1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 03/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc về hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương

    Các bác ơi, em thắc mắc chút

    Về tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá Việt Nam, Công ước Viên dựa vào trụ sở thương mại của các bên , Công ước Lahay thì đưa ra 1 hệ thống rất rắc rối
    1- các bên phải có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau
    2-Ngoài ra phải thõa mãn tiếp 1 trong 3 yếu tố :
    +hàng hoá dịch chuyển từ nước này sang nước khác
    +Hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng hkông cùng nằm trên lãnh thổ quốc gia
    +hành vi giao hàng phải được thực hiện ngoài lãnh thổ nơi hành vi chào hàng hay chấp nhận chào hàng được thực hiện
    Vậy cả 2 công ước đều không dựa vào yếu tố quốc tịch khi xác định tính quố tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương
    TRong khi đó theo điều 80 luật thương mại Việt Nam ,thì tính quốc tế lại dựa trên dấi hiệu quốc tịch của thương nhân, Vậy đặt trường hợp 1 công ti A mang quốc tịch Việt Nam, có trụ sở thương mại tại Nga chẳng hạn kí hợp đồng với công ti B cũng mang quốc tịch VN mua gạo từ VN sang Nga, như vậy hợp đồng này có được quan niệm là hợp đồng ngoại thương hay không và các bên có được quyền chọn luật chọn tòa để giải quyết tranh chấp hay không ?

    Thứ 2 là về vấn đề kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương , trong cách kí bằng cách trao đổi thư chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hiện nay trên thế giới có 2 quan điểm về thời điểm kí kết và nơi kí kết hợp đồng
    Các nước theo thuyết tiếp thu thì coi thời điểm kí kết hợp đồng là khi bên chào hàng nhận được thư chấp nhận chào hàng và nơi kí là quốc gia của bên chào hàng
    Các nước theo thuyết tống phát thì coi thời điểm kí kết là khi bên đượ hào hàng gửi thư chấp nhận chào hàng và nơi kí là quốc gia của bên được chào hàng
    Vậy nếu 1 công ty A ở 1 nước theo thuyết tiếp thu kí hợp đồng với công ty B ở 1 nước theo thuyết tống phát thì thời đểm kí kết hợp đồng là thơi điểm nào và nơi kí kết là nơi nào

    Thứ 3 , em vẫn nghe hợp đồng mua bán hàng hoá từ khu chế xuất ra ngoài khu chế xuất là hợp đồng ngoại thương, nhưng tình cờ lại nghe đâu đó là bây giờ nó là hợp đồng nội thương. Hình như luật đổi rồi phải không các bác ?

    Em lúng túng quá, nhờ các bác chỉ giúp
  2. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Điểm này tôi chưa hiểu. Có công ty mang quốc tịch Việt Nam mà trụ sở chính ở nước ngoài không vậy ?
  3. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, Công ước LaHay hiện nay không còn được áp dụng. Công ước Vience là Công ước chính thức điều chỉnh hợp đồng ngoại thương. Cho dù là nước theo thuyết tiếp thu hay tống phát khi đã đặt bút ký vào Công ước Vience hoặc trong hợp đồng có điều khoản dẫn chiếu Công ước Vience thì khỏi bàn cãi luôn...
    Cách chọn trụ sở thương mại của CU Viên được coi là cách dung hoà tốt nhất các hệ thống pháp luật khác nhau. Như ví dụ của bạn, cùng là công ty của Việt Nam nhưng có trụ sở thương mại ở Nga ( ngoại trừ văn phòng đại diện ) thì mặc nhiên trụ sở thương mại đó độc lập hoàn toàn trong quan hệ mua bán nên là chủ thể trong hợp đồng ngoại thương với Công ty trong nước ( điều này làm nổi rõ khái niệm quốc tịch mà LaHay và luật các nước đề cập ).
