1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về cái chết của Hai Bà Trưng

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vnhn, 20/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc về cái chết của Hai Bà Trưng

    Trong cuộc kháng chiến,lãnh đạo toàn dân chống lại nhà Hán, Trong trận đánh với Mã Viện,Hai Bà đã thất thủ và hy sinh. Nhưng cho đến bây giờ cái chết của hai Bà như thế nào thì hãy còn quá mông lung,không chắc chắn. Theo các bộ sử cũ từ xưa thì các bà sau khi vỡ trận thì tuẫn tiết,trầm mình xuống sông Hát Giang,nhưng theo các bộ sử của TQ thì hai Bà thất trận bị bắt và bị chém đầu mang về TQ. Hồi trước tôi có đọc báo Khoa học và đời sống thì cũng có một câu hỏi về cái chết của hai Bà, và đền thờ hai Bà ở Phú Thọ và được ông Lê Văn Lan trả lời là: sau khi nghiên cứu,thăm dò các thế hệ các cố lão ở xã Hát Môn về cái chết của hai Bà thì đều được các cụ giải đáp là: Vì dân chúng tôi kiêng đổ máu,hai Bà chết đổ máu. Như vậy thì đích thực là như vậy không?
  2. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em đọc trong cuốn "Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà nội" thì có thấy nói rằng, gần như tất cả các nhà sử học nghiên cứu về HBT đều có chung nhận định: Hai Bà chết vì đao kiếm. Ở đền thờ Hai Bà (nơi nào thì để em xem lại), các kiệu, lọng, v.v... đều sơn màu đen, tránh dùng màu đỏ, màu máu.
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Đền thờ Hai Bà thuộc Mê Linh, Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 20km thôi, chứ đâu tận trên Phú Thọ hả các bác.
    Ở HN qua cầu Thăng Long khoảng 5km là đến đền thờ 2 Bà (đi đường Chèm ấy)!
    Chính thống thì vẫn nói là 2 bà trầm mình trên sông Hát tự tận!
    Thôi chuyện cụ Lan hỏi thì không biết, hôm nào tiện đường em tạt vào hỏi các cụ rồi hầu các bác sau vậy!
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    để em gõ một đoạn trong cuốn "Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hà Nội" - tác giả Nguyễn Vinh Phúc - NXB Hà Nội -1983 phục vụ các bác.
    ".... Tất cả các tài liệu lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam đã dẫn đều thống nhất là HBT tử trận tại Cấm Khê (1)
    Các sách sưu tầm truyền thuyết cũng đều chép như vậy.
    Việt Điện U linh: "Hai bà lui giữ Cấm Khê...thua trận và cùng mất."
    Lĩnh Nam Chích Quái: Bà (Trưng Vương) lui giữ Cấm Khê. Viện đêm quân đến đánh... Bà thế cô, bị hại trong trận."
    Ngay ở làng Hát Môn, nơi có đền chính thức thờ Hai Bà cũng có hèm kiêng là tất cả các đồ thờ phụng đều sơn màu đen, tuyệt đối không dùng màu đỏ là màu máu. Khi cúng tế cũng không ai được mặc trang phục màu đỏ. Như vậy cũng phản ánh tín ngưỡng Hai Bà đổ máu ở chiến trường.
    Song cũng chính ở đền Hát Môn này, bản ngọc phả lại kể là Hai Bà tự trầm trong dòng Hát Giang. Và từ bao đời, truyền miệng phổ biến trong dân gian cũng kể như vậy. Năm 1840, khi soạn văn bia Trưng Vương sự tích bi ký, tiến sỹ Vũ Tông Phan hẳn cũng theo lời truyền miệng mà kể rằng: "Đến lúc việc chẳng chiều lòng, (Hai Bà) cùng nhau xắn tay nhảy xuống sông Hát."........."
    Phụ chú: Về chung cục của Hai Bà, ở các thần tích, ngọc phả có khá nhiều dị bản.
    1. Ngọc phả làng Hạ Lôi (Yên Lãng): Hai Bà hoá ở một ngọn núi huyện Thạch Thành thuộc phủ Kinh Môn.
    2. Thần tích làng Thịnh Kỷ (xã Tiền Châu, huyện Mê Linh) nơi thờ Đông Hối: Hai bà hoá ở huyện Thạch Thành, thuộc phủ Thiệu Thiên, Ái Châu.
