1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết....tết...tết...tết đến rùi! Tết đến trong tim mọi người! ^_^

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi Sunflower_HL, 31/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. serenade2507

    serenade2507 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2006
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    0
    Vê? nhanh na?o Vê? co?n đi lên Kâ?u na?o
    vê? co?n lang thang na?o
    vê? ra cô?ng trươ?ng cấp III ngô?i uống nước na?o
    ...
  2. vietasv555

    vietasv555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Hay tớ mua cho cậu cái điếu cày Sài Thành nha'' ;__
  3. AutumnRiver1601

    AutumnRiver1601 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2006
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    quà của tớ đâu ????????????
    Không có quà cho tớ là tớ oánh chít không tha đấy nhá
  4. pfiev_k47

    pfiev_k47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    TẾT NGUYÊN ĐÁN VỚI XUÂN DÂN TỘC :
    Hàng năm dân tộc Việt Nam có một cái TẾT gọi là TẾT Nguyên Đán, vào ngày cuối năm âm lịch, đây là những ngày lễ long trọng nhất của nhân dân Việt Nam, kéo dài từ ngày 30 tháng chạp âm lịch đến hết ngày 3 tháng giêng, có nơi ăn tết đến ngày 7 tháng giêng.
    Tết Nguyên Đán là những ngày hội lớn, đánh dấu sự trở lại của một chu kỳ thời gian một năm trọn. Ngôn từ về mùa xuân và Tết hết sức phong phú, mùa xuân và Tết đồng nghĩa với thanh bình, hy vọng, sum họp, ước mơ, tin tưởng, thương yêu, vui vẻ, trẻ trung, tình tứ : Sắc xuân, tình xuân, ý xuân, tuổi xuân....
    Tết cũng có thể coi là ngày lễ sinh nhật chung. Sinh nhật của thiên nhiên, đất nước và dân tộc. Trước đây ta tính tuổi theo Tết chứ không theo ngày sinh chính thức.. Đến Tết mỗi người thêm một tuổi... Chữ Tết là do chữ Tiết đọc chệch ra. Ví dụ như thời tiết, tiết nhật, tiết chế, tiết lệnh, tiết hạnh...
    Tết Nguyên Đán (Nguyên là đầu, Đán là sớm mai. Nguyên Đán có nghĩa là buổi sớm mai đầu năm). Trước đây, Tết Nguyên Đán ở nước ta có 7 ngày. Người xưa quan niệm rằng 7 ngày Tết, trời cho đất sinh ra mọi vật để nuôi sống con người, ngày thứ nhất, trời đất sinh ra gà, ngày thứ hai sinh ra chó, ngày thứ ba sinh ra dê, ngày thứ tư sinh ra heo (lợn), ngày thứ năm sinh ra trâu, ngày thứ sáu sinh ra ngựa, và ngày thứ bẩy sinh ra lúa. Sau này vì công việc bận rộn, dân ta chỉ ăn Tết có 3 ngày.
    Ngày 30 mươi Tết là ngày bận rộn nhất. Mọi nhà đều dọn dẹp, sắm sửa cho chu tất trước khi đón gia tiên, ông bà về ăn Tết. Ngày trước, chiều 30 Tết, người ta dựng cây nêu trước cửa nhà.
    Cú kêu ba tiếng cú kêu,
    Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chè.
    Trưa 30 Tết, cúng mặn rất thịnh soạn, trên bàn thờ trang hoàng rất trang nghiêm, để đón Ông Bà, gia tiên, đây là sự tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã khuất. Ngày 1 TẾT tất cả mọi gia đình đều ăn chay, đi Chùa lễ phật, hai lộc cầu may, xin xăm cầu tài, Ngày 3 cúng mặn gia tiên ở nhà, để tiễn đưa Ông Bà, Gia Tiên nội ngoại.
    Đặc biệt đêm 30 TẾT ngày cuối cùng của năm âm lịch, hầu hết tất cả các gia đình đều thức suốt đêm, để đón giao thừa vào đúng 12 giờ đêm, trong nhà cúng gia tiên, ngoài sân cúng giao thừa đón xuân, với những tiếng pháo nổ ran để mừng năm mới.
    Để chuẩn bị đón xuân, từ thành thị đến thôn quê mọi gia đình đều sửa soạn nhà cửa, sơn phết quét vôi, ngoài sân được các chủ nhà vẽ các cung, tên bằng vôi bột trăng xoá, mũi tên đều hướng ra ngoài ngõ (cổng), được truyền tụng rằng đó là cung tên bắn các ma qủi không cho xâm nhập vào nhà, để xua đuổi những cái rủi ro, xui xẻo của năm đã qua hầu đón nhận một mùa xuân mới với niềm hy vọng cho tương lai tốt đẹp hơn.
    Để chuẩn bị cho những ngày TẾT, đón xuân mới, trẻ, già, trai gái lo sắm sửa lễ vật, sửa soạn bàn thờ gia tiên, để rước ông bà về thờ cúng những ngày đầu xuân hầu tỏ lòng biết ơn đến các vị sinh thành và cầu xin gia tiên nội ngoại phù hộ độ trì cho năm mới được vạn sự an lành, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, cho nên dân gian có truyền lại lời thơ, ý đẹp như sau:
    Tết đến nhộn nhịp thành quê
    Trẻ già, trai gái hướng về hân hoan
    Cửa nhà đã được sửa sang
    Bàn thờ bông trái trầm nhang thơm lừng
    Mứt kẹo, bánh tét, bánh chưng
    Cỗ bàn phẩm vật chúc mừng lẫn nhau
    Mọi người khoẻ mạnh sống lâu
    Bán buôn tài lộc sang giầu vẻ vang
    Đầu năm ta đón xuân sang
    Giao thừa cúng lễ rộn ràng niềm vui.
    Ý nghĩa mùa xuân đến với nhân dân ta thật là vô tận, ngoài Bắc thì trồng nêu, cây đào, bánh chưng, bánh nòng, mứt kẹo ....Trong Nam cành mai, bánh tét, dưa hấu, kẹo mứt....Nhà nhà, người người đều nhộn nhịp đón Xuân với vẻ đẹp niềm vui, hương sắc mùa xuân tỏa ngát bốn phương trời.
    Quê tôi một năm có 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi mùa có 3 tháng. Mùa Xuân tháng giêng, hai, ba. Tục ngữ quê tôi có truyền rằng:
    Tháng giêng là tháng ăn chơi
    Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...
    Mùa Xuân là mùa đẹp nhầt, khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Không mưa, không nắng bầu trời trong sáng, cây trái xanh tươi, bông hoa nở rộ để cùng tô điểm thêm hương sắc của một mùa xuân cho nên Ông Nguyễn Công Trứ đã tận hưởng thú vui xuân thể hiện các câu thơ lục bát như sau:
    Chơi xuân kẻo hết xuân đi
    Xuân tàn hoa rụng còn gì vui xuân..
    Cùng một ý niệm vui xuân chị em Thuý Kiều đã đua nhau trưng diện son phấn, áo quần, xe ngựa vui xuân trẩy hội, đã được thi hào Nguyễn Du diễn tả như sau:
    Gần xa nô nức yến anh
    Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
    Dập dìu tài tử giai nhân
    Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
    Dân tộc Việt Nam vui Xuân, đón Xuân bằng ăn tết ở nhà, lên Chùa Lễ Phật và hái lộc cầu may đã thể hiện hai câu thơ sau:
    Tháng giêng ăn tết ở nhà
    Lên Chùa lễ Phật tòan gia an lành.
    ST.
    Được pfiev_k47 sửa chữa / chuyển vào 04:57 ngày 09/02/2007
  5. hanhphucdoahong