    Còn việc mua bán trong khu chế xuất cũng vậy. Các công ty trong khu chế xuất nằm trên lãnh thổ địa lý Việt Nam nên mang quốc tịch Việt Nam . Nhưng khu chế xuất lại là phần lãnh thổ hành chính - kinh tế ngoài Việt Nam ( cái này thì phải để chuyên gia nào đó nói rõ giúp tớ cái ) nên quan hệ mua bán giữa các chủ thể trong và ngoài khu chế xuất là hợp đồng ngoại thương. Từ trước đến nay vẫn thế ( cái này làm nổi rõ vấn đề lãnh thổ dịch chuyển hàng hoá )
    Nói chung, CU Viên đặt ra quy định mở để luật các nước có thể tự điều chỉnh theo và cũng giúp các bên không khó khăn trong vấn đề áp dụng )
    Tớ nhất trí với đồng chí khanglawyer ... trụ sở thương mại mà sát thủ nhắc tới chắc ý muốn nói chi nhánh gì đó... và đã đặt ở Nga rồi thì không mang quốc tịch Việt Nam được.
    Còn chuyện ký chào hàng .. hai nước theo hai thuyết khác nhau thì chẳng có cách gì giải quyết cả... trên thực tế, hầu hết các thương nhân đều ý thức được vấn đề này nên tất cả chào hàng dù là cố định hay tự do họ đều có điều khoản quy định giá trị hiệu lực chào hàng cả. VD : chào hàng này có giá trị đến ngày .. tính theo giờ Việt nam, Mỹ .... và chính thức có hiệu lực từ khi ... theo dấu bưu điện của .... bây giờ có xài thêm cả cuống fax nữa
    Đó là ý kiến của dân ngoại thương lười đọc luật .. các bác luật hoá giùm cái ..
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tớ hiểu câu này của bác hbb nghĩa là: Công ước Lahay hiện nay không còn hiệu lực???
    Nếu tớ hiểu câu nói trên của bác là như vậy thì theo tớ ở đây có một sự nhầm lẫn. Công ước Lahay chưa từng bao giờ được tuyên bố là hết hiệu lực. Chỉ có một số điều khoản cuối của công ước Viên 1980 khẳng định rằng: nếu các quốc gia là thành viên (ban đầu, gia nhập, ...) của công ước Lahay mà muốn là thành viên của công ước Viên thì phải tuyên bố huỷ bỏ tư cách thành viên của công ước Lahay.
    Thực tế thì công nhận với bác là công ước Lahay không được áp dụng rộng rãi, nói "trắng" là người ta không áp dụng công ước này để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương. Tuy vậy, bác bảo là công ước Lahay không có giá trị hiệu lực thì tớ thấy là không ổn?
    Nếu tớ có hiểu sai câu nói của bác thì cũng thông cảm nhé.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Gửi satthutinhdoi bài viết của T.S Sơn (Giảng viên bộ môn Luật thương mại quốc tế - Khoa Luật quốc tế - ĐH Luật TP HCM) (trích)
    ---------------------------------------------------------------------
    Khi nào hợp đồng thương mại được coi là hợp đồng thương mại quốc tế?​
    Trong các văn bản pháp lý của Việt nam không sử dụng thuật ngữ ?oHợp đồng thương mại quốc tế ?omà chỉ sử dụng thuật ngữ hợp đồng ?ovới thương nhân nước ngoài?. ví dụ, ?oHợp đồng mua bán hàng hoá vói thương nhân nước ngoài?, ?o hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài?. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ ?oHợp đồng thương mại quốc tế? và ?oHợp đồng với thương nhân nước ngoài? có cùng một bản chất đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế.
    Trong các giáo trình Tư pháp quốc tế và thương mại quốc tế cũng như tạp chí pháp lý khác nhau được xuất bản ở Việt Nam chưa có một định nghĩa thống nhất của hợp đồng thương mại quốc tế mà chỉ nêu lên một số định nghĩa trong một số văn bản pháp luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của Việt nam về thương mại.
    Theo quy định của Ðiểm 1 Khoản 1 điều 81 Luật thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Qua định nghĩa trên có thể thấy rằng, quy định này của Luật thương mại Việt Nam xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.
    Tuy nhiên tong thực tế việc xác định hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên cơ sở dấu hiệu quốc tịch của thương nhân sẽ gặp một số trở ngại sau:
    Thứ nhất, trong Luật Quốc tịch của nước ta không có một điều nào nói về ?oquốc tịch của pháp nhân?. Mặt khác, trên thế giới không có pháp luật của nước nào quy định quốc tịch của pháp nhân mà chỉ quy định, pháp nhân thuộc quốc gia nào.
