1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tết trung thu

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Nguyen_Quang_Vinh_new, 11/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nguyen_Quang_Vinh_new

    Nguyen_Quang_Vinh_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2001
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Tết trung thu

    Một năm có nhiều ngày Tết, nhưng chỉ riêng có Tết Trung thu là của trẻ em. Trẻ em là khởi đầu của đời người, mọi người đều phải qua giai đoạn làm trẻ em rồi mới làm người lớn, có nghĩa chúng ta đã từng là đối tượng của Tết Trung thu, và sau đó là người tổ chức Tết Trung thu cho con em. Ngày tết thì có ăn có chơi, nhất là Tết Cả - Tết Nguyên Đán, nhưng hầu hết các Tết là của người lớn nên hoạt động chính là lễ tổ tiên và ăn Tết, riêng tết Trung thu lại hướng các em vào chơi Tết và ngay cả khi "phá cỗ" cũng là một cách chơi Tết. Chơi Tết thì phải là Tết đẹp.

    Trong Tết Cả mở đầu năm mới, trẻ em cũng được chăm sóc ăn mặc đẹp nhất và được người lớn mừng tuổi, nhưng ở đây trẻ em hoàn toàn chỉ đóng vai trò phụ - hòa lẫn vào các đoàn đi chúc Tết của người lớn để được "ăn theo". Sau Tết Cả là chuỗi ngày lễ hội xuân của nam thanh nữ tú. Và về sau nhiều lễ hội cứ phủ một lớp văn hóa mới lên nó để gắn với huyền thoại, huyền tích và mang một màu sắc lịch sử. Hết xuân sang hè gắn với mùa mưa thì cũng là mùa lao động, mọi người tất bật với công cuộc làm ăn, trẻ em cũng bị cuốn hút. Sang thu vào nhịp điệu nghỉ ngơi mới, nhưng tháng 7 đầu thu còn lo chống lũ lụt, thời tiết cũng ảm đạm "mưa dầm sùi sụt", người ra nghĩ đến những người ở thế giới hồn ma. Tháng 8 giữa thu, thiên nhiên trở nên an bình, gió heo may thổi nhẹ, bầu trời thanh cao, ao nước trong xanh, một số nơi mở hội xuân trở lại. Cuối thu sang đông, nhịp lao động lại cuốn hút mọi người vào thời vụ thu hoạch mùa và làm mầu.

    Như vậy chỉ giữa tháng Tám - giữa thu thanh nhàn và cũng an nhàn, người ta mới nghĩ nhiều đến trẻ em, chăm sóc cho trẻ em được hưởng quyền vui chơi. Ngày tháng Tám đã đẹp. Đêm tháng Tám vào hôm rằm trăng tỏa ánh vàng rạng rỡ. Vào dịp này, khắp nông thôn và thành thị người ta tổ chức Tết Trung thu - Tết trông trăng cho các em.

    Thật ra không khí Tết đã được diễn ra từ đầu tháng 8. Người ta chuẩn bị đồ chơi cho các em. Xa xưa là những đồ chơi dân gian hầu hết bằng giấy bồi hoặc dán lên bộ khung bằng tre nứa, thuộc loại đồ mã nhưng không phải để đốt cho người chết mà là để các em chơi - thậm chí một số đồ như đèn kéo quân, đầu sư tử... người lớn cũng thích chơi, vì để chơi và phải thật hấp dẫn các em nên nó chính là hàng nghệ thuật. Ở Hà Nội, phố Hàng Mã và khu vực xung quanh trở thành chợ đồ chơi Trung thu. Các chợ quê cũng không thể thiếu những quầy hàng này. Về sau còn bổ sung thêm đồ chơi bằng sắt tây hàn thiếc, và giờ đây lan tràn đồ nhựa, đồ chơi điện tử.

    Ngày xưa những nhà khá giả, trong dịp tết Trung thu người ta thường chơi đèn kéo quân, tối đến khi thắp sáng đèn, các vòng dán hình người, thú và cảnh vật chuyển động, từ ngoài nhìn qua các lớp giấy bóng màu, các hoạt cảnh cứ liên tục diễn ra nhịp nhàng, sống động như một màn hình hay một sân khấu nhỏ. Người xem - có cả người lớn nhưng phần đông là con cháu trong nhà và cả con em hàng xóm, cùng nhau chỉ chỏ và chuyện trò rôm rả, dựa vào hình của đèn mà kể lại những điển tích, sự tích, thậm chí cả sự thế, tình người.

    Từng nhà, trẻ em thế nào cũng được mẹ hoặc chị mua cho vài đồ chơi, trong đó ít khi thiếu được các ông phỗng giấy bồi, ông tiến sĩ giấy dán, đèn ông sao. Những đồ chơi bằng giấy màu ấy chẳng những làm bừng lên không khí Tết, nhất là khi nó tham gia vào cỗ trông trăng mà còn tạo nên một cảnh huyền ảo. Trời trong cao, sao trên trời được bổ sung bằng sao đèn của các em như mời trăng, rước trăng về dự cỗ với các em. Đêm trăng nhà nhà bày cỗ giữa sân, nơi thoáng đãng để ánh trăng luôn soi tới. Cỗ trông trăng là cỗ chay chỉ một mâm, thế nào cũng có quả hồng, quả bưởi, nải chuối, rồi bánh dẻo, bánh nướng... cả ông phỗng, cả tiến sĩ giấy cũng vào cuộc như cùng thưởng thức với trăng. Những người khéo tay còn bổ quả bưởi thành con chó bông, tỉa quả đu đủ thành bông hoa, tất cả được sắp xếp gọn đẹp. Các khối hình và màu sắc của các loại quả, các loại bánh và các thứ đồ chơi không gắt rợ mà cứ dìu dịu, hòa vào nhau. Quanh mâm cỗ trông trăng, các em thắp đèn sao, đèn cá càng tạo một không khí huyền, dưới sự hướng dẫn của mẹ, của chị các em cùng nhau hát gọi trăng những bài đồng dao.

