1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về bài thơ Anh là thợ mộc Thanh Hoa!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi phuongvu7681, 12/12/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Đến chết với cái bác Tieudien này. Nghe phân tích của bác thấy âm hưởng tình yêu thời @ quá. Tôi e là bác cũng "bấy được mấy em nhẹ dạ rồi" nên liên tưởng nhanh quá
    Về cái đoạn gà gáy sáng chứ không gáy đêm, chắc bác quên nhóm từ "nửa đêm gà gáy" - mất rồi : Nửa đêm gà gáy ông còn đi đâu thế?
    @nguvanbaochi: tôi đồng ý với bác về cái gọi là "văn hoá phồn thực" mà bác đã phân tích. Chẳng phải là anh thợ mộc đang mơ tưởng về một mái ấm gia đình, vợ con đề huề đó sao? Còn cách "đãn dắt" của anh ta tôi thấy cũng mộc mạc dễ thương đấy chứ, ít ra đối với một anh thợ mộc không phải là hạng khéo ăn khéo nói.
    Về Nguyễn Khuyến, cảm ơn bác đã cho những thông tin cụ thể hơn. Tuy nhiên tôi vẫn chưa đồng ý với bác bởi:
    1. Nguyễn Khuyến là một nhà Nho. Thơ văn ông thâm trầm nhưng ông không là người "thâm" đến mức làm thơ để "dắt chó tiễn khách" như bác đã nêu. Bài "Hỏi thăm bạn lụt" đúng là có giọng tinh nghịch hơn nhưng vẫn vẫn có phần trìu mến đến một người bạn cùng cáo quan như mình.
    2. Nguyễn Khuyến không phải là phú Nho, tất nhiên ông không đến mức "bán vợ đợ con" như anh Pha chị Dậu nhưng cũng sống cảnh rất thanh đạm (trước khi làm quan nhà ông cũng không dư giả gì - mẹ ông phải may thuê để ông đèn sách 9 lần đi thi). Ông trân trọng nghề nông qua câu dặn con
    Các con nối chí cha nên biết
    Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà
    Không ,ông không hề coi thường những con người chân lấm tay bùn đó nên không có lý gì vì ông BVQ nấu rượu nuôi lợn lại làm ông khinh được (mà tôi đồ rằng một ông quan làm đến chức Tham trị Bộ hình thì khó có thể đích thân nấu rượu nuôi lợn mà là vợ con ông làm thôi!)
    Tuy không cùng ý kiến nhưng vẫn xin được cám ơn một người thông hiểu như bác .
    Nếu được bác cho đôi lời về câu thành ngữ:
    Gái thương chồng đang đông buổi chợ
    Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
    Được HanDiep sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 03/01/2009
  2. tieudien