    3. Thần tích làng Cư An (Xã Tam Đồng, huyện Mê Linh) nơi thờ riêng Trưng Nhị: Bà Trưng Trắc tự ải ở một ngọn núi huyện Thạch Thành, Ái Châu. Bà Trưng Nhị thì chết ở Cư An.
    4. Thần tích làng Nại Tử xã Chu Phan, huyện Mê linh thờ riêng Thi Sách: Hai Bà đều chết trận ở Cấm Khê.
    5. Thần tích làng Tuấn Xuyên (xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì) thờ Phùng Thị Chính: Hai Bà hoá tại núi Hi Sơn.
    6. Thần tích làng Thanh Lãng (xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên) thờ Triệu Khoan Hoà: Bà Trưng Nhị tử thương bên bờ sông Nguyệt Đức. (tức sông Cà Lồ)
    7. Đặc biệt theo Thiên Nam Ngữ Lục kể về chung cuộc của Hai Bà khác hẳn với mọi tài liệu quen thuộc: Được tin Mã Viện kéo sang, Hai Bà điểm binh lên Man Thành đón đánh. Sau một vài trận, liệu thế không thắng, Trưng Vương đề nghị giảng hoà. Mã Viện y theo, lấy Man thành tức Tư Minh làm mốc phân chia hai nước. Nhưng khi vừa kéo binh về thì Hai Bà "chị em nhuốm bệnh yên hà, nửa đêm bỏ đất lối ra lên trời."
    (1) Hậu Hán thư, q24: Tháng giêng năm Kiến Vũ 19 chém Trưng Trắc Trưng Nhị...
    Cũng sách này, q86: Tháng tư năm Kiến Vũ 19. Viện phá Giao chỉ, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị. q22: Lưu Long đuổi đến Cấm Khê, bắt được Trưng Nhị, chém hơn nghìn đầu.
    Nam Việt Chí: Trưng Trắc chạy vào Kim Khê huyệt, hai năm mới bắt được.
    Toàn Thư: Trưng Vương và em gái ....thế cô đều thua chết.
    Cương Mục: Trưng Vương và em gái...thế cô, đều bị thất trận chết.
    Theo như đoạn trên của cuốn sách, cũng chưa thể khẳng định nguyên nhân Hai Bà chết vì đao kiếm. Nhưng rõ ràng (những sử liệu cổ, về tục truyền thờ phụng ở đền Hát Môn) giả thuyết Hai Bà tử nạn nơi chiến địa là khả năng có sức nặng hơn cả và có lẽ các nhà sử học cũng ngầm công nhận giả thuyết này (trong một chương trình Dư địa chí truyền hình trước kia, cũng có nói Hai Bà chết tử nạn nơi sa trường).
    Về địa danh Cấm Khê, có nhiều giả thuyết, như theo giả thuyết có tính thuyết phục nhất thì có lẽ Cấm Khê là khu vực thung lũng Suối Vàng, nơi có con Suối Vàng từ sườn đông núi Tản Viên Nam chảy về rồi vòng qua Hạ Lôi - Bằng Trù ở Thạch Thất rồi đổ vào sông Tích.
  5. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì việc Hai bà trưng bị chết trận là đúng. Nhưng cái cần quan tâm hiện nay là xác Hai Bà sau đó như thế nào?
    - Có một số nguồn tin không rõ (vì chẳng tài liệu nào rõ ràng) là hai bà tử trận hay tuẫn tiết.
    Hiện tại có đền thờ Hai Bà Trưng tại khu vực quận Hoàng mai, Hà Nội (khu vực chợ Trời), không biết đây là tín ngưỡng thờ vọng hay không?
  6. anhcobra

    anhcobra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    1.690
    Đã được thích:
    0
    Chợ trời ở quận Hoàng Mai? ông nay chắc không fải người Hà Nội.
  7. ntcbk

    ntcbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Đền Hai Bà Trưng trước kia là ở ngoài bãi sông Hồng -đền Ngoài (nay thuộc địa bàn của phường Bạch Đằng- Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội), sau được chuyển về làng Hương Viên đền Trong (chính là khu vực đền Hai Bà bây giờ) .Lý do chuyển vì đền ở ngoài sông dễ bị ngập lúc nước lên (bạn nào ở ngoài đê sông Hồng chắc biết mấy bận nước lên phải sơ tán vào trong đê rồi quân đội được huy động để hàn cửa khẩu lại ) .Việc di chuyển này tôi không biết đã diễn ra lâu chưa , chỉ biết một điều là vì việc chuyển này mà hàng năm đến ngày hội đền thì luôn có làm lễ ở đền Ngoài trước rồi mới đến làm lễ (chính hội ) ở đền Trong ,chính là để thể hiện lại việc "rước" Hai Bà về nơi thờ phụng mới .