    hanhphucdoahong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Em còn nhớ.......
    Cách đây chừng 4 năm Valentine cũng nằm ở một ngày Tết như thế này.Hình như là mùng 3 Tết....
    Em buồn thiu,vì Valentine đầu tiên của mối tình đầu tiên mà lại không được ở cạnh nhau.Lúc đó vẫn tưởng những Valentine mãi về sau trong đời luôn hồng thắm sắc hoa đào...
    Em còn nhớ....
    Em đã ngỡ ngàng và vui sướng biết bao nhiêu khi giật mình nhận ra anh ở ngay trước cửa nhà em sau khi đã phóng xe vượt gần 200km bụi đường.Mặt mũi phờ phạc vì sương gió mà trên tay vẫn không quên món quà cho ngày Lễ Tình Nhân.
    Em còn nhớ...
    Ngày Tết hôm đó là một ngày vui nhất trong quãng đời 18 năm thơ dại em đã trải qua.Em lại Tết những trái bóng màu treo lên cành đào,lại rán bánh chưng thơm ngậy đến đỏ hồng đôi má,lại tỷ mỉ bóc vỏ từng củ hành muối trắng tinh cho anh và mong anh vui lòng.
    Nào ngờ....
    Cuộc đời thử thách em nhiều hơn những gì em có thể chịu đựng.Em đã từng căm hận anh đến cháy cả cõi lòng,đã từng yêu anh hơn cả bản thân mình.Nhưng giờ thì.....tất cả đều đã hết rồi.
    Lỗi tại ai đâu cần xét tới,em chỉ buồn vì mình không đủ chín chắn giữ trọn mối tình đầu.Nhìn lại quá khứ không buồn,không vui,không yêu,không hận.Cười nhẹ một tiếng để quá khứ rời xa không vương vấn....

