1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thắc mắc khẩn về địa danh HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi baochik46, 04/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrQueen

    MrQueen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    808
    Đã được thích:
    0
    Có đề bài không cưng?
    I've had every promise broken, there's anger in my heart!You don't know what it's like, you don't have a clueIf you did you'd find yourselves doing the same thing tooDamn it, just breaking the law
  2. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Đây, đề bài đây. bác Mr Queen xem có giúp được em nó thì giúp phát.
    Thể lệ cuộc thi" Hãy đi để được" viết về du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam và Báo Lao Động tổ chức
    Nội dung:
    1. Thực hiện một bài viết ( không quá 750 từ) về một tuyến, vùng, điểm du lịch cụ thể mà người viết đã trải nghiệm (thuộc 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Hà Nội). Yêu cầu: có các yếu tố phát hiện riêng về văn hoá (lịch sử, địa lý, lối sống, ẩm thực...); có cảm xúc tốt, gây ấn tượng với người đọc. Điểm tối đa của bài viết: 6 điểm
    2. Trả lời 3 câu hỏi về Hà Nội hoặc Đồng bằng sông Cửu Long (lưu ý nếu thực hiện bài viết về Hà Nội, trả lời câu hỏi về Hà Nội; nếu viết về ĐBSCL, trả lời phần câu hỏi về ĐBSCL. Điểm tối đa của phần trả lời câu hỏi: 2,4 điểm).
    3. Gửi 1 - 3 ảnh tự chụp, phù hợp với bài viết (trường hợp không có ảnh tự chụp có thể dùng ảnh của người khác, nhưng cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, tác giả ảnh). Yêu cầu: Đẹp, kỹ thuật tốt, khổ ảnh: 10cm x 15cm. Điểm tối đa của bức ảnh: 1,6 điểm.
    3 câu hỏi về ĐBSCL:
    1. Nêu tên 9 cửa sông Cửu Long và những nhầm lẫn trong cách gọi hiện nay?
    2. Đồng bào Nam Bộ xưa đã chế tạo, sử dụng nhiều loại ghe thuyền khác nhau để di chuyển trên sông nước, giải thích sự khác nhau của ghe bầu, ghe cửa, ghe hầu?
    3. Sản phẩm du lịch đặc thù của ĐBSCL theo bạn là gì? (Nên tham khảo tài liệu của Tổng cục Du lịch).
    3 câu hỏi về Hà Nội:
    1. Trong bài hát "Người Hà Nội" của tác giả Nguyễn Đình Thi có câu: "Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội...", các tên gọi này của thủ đô xuất hiện chính xác từ bao giờ? Tại sao lại gọi như vậy?
    2. Ca dao Hà Nội xưa có câu: "Bà già đi chợ Cầu Đông/ Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?". Chợ Cầu Đông xưa ở vị trí phố nào ngày nay? Tại sao có tên như vậy?
    3. Các thành phố nào là thành viên trong mạng lưới các thành phố lớn Châu Á thế kỷ 21 tham gia chiến dịch "Chào mừng Châu Á" và tham dự "Liên hoan Du lịch Quốc tế Hà Nội 2003". Nêu tên các vị thị trưởng hiện nay của các thành phố đó? (Nên tham khảo tài liệu của Tổng cục Du lịch và các sở du lịch).
    Báo Lao Động trả nhuận bút cho các tác giả có bài, ảnh được chọn đăng trên LĐCT, (không đăng phần trả lời câu hỏi; bài hay nhất trong tháng được nhuận bút gấp đôi).
    Giải thưởng:
    Một giải Nhất: 1 suất du lịch trọn gói đi Bắc Kinh - Trung Quốc (đi, về bằng máy bay) 7 ngày.
    Một giải Nhì: 1 suất du lịch trọn gói đi Malaysia- Singapore (đi về bằng máy bay) 6 ngày.
    Một giải Ba: 1 suất du lịch trọn gói đi Thái Lan (đi về bằng máy bay) 5 ngày.
    Thời hạn đi du lịch trong khoảng từ 20.2.2004 - 20.5.2004. Thời gian chính thức các nhà tài trợ cuộc thi sẽ thông báo sau.
    Điều kiện:
    1. Mọi cá nhân đều có thể tham gia cuộc thi (trừ phóng viên Báo Lao Động và cán bộ nhân viên của cơ quan Tổng cục DLVN).
    2. Bài, ảnh và phần trả lời câu hỏi dự thi xin ghi rõ tên tác giả, địa chỉ, số điện thoại và gửi về Ban Lao Động Cuối Tuần, số 167/15 Tây Sơn, Hà Nội. Email: laodongcuoituan@hotmail.com Fax: 04.5331638 ĐT: 04.5330305 (máy lẻ 115) - 0913545753.
    3. Nhận bài từ ngày 22.7.2003 đến hết ngày 22.12.2003.
    4. Những người đoạt giải tự đảm bảo về nhân thân để hưởng quyền lợi giải thưởng khi xuất cảnh (không thay giải thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật và không chuyển quyền lợi giải thưởng cho người khác).
    5. Người đoạt giải thưởng phải tự làm hộ chiếu. Các tour du lịch đều xuất phát từ Hà Nội hoặc TPHCM.
    Ban Tổ chức
    Đời lộc cộc!
  3. MrQueen

