1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc nhỏ về thời gian...

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Red_fanatical, 05/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc nhỏ về thời gian...

    Bác nào thông thái júp em về vấn đề 3 mũi tên thời gian của S.Haking: tâm lí, nhiệt động học và vũ trụ giãn nở đc ko ah,
    bao nhiu chuyện hoang đường nhu tg chảy lùi, sự tăng vô trật tự, chỉ nhớ tương lai thay cho quá khứ, hixx cứ mụ cả đầu...

    Mới cả cách nhận thức và tiếp cẫn lí trí đến thuyết tương đối nữa, kiểu chứng minh go` ép chuyển động với vận tốc lớn thì thời gian cá nhân của người đó sẽ ngắn hơn thời gian cá nhân của người đc coi là mốc và đứng yên thì ko nói làm j nữa, vẫn đề là cách thay đổi tu duy trực giác y''..hixx em ko sao diễn đạt ngon lành đc....
  2. tieulinh262

    tieulinh262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Bác này lạ nhỉ? Sao không mần ăn bên CLB Thiên Văn Học mà dọt qua đây làm chi
  3. huadangphuc

    huadangphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng không rõ lắm về vấn đề thời gian và không gian.Nhưng theo tôi biết, trogn thuyêt tương đối hẹp của Einstien thì khi chuyển động với vận tốc nhanh( có thể so sánh với vận tốc ánh sáng) thì không gian co lại và thời gian dãn ra:nghĩa là thời gian trải qua của người làm mốc nhiều hơn
  4. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    thời gian vật lý có dạng lò xo có hướng, nếu ta lấy một đương thẳng song song với lò xo thì ta có một trạng thái của vũ tru. chúng ta tồn tại trong 1 trạng thái của vũ trụ và chúng tả chỉ cảm nhận được môi trương xung quanh trong các trạng thái tương tự nhau . vì ở những thời khắc đó chúng ta tồn tại. vậy tưởng tượng một tí thì có nhiều trạng thái khác nữa và đó có thể là các chiều khác của vũ trụ. vì vậy mọi thứ đều có lưỡng tính sóng hạt, mọi thứ về tuyệt đối đều bất định. vì vòng xoán thời gian sau tuy tương tự nhưng là khác vòng xoán trước. mọi vật có khối lượng đều biến đổi liên tục thành gì đó và lại xuất hiện lại và vì vậy nếu làm thí nghiệm xét tính sóng hay hạt gì cũng có kết quả. tuy nhiên vật có khối lượng càng lớn, cấu trúc càng vĩ mô thì sự che lấp tính sóng mạnh lên và ngược lại
  5. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Không phải thông thái, chỉ đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, như sau:
    - Thời gian tâm lí: Có những đại lượng mà tâm lí của con người không cảm nhận được, hoặc khó cảm nhận, ví dụ Entropi của một hệ. Nhưng thời gian thì ai cũng cảm nhận được. Sự cảm nhận này có được do tác động của các hiện tượng trong tự nhiện. Nếu không có các hiện tượng đó, sự cảm nhận cũng không còn hoặc không chính xác. Tôi nghĩ rằng bạn cảm nhận về thời gian như thế nào thì mọi người cũng cảm nhận như thế. Vậy đó là thời gian tâm lí.
    Khi cho thời gian vào danh sách những vấn đề cần nghiên cứu của khoa học, cần đưa ra khái niệm thời gian cụ thể hơn. Cho đến bây giờ tôi chưa thấy một "định nghĩa" nào thật cụ thể cả. Tôi quan niệm thời gian là một thuộc tính của vật chất, tức là cái chúng ta dùng để mô tả hình trạng của vật chất. Hai trong số các đặc tính của vật chất là Entropi và kích thước của thế giới vật chất.
    - Thời gian nhiệt động học: Entropi của một hệ là đại lượng được xác định bởi: E = E0 + dQ/T. Trong đó E0 là hằng số tuỳ chọn, dQ là độ biến thiên nhiệt lượng và T là nhiệt độ của hệ. Cũng như các định luật khác, định luật về sự tăng Entropi là sự khái quát hoá qua nhiều hiện tượng, mà nó được phát biểu với tên gọi nguyên lí II nhiệt động lực học.
    Nhưng Entropi tăng nghĩa là thế nào, có thể nói nó là một hàm số với đối số là thời gian. Vậy thời gian là một tập hợp mà ta ánh xạ vào tập giá trị Entropi của vũ trụ.
    - Trong trường hợp nghiên cứu sự giãn nở của vũ trụ ta cũng rút ra kết luận là: Kích thước vũ trụ tăng theo thời gian. Lập luận tương tự ta có khái niệm thời gian theo sự giãn nở vũ trụ.
    Hiện tại người ta cho rằng ba mũi tên thời gian trên không mâu thuẫn với nhau. Nhưng tương lai thi cũng không biết được, bởi có các giả thuyết khác nhau về sự biến đổi kích thước của vũ trụ.
    Vấn đề cuối cùng bạn nêu ra:
    Sau khi đã có khái niệm về một đại lượng, chúng ta cần có cách đo chúng. Một đại lượng có nhiều cách đo. Cách đo là phép so sánh nhưng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.
