1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẮC MẮC TỔNG HỢP (bạn có thắc mắc không biết gửi vào topic nào?)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi toett4, 11/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honglys

    honglys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    619
    Đã được thích:
    0
    Tớ thắc mắc mãi ở bên kia không được trả lời home_nguoikechuyen bảo tớ về đây:
    Vậy mọi người giúp tớ xem sao; Tớ thắc mắc thế này:
    Con gái ế chưa lấy chồng thì gọi là bà cô.
    Thế con trai mà ế thì gọi là gì?
    Liệu có phải con trai không ế do đó không có từ để gọi có đúng không?


  2. Roman_Nguyen

    Roman_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã trả lời, tớ bảo không thắc mắc về ngữ pháp của câu này, tớ đồng ý là tớ type thiếu dấu ( , ) để tách phần trạng ngữ ra khỏi câu. Ý của tớ thắc mắc là phần ngữ nghĩa của câu cơ, thời điểm nói ở đây là trước giờ bóng lăn, ý nói là trước giờ khai mạc, thời điểm này chưa có trận đấu nào diễn ra, vậy thì tại sao trong thời điểm nói này có thể có " những bài bình luận sau trận đấu được "[/hl]. Câu này nếu nói là " trước giờ bóng lăn, tôi muốn được hoà mình vào không khí wc qua các hình ảnh về công tác chuẩn bị .... của 32 đội bóng ... " thì tớ không có gì để thắc mắc cả ..
    thân
    Có ai đồng ý với ý kiến của tớ không?
    Được Roman_nguyen sửa chữa / chuyển vào 03:25 ngày 13/06/2006
  3. Roman_Nguyen

    Roman_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn ... Theo mình nghĩ thì câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề sau
    Trong dân gian ta, trong mỗi gia đình đều có hai bát hương thờ bà Cô và ông Mãnh. Bà cô là thờ người phụ nữ trong dòng họ chết khi còn trẻ và chưa có chồng, còn ông Mãnh thì thờ người đàn ông trong dòng họ chết khi còn trẻ và chưa có vợ. Vì thế người ta thường nói những người con gái đến tuổi mà chưa chịu lấy chồng là " Mày định làm bà Cô trong nhà này đấy phỏng? ".
    Hiii, Mình nghĩ chắc đúng như bạn nói, con gái thì ế nhiều, chứ con trai chả bao giờ lo ế nên chẳng ai nhắc đến từ Ông Mãnh lắm...
    Thân
  4. honglys

    honglys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    619
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn ... Theo mình nghĩ thì câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề sau
    Trong dân gian ta, trong mỗi gia đình đều có hai bát hương thờ bà Cô và ông Mãnh. Bà cô là thờ người phụ nữ trong dòng họ chết khi còn trẻ và chưa có chồng, còn ông Mãnh thì thờ người đàn ông trong dòng họ chết khi còn trẻ và chưa có vợ. Vì thế người ta thường nói những người con gái đến tuổi mà chưa chịu lấy chồng là " Mày định làm bà Cô trong nhà này đấy phỏng? ".
    Hiii, Mình nghĩ chắc đúng như bạn nói, con gái thì ế nhiều, chứ con trai chả bao giờ lo ế nên chẳng ai nhắc đến từ Ông Mãnh lắm...
    Thân
    [/quote]
    Bạn có thể giải thích cho mình cụ thể xem tại sao lại gọi là ông Mãnh?
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ưh, hứa trả lời với @honglys mà hôm nay mới có thời gian.
    Thứ nhất bà cô. Bà: danh xưng thì không nói làm gì. Cô ở đây chỉ cô đơn, lẻ loi và trong tiếng Việt cô đi với danh xưng thường chỉ quan hệ với người đã mất. Như cô nhi: mô côi cha, mẹ hoặc cả cha mẹ. Cô quả ( quả là goá chồng) : đàn bà goá chết chồng, người đàn ông chết vợ thì gọi là quan phu.
    Ở đây không lầm với ý kiến bà cô , cô ở đây hiểu kiểu là ni cô. Vì nếu giải thích như cách 1, người đàn ông không lấy vợ vẫn có thể gọi là " ông cô" nhỉ? Nhưng người Việt ta không gọi như vậy nhỉ?Ni cô, ở đây chỉ có ni gắn với phật giáo thôi. Ni là từ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, nam giới đi tu gọi là bít-sư, nữ giới đi tu gọi là bít-sư-ni. Khi các từ này nhập vào nước ta, chỉ còn giữ các âm tiết cuối: sư, ni và người dân ta thêm vào gọi là sư ông, ni cô.
    Tiện đây cũng nói thêm với bạn , như người đàn bà có con , đứng tuổi gọi là "nạ dòng". Nạ là tiếng Việt cổ, nghĩa là mẹ.
    Thứ 2, từ ông mãnh. Mãnh ở đây là từ thuần Việt rồi. Mãnh chỉ người chưa có vợ con mà đã chết.
    Và có những tín ngưỡng như cúng bà cô ông mãnh tại miền Bắc và bà cô ông quận tại miền Trung và tín ngưỡng "Tổ cô" tại miền Nam là vì người ta cho rằng các đồng nam đồng nữ ( chưa lập gia đình đồng trinh, còn rất trẻ) chết oan khuất vào giờ thiêng nên hiển linh như thần thánh, có nhiều huyền thoại. Và theo quan niệm của Phật giáo thì người tu hành phải không dính tới dục, là người của nhà Phật.
  6. honglys

    honglys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    619
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn nhé!
    Nhưng hình như từ Bà cô được dùng thường xuyên, chỉ cần nghe qua cũng hiểu, còn Ông Mãnh chỉ nghe thấy trong thờ cúng thôi,chứ ở ngoài đời hình như không gọi bao giờ?
  7. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bạn nhé!
    Nhưng hình như từ Bà cô được dùng thường xuyên, chỉ cần nghe qua cũng hiểu, còn Ông Mãnh chỉ nghe thấy trong thờ cúng thôi,chứ ở ngoài đời hình như không gọi bao giờ?

    -----------------------------------
    Ông Mãnh có được dùng ngoài đời (tuy k phổ biến như Bà Cô)nhưng lại mang 1 ý nghĩa khác : mắng yêu 1 gã trai (cả lớn lẫn bé ) khi gã đó nghịch ngợm hay có ý k... đứng đắn .
    VD:
    - Nghịch vừa thôi, ông mãnh .
    - Đêm qua mệt quá mà ông mãnh nhà này còn đòi ... nọ kia
  8. Roman_Nguyen

    Roman_Nguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi tí thắc mắc mà chẳng ai thèm quan tâm, chán ..
  9. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Đây chính xác là một câu tối nghĩa. Tui chẳng thể hiểu ý tác giả muốn nói gì, chỉ xin phỏng đoán mà diễn giải câu đó như sau:
    Trước giờ bóng lăn, bỗng nhiên tôi cảm thấy muốn sống trong cái không khí WC mà những bài tường thuật ngay sau trận đấu đem lại.
    Được GentleTiger sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 29/08/2006
  10. luvang

    luvang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy câu hỏi nhờ các bạn trả lời giúp:
    1) Từ "gan", từ "buồm" là từ mượn của nước nào (nguồn gốc là từ Hán Việt ? Anh ? Pháp ? Nga ? v.v...)
    2) Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau (tìm ra từ được dùng sai và thay bằng từ đúng):
    a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt
    b) Làm sai thì cần thật thà nhận lỗi, không nên bao biện.
    (đây là những câu bài tập ngữ văn lớp 6 )

Chia sẻ trang này