    Ông giăng ơi!
    Xuống chơi với tôi
    Nhà tôi có bát cơm xôi
    Có nồi cơm nếp
    Có nệp bánh chưng
    Có lưng hũ rượu
    Có khướu đánh đu ...
    Thằng cu giữ lại
    Mẹ đẻ bồng con
    Cái lon múc nước
    Cái lược chải đầu
    Con trâu cày chiêm
    Cái liềm hái lá
    Con cá có vây
    Thợ rèn có búa
    Nhà chúa có tàn
    Nhà quan có lọ ...

    Hết ngồi hát vỗ tay, các em lại đứng lên nắm tay nhau thành vòng tròn xung quanh mâm cỗ, vừa đi vừa hát:

    Dung dăng dung dẻ
    Dắt trẻ đi chơi
    Đến cửa nhà trời
    Tìm nơi gió mát
    Cùng hát véo von
    Mời ông trăng tròn
    Ra chơi với bé
    Xì xà xì xụp...

    Sau đó các em đi ngược lại và hát tiếp như điệp khúc:

    Dung dăng dung dẻ
    Dắt trẻ đi chơi
    Đến cửa nhà trời
    Lạy cậu lạy mợ
    Cho cháu về quê
    Cho dê đi học
    Cho cóc ở nhà
    Cho gà bới bếp
    Ngồi xệp xuống đây



    Anh di anh nho que nha
    Nho canh rau muong, nho ca dam ....
  2. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Hầu bác Quang Vinh bài viết mới nhỉ.
    Bác kể chuyện ngày xưa nghe vui quá.Nhưng em chỉ nhớ đến những dịp trung thu trước thôi.Cái thời mà mỗi dằm trung thu mà mình vẫn đủ tuổi để chơi đó.
    Mỗi dịp trung thu,món trò chơi bán chạy nhất là "súng nước''.Không một đứa trẻ con nào lại không có 1 khẩu súng nước.Nhưng chủ yếu là dùng súng lục,ít đứa dùng súng dài(Thả nào trẻ con bây giờ khoái haft life thế).Và thế là khi có 1 khẩu súng nước.Lũ trẻ con chia bè phái và bắn nhau.Không có 1 người nào thoát bị bắn cho ướt đầy người.Có khi chẳng cần chia bè phái cứ gặp là bắn,trò đấy vui lắm.Vừa bắn vừa vui đùa rôm rả cả khu lên.Thường thì sau mỗi trận chiến ,đứa nào đứa đấy ướt như chuột lột và đi tắm.Có cậu vừa tắm xong đang nghênh ngang đi ra thì bị hơn chục khẩu súng nước xả vào.Tội nghiệp cu cậu khóc hu hu chạy về nhà.
    Súng nước ngày xưa là 1 trò không thể thiếu của mỗi cậu nhóc trong các dịp trung thu.Khi được bố mẹ dẫn vào hàng đồ chơi,bao giờ cũng tìm 1 khẩu súng nước trong bao nhiều đồ chơi đẹp đẽ khác.Cậu ấy chỉ tìm 1 khẩu súng bình di(Hồi đó giá là 200đ)là hạnh phúc lắm rồi.Bây giờ có lẽ người ta cấm rồi.
    Trung Thu ở chỗ tôi không có đèn ông sao,cũng không có đèn kéo quân.Bọn trẻ con thường lấy hạt bưởi bóc vỏ,xiên vào thanh thép rồi phơi khô.Mỗi dịp tủng thu lại đem đi đốt.Cái hay ở chỗ lúc đó rất nhiều trẻ con đi theo ánh lửa bập bùng,nhìn theo mà thích thú.
    Do Not Give Up
  3. Cafe_chieu_thu_bay

    Cafe_chieu_thu_bay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Ờ, trung thu bọn trẻ con xóm tớ cũng fơi khô hạt bưởi xâu thành vòng để đốt...Tớ cũng từng hì hụi ngồi bóc bóc xâu xâu nhưng thề là chưa bao giờ đốt và hình như cũng chưa bao giờ được nhìn đứa khác đốt như thế nào nữa cơ (lạ thật nhỉ)
    Trung thu năm ngoái ở trên HN, buồn ơi là buồn...Hồi đấy mới đi học fải thuê nhà ở cùng một ông bà người Nghệ An, HÀ Tĩnh gì đấy, khó tính quá trời luôn...Ai dè tối vui nhất (tối trước trung thu) lại ngồi nhà mới đau xót chứ
    May mà đến sáng hôm sau vì đi học muộn nên "được" ngồi cạnh một tên Hạ Long đẹp zai nhất lớp Sau một hồi làm quen (viết giấy ấy ah, trẻ con thật ) hắn bảo tối qua rủ đi chơi...Tèn tén ten thế là tối 2 đứa đạp xe đi chơi mới hay chứ..Từ hồi giã từ xe đạp cũng là lúc 2 đứa giã từ luôn những kỉ niệm như thế
    Trung thu năm nay ko biết thế nào nhỉ?

    Vì sao lại chia tay...Vì sao chẳng trở về...
    Vì sao ngừng mê say...Vì sao chẳng mãi mãi..
    .

Chia sẻ trang này