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Em cũng không khoái cổ sử, đơn giản vì thời gian qua lâu rồi, tính thời sự ít nhiều phai nhạt. Thêm nữa, cổ sử khó, không phải ai cũng có thể "nghiên cứu" một cách có hệ thống được. Phần lớn mọi người nói "theo sách cổ này, theo sách cổ kia", nhưng chưa chắc đã được sờ vào phiên bản chữ quốc ngữ của nó, chứ đừng nói đến việc đọc hết và tiếp cận nguồn. Nhân tiện bác vnhn có nói về Cấm Khê hay Kim Khê, em xin gõ nốt đoạn phân tích và xác định địa danh này, đây có lẽ là một trong những đoạn hay nhất trong cuốn sách của tác giả Nguyễn Vinh Phúc, những mong phục vụ các bác.
    Trích từ "Cuộc khởi nghĩa Hai bà trưng ở Hà nội" - TÁc giả: Nguyễn Vinh Phúc.NXB Hà Nội - 1983
    Cấm KHê là căn cứ kháng chiến cuối cùng của Hai BÀ. Đất CẤm Khê còn có tên là Kim Khê và được coi là ''''cứu'''' hoặc ''''huyệt''''. Cứu có nghĩa là khe, động. Huyệt có nghĩa là chỗ khe núi nước chảy xói vào. Vậy cứu và huyệt có nghĩa na ná như nhau. Kể ra bản thân chữ khê cũng đã có ý nghĩa là một cái khe núi vì ở các tài liệu nói trên (những tài liệu sđd - vqt), chữ khê được viết theo bộ cốc, chữ ấy có nghĩa là một khe nước ở vùng núi non(chứ không phải đồng bằng).
    Như vậy, Cấm Khê hoặc Kim Khê - Có thể hiểu là Khe Cấm hoặc Khe Vàng - phải là một vùng có khe suối tức cũng là một vùng đồi núi, mà là một vùng đồi núi không hẹp, lại hiểm trở, để nghĩa quân có thể trú ẩn an toàn và chiến đấu trong một thời gian dài, ít nhất là từ một năm trở lên.
    Vậy Cấm khê cụ thể là ở chỗ nào? Từ thời nhà Đường, cuối thế kỷ VII, Thái tử Lý Hiền làm công việc chú giải Hậu Hán Thư, đã ghi chú về Cấm Khê như sau:"quận giao chỉ, Huyện Mi Linh (có âm khác là Mê Linh) có Kim Khê cứu, người đời gọi là Cấm Khê, Đó là nơi Trưng trắc cố thủ. Nay thuộc huyện Tân Xương, Phong Châu".
    Như thế thì cũng có thể hình dung ra vị trí Cấm Khê được rồi. Song từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau khi chỉ định vị trí này. Các tác giả bộ Cương Mục thì cho rằng: "Cấm Khê ở về địa hạt Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây" (Tiền biên - q2). Vĩnh Tường nay là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ông Đào Duy Anh lại đoán định Cấm Khê là xã Cẩm Khê hay còn gọi là Cẩm Viên ở huyện Yên Lạc cũng thuộc tỉnh Vĩnh Phú (Cổ đại Việt Nam - Tập IV - trang 65)(H.Maxpero trong L''''expé***ion de Ma Yuan - BEFEO XVIII - cho rằng Cấm Khê là Cẩm Khê và coi đó là huyện Cẩm Khê, tỉnh Yên Bái. Nhưng cũng chính ông cũng tình ra cái tên huyện Cẩm Khê mới chỉ có từ năm 1841. Trước đó là huyện Hoa Khê. Cho nên ông không nghiên cứu tiếp vấn đề Cấm Khê nữa, coi như chưa biết ở đâu.)
    Thế là cả hai thuyết trên đều đặt CẤm Khê ở trên một dải đồng bằng hẹp năm ngay bên tả ngạn sông Hòng mà hàng năm về mùa mua lũ thường bị ngập nước (vì ngày đó chưa có đê). Như vậy, không phù hợp với sự ghi chép của các thư tịch đã nêu ở trên. Vả nếu đúng là dải đồng bằng ấy thì làm sao mà Hai Bà tổ chức kháng chiến được tới hàng năm (hoặc 2 đến 3 năm) chống lại cuộc bao vây càn quét của 2 vạn quân giặc đang nắm ưu thế về quân sự? Để làm được như vậy, nghĩa quân Hai Bà phải có một căn cứ hiểm yếu, có giá trị phòng ngự tốt nhưng lại cũng không phải là hoàn toàn khép kín, mà có thể và cần phải liên lạc được với các căn cứ khác và với nhân dân hậu phương (có thế mới duy trì được cuộc chiến đấu).