    tieudien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2008
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Không có đâu, đang đóng vai người nhẹ dạ để tìm bẫy chui vào mà chưa được đây.
    Thứ nhất: anh thợ mộc này chưa chắc đã là... thợ mộc. Xem viễn cảnh anh ta vẽ ra nhé:
    Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ.
    Một đèn đọc sách ngâm thơ,
    Bên chàng đọc sách, bên nàng quay tơ - cảnh này chỉ vợ chồng nhà nho chứ đâu nhà...mộc. Mà đã là nhà nho thì... thâm nho lắm.
    Có câu ca dao đùa khá thú vị:
    Nửa đêm gà gáy, canh ba
    Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.
    Nửa đêm gà gáy không còn là đêm nữa mà bắt đầu chuyển sáng, trời đất chuyển từ âm sang dương. Canh ba - Giờ mà mấy bác nhà nông bắt đầu chuẩn bị ra đồng. Trong bài Tảo giải (Giải đi sớm) của HCM có câu:
    Nhất thứ kê đề dạ vị lan
    Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
    (Gà gáy một lần đêm chửa tan
    Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn)
    Tiếng gà gáy vì vậy thường dùng chỉ báo sáng. Vậy nên cái loại gà mà gáy đêm thì ....hì hì .
    Còn cái "văn hóa phồn thực" không chỉ "ngấm vào con người một cách vô thức" mà là có ý thức đàng hoàng. Các cụ cũng ghê lắm, có khi còn ghê hơn giới @ bây giờ cơ . Thử mấy câu nhé:
    Áo người mặc đoạn cởi ra
    Chồng người ấp đoạn canh ba lại hoàn.
    Cô tê cô tể cô tề
    Cái mặt thì rứa, cái tề thì răng.
    Người xinh cái bóng cũng xinh
    Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
    Bóng trăng khi khuyết khi tròn
    Của đời chơi mãi có mòn được đâu.
    Đang nằm dưới đất, anh lôi lên giường
    Một rằng thương, hai rằng thương
    Bốn cái chân giường gãy một còn ba.
    Em buồn lại nhấc nó lên
    Nó còn bé tí nên cơm cháo gì.
    (nó là ông chồng tảo hôn )
    Vì thế mới có 1 ông Lê Thánh Tông với chơi xuân
    Chơi xuân có biết xuân chăng tá
    Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.
    (Có người nhầm thơ HXH)
    hay 1 HXH với quả mít
    Quân tử có thương thì đóng cọc
    Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
    Và ở bài anh thợ mộc Thanh Hoa này mới có rồng ấp, rồng leo hay lươn thắt khúc trườn bò ra với ... bào trơn đóng bén
  3. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Ô hay đi tán gái thì cũng phải hoa lá cành tý chút chứ bác tieudien. Đây cũng là cách anh thợ môj tỏ ý là mình không thuộc loại lực điền chỉ biết làm hùng hục mà cũng có chữ có nghĩa như ...ai thôi.
    Gà gáy canh ba đúng là để nói về trời bắt đầu sáng. Nhưng nếu nói lúc đấy (23h-1h) là đêm thì cũng không sai. Bài thơ HCT bác trích dẫn vần còn đủ cả trăng cả sao thì ...sáng với ai đây. Huống chi Việt nam ta vẫn có tranh "Dạ xướng ngũ canh hoà" cơ mà. Tôi vẫn thấy ý "gà gáy đêm có vấn đề" của bác là hơi gượng ép.
    Câu này hay đấy, tôi chưa nghe bao giờ (chắc là của miền Trung rồi):
    Cô tê cô tể cô tề
    Cái mặt thì rứa, cái tề thì răng.
    Thôi thì vô thức hay ý thức hay siêu tiềm thức thì cũng
    PS. Tôi chỉ mong được "nhẹ dạ" bằng nửa bác thôi đấy
  4. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Về "Bạn đến chơi nhà", mình chỉ nói một chút thế này:
    1: Nguyễn Khuyến không giàu, nhưng chủ yếu là do cách sống thanh đạm nhiều hơn. Bởi nhà ông vườn ruộng nhiều (gần 1 mẫu), trong nhà có hoành phi câu đối, có sập gụ cho ông nằm (hiện những thứ đó được con trai ông lưu giữ). Nếu so với thời đó, thì thuộc hàng "phú" rồi.
