1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẮC MẮC TỔNG HỢP (bạn có thắc mắc không biết gửi vào topic nào?)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi toett4, 11/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho Nhọ hỏi từ "hình chữ nhật" có phải là hán-việt không ? Tiếng trung hình chữ nhật là .-形 dịch word by word ra là ?ohình vuông dài?. Còn từ "hình chữ nhật" của ta có phải gốc là vì cái hình ấy giống chữ nhật (-) không ?
  2. thaiphari

    thaiphari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho mình hỏi luật bất thành văn là gì?và xuất xứ của nó từ đâu? NGhe nhiều rồi mà không biết người ta lấy ở đâu cả!
  3. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Câu này chính xác là:
    Tòng thiện như đăng, tòng ác như băng.
    z -" , T z f , 崩.
    Tòng: là theo
    Thiện: cái thiện, điều lành
    Đăng: Leo lên
    Ác: Cái ác, việc dữ
    Băng: Sụp lở
    Câu này theo sách Minh Tâm Bảo Giám cho rằng:
    Theo lành khó như leo núi. Làm dữ như lở vực sâu.
    Đại ý tựa như câu tục ngữ: "Làm người thì khó, làm chó thì dễ."
    Tuy nhiên, theo thiển ý TV thì ngoài ý nghĩa đó ra, câu này còn bao hàm thâm ý cho rằng:
    Người nào theo việc thiện mà làm thì vì làm được việc thiện nên đời sống sẽ hướng thượng, lên cao. Cuộc sống ngày càng thăng tiến. Phú quý vinh hoa niên niên đáo.
    Người nào theo việc ác mà tác thì vì tạo ác nên cuộc đời sẽ bị hủy hoại, sạc lở. Trầm luân dưới tận cùng xã hội. Bần hàn khổ nhục tuế tuế lai.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  4. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy! Ngày xưa nước ta thịnh chữ Hán, hơn nữa các cụ cũng khoái khoe chữ nên hay có lối dùng chữ Hán để mô tả, so sánh. Nếu bạn để ý thì ngoài ...hình chữ Nhật là cái hình giống chữ Nhật ( -), chúng ta còn thấy cách nói:
    - Mặt chữ Điền ( ")
    - Ngồi gác chân chữ Ngũ ( " )
    - Đường đi xéo qua, xéo lại thì gọi là hình chữ Chi ( < )
    - Đứng mở chân hình chữ Bát ( . )
    Nhân tướng học có câu:
    Người nào mày mọc đường ngang,
    Hình như chữ Nhất (?), có gan có tài.
    Lưng chữ Cụ (.), vú chữ Tâm (f)
    Đã nuôi con khéo, còn chăm việc nhà.
    Đàn bà hình một chữ Công (.)
    Lấy ai chết nấy, phòng không cuối đời.
    Ngũ hình xem kỹ tỏ tường
    Người nào hình Mộc (o), ốm dường cây khô.
    Hình Kim (?') cốt cách chẳng thô,
    Mũi cao, trán rộng, hình hài phương viên. (phương viên: vuông tròn, no tròn)
    Hình Thổ (oY) thuần hậu tự nhiên,
    Thịt đã no đủ, bối thiên quy hình. (bối thiên quy hình: lưng rùa)
    Người nào dưới rộng thinh thinh,
    Trên thì nhỏ nhọn, Hỏa (火)hình chẳng sai.
    Hình Thủy (水) nở mặt, nở vai,
    Thịt nhiều, xương ít, hình hài no nê.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Vương huynh lắm lắm. Nhưng mà huynh vẫn chưa trả lời là từ "hình chữ nhật" có được coi là hán-việt không ?
  6. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Ta gọi một từ hay một cụm từ Hán Việt khi nó có nguồn gốc là chữ Hán.
    Ví dụ: Vô hình, vô hình trung, song hành, bình phương, song hỷ, lục phủ, ngũ tạng v..v...
    Còn cụm Hình Chữ Nhật thì chỉ có chữ Nhật là Hán, nên cụm này không thể gọi là Hán Việt được.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  7. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Giải thích thế này thì Nhọ vẫn chưa tâm phục. Cả chữ "Hình" và chữ "Chữ" đều có gốc Hán. Chỉ có thêm cách ghép các chữ này.
    Nhọ cũng đồng tình là cụm "Hình Chữ Nhật" có lẽ không phải là Hán-Việt và rất sướng vì cái "phát kiến" này. Nhưng vẫn chưa tâm phục với cách giải thích trên.
  8. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Luật Bất Thành Văn là những quy định, luật lệ không được soạn thành văn bản, không được ghi (dưới dạng chữ viết) thành điều luật mà loại quy định, ràng buộc, luật lệ được hiểu là như thế như thế. Luật lệ của giới giang hồ là một loại luật bất thành văn bởi không có ai ghi chép, phê chuẩn bằng văn bản...Hoặc giả lái xe qua trạm kiểm soát GT nào đó phải nộp tưng đây tưng đây cho loại xe trọng tải 10 tấn, cao hơn là tưng đây tưng đây, nếu không đúng phoóc như thế thì không cho xe qua. Hai bên, lái xe và chú CSGT cứ thế mà thực thi. "Luật" ấy mà ghi chép lại rồi cùng ký thì chết cả nút à?
    Hoặc giả một làng xã nào đấy bắt nhà náo có con gái đi lấy chồng phải khao như thế này, có con trai lấy vợ thì phải khao như thế kia, có con gái chửa hoang thì phạt vạ tưng đây...những quy định kiểu đó không được ghi chép mà truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác...thì đó được gọi là luật bất thành văn.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đi bộ khác với chạy bộ ở chỗ đi bộ thì lúc nào cũng phải có 1 chân chạm đất. Thường người bình thường đi bộ được 10KM chứ lúc nào cũng chạy bộ thì chịu. Như bố bạn chắc là đi bộ buổi sáng, còn nếu chạy bộ chắc cụ chạy ra được đến đầu ngõ là cùng.

Chia sẻ trang này