    Gần đây, vào năm 1972 ông Đinh Văn Nhật trong luận văn "Đất Cấm Khê, căn cứ cuối cùng của Hai Bà Trưng trong cuộc khởi nghĩa Mê Linh năm 40 - 43" in ở tạp chí Nghiên cứu Lịch sử các số 148-149, đã đưa ra một giả thuyết mới. Nội dung cơ bản của thuyết này là coi trung tâm Cấm Khê, căn cứ kháng chiến cuối cùng của Hai Bà Trưng, chính là khu vực thung lũng Suối Vàng, nói có con suối Suối Vàng từ sườn đông núi Tản Viên nam chảy về rồi vòng qua Hạ Lôi - BẰng Trù ở huyện Thạch Thất để đổ vào sông Tích. ''''Thung lũng Suối Vàng'''' được coi là tên Nôm của Kim Khê cứu. Tác giả mô tả:"Con suối này bắt nguồn từ núi Xổ có đỉnh cao 178m, gần thôn Cổ Cửa trên đất các xã Đào Lãng và BẰng Lộ cũ, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, sau đó chảy qua xóm Suối Vàng rồi vào địa hạt xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, thành suối Hạ Bằng; suối này chảy qua chân núi Tu Hú, qua xã Hạ Bằng rồi sau cùng đổ vào sông Con ở ngang Dã Cát và Phú Vinh thuộc huyện Quốc Oai, Hà Sơn Bình (Hà Tây ngày nay - vqt)(Nghiên cứu Lịch sử, số 148).
    Giả thuyết này được khá nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Ông Văn Tân, vùa tán thành và lại vừa cung cấp thêm một giả thiết về mặt ngữ âm: "Kim Khê hay Cấm Khê đều đọc là ''''gin xi'''' hay ''''chin xi''''. Đầu tiên người ta đã dịch Suối Vàng là gin xi (chin xi) tức Kim Khê. Sau khi truyền miệng cho nhau, người ta chỉ nói là gin xi. Rồi từ gin xi người ta viết ra Cấm Khê hoặc Cẩm Khê. (Văn Tân - Công tác nghiên cứu Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa do Hai bà Trưng lãnh đạo trong mấy năm gần đây - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 164).
    Thung lũng Suối VÀng đó có rất nhiều dấu hiệu tỏ ra là một căn cứ của Hai Bà Trưng. Ngoài tên gọi ra (Kim Khê - Suối Vàng) nơi đây còn là một vùng rừng núi kín đáo rất phù hợp với việc xây dựng một căn cứ địa: sông Đáy là hào phòng thủ tự nhiên thứ nhất của vùng này, sông Tích là vòng hào thứ hai, còn rừng cây bạt ngàn của dãy Ba Vì - Viên Nam là tấm áo giáp che chở hiệu nghiệm đồng thời cũng là nguồn cung ứng phần nào lương thực thực phẩm. Căn cứ này lại có lối thông vào Cửu Chân qua hành lang Miếu Môn - Nho Quan (Ninh Bình ngày ngay - vqt).
    Ngoài ra, thung lũng Suối Vàng lại gần kề Hạ Lôi - Kẻ Lôi, được coi là quê hương của Hai Bà và như vậy trở thành chỗ dựa về mặt vật chất và nhất là về tinh thần cho hoạt động của kháng chiến.
    Một dấu hiệu khác nữa là thung lũng này ở ngay dưới chân núi Vua Bà, ngọn núi cuối cùng của dãy Tản Viên nam. Cái tên ấy phải chăng có liên quan tới Hai Bà Trưng? Đành rằng trong tục lệ thờ phục và tín ngưỡng dân gian của chúng ta có nhiều ''''Vua Bà'''', song ở đây, bên cạnh núi Vua Bà lại có cả núi Mã Viện, tương truyền là nơi đóng quân của tên giặc già này. Vậy thung lũng Suối Vàng với núi Vua Bà, núi Mã Viện càng có khả năng là có liên quan tới sự kiện Hai Bà Trưng và là một chiến trường cổ thời đó (Nếu sau này ngành khảo cổ đào được ở khu vực những vũ khí bằng đồng hoặc bằng sắt, hoặc phát hiện những bãi táng tập thể thì đích thực đây là Cấm Khê).