    MrQueen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    808
    Đã được thích:
    0
    Làm bài Hà nội đi cho hoành tráng bác ạ.
    Đoạn văn thì chắc khó giúp lắm hic hic.
    Câu 1 nhé:
    Tên là Thăng Long thì dễ rồi phải không?? Tên này được lấy đời Lý Công Uẩn, ông này làm vua lấy hiệu là Lý Thái Tổ, và ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La tháng 7 năm 1010. Vì sao lại lấy tên là Thăng Long thì rất nhiều người tin vào cái tích là nhà vua đi thuyền từ Nhị Hà nhìn về phía kinh thành mới thấy mây có dạng một con rồng vàng bay lên nên đổi tên thành Đại La thành Thăng Long...tên này được giữ cho đến năm 1397 thì được đổi thành Đông Đô. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, định đô tại Huế, do sợ dân ở thành Thăng Long sinh kiêu nên đổi tên Đông Kinh, em sẽ nói rõ phần này sau, thành Bắc Thành lỵ sở của tổng trấn Bắc Thành, đến năm 1806 thì lại gọi là thành Thăng Long nhưng chữ Long không có nghĩa là con rồng nữa mà mang nghĩa thịnh vượng
    Tên Đông Đô do vua áp chót nhà Trần là Trần Thuận Tông, một ông vua được đánh giá là hèn kém nhất đời Trần đặt do khi đó, dưới sức ép của Hồ Quý Ly, ông này phải dời đô vào Tây Đô (Thanh Hoá), và Thăng Long được đổi tên thành Đông Đô. Cái tên này được giữ phức tạp hơn 1 chút, nó tồn tại đến hết triều nhà Hồ, tức là đến năm 1407, khi quân Minh oánh cho nhà Hồ tan xác pháo và bị đổi thành Đông Quan.... sau đó, khi Lê Lợi đánh thắng quân Minh vào năm 1428 thì đổi lại tên là Đông Đô nhưng cũng chỉ giữ được có 2 năm đến năm 1430 thì đổi thành Đông Kinh.
    Tên Hà Nội thì bó tay, bác nào biết thì chỉ giúp đi, em nghĩ là Hà Nội có tên từ thời vua Minh Mạng tới nay, năm 1821, khi Minh Mạng ra Hà Nội tiếp chiếu lên ngôi, nhưng cũng không có gì chắc chắn cả, rất mong được bổ sung. Còn ý nghĩa thì hiện đang tranh cãi nhưng thuyết phục nhất vẫn là do thành phố nằm giữa các con sông nên được gọi như vậy...căn cứ bản đồ do Trần Huy Bá vẽ vào thế kỷ 15 thì thành Thăng Long khi đó được bao quanh bởi sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhị Hà.
    Cá nhân em thì thấy nên gọi là Đông Kinh hơn là Đông Đô, tên Đông Kinh này tồn tại suốt hơn 300 năm, qua thời Hậu Lê mà không hiểu sao lại bị bỏ rẻ thế nữa .
    Câu 2 thì đã trả lời trên rồi.
    Câu 3 thì chịu, bác thử hỏi các cao thủ du lịch trong này thêm nhé.
    Ảnh thì bác tham khảo các bác ở đây đi, em thấy các bác ý có loạt ảnh Tây Bắc đẹp dã man, em đang định đập máy ảnh đây này .
    Good luck.
    To bác Cao Sơn, bài viết của bác hết sức chính xác, em chỉ muốn chỉ làm rõ thêm 1 chút để dễ hình dung về mặt địa lý là sông Tô Lịch đoạn sau chính là phố Hàng Lược ngày nay, phố này mấy thằng Phú Lang Sa lấp đi đặt tên là phố Sông Tô Lịch, sau mới đổi thành phố Hàng Lược. Sông Tô Lịch chảy đến đây thì quặt lên phía tây bắc và ôm lấy thành Thăng Long thời Nguyễn theo đường Quan Thánh nên mới có mấy phát đại bác từ thuyền của quân Pháp bắn vào Cửa Bắc.
    Xin các bác góp ý, còn nếu các bác cảm thấy bổ ích thì cho em mấy phát sao nhá, .....mịe câu sao thô quá
    Được mrqueen sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 14/12/2003

Chia sẻ trang này