1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về chuyện xin visa du học

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi OnoNguyen, 06/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OnoNguyen

    OnoNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc về chuyện xin visa du học

    Ai biết cho mình hỏi là điểm IELTS mà dsq Australia yêu cầu tối thiểu bao nhiêu, và thời gian xem xét hồ sơ là bao lâu. Mình vừa được thông báo nhận đc hb Endeavour và tháng hai là nhập học rồi. Mà điểm IELTS thì kô có, chỉ có TOEFL thôi. Chẳng biết mô tê gì cả. Lo quá!!!!
  2. theloitran2001

    theloitran2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tham khảo thêm tại link dưới:
    http://www.vietnet.com.au/details_cate.php?cid=4
  3. theloitran2001

    theloitran2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bạn có tham khảo thêm ở đây:
    Luật di trú: Mặt trái của việc di dân tay nghề
    30/10/2006

    Trên nguyên tắc, theo luật di trú, người di dân theo diện tay nghề cần phải có một nghề chuyên môn và thông thạo tiếng Anh. Người công nhân có hai điều kiện này giống như tay phải là nghề nghiệp và tay trái là tiếng Anh. Trong thực tế, có một số trường hợp, người ta đã được di dân sang Úc mà không đạt hai điều kiện trên. Đó là nội dung trên một bài báo của tờ The Sydney Morning Herald số ra ngày mùng 4 tháng 9 năm 2006.
    Theo tờ báo trên một số công nhân từ Trung Quốc qua làm việc cho công ty chế tạo giấy ABC Tissues tại vùng Wetherill Park, Sydney.
    Theo các công nhân người Úc làm việc tại trụ sở của công ty nói trên, không một công nhân người Trung Quốc nào đến làm việc biết nói tiếng Anh, đọc những dấu hiệu về an toàn hoặc làm theo những chỉ dẫn trong trường hợp có việc khẩn cấp. Nhiều người thợ phải được huấn luyện tại chỗ để làm những công việc căn bản.
    Một người thợ điện Úc nói rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy một người thợ Trung Quốc đã sử dụng một dụng cụ về điện chế tạo tại Trung Quốc không đúng tiêu chuẩn để lột vỏ dây điện và anh ta cắm dây điện sống không có bọc ở ngoài vào ổ điện. Ngoài ra, cũng theo tờ báo trên có những người thợ lái xe fork- lift, những thợ điện từ Trung Quốc qua làm việc cho công ty ABC mà không hề có bằng lái hoặc chứng chỉ về thợ điện.
    Hiện nghiệp đoàn của Úc đang theo dõi và can thiệp cho những người thợ đi làm cho công ty nói trên mà không được trả tiền đầy đủ cũng như bảo đảm về sự an toàn.
    Một người thợ tên Jack Yang làm việc tại Melbourne đã bị những người chủ hoặc trung gian đòi trả tiền đợt đầu là $9800 để có visa qua đây. Sau một thời gian làm việc, anh phải trả một số tiền khác là $10,000 chi phí luật sư và dịch vụ. Anh không được trả tiền đúng mức cũng như không được lãnh tiền Super. Anh nêu lên điều này thì bị đuổi cổ lập tức và bị thay thế bằng một người thợ khác từ Trung Quốc mới qua.
    Trên đây là những lạm dụng và mặt trái của vấn đề lãnh cho thợ khéo tay qua đây để làm việc cho các công ty. Trên phương diện chính thức, người công nhân hoặc bất cứ người nào đi di dân theo diện tay nghề cần phải có hai điều kiện căn bản mà chúng tôi trình bày là nghề nghiệp và tiếng Anh.
    Chương trình do các tiểu bang tại Úc đứng ra bảo trợ và bảo lãnh
    Một số tiểu bang như Nam Úc, Bắc Úc, Victoria có những chương trình thâu nhận người thợ khéo tay vì nhu cầu của tiểu bang. Các bạn muốn đi theo diện này nên tiếp xúc thẳng với từng tiểu bang.
    Để được tiểu bang chấp nhận, người thợ phải có một nghề đã được một tổ chức hoặc cơ quan tại Úc công nhận đủ tiêu chuẩn của Úc.
    Người muốn đi phải dưới 45 tuổi và CÓ KINH NGHIỆM
    Ngoài ra, người đó cần phải có kinh nghiệm về việc làm:
    Nếu là nghề nghiệp được 60 điểm như nghề nấu ăn hoặc uốn tóc thì phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 12 tháng trong 18 tháng trước khi nạp đơn. Nếu nghề nghiệp theo đó chỉ được 40 hoặc 50 điểm thì cần phải làm việc ít nhất là 24 tháng trong 36 tháng trước khi nạp đơn.
    Di dân theo diện khéo tay trong danh sách (tạm dịch chữ skill- matching visa)
    Trong các loại di dân theo tay nghề thì tốt nhất là có người nhà ở bên Úc bảo lãnh. Việc có người nhà đứng ra bảo lãnh có hai điều lợi. Một là người xin đi sẽ được 15 điểm. Nên nhớ một điểm di dân trong diện tay nghề rất khó kiếm.
    Thứ hai, ngoài vấn đề được thêm điểm, người xin đi lại chỉ đạt một số điểm ít hơn là người đi tự túc. Nói tóm lại là nếu có người nhà đứng ra bảo lãnh thì người di dân theo tay nghề rất có lợi. Cũng ví như một đứa trẻ có cha mẹ nâng đỡ. Ngược lại nếu không có ai nâng đỡ, người di dân giống như trẻ mồ côi, phải tự lực cánh sinh.
