1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thắc mắc khẩn về địa danh HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi baochik46, 04/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    thắc mắc khẩn về địa danh HÀ NỘI

    tôi có một thắc mắc nhỏ: làm ơn mọi người giải đáp giúp tôi: chợ CẦU ĐÔNG xưa trong câu ca dao nổi tiếng, giờ ở vị trí nào của HÀ NỘI ấy nhỉ? cụ thể tên phố là gì?
    mong giải đáp nhanh giúp tôi và xin hậu tạ.
  2. Vera_Lauriana_new

    Vera_Lauriana_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Chợ Cầu Đông chính là chợ Đồng Xuân chứ đâu.
    Chợ Cầu Đông xưa nằm bên bờ sông Tô Lịch. Đây là trung tâm của Thăng Long thành cổ, cả 36 phố phường quây quần xung quanh chợ Cầu Đông này.
    Khi Hà Nội được mở rộng và phát triển, chợ Cầu Đông biến thành chợ Đồng Xuân. Dòng sông Tô Lịch bị lấp đi, trở thành phố Hàng Lược bây giờ. Chợ Cầu Đông cũ bị thu hẹp và dấu tích của nó hiện giờ còn lưu lại ở ngôi chùa 38B Hàng Đường. Tại đây có tấm bia liệt sĩ ghi tên người cha của nhà sử học Dương Trung Quốc là ông Dương Trung Hậu. Thế nên nếu em muốn biết rõ hơn thì cũng có thể hỏi bác Dương Trung Quốc.
    Hiện giờ, Hà Nội vẫn còn một phố mang tên phố Cầu Đông, nằm ngay bên cạnh chợ Đồng Xuân. Mới đây, để lưu giữ lại tên chợ Cầu Đông cũ của kinh thành Thăng Long, thành phố Hà Nội vừa quyết định đổi tên chợ Nguyễn Thiện Thuật thành chợ Cầu Đông.
    Đại loại là thế. Trong rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về Hà Nội có ghi chi tiết hơn về chợ Cầu Đông này, em có thể lên thư viện mà xem.
    Mà có phải em định tham gia cuộc thi "Hãy đi để được" viết về du lịch do báo Lao Động tổ chức không? Nếu đúng thì chúc em may mắn giành được suất du lịch đi Bắc Kinh 7 ngày nhá.
    Còn nếu cần thông tin chỉ để viết tiểu luận nộp cô Minh Thái hay cô Đoàn Hương thì chúc em được điểm 10.
    Sông Vẫn như thuở ấy, Vẫn con đò ngang đón đưa người sangVà từng đêm hát ru đôi bờ...
  3. butiboy

    butiboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá! Tuyệt quá! Thế mới là anh hào của box du lịch chứ!
    Đây không đơn thuần là thông tin thuần chủng mà còn là kiến thức nữa! Xin vote một sao cho lòng tận tuỵ của bác
    LIVE FAST, DIE YOUNG!
  4. hamvui

