên 3 lần/tuần. Nhiều người còn đi tự túc, mang theo thức ăn, gửi mua thêm đồ dùng sinh hoạt cho người thân. Ông cũng khẳng định, kể cả 3 ngày Tết, trại cũng vẫn bố trí, tạo điều kiện để học viên được gặp gia đình.
    Theo các cán bộ quản giáo tại trung tâm, thời điểm này là lúc tâm lý học viên bị xáo trộn, nhất là những cậu ấm được bố mẹ gửi lên cai nghiện. Lúc nào họ cũng trong tâm trạng bồn chồn, muốn rời khỏi đây để về ăn Tết với gia đình. Ông Nguyễn Văn Triệu, Trưởng phòng Quản lý Giáo dục của Trung tâm số 1, cho biết có nhiều trường hợp gây sức ép với gia đình để được về nhà hoặc nhân tiện xin kết thúc điều trị trước thời hạn. Thậm chí, có đối tượng dọa tự tử hoặc sẽ giết cả gia đình nếu không xin cho anh ta ra khỏi đây. Ở trung tâm số 2, số 4 (cùng nằm trên địa bàn xã Yên Bài) và một trung tâm khác tại Thanh Trì (Hà Nội) cũng có những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, chỉ có vài ba gia đình xin cho con ra trại, thậm chí có người... sợ con về lại phá phách, đã chủ động đề nghị trung tâm "tìm cách giữ cháu lại" để bớt phiền toái trong những ngày đầu năm.

    Học viên cai tự nguyện chăm sóc nơi ở của mình đón Tết.
    Vì vậy, khó khăn lớn nhất hiện nay của cả 4 trung tâm cai nghiện trên là đảm bảo không có hiện tượng học viên trốn về. Bởi đối tượng cai nghiện năm nay đông gấp 3 năm ngoái mà số cán bộ quản lý vẫn giữ nguyên, chỉ chiếm 10%. Một điều nữa khiến cán bộ quản giáo lo lắng là có nhiều gia đình đưa con lên đây rồi bỏ luôn, không một lần thăm gặp (khoảng 10%). Anh em uất ức, tủi thân nên dễ làm liều, nhất là thời điểm này. "Họ có thể đang nói chuyện vui vẻ với mình bỗng lao ra đập đầu vào tường... Mọi việc đều khó mà lường trước. Hơn nữa, nếu có vi phạm xảy ra, chúng tôi chỉ xử phạt bằng các biện pháp giáo dục, tâm tình chứ không thể khống chế họ như phạm nhân bởi họ là người bệnh chứ không phải tội phạm", ông Triệu nói.
    Trong khi đó, những đối tượng vì gia đình không có điều kiện mà do chính quyền triệu tập đi cai nghiện lại thuần hơn. "Nhớ nhà là đương nhiên. Nhưng có cho tôi cũng không về!" - anh Dũng, cai lần thứ 2 tại đây, kiên quyết - "Ở nhà có thể hạnh phúc hơn nhưng không cách ly hoàn toàn khỏi ma túy, tôi khó mà trở về cuộc sống bình thường. Tại đây, tôi được chăm sóc, có anh em đồng cảnh hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Tại sao tôi phải đòi về?".
    Hiện giờ, cán bộ tại các điểm tập trung học viên nói trên đều phải tăng trực đêm từ 3 lên 5 người; rà soát, làm chắc lại toàn bộ hàng rào quanh khu vực; tổ chức theo dõi sát và liên tục hơn mọi sinh hoạt của đối tượng. Năm nay cũng là lần đầu tiên Trung tâm số 1 phối hợp với Tiểu đoàn Lục quân địa phương tổ chức chống bạo loạn vào dịp Tết, đặc biệt là đêm giao thừa.

Chia sẻ trang này