    2. Đúng, ông rất trân trọng nghề nông và người dân. Trân trọng và thương yêu một cách bao dung sâu sắc. Nhưng theo quan niệm xưa, người ta rất khinh thường nghề nấu rượu, nuôi lợn đẻ con lấy lãi, đó được coi là nghề của "con buôn". Dân làm nghề đó thì có thể hiểu được, chứ Nho mà làm thì đó là điều không thể chấp nhận (cứ cho là vợ con ông BVQ làm, nhưng ông chấp nhận để vợ con làm nghề đó thì cũng khó mà thông cảm được)
    Bây giờ nói về câu tục ngữ: "Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm" nhé!
    Có nhiều cách hiểu về câu ?oGái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm?. Câu tục ngữ này được thể hiện bằng hình thức sóng đôi. Nó thú vị vì mang đậm triết lý dân gian, và điều đặc biệt hơn, là vì có nhiều cách hiểu khác nhau, mà hiểu theo cách nào cũng đúng.
    1. Chỉ mức độ tình cảm khác nhau giữa chồng và vợ theo tâm lý nam nữ
    ?oGái thương chồng đương đông buổi chợ? là một tình cảm nồng nàn, thường trực, đầy đặn và đằm thắm. Bởi ai cũng biết phiên chợ Việt Nam lúc đông nhất thì nó chen chúc, náo nhiệt như thế nào. Còn ?otrai thương vợ nắng quái chiều hôm? có thể cũng là một tình yêu mãnh liệt, nhưng nó lại không kéo dài, chỉ một thoáng như ?onắng quái? buổi chiều hôm kia mà thôi.
    Tình cảm này phù hợp với tâm lý giữa đàn ông và phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam thì ngàn đời yêu chồng một cách thiết tha, đằm thắm, và cả chung thủy nữa. Bởi đã là chợ, dù mới họp hay đã vãn thì cũng vẫn là đông, nên tình cảm người phụ nữ, dù thế nào thì cũng vẫn tròn đầy.
    Còn tình cảm của người đàn ông thì đúng như ánh nắng ?oquái kia?, có thể mãnh liệt, nhưng thô ráp, sôi nổi, không kéo dài. Cần chú ý không phải cứ chiều là sẽ có nắng quái. Và nó cũng xuất hiện không lâu, chỉ trong chớp nhoáng. Điều này phù hợp với tính mạnh mẽ, quyết đoán vốn có của người đàn ông.
    2. Mức độ tình cảm khác nhau giữa chồng và vợ theo chiết đoạn thời gian
    Ấy là người con gái thường yêu chồng nhất ở giai đoạn đương thì, son rỗi. Tấm tình cảm của người phụ nữ giai đoạn này như buổi chợ kia, lúc náo nhiệt nhất là vào quãng giữa phiên. Còn người chồng, trẻ thì ham chơi, lo đi xa làm ăn, nên chỉ đến khi về già (tuổi đã xế chiều), có thời gian, mới ngồi nghĩ ngợi và biết thương vợ. Tuy nhiên dù có biết thương vợ đến mấy, thì tình cảm ấy cũng sẽ không thể tồn tại lâu, chỉ như một chút ?onắng quái? thôi, bởi đó cũng là lúc họ ?ogần đất xa trời? rồi.
    Nói ngắn gọn thì ?ovợ thương chồng nhất lúc trẻ, chồng thương vợ nhất lúc về già?.
    3. Mức độ tình cảm do đặc trưng xã hội phong kiến
    Trai xưa có thể năm thê bảy thiếp, nhưng gái lại chỉ có một chồng. Vì chỉ có một, người phụ nữ dồn hết tình cảm vào người chồng ấy, nên lúc nào cũng đủ đầy, tha thiết và nồng nàn như ?obuổi chợ đang đông?. Còn người đàn ông, do có nhiều vợ, tình cảm bị chi phối, bị phân tán, nên dù có yêu vợ biết mấy, cũng chỉ là chớp nhoáng, không trọn vẹn.
    4. Hiểu ?othô? từ ngôn ngữ văn bản
    Còn cách hiểu nữa, là người phụ nữ thương người chồng vất vả buôn bán giữa buổi chợ đông, còn người chồng thì thương vợ vẫn phải làm lụng buổi chiều tà nắng quái. Cách hiểu này hơi ngược, vì đi chợ buôn bán ngày xưa là việc của phụ nữ. Còn làm ruộng làm vườn là việc của đàn ông. Nên có lẽ, 3 cách hiểu trên là đúng nhất.
    Có vài lời thế, bạn nào có ý kiến gì thì góp thêm nhé, bởi mình cảm giác vẫn chưa thật sự hiểu hết được câu tục ngữ này.
  5. mps