    Thứ hai, Trong hoạt động thương mại quốc tế vấn đề xác định ?otính quốc gia? (quốc tịch - nếu theo cách hiểu của Việt Nam) của pháp nhân, tức là xác định, pháp nhân thuộc chủ thể của quốc gia nào là một vấn đề hết sức phức tạp, bởi vì pháp luật quốc gia của hầu hết các nước trên thế giới có các quy định khác nhau đối với chủ thể của các quốc gia khác nhau như đối với mức thuế nhập khẩu. Ngoài ra quy định về ?otính quốc gia? của pháp nhân được coi là một mắt xích quan trọng của các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế, những quy phạm xung đột này chỉ rõ luật áp dụng để đánh giá năng lực pháp luật của pháp nhân. Hiện nay có ba cách xác định ?otính quốc gia? của pháp nhân:
    1- Thuyết nơi đăng ký (Anh ,Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ), theo cách này ?otính quốc gia? được xác định theo nơi đăng ký của pháp nhân.
    2- Thuyết địa điểm thường trú của pháp nhân, theo cách này, ?otính quốc gia? của pháp nhân được xác định theo địa chỉ thường trú của pháp nhân - thường là nơi thường trú của cơ quan điều hành. Ðịa chỉ thường trú của pháp nhân không phải là nơi mà pháp nhân đăng ký thành lập mà là nơi có cơ quan quản lý thực tế của pháp nhân.
    3- Cách thứ ba gọi là ?othuyết giám sát?, theo cách này ?otính quốc gia? của pháp nhân được xác định dựa trên cơ sở, vốn của chủ thể thuộc quốc gia nào ảnh hưởng đến việc giám sát hoạt động của pháp nhân.
    Như vậy, có thể thấy rằng việc xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch trên thực tế là việc hoàn toàn không dễ dàng và trong một số trường hợp sẽ gây khó khăn trongviệc xác định Luật áp dụng cho hợp đồng. Ví dụ, Công ty A được đăng ký thành lập trên lãnh thổ của Pháp nhưng lại có hoạt động thương mại thường xuyên trên lãnh thổ của Anh, như vậy theo pháp luật của Pháp, công ty A có ?oQuốc tịch? của Anh, còn theo Pháp luật của Anh thì công ty A lại có ?oQuốc tịch? của Pháp. Công ty A ký kết hợp đồng bán hàng cho một công ty B ở Việt Nam và xuất phát từ quy phạm xung đột, Luật áp dụng cho hợp đồng là Luật của quốc gia mà người bán có ?oQuốc tịch?, vậy, trong trường hợp này, Luật của Quốc gia nào sẽ được áp dụng, Luật của Pháp hay Luật của Anh, nếu xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu ?oQuốc tịch ?o của thương nhân. Rõ ràng trong trường hợp này chúng ta khó có thể xác định Luật áp dụng cho hợp đồng.
    Khác với quy định của Pháp luật thương mại Việt Nam, Luật thương mại quốc tế xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên cơ sở dấu hiệu lãnh thổ, tức là trụ sở thương mại hay nói chính xác hơn là địa điểm hoạt động thương mại (Place of business) của thương nhân. Khoa học pháp lý của nhiều nước hiện nay cũng ủng hộ quan điểm, theo đó hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng thương mại được ký kết bởi các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
    Lần đầu tiên tiêu chuẩn trụ sở thương mại được sử dụng để định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương trong Luật thống nhất về mua bán hàng hoá quốc tế và Luật thống nhất về ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế năm 1964 (Công ước La Haye năm 1964).
    Theo Ðiều 1 của Công ước Lahaye năm 1964 thì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau trong trường hợp nếu có thêm một trong các điều kiện phụ như sau:
    1- Hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác;
    2- Khi mà những hành vi thể hiện sự chào hàng và chấp nhận chào hàng được
    thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau;
    3- Khi việc giao hàng phải được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác không phải là nơi thực hiện những hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng.
    Như vậy theo quy định của Công ước Lahaye 1964 một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chỉ khi nó thoả mãn hai điều kiện sau:
    Thứ nhất, trụ sở thương mại của các bên ký kết hợp đồng phải nằm tên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau-đây được coi là yếu tố lãnh thổ;
    Thứ hai, nó phải thoả mãn một trong ba yếu tố phụ được nói ở trên.