    Valentine năm nay cũng gần Tết lắm rồi.Ấn tượng về Tết mạnh nhất trong em là mùi khói pháo và mùi hương trầm ngày lễ.Mênh mang mênh mang đưa hồn vào cõi yên bình cùng sắc thắm hoa đào,cùng màu xanh bánh chưng thân thuộc.Ngoài kia dường như mùa xuân đang đợi.....
  6. micro_vn

    micro_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2005
    Bài viết:
    1.617
    Đã được thích:
    0
    á thằng ku này hút thuốc Lo nè, ê ku ên hòn gai chú hay uống trà đá và hút thuốc chỗ nào, cổng trường nào nhể, chuyên ban or chuyên hạ long, xin giới thiệu với các chú sành thuốc Lào 54 Kỳ đồng anh hay ngồi ở quán cổng sở công nghiệp điếu dài khó tả
  7. Sunflower_HL

    Sunflower_HL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    1.032
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới thấy không khí tết. Một mình đi sắm tết cho phòng trong khí chưa ngó xem nhà mình còn thiếu cái gì. Có phải vì mình là út nên thế ko nhỉ? ha ha
    Tìn hìn là rất tìn hìn. Em sang chợ hoa các bác ạ. Hoa lan đẹp ui là đẹp. Hóng hớt xem cái chậu bé bé thì 800.000, chậu to một chút thì gần 2 Triệu. Hơ hơ..Hoá ra tiến thưởng tết của mình cũng chỉ đủ mua một giỏ hoa lan!
    Nhà mìn mai ai đi chợ tết với em ko?
  8. vietasv555

    vietasv555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Em hay bắn điếu cầy ở quán bà Cài cạnh trường chuyên ban ấy :)), bà này có quả điếu Bát ghê lắm :))
  9. ChenWenQiang

    ChenWenQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Chọn quà Tết ý nghĩa ​
    [​IMG]
    Tết là dịp người ta dành tặng nhau những món quà giàu ý nghĩa. Nhưng bạn cũng chớ tùy tiện tặng mèo, mực hay dao nĩa... kẻo người nhận lại nghĩ họ đang bị "trù ẻo".
    1. Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.
    2. Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.
    3. Cành đào: Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa.
    4. Gạo mới: Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.
    5. Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
    6. Bánh chưng: Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.
    7. Các món đồ có màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông.
    Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.
    8. Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
    9. Dầu: Ở Nam bộ, người dân quê có khi tặng nhau chai dầu ăn thay lời chúc phát tài (dầu = giàu).
    10. Chó: Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng, chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.
    [​IMG]
    Không nên tặng:
    Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng.
    1. Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.
    2. Mèo: Đừng nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo.
    3. Thuốc men: Nếu bạn tặng thuốc, người mê tín sẽ nghĩ ngay đến đau ốm, bệnh tật. Đầu năm bị ốm thì cả năm sẽ không suôn sẻ.
    4. Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ.
    5. Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.
    Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm.
    Theo thời gian, mức sống ngày càng cao hơn, nhiều loại bánh trái, quà cáp hiện đại đang dần thay thế những món quà truyền thống. Tuy nhiên, dù chọn quà gì, bạn hãy luôn tặng bằng tấm chân tình, không vụ lợi.

    Theo Vnexpress.
  10. Sunflower_HL

    Sunflower_HL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2006
    Bài viết:
    1.032
    Đã được thích:
    0
    Hôm ni mọi người túm vào mừng tuổi mìn. he he. Bé nhất phòng sướng thật. Iu mọi người quá cơ

Chia sẻ trang này