1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THẮC MẮC TỔNG HỢP (bạn có thắc mắc không biết gửi vào topic nào?)

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi toett4, 11/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Khoa đẩu văn (Os-?) :lối chữ giống con nòng nọc.
    Có thể nói là chữ viết của người Việt cổ, và chữ khoa đẩu có từ thời nào? Trong sách Thống Chí do Trịnh Tiều sưu tập có lưu truyền: "Đào Đường chi thế, Việt Thường quốc hiến thần quy, cái thiên tuế, phương tam xích dư, bối hữu khoa đẩu văn, kí khai tịch dĩ lại. Nghiêu mệnh lục chi vị chi quy lịch" (Vào đời Đào Đường - Vua Nghiêu 2253 TCN, nước Việt Thường biếu rùa thần, sống một nghìn năm, lớn hơn ba thước trên mu có chữ con nòng nọc ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép lại va gọi là quy lịch). Nói thêm Quy Lịch sau đổi thành Quy Thư tức là Lạc Thư, trước nữa gọi là Cửu Lạc vì gồm bởi bộ số 2, 3, 5 và nhất là 9. Đó là bộ số lịch của Việt tộc mà người Mường gọi là chí rò (Chín rùa).
    Như vậy thì Khoa Đẩu Văn của người Việt đã có từ rất lâu rồi.
    Sử sách còn chép lại, đến thời An Dương vương kinh, triết, văn, sử còn ước hơn nghìn bộ đều ghi bằng chữ Khoa Đẩu. Khi Triệu Đà chiếm nước Âu Lạc, y bắt dân chúng bỏ chữ Khoa Đẩu học chữ Hán. Thời Lĩnh Nam vua Trưng sai công chúa Nguyệt Đức Phùng Vĩnh Hoa sưu tầm còn hơn chín trăm bộ. Mã Viện chiếm Lĩnh Nam, sai chở về Trung Quốc hết, lại bắt dân học chữ hán .
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Lê Đình
    Thường họ thì đó là họ rồi, sao có thể giải thích sang Hán Việt được à bạn.
    Họ Lê là chữ Lê Z này, chữ Lê này cũng là chữ Lê trong Lê Dân, Lê Thứ nghĩa là đông đảo; chỉ gần, sắp trong chữ Lê Minh (gần sáng, tờ mờ sáng)
    Còn chữ Đình, chắc là chữ Đình giống trong tên của mình, chữ Đình (亭 ) bộ Đầu, có nghĩa là Nhà Lớn. Theo phép chia đất của nhà Hán, thì cứ 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 hương làng .
  4. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    - Khi nào ta dùng: cơ bản
    - Khi nào ta dùng: căn bản
    Sự khác nhau giữa "cơ bản" và "căn bản" là ở đâu?
  5. dzung_vnese

    dzung_vnese Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    2.708
    Đã được thích:
    0
    Ở chủ đề bài báo này có viết " Giá vàng NEO cao" . Các bác xin cho ý kiến là Leo cao hay la Neo cao ạ? Xin các cao thủ góp ý ?
    [​IMG]
    Nguyên văn bài viết: http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Mua-sam/2008/07/3BA046EC/
  6. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    THÀNH NGỮ là một lối diễn đạt cố định nào đó, với những từ ngữ đã được chọn sẵn và khó, hoặc không có thể thay thế được. Trên phương diện ngữ pháp, thành ngữ là một cụm từ. Ví dụ: ăn xổi ở thì, ngồi chơi xơi nước, vân vân.
    TỤC NGỮ là một mệnh đề hoàn chỉnh, một câu đầy đủ ý nghĩa, và ý nghĩa này mang tính răn đời. Ví dụ: Gieo gió gặt bão, uống nước nhớ nguồn. Chú ý là đây không phải là những cụm từ rời rạc, mà chính là những mệnh đề hoàn chỉnh đã được tỉnh lược:
    Nếu anh gieo gió thì anh sẽ gặt bão
    Khi anh uống nước thì anh phải nhớ đến nguồn
    vân vân
    Hy vọng giúp được bạn !
  7. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời là không.
    Trong cụm "hình chữ nhật" thì NHẬT được sử dụng theo lối autonymy. Tức là nó tự ám chỉ chính nó. NHẬT ở đây không phải là mặt trời, hay ban ngày, mà chính là chữ NHẬT. Bạn hiểu chứ ? Do đó nó không phải là một từ Hán-Việt. Nói cách khác, nhật ở đây chỉ là một loại tên riêng. Khi nào NHẬT được sử dụng với nghĩa nguyên thủy của nó trong tiếng Hán thì đó mới là một từ Hán-Việt:
    nhật thực, thanh thiên bạch nhật, vân vân
    Được Oeropium sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 17/07/2008
  8. denva80

    denva80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    1.116
    Đã được thích:
    0
    Mình hay nghe nói đến :Tiền án & Tiền sự nhưng mà không hiểu lắm,các bạn có thể giải thích giúp mình được ko?
    Cảm ơn mọi người nhé..
  9. khanhlinh086

    khanhlinh086 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Mình đã từng đọc ở đâu đó mấy bài viết của Xuân Diệu về tiếng việt, đại ý có câu:" Tiếng Việt giàu và đẹp lắm các em ạ" nhưng giờ seach không ra, có bạn nào biết không thì giúp mình với, khẩn cấp[r36
  10. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Người miền Nam có thành ngữ "Tết Công gô" hàm ý "không bao giờ".
    VD:
    - Chừng nào mày trả tiền cho tao ?
    - Tết Công gô trả
    Có bác nào biết xuất xứ thành ngữ trên là từ đâu xin vui lòng chỉ giáo, xin cảm ơn !

Chia sẻ trang này