    mps Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    1.107
    Đã được thích:
    0
    "Gái thương chồng đương đông buổi chợ, trai thương vợ nắng quái chiều hôm"
    Gái thương trai đương đông buổi chợ, chồng thương vợ nắng quái chiều hôm.
    Ý là gái đi chợ đông thì kiếm được bạn trai, vợ muốn chồng thương thì đợi chiều tối. Lý do là xưa trai gái rất hạn chế đi chơi đêm nên mới thế, bây giờ thì hơn thế, trai không chơi đêm không nên chồng, gái không chơi đêm không nên vợ.
  6. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Tôi không chắc nhà BVQ nuôi lợn vì tận dụng bã rượu hay làm hẳn "nghề nuôi lợn". Một điều nữa tôi thiết nghĩ là nông thôn VN ta, nuôi gà nuôi lợn là điều rất bình thường. Phỏng nhà NK cũng nuôi lợn có khi???. Thôi tóm lại là bác giữ quan điểm của bác, tôi theo quan điểm của tôi.
    Về câu tục ngữ thì tôi băn khoăn nhất là chữ "nắng quái". Theo tôi hiểu nắng quái không phải là nắng xế - như theo cách diễn giải nói trên của bác. Nắng quái là cái nắng chiều gay gắt cháy da của những tháng 6, 7, 8 oi bức khoảng từ 2h đến 4h. Rõ ràng là nó kéo dài chứ không ngắn ngủi và mạnh hơn nắng xế rất nhiều. Chính cái so sánh lòng thương vợ của đàn ông với cái nắng quái làm tôi đi tìm lời giải thích và chưa thấy hợp lý lắm. Đặc biệt là nắng quái lại đi với chiều hôm, nên chăng là "nắng xế chiều hôm" thì sẽ logic và hợp lý hơn: người đàn ông khi đã về già mới biết trân trọng thương yêu người vợ tào khang đã tần tảo suốt những năm tháng son trẻ vì chồng vì con....
  7. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Theo mình thì "nắng quái" là nắng lúc chiều sắp tàn. Lạ ở chỗ là, lúc đó trời đã về chiều, mà nắng vẫn rất gay gắt, khiến người ta bức bối; nhưng cũng chỉ 1 lát là hết. "Quái" là vì thế!
    Hơn nữa, câu tục ngữ đã nói rõ là "nắng quái chiều hôm". Bác Hồ cũng có bài "Cảnh chiều hôm" để nói về hoạt động của con người trong thời khắc ngày tàn đấy.
    Tuy nhiên, nếu hiểu "nắng quái" theo cách của bạn, thì chắc mình cần thêm thời gian để đi hỏi các bậc "cao nhân" vậy.
  8. nilegem