    Được vo quoc tuan sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 29/08/2006
  9. vnhn

    vnhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Theo Trưng VƯơng lưỡng vị sự tích thì khi hai Bà mất trên sông thì hoá hình thành tượng đá,ngồi trên dòng nước,thường phát ra khí sáng,trôi mãy đến khúc sông bãi Đồng Nhân,đêm đêm toả sáng đến ngất trời,khiến nhân dân kinh hãi,thuyền bè không dám lại gần.. Vua Lý Anh Tông lúc đóbiết chuyện sai người đón rước nhưng không được. Dân bãi Đồng Nhân lấy vải đỏ đón các Bà vào thì thấy tượng cao lớn và nặng,đầu đội mũ trụ,thân mặc áo giáp,hai tay trỏ lên trời,một chân quỳ,một chân ngả ra. Vua bèn giáng chỉ xây dựng đền thờ hai Bà ven sông.
    Về việc rước lễ từ đền Đồng Nhân từ đền Đồng Nhân ở mé trong đê ra bờ sông Hồng thì là do hồi xưa ngoài bãi có đền thờ nhưng do sông bị lở nên phải chuyển vào trong, Việc di dời này kô chỉ mỗi ngôi đền mà còn toàn bộ dân cư làng Đồng Nhân gốc ở ngoài bãi sông thuộc huyện Thanh trì ngày nay vào mé trong đê,cho đến tận bây giờ. Việc rước lễ từ đền ra ngoài bãi chính là cuộc hành hương về cội nguồn,và còn có mục đích khác là lấy nước ỏ khu làng cũ về để làm lễ" rước nước" vào ngày chính tịch( mùng 5 tháng 2 âm lịch hàng năm). Nước lấy về,nấu với trầm hương,một nửa tắm rửa cho tượng,phần còn lại dành cho cúng bái quanh năm.
    Đây là một nghi thức văn hoá tín ngưỡng có từ rất sớm được bảo tồn cho đến ngày nay. Nhưng sự thật thì hai Bà có lẽ đúng là đã bị chết trận chứ không phải trầm mình xuống dòng Hát Giang như mọi người thường nghĩ. Hai Bà đã bị chém đầu,chết oanh liệt giưã trận tiền Kim Khê( tên chữ Hán của Suối vàng,nay ở giữa miền Lương Sơn- Hoà Bình và QUốc Oai-Hà Tây) . Trong các bộ sử của TQ thì có những bộ như Hậu Hán thư,Lưu long truyện thì chỉ thấy nói là bắt được Trưng Nhị,nhưng theo Mã Viện truyện thì nói là Mã Viện bắt được cả hai Bà và chém đầu gửi về Lạc Dương,
    CHỉ sau này các do tâm nguyện của dân gian vì không muốn các vị anh hùng của mình phải chết thảm nên mới cho rằng hai Bà đã trầm mình,hy sinh. Và điều này vẫn được lưu truyền cho đến nay.
    Chủ đề này sao ít người tham gia quá vậy,mọi người toàn tìm hiểu sử cận đại mà toàn bỏ qua cổ đại,đây là giai đoạn rất hào hùng của dân tộc ta mà ít được để tâm quá.
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị bỏ mình vì đao kiếm là đúng, tôi cũng nghĩ như mọi người. Theo tôi có thể 1 trong 3 trường hợp:
    1- Hai Bà hi sinh giữa trận lúc gươm giáo bời bời. Điều này khó xảy ra vì Hai Bà là chủ tướng thì chỉ phất cờ chỉ huy trận thế, hoặc nếu lúc nguy khốn, các tướng lĩnh sẽ liều mình để bảo vệ. Khả năng này là 20%.
    2- Sau trận Cấm Khê, thất thế, các bộ tướng phát tán về phía nam, Hai Bà biết thời thế khó tránh, hoặc liều mình đánh vào, hi sinh giữa trận. Khả năng này là 30%.
    3- Trong trận Cấm Khê hoặc các trận sau đó, quân ta thế cô, có thể giữa trùng vây của quân Hán, Hai Bà chẳng may bị bắt, các tướng thấy thế bèn tháo lui. Mã Viện dùng để mua chuộc nhưng không thành và... Khả năng này cao hơn cả, 50%.
    Cả 3 trường hợp trên, đều là lẫm liệt cả.

Chia sẻ trang này