    Từ "TƯƠNG ĐỐI" trong thuyết tương đối hẹp nghĩa là: Tất cả các phép đo của chúng ta sẽ không xác định mà nó tuỳ thuộc vào điều kiện đo. Vì thế, thời gian, khối lượng, chiều dài... đều thay đổi khi chúng ta thay đổi hệ quy chiếu. Còn trong thuyết tương đối rộng thì ...rộng hơn. Rộng hơn như thế nào có lẽ chúng ta nên chờ ai đó diễn giải.
  6. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Sao mà phức tạp thế ! thực ra mọi việc đơn giản thôi
    Người ta vẫn dùng đồng hồ để đo thời gian chứ dùng cảm giác thì khó chính xác lắm.
    Đầu tiên là dùng đồng hồ cát, đồng hồ nước, rồi đồng hồ quả lắc ... Các đồng hồ thường sử dụng (chu kỳ) dao động vật lý làm chuẩn thời gian như dao động của quả lắc (đồng hồ quả lắc),dao động bánh đà-lò so (đồng hồ cơ đeo tay), dao động thạch anh (đồng hồ điện tử 6000đ/chiếc), vòng quay trái đất... để đo thời gian.
    Chính xác hơn cả là đồng hồ nguyên tử dùng hiệu ứng Mössbauer, độ chính xác là 10^-16
    http://www.britannica.com/nobel/micro/406_42.html
    Đến đây thì ai cũng biết.
    Người ta (galile,newton) cứ nghĩ rằng thời gian là tuyệt đối, ở chỗ nào thì đồng hồ (cùng loại) cũng chạy như nhau nhưng thực tế là không phải vậy !
    1. Khi chuyển động nhanh thì thời gian trôi chậm lại, bằng chứng là :
    Hạt pion (và nhiều hạt khác cũng thế) có thời gian bán huỷ bị kéo dài ra khi chuyển động nhanh.
    Cho Đồng hồ Mössbauer lên (mép) đĩa quay thật nhanh, đồng hồ cũng chạy chậm lại đúng như thuyết tương đối hẹp
    2. Đồng hồ ở vị trí thấp chạy chậm hơn đồng hồ ở vị trí cao
    http://en.wikipedia.org/wiki/Pound-Rebka_experiment
    Giời ạ, thí nghiệm thì thấy thế, giải thích thì rất dài dòng
    3. Không phải chỉ cái đồng hồ chạy chậm lại đâu, mà tất cả các quá trình vật lý ,hoá học ,sinh học ... đều diễn ra như vậy! Và vì vậy dẫn đến nghịch lý trẻ sinh đôi : Cho 1 đứa trẻ lên tầu phóng đi với vận tốc gần C, khi về nó sẽ trẻ hơn đứa ở yên tại chỗ (cái này thì chưa ai làm nhưng nếu làm được thì sẽ là như vậy)
    Thí nghiệm thấy thế, thực tế diễn ra là vậy, người ta (Einstein) còn phát hiện ra là khi chuyển động nhanh thì khối lượng tăng lên, kích thước bị co lại...
    Các kết quả trên vẫn chưa gây sốc bằng các kết luận của cơ lượng tử đâu. (vì nó trái với ý nghĩ lành mạnh)
    "ý nghĩ lành mạnh-đó là các định kiến được hình thành ở trước tuổi 18"
    Câu này là của A.Einstein đấy !
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 14/01/2007
  7. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    việc thời gian bị chậm đi của vật chuyển động có vận tốc cao so với vật đứng yên có vẻ có liên quan đến hiệu ứng doupler gì đó. nói đại ý là ta sẽ nghe âm thanh còi tàu chạy tới có vẻ cao hơn và chạy ra xa có vẻ trầm hơn
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chă?ng liên quan gi? ca?.
  9. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    thời gian là một đại lượng rời rạc, không liên tục của một chuổi các trạng thái tương tự nhau. các trạng thái này có một tầng số tái hiện cố định nào đó. vì vậy ánh sáng là loại chuyển động nhanh nhất có thể có và vì giới hạn của tần số này nên ta đo được vận tốc ánh sáng là hằng số và không phụ thuộc hệ quy chiếu. nếu vận dụng hiệu ứng duople với giả thiết này ta sẽ giải thích được thời gian chậm hơn trên vật chuyển động nhanh. và cũng với một có chế nào đó tần số này bị chậm lại sẽ có hiện tượng thời gian ở một vị trí nào đó trong không gian chậm hơn các chổ khác. và như vậy hiện tượng cộng hưởng là nguồn gốc của lực hấp dẫn và hiện tượng as bị bẻ cong khi đi gần qua các nguồn lực hấp dẫn lớn
  10. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Cái tôi tô đậm là cái gì ý nhỉ. Làm gì có chuyện thời gian là một đại lượng rời rạc?
    Chỉ có thể làm rời rạc hoá thời gian để tiện cho việc tính toán. Nếu phát biểu đó nhằm vào 1 điều kiện cụ thể nào đó thì còn khả dĩ, chứ tuyên bố hùng hồn như thế là không được rồi.
    Còn hiệu ứng Dopple thì khác với bạn hình dung.
    Hiệu ứng âm thanh khi đi ngang qua ta: Khi âm thanh đi chiều đến ta, vận tốc của nó đối với ta tăng lên -> tần số tăng lên và âm thanh nghe chói hơn. Khi âm thanh chiều ra xa ta thì tốc độ đối với ta giảm đi, nghĩa là tần số giảm, tiếng nghe trầm xuống.

Chia sẻ trang này