    nilegem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bốn cửa anh chạm bốn nghê
    Bốn con nghê đực chầu về tổ tông,


    Con nghê này chỉ cho Thiên Nghệ tức cung Tuất (con chó), là linh vật đại biểu cho người Việt Nam, chữ Nghệ này là kỹ nghệ; thường ta muốn học một nghề nào đó phải nhờ thầy tổ chỉ dạy, truyền hết từ đời này đến đời khác, nên mới có câu uống nước nhớ nguồn, có ân có nghĩa với thầy, cha mẹ của mình, người đã truyền nghề cho mình. nên nói là chầu về tổ tông, tức nói người Việt có ân có nghĩa, trọng ân. Trọng đạo thờ ông bà, tổ tiên.



    Bốn cửa anh chạm bốn rồng,
    Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo.


    Rồng ở đây (Thìn) tức chỉ Thiên Gian, là Trung quốc, con rồng, Gian là gian ác, âm mưu, ở đây chữ ấp, chữ leo chỉ cho ấp ủ tham vọng, leo lan, bành trướng, ở đây Thìn và Tuất xung nhau


    Bốn cửa anh chạm bốn mèo,
    Con thì bắt chuột, con leo xà nhà.


    Từ Rồng xuống 1 ô là cung Mão, tức Thiên Phá. Phá ở đây không có nghĩa là phá của mà là phá phách, tinh nghịch, như con mèo vờn với con chuột, rồi leo lên nóc nhà giỡn, đây chỉ cho người Nhật, 1 dân tộc rất hay làm dáng, thích cái đẹp, điệu đà, duyên dáng, giống như con mèo tinh nghịch


    Bốn cửa anh chạm bốn gà,
    Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn.


    Từ Mão xung đến cung Dậu là con gà, tức Thiên Nhận, cây đao, chữ "đêm ngày" chỉ cho sự kỉ luật sắt đá, biểu tượng của con dao không tình không nghĩa mà chỉ biết y theo pháp mà hành xử, đây chỉ cho nước Mỹ. Như con gà cứ đúng theo giờ là nó gáy, bất kể gì, đây chỉ cho sự kỷ luật, như con dao


    Bốn cửa anh chạm bốn lươn,
    Con thì thắt khúc, con trườn bò ra.


    Chữ lươn, cũng như con rắn, là biểu tượng của Ấn độ, tức Thiên Văn. Văn ở đây là chỉ các Pháp, như pháp thiền, mở luân xa, Yo ga. Thắt khúc liên tưởng tới các pháp mật tông dùng sợi chỉ ngũ sắc thắt khúc 21 lần, còn trườn bò ra chỉ cho sự vươn ra, muốn giải thoát, không muốn bị gò bó, đây là ý muốn Moksha, giải thoát hoàn toàn của người Ấn

    Bốn cửa anh chạm bốn hoa,
    Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.

    Chữ Hoa sen đại biểu cho Phật, là Thiên Thọ, có ý chỉ Phật sống lâu, ở hiền nên Thọ mà không gặp tai họa, đây là cung Hợi, tiếp nối tới của cung Tuất, nên mới nói đạo Phật là ước vọng của nhiều người Việt Nam

    Bốn cửa anh chạm bốn đèn,
    Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ.
    Một đèn đọc sách ngâm thơ,
    Một đèn anh để đợi chờ nàng đây

    Đèn ở đây chỉ cho tăng đạo, tu hành. Biểu tượng là Thiên Cô tức con khỉ, Cô nghĩa là cô độc, người tu hành thường cô độc, cái đèn chỉ cho sự miệt mài kinh sách, cần mẫn, không cần màn tới thế giới bên ngoài
    Một đèn anh để đợi chờ nàng đây
    Đây nói đến cung đối của cung Thân tức cung Dần, là Thiên Quyền, chỉ cho cuộc sống phàm tục nhưng đầy ý vị của con người, như nghĩa vợ chồng (chồng có quyền hành, vợ tuân theo, chồng dương vợ âm). Quyền hàm nghĩa số đông vì có quyền nghĩa là có người để sai khiến, mà thường là số đông bị sai khiến

    Tóm tắt
    Người hướng về tổ tông là nước Việt (cung Tuất- con chó hướng về phía chủ), còn đối của hướng về tổ tông, đó là dân du mục nay đây mai đó, chỉ cho tụi Mãn thanh- Trung quốc, thích bành trướng, lấn áp
    Người tinh nghịch phá phách là nước Nhật (con mèo), còn đối của tinh nghịch đó là sự kỷ luật của nước Mỹ
    Người thích thoát khỏi trần tục là nước Ấn độ, chỉ cho đạo Hindu, còn Phật thì ở trong tục mà vẫn thoát tục, an nhiên tự tại không cầu xa lìa chúng sinh
    Một bên là tu hành cô độc, một bên là phàm tục thế gian (cô với quyền)
  9. nhule

    nhule Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2016
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    3
    hay đấy bạn !

Chia sẻ trang này