    Loại skill- matching visa chính là một loại mà chúng tôi tạm gọi là di dân theo kiểu mồ côi. Người di dân theo kiểu này sẽ đưa tên tuổi và nghề nghiệp của mình để đăng ký vào danh sách những người sẽ được các tiểu bang tuyển lựa. Những ông công chức của các tiểu bang sẽ coi trên danh sách về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ tiếng Anh rồi họ "chọn mặt gửi vàng". Cũng giống như họ vào một viện mồ côi rồi chọn xem đứa trẻ nào khôi ngô, khéo tay thì đem về nhà để định cư hoặc làm việc. Nói một cách ''văn nghệ văn gừng'' thì giống như một người chủ lựa ca sĩ. Các ca sĩ này đều có thâu băng và cho biết tiểu sử. Những ông chủ của các tiểu bang sẽ nghe những bài hát rồi chấm xem ca sĩ nào vừa hát hay vừa trẻ đẹp thì đem về nhà, tức tiểu bang của mình để hát cho bà con trong tiểu bang nghe.
    Người đi theo diện này phải trả một số tiền nhỏ để bằng cấp cũng như chi tiết của họ được đưa vào danh sách gọi là database. Những người này được các tiểu bang chọn mặt gửi vàng, sau đó sẽ nạp đơn xin thường trú và phải thỏa mãn một số điều kiện căn bản sau đây:
    - Phải dưới 45 tuổi;
    - Phải có trình độ tiếng Anh tối thiểu gọi là functional English; và
    - Phải đi làm việc ít nhất là 6 tháng trong 12 tháng trước khi nạp đơn.
    Trình độ tiếng Anh
    Như bản tin của tờ Herald chúng tôi trích dẫn nói trên cho biết, một số công nhân từ Trung Quốc sang làm việc cho công ty ABC không hiểu tiếng Anh. Các công nhân làm việc tại công ty này là những người khách từ Trung Quốc sang không đọc nổi các dấu hiệu về an toàn cũng như không nói được tiếng Anh. Như vậy, chắc chắn họ phải dùng ngôn ngữ quốc tế là khua tay múa chân.
    Cứ trên nguyên tắc thì người công nhân phải biết tiếng Anh đặc biệt như chúng tôi nhấn mạnh nhiều lần là thợ điện người ta đòi tiếng Anh phải cao hơn các thứ thợ khác. Có lẽ vì vấn đề an toàn.
    Về trình độ tiếng Anh có thể nói là có ba trình độ.
    * Trình độ căn bản - Functional English:
    Theo sự chỉ dẫn của bộ di trú thì người có trình độ căn bản về tiếng Anh là người có thể:
    Đọc và hiểu tiếng Anh trong những vấn đề thông thường;
    Viết tiếng Anh đủ để diễn tả những ý tưởng của mình hoặc đưa ra những tin tức, nhưng người này có thể viết không đúng văn phạm (but make some errors);
    Nghe và hiểu tiếng Anh trong những đề tài thông thường. Nói tiếng Anh đủ để hiểu những việc thông thường hằng ngày mặc dầu có một vài lầm lẫn. Bằng chứng về tiếng Anh căn bản có thể do những cuộc trắc nghiệm về tiếng anh gọi là IELTS. Người đã học ở Úc bằng tiếng Anh hai năm để có chứng chỉ về nghề nghiệp thì được coi là đạt trình độ Anh Ngữ.
    * Trình độ tiếng Anh bậc trung - Vocational English:
    Cũng theo bộ chỉ dẫn của bộ di trú, người có trình độ này phải hiểu tiếng Anh khá, người này có thể sử dụng Anh ngữ trong mọi tình huống. Đặc biệt là người này cần phải liên hệ với những người khác trong lãnh vực làm việc của mình. Ví dụ là thợ điện thì khi nói những người thợ khác cần phải hiểu mình và mình cũng cần phải hiểu những người thợ khác.
    * Anh ngữ trình độ cao - Competent English:
    Đối với những người này thì trình độ tiếng Anh cần phải cao, có thể hiểu được những vấn đề phức tạp. Như chúng tôi đã có lần trình bày, nếu bạn đọc nào muốn di dân theo nghề kỹ sư, người ta đòi trình độ Anh ngữ phải cao gọi là competent English.
    Các kỹ sư còn bị đòi hỏi là chính họ phải viết những tờ đơn xin thẩm định không được nhờ luật sư hoặc những dịch vụ gà cho mình. Cuối đơn phải ký tên cam kết là chính họ là người đã viết tờ đơn này.
    Các vị chấm cho điểm kỹ sư còn khó tính hơn nữa khi đòi rằng, kết quả thi về tiếng Anh thi tại ngoại quốc, ví dụ thi tại Sài-gòn hoặc Hà-nội, phải được gửi thẳng cho họ và gửi ngay trong tờ đơn xin thẩm định văn bằng.
    Đối với những nghề khác, người ta chỉ cần cung cấp bằng chứng về tiếng Anh trong giai đoạn xin di dân với bộ di trú. Nhưng nghề kỹ sư thì lại đòi ngay từ đầu. Người ta thường lý luận rằng, kỹ sư là người có thể chỉ huy một số người khác. Vì thế, người ta đòi kỹ sư phải thông thạo Anh ngữ. Nếu không thì vị kỹ sư này nói chẳng ai hiểu ất giáp gì và lệnh của ông sẽ không được thi hành đúng cách, lý do vì hoặc là nhân viên không hiểu ông xếp kỹ sư hoặc là hiểu sai ý của ông xếp chỉ vì ông nói tiếng Anh không đúng.
    Xin lưu ý: Những trình bày trên chỉ có tính cách hướng dẫn tổng quát. Khi cần, độc giả nên liên lạc với Luật Sư riêng để được cố vấn về từng trường hợp cá biệt.


    Luật Sư Trần Hữu Trung

Chia sẻ trang này