    Mặc dù được thông qua và đã có hiệu lực tuy nhiên Công ước Lahaye năm 1964 không được áp dụng một cách rộng rãi cũng như không gây được ảnh hưởng trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế vì những lý do sau:
    - Thứ nhất, Công ước này được soạn thảo bởi đại diện của các quốc gia phát triển phương Tây thiếu sự tham gia của các quốc gia đang phát triển và vì vậy các quy định của công ước không tính đến quyền lợi của các quốc gia đang phát triển;
    - Thứ hai, Công ước Lahaye năm 1964 có cấu trúc bên trong hết sức phức tạp vì vậy gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng;
    - Thứ ba, các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan được sử dụng khi xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chồng chéo và không có ý nghĩa thực tế. Ví dụ, người bán có địa điểm kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam giao hàng cho người mua có địa điểm kinh doanh trên lãnh thổ của Thái Lan theo hợp đồng mua bán ngoại thương, khi hàng hoá đã nằm trên lãnh thổ của Thái Lan thì vì một lý do nào đó người mua từ chối nhận hàng và khi đó người bán bán số hàng này cho người khác có địa điểm kinh doanh cũng trên lãnh thổ Thai lan. Như vậy tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua bán lần thú hai đều diễn ra trên lãnh thổ của Thái Lan: Hàng hoá đã nằm tại Thái Lan - không thoả mãn điều kiện phụ thứ nhất; Chào hàng và chấp nhận chào hàng cũng như việc giao hàng được thực hiện ngay trên lãnh thổ của Thái Lan - Không thoả mãn điều kiện phụ thứ hai và thứ ba. Như vậy theo quy định của điều 1 Công ước La Haye 1964 thì hợp đồng này không thể được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương và vì vậy không thể áp dụng các quy định của luật thương mai quốc tế mà cụ thể là không thể áp dụng ngay chính Công ước La Haye 1964 để điều chỉnh nó.
    Công ước New-York 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Công ước La Haye 1986 về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế được xây dựng trong phạm vi UNCITRAL, Công ước 1983 về đại điện trong mua bán quốc tế, Các Công ước Ottawa năm 1988 về thuê tài chính quốc tế (Leasing) và về chuyển nhượng quyền yêu cầu thanh toán quốc tế (Factoring) chỉ sử dụng một tiêu chuẩn duy nhất là địa điểm trụ sở thương mại của các bên để xác định tính quốc tế của hợp thương mại quốc tế. Tất cả các Công ước nói trên quy định rằng hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại của mình nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau nếu như các quốc gia này tham gia Công ước hay luật của quốc gia tham gia Công ước được áp dụng phù hợp với những quy phạm của luật tư pháp quốc tế.
    Ðịnh nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên yếu tố lãnh thổ cho phép xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên việc xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ sẽ gặp khó khăn trong trường hợp, khi các bên có nhiều trụ sở thương mại.
    Ðể giải quyết vấn đề này Ðiều 10 Công ước Viên 1980 quy định, trong trường hợp nếu một trong các bên có nhiều trụ sở thương mại thì cần phải chú ý đên trụ sở liên quan mật thiết với hợp đồng và với việc thực hiện nó xuất phát từ những hoàn cảnh mà các bên đã biết trước và đã có dự liệu trước khi hay trong thời điểm ký kết hợp đông, còn nếu các bên không có trụ sở thương mại thì cần phải xác định địa điểm thường trú của họ.
    Hiện nay đã có hơn 40 quốc gia tham gia Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, vì vậy có thể nói rằng pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ của các bê ký kết hợp đồng. Xác định trụ sở thương mại của thương nhân là một việc đơn giản hơn nhiều so với xác định ?otính quốc gia? (quốc tịch) của họ trong nhiều trường hợp như đã được nói đến ở trên.
    Như vậy có thể đưa ra định nghĩa chung cho tất cả các hợp đồng thương mại quốc tế như sau: Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
  6. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Hiểu lầm.. hiểu lầm ... tớ nói là không được áp dụng chứ không phải hết hiệu lực
    bài phân tích rất hay nhưng TS Nguyễn Sơn kết luận chưa đầy đủ về khái niệm " LÃNH THỔ QUỐC GIA" trong ngoại thương nói riêng và kinh tế nói chung. Điển hình nhất là sự tồn tại của các khu chế xuất.
    Cái tài và khéo của nhà làm luật là vận dụng được hết tính " mở" của Công ước Viên. Phải nói rằng ngoại thương thực sự là cái máy bơm hút các nguồn lực về để phân phối cho