    hamvui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Nghe chừng cái kiến thức này hơi cao xa nhảy, Sông Tô Lịch ngày xưa chắc nó thông sang sông HỒNG hả các bác Hà Nội học.
    Em nói dại có gì mong các bác thông cảm
    ME
  5. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chẳng biết gì mấy về Hà Nội, nhưng tớ nghĩ ngày xưa sông nó chui vào trong Hà nội bây giờ vì cái phố Hàng Buồm ( chắc ngày xưa bán buồm cho thuyền) thì phải nằm sát sông hay cảng gì đó. Còn phố Cầu Gỗ, chắc ngày xưa phải là cái cầu bằng gỗ bỏ miẹ nào đó, bắc qua 1 con sông bỏ miẹ nào đó chứ.
    Suy ra là Cầu Đông chắc cũng là 1 cái cầu mà có sông chảy dưới đít nó phải không ?....
    Có bác nào biết cái bản đồ HÀ nội đầu tiên có từ năm nào và bây giờ có thể mua được ở đâu không nhi?....
    big gun
  6. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Hồ Hoàn kiếm vốn là một khúc của Nhị Hà (sông Hồng) xưa kia. Hồ rất rộng gồm có 2 phần Tả vọng và Hữu vọng. Hồ Hoàn kiếm hiện nay thuộc phần Tả Vọng.
    Phố Hàng Đào xưa kia là hồ Hàng Đào ăn thông với hồ Hoàn kiếm. Điểm rang giới giữ 2 hồ chính là cây Cầu gỗ bắc qua. Và cho đến bây giờ, ta có phố Cầu gỗ.
    Xưa kia, chợ họp trên bến sông buôn bán thương vàng hạ cám linh tinh xoè. Sau này hình thành 36 phố phường cũng từ đây.
    Thời Pháp thuộc, bọn Pháp chia Hà nội thành 2 khu: khu thị dân và khu công chức. Phia bên này Bờ Hồ là khu thị dân. Ngày nay ta vẫn nhìn thấy kiến trúc cổ của 36 phố phường mang tính Á đông nhiều hơn. Phía bên kia bờ Hồ là khu công chức. Được qui hoạch hiện đại hơn, đường phố rộng rãi và cac toà biệt thự mang phong cách kiến trúc thuộc địa ( Bà triệu, Hàng bài....)
    Đời lộc cộc!
  7. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    đề nghị mọi người tập trung vào chủ đề chính thôi nhé.
    E rất cảm ơn bác Veriana, bác có vẻ là dân Báo chí- Nhân văn hay sao mà biết rõ về em vậy, về cả mục đích của em nữa........cảm ơn bac nhiều và xin cho em được biết về bác nhé!
    nhân tiện xin mọi người cung cấp thêm cho tôi nhiều kiến thức rõ hơn về chợ Cầu Đông với.
    Còn nữa, tôi đang lao đao, suốt ngày lần mò hang cùng ngõ hẻm tìm tập thơ "Nằm nghiêng" của nhà thơ trẻ Phan Huyền Thư. Chả là chị ấy tặng tập thơ cho cô giáo tôi (TS Minh Thái đấy bác Lauriana ạ!) nhưng tôi trót đánh rơi trên đường, tôi ko muốn để cô giáo nghĩ là mình "biển thủ" nên tôi đã lặn lội tìm nó.
    Kết quả sau 2 tuần chỉ là CON SỐ 0
    nếu ai biêt những hiệu sách VĂN nào nổi tiếng có thể có, hoặc ở forum nào, hoặc ai có bạn bè người thân nào có, xin báo giúp cho tôi. Đành phải tìm mua với bất kì giá nào...
    đa tạ mọi người, nhanh nhanh lên nhé, cô Thái lại đang hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tôi, tôi ko muốn vì chuyện này mà tôi bị "mất điểm" một cach vô lý trước cô ấy/
    xin cảm ơn mọi người rất rất nhiều
  8. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Cái cô Baochik46 đã hỏi người ta lại còn hạnh hoẹ. Nhưng vì thương cô đang tìm kiếm chuyến xuất ngoại nên tôi nói hộ cho nhé. Lấy giấy bút ra chép vào đi này. Nếu không trúng giải nhất đi BK 7 ngày thì thể nào cũng trúng giải nhì đi Malay_Sing 6 ngày.
    "Đông môn" nằm ở đầu ngõ Gạch bây giờ.
    Thời Lý, thuyền bè vào Thăng long từ Nhị Hà qua Giang khẩu vào sông Tô lịch. Sông Tô lịch chảy qua chợ Gạo, gõ Gạch, cắt phố hàng Đường rồi chảy chếch theo Hàng lược lên Hồ khẩu (Bưởi). Sau thế kỷ 18, Giang Khẩu được đổi tên thành hà khẩu vì kị tên huý của chúa Trịnh Giang (1729_1740). Ra Ô quan chưởng mà dòm, vẫn còn chữ ĐÔNG HÀ MÔN to đùng đấy.
    Cây cầu bắc qua sông Tô lịch thời đó được gọi là cầu Đông, vì gần Đông môn (Đông hoa)
    Chợ nằm ngay bến sông, sát với cầu nên gọi là chợ Cầu Đông. Thấy truyền thuyết bảo là Tú Uyên mua tranh Giáng kiều ở chợ Cầu Đông nên sau lấy được tiên. Sau này thời bao cấp ai lấy vợ kinh doanh ở chợ Đồng xuân là cũng ngửa mặt với đời lắm đấy.
    Năm 1899, thằng cu Phú Lang Sa lấp mất sông Tô lịch từ Giang khẩu đến chân thành cổ.
    Chán nhỉ, nếu nó không lấp sông, bây giờ Baochík46 không mất công đi hỏi bọn tớ.
    Tớ cũng chỉ biết có đến thế thôi. Bạn chịu khó thêm mắm thêm muối vào là giật giải đấy.
    Được cao son sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 09/12/2003
  9. MrQueen

    MrQueen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    808
    Đã được thích:
    0
    Tôi có ý kiến khác một chút nhé, để tham khảo:
    Chợ Đồng Xuân thực sự được thành lập năm 1889 và sử dụng thay cho 2 chợ vẫn tập trung ở Đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) và chợ Cầu Đông.
    Theo bản đồ Hà Nội năm 1831 thì chợ Cầu Đông nằm ở đoạn Hàng Đồng bây giờ.
    I've had every promise broken, there's anger in my heart!You don't know what it's like, you don't have a clueIf you did you'd find yourselves doing the same thing tooDamn it, just breaking the law
  10. baochik46

    baochik46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục đi mọi người ơi! xin cảm ơn và sẵn sàng chia năm xẻ bảy phần thưởng cho những ai cung cấp được thông tin cụ thể, chính xác và chi tiết nhất.
    Nhanh nhanh lên các bác, các bạn,các em.............
    xin đa tạ chư vị

Chia sẻ trang này