1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về hiến pháp 1992

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi mucdong, 07/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    81 (revisited)
    Các cô chú thử đọc lại coi. Có phải điều 79 và điều 81 gần như là một không?
    Ðiều 79
    Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
    Ðiều 81
    Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được Nhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

  2. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Chết cười với mucdong
    Thế này nhá: mucdong trích dẫn mệnh đề " Gia đình là tế bào của xã hội", rồi từ đó suy luận luôn những thành phần còn lại không phải là tế bào xã hội Hay phết.
    Tớ ví dụ nhá: Có 1 mệnh đề : "Mucdong là thành viên của KHPL" như vậy dứt khoát những người khác không phải là thành viên KHPL Chuối 1 nải

    Với cách lập luận kiểu đấy thì việc không ai có ý kiến ý cò với nhà chú cũng là điều dễ hiểu, nhỉ.
  3. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Ấy việc này là một phần tất yếu của tranh luận chứ chú. Tranh luận không chỉ là chỉ trình bày lý lẽ của mình mà còn phải đồng thời vạch ra những chỗ sai những tiểu xảo không đẹp trong cách lập luận của người khác.
  4. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Chú lại đánh tráo khái niệm khi chuyển từ gia đình sang mucdong rồi. Hai chữ này nó khác nhau: gia đình là một khái niệm, mucdong không phải là một khái niệm, do đó câu trong HP là một định nghĩa, còn câu của chú về mucdong không phải là một định nghĩa. Chiêu của chú rất giống với chiêu mà cô i-ốt đã sử dụng ở mấy bài trước!!!! Thà chú viện rằng luật quốc tế cũng nói gần như thế thì nghe còn có vẻ thuyết phục!!! Nhưng nếu chú như thế thì lý lẽ của chú lại hoá thành lý sự để đời của ông Nghị Quế ngày xưa rằng: đồng hồ Tây có bao giờ sai!!! Nào, xem chú có còn cưòi được nữa không!!! Suy nghĩ thì không chịu suy nghĩ chỉ đưọc cái hơi tí là tít mắt vào mà cười rồi không nhìn thấy gì nữa!!! Xấu hổ quá!!!
    Mời chú trả lời hết những câu cháu đặt ra đi đã nào. Định nghĩa đó có đóng góp gì vào điều này? Sao không định nghĩa ''hôn nhân'' luôn?
    Được mucdong sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 27/04/2006
  5. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Công dân: gồm các chủ thể sau: công dân mang quốc tỉch nước sở tại, công dân mang quốc tịch nước ngoài, công dân là người không quốc tịch. Mỗi một chủ thể có một quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng, có quyền và nghĩa vụ khác nhau, được quy định rộng hay hẹp tuỳ vào vị trí của mỗi chủ thể khác nhau.
    - Một xã hội bao gồm nhiều chủ thể khác nhau tạo nên xã hội đó.
    Cá nhân, tổ chức, gia đình...etc... mỗi một chủ thể mang một đặc điểm khác nhau, tập hợp lại thành nhóm, được gọi là xã hội.
    Hiến pháp là đạo luật cơ bản, quy định những quy phạm điều chỉnh cơ bản, dưới hiến pháp có các luật, văn bản dưới luật điều chỉnh cụ thể từng đối tượng, hành vi. Không thể yêu cầu trong hiến pháp quy định cụ thể về mỗi đối tượng hành vi.
    Tôi tránh tranh luận với những kiểu tranh luận như thế này bởi tính chất tranh luận chỉ đựa vào những câu chữ riêng biệt được tách riêng, tạo nên sự hiểu lầm (do cố ý hoặc do không hiểu). Hay nếu chỉ dựa vào "chữ" để tranh luận về mặt khái niệm, nghe không được hay cho mình lắm khi người tham gia tranh luận chưa nắm rõ bản chất của khái niệm, dẫn đến tranh cãi vô bổ, dây dưa mất thời gian. Và nhất là tôi có định kiến ác ý với cách tranh luận của thành viên Mucdong.
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua, có một iem hỏi tớ rằng, nếu từ 2 luận đề :
    - Công dân VN phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;
    - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
    Ta phải đi đến kết luận nào trong khi kết luận : "Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật
    như là công dân Việt Nam" (theo kiểu tư duy logic ban đầu của iem mục đồng) là kết luận sai.
    Rất đơn giản :
    Theo lý thuyết :
    - X là Y;
    - A là Y
    thì kết luận đúng là : X và A là Y
    Và theo 2 luận đề trên thì kết luận rút ra hợp logic phải là :
    Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đều phải tuân theo HIến pháp và pháp luật Việt Nam.
    Còn chuyện iem mục đồng không phải là dân tự nhiên à. Thì thôi vậy, tội nghiệp, tội nghiệp tớ kỳ vọng hơi sai tí tẹo. Hờ hờ ...

    ---
    To bác tiểu hài đồng : bác thân mến, iem không gọi chú mục đồng là chú tiểu thì mần răng bác lộ diện được. Hy vọng bác tiếp tục hiện diện trong hiện tại và tương lai để iem thực hiện tốt chức năng mod : tập hợp và liên kết thành viên...

    ----
    Thôi ta quay lại chủ đề Hiến pháp 92 nhé.
    So sánh của iem mục đồng về cái giỏ cua rất hay. Tớ đồng ýa với mục đồng ở chỗ tên chương và điều khoản có vấn đề. Tức là điều khoản quy định về người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam nằm sai vị trí. Ok chưa nào ? Còn nội dung của nó là ổn rồi phải không nào ?
    Hê hê ... thế thì tớ sẽ không tranh cãi thêm gì về lập luận và tư duy logic trong cái dzụ này.

  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm công dân mà điều 79 nêu là công dân Việt Nam, không nên nhầm lẫn với khái niệm công dân nói chung.
    Các tranh luận về Hiến pháp trong điều kiện hiện tại là rất cần thiết trong xu thế phát triển hiện tại của pháp luật và tinh thần đề cao nhà nước pháp quyền - tính tối thượng của Hiến pháp. Đương nhiên, nếu chỉ tập trung vào những chuyện nhỏ nhặt và câu chữ thì không toát lên được vấn đề tư tưởng lập pháp, nhưng ít nhất cũng hướng đến một sự hoàn thiện nhất định trong vấn đề kỹ năng lập pháp.
    Tuy nhiên, với iem mục đồng .... nên hiểu ý của longlanh là :
    Nếu xem việc tiếp cận Hiến pháp theo cách đơn giản và vụn vặt về câu chữ như thê này là bước khởi đầu căn bản trong việc tiếp cận tư duy pháp lý thì sẽ không hiểu được sự sâu sắc của pháp luật đâu.

    Hiện tại, hướng phát triển của Hiến pháp Việt Nam tập trung ở xây dựng một cơ chế bảo Hiến : một cơ quan, một trình tự để đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp trong điều kiện xây dựng NN pháp quyền theo định hướng x.
    Tớ lấy ví dụ nhé :
    Hiện nay, vấn đề đền bù giải toả là vấn đề nghiêm trọng nhất - nhức nhối nhất - khó khăn nhất.
    Trong Hiến pháp ghi nhận sự đảm bảo về quyền sở hữu của công dân. Trong trường hợp nếu có nhu cầu thì NN trung mua, trưng dụng theo giá thị trường. Việc trưng mua trưng dụng theo quy định của luật.
    Tuy nhiên, hiện nay, đã 14 năm trôi qua, QH vẫn chưa làm luật trưng mua, trưng dụng, mà việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để làm đường hay công trình xã hội, người ta vẫn sử dụng các văn bản do từng địa phương ban hành ( UBND cấp tỉnh ban hành văn bản cụ thể về thu hồi đất, đền bù nhà, hoa màu, công trình tại địa phương mình ...)
    Nào, chúng ta cùng típ tục với Hiến pháp.

  8. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Cháu chào cô longlanh ạ! (long lanh?, lóng lánh? lòng lạnh? lông lạnh? lọng lành?...)
    Thứ nhất vì cô có ác cảm với mucdong cháu rồi nên các nhận định của cô sẽ bị sự ác cảm đó đưa đường dẫn lối và không còn nhiều độ tin cậy nữa!!! Mà cháu có gì đâu mà cô lại ác cảm với cháu nhỉ? Hay là vì cô không có được cái vô tư hồn nhiên như cháu? Cô đã từng có rồi đấy chứ! Nhưng thôi, mặc kệ cô! Cháu thì vẫn cứ yêu quí cô lắm ạ!
    Thứ hai cháu không tán thành ý kiến của cô về chuyện câu chữ. Theo ngu ý của cháu thì câu chữ là cái cốt tử của các văn bản pháp luật. Như cháu đã ít nhiều nói ở bài trưóc nếu không coi trọng câu chữ khi soạn luật thì các điều luật đưọc soạn ra sẽ mắc vào các vấn đề sau đây: a) mâu thuẫn đối kháng kiểu không đội trời chung có mày thì không thể có tao, b) mập mờ nhiều cách hiểu ---> biến thành cái bẫy chứ không phải là cái biển báo nữa. Vấn đề thứ nhất thì rõ ràng là không hay rồi. Còn vấn đề thứ hai... cháu đang phân vân: không biết đó có phải chính là ý đồ của các nhà soạn luật không? Vì có như thế thì mới có nhiều ngưòi sập bẫy và các luật sư mới có nhiều công ăn việc làm!!!!
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì xin Lờ sờ Fờ Sai cho biết tất cả các định nghĩa về công dân được không ?
    Thế nào là công ? Thế nào là dân ? Công dân có thể dịch là citizen không ? Có dựa vào quốc tịch để xác định công dân không ?
  10. mucdong

    mucdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2005
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0

    Cần có luật để quy định quyền hạn và trách nhiệm của người nưóc ngoài ở VN là dĩ nhiên rồi. Nhưng không thể quy định kiểu bỏ cùng một giỏ như cháu đã nói. Lại càng không thể viết hai điều 79 và 81 hầu như giống ý chang nhau ---> làm ngưòi ta hiểu rằng người nước ngoài cũng phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật đầy đủ và toàn diện như công dân VN! Chỉ cần cái ghi chú ở ngay đầu chưong 5 đại khái là: Chưong này quy định quyền hạn và nghĩa vụ của công dân Việt Nam. Đối với ngưòi nưóc ngoài cư trú tại VN, sẽ có văn bản riêng quy định cụ thể.
    Tóm lại theo cháu thì mọi việc đã rõ và cần khép lại việc thảo luận điều 81 ở đây.

Chia sẻ trang này