1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết trong cung đình Huế xưa

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 16/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tết trong cung đình Huế xưa

    Tết trong cung đình Huế xưa
    Đất Thuận Hoá - Huế có tới 387 năm là đầu não chính trị, thủ phủ đàng trong và kinh đô nước Việt dưới thời Nguyễn. Quá trình lịch sử đó tạo nên những tập tục Tết rất phong phú. Đến nay nhiều tập tục Tết trong Hoàng cung xưa vẫn được áp dụng trong ngày Tết dân gian Huế, như y phục khăn đóng, áo nhiễu, lễ cúng, món ăn, các bánh trái...

    Theo sử sách kể lại thì tết trong Hoàng cung Huế gồm: Tết của triều đình đối với thần dân trăm họ và nghi lễ Tất trong Hoàng gia trong Tử Cấm Thành. Trong Hoàng cung nhà Nguyễn có một điện thờ và bốn miếu thờ là Điện phụng Tiên (nơi các bà Hoàng thờ các vua), Triệu Miếu (thờ các chúa Nguyễn), Hưng Miếu (thờ thân sinh vua Gia Long) và Thế Miếu (thờ các vua Nguyễn). ở các điện và miếu này, lễ cúng diễn ra liên tục từ ngày 30 Tết đến ngày mồng 3 Tết. Đồ cúng có hơn 30 món ăn các loại và các loại bánh in bọc ngũ sắc, các loại trái cây. Món ăn và bánh trái phần lớn giống như đồ cúng của các nhà giàu ở Huế bây giờ. Tối 30 Tết, chí có bếp lửa ở điện Càn Thành (nơi vua ở) là được đỏ, còn tất cả tam cung lục viện đều tắt bếp. Sáng sớm mùng một Tết, các vương phi theo thứ bậc ôm ***g ấp đến điện Càn Thành xin vua ban lửa đầu năm.

    Ngày được coi là Tết bắt đầu từ mùng một tháng Chạp. Đầu tiên là lễ ban Sóc (phát lịch) ở Ngọ Môn. Triều đình phát lịch cho các quan. Các quan lĩnh lịch về quê phát cho thần dân. Sau lễ phát lịch là lễ Tiến xuân và tiết Lập Xuân. Lễ này gọi là lễ rước trâu (trâu bằng đất) với mục đích khuyến nông. Không khí Tết đến thật sự lúc cả Hoàng cung được trang trí đèn ***g, cờ, hoa tưng bừng. Tết triều đình tổ chức trước thần dân rất trọng thể, linh đình và kéo dài trong 7 ngày. Đầu tiên là lễ Phất Thức (lễ rửa ấn ngọc, kiếm vàng, kim sách, đồ cổ, ấm chén...). Lễ này tổ chức vào trước ngày tiễn ông Táo . Nước Phất Thức là nước hoa quý. Rửa xong lại đổ vào hòm. Tối 30 Tết, vào giờ tốt kinh thành lên nêu đốt pháo. Súng thần công nổ chín phát, báo hiệu năm mới. Sớm mùng một Tết, trống ở Điện Thái Hoà đánh từ canh năm. Chiếc cờ rồng khổ lớn và nhiều loại cờ khánh hỉ với nhiều màu sắc cắm rợp sân đại triều, Ngọ Môn, Kỳ Đài. Khi viên quan ở Khâm Thiên báo giờ tốt, Vua mặc hoàng bào, đội mũ cửu long, tay cầm hốt Trấn khuê rời điện càn Thành và được kiệu vào điện Thái Hoà. Lễ Khánh Hạ bắt đầu từ Ngọ Môn, chuông trống gióng tên chào vua. Chín phát đại bác thần công vang rền, Vua lên ngự ngai vàng. Các quan văn võ lễ phục đại triều. Thượng thư thay mặt quan lại đọc chỉ dụ năm mới của vua.

    Sau đó, vua lên kiệu về điện Cần Chánh. Lúc này các quan Thái giám, bộ Lễ đưa các hoàng đệ, hoàng tử nhỏ tuổi đến mừng vua 5 lạy. Sau đó, vau ban yến tiệc đầu năm cho các hoàng tử, hoàng thân và các quan từ ngũ phẩm, tứ phẩm trở lên tại điện Cần Chánh hoặc nhà Tả Vu, Hữu Vu.

    Ngày mùng 2 Tết Vua lại ban yến tiệc tiếp cho các quan ừư ngũ phẩm trở xuống, các quan trấn, các quan tổng. Sau yến tiệc, vua thưởng tiền bạc cho các hoàng tử, hoàng thân, các quan tuỳ theo chức tước được thưởng từ 1 đến 12 lạng bạc, rồi cùng nhau đi xem hát bội đầu xuân ở Duyệt Thị Đường.

    Sau ngày mùng 3 Tết, triều đình tổ chức lễ Tịch điền (lễ vua cày ruộng đầu năm mới). Lễ tịch điền được tổ chức ở khu tịch điền cách Thành Nội khoảng 500m (khu Tây Lộc bây giờ). Vào lễ Tịch Điền, vua mặc áo chẽn, đầu bịt khăn đường cân, mang hia, tay cầm roi, tay cầm chiếc cày do hai con bò phủ vải vàng kéo.. Vua cày ba đường cày mở đầu năm sản xuất. Sau đó đến các quan, các hoàng tử càỵ..để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Ngoài các lễ trên, 7 ngày Tết trong Hoàng cung còn tổ chức các lễ rước thần nông, lễ du xuân trên sông Hương, vua đi trên các thuyền rồng, hoàng hậu đi trên các thuyền Phụng.

    Vào ngày 11 Tết diễn ra lễ Tế cờ như là cuộc biểu dương sức mạnh của triều đình đầu năm mới. Tiếp đó, triều đình chuẩn bị để tổ chức Lễ tế Đàn Nam Giao và trồng cây ngày xuân tháng hai âm lịch.



    to be or not to be

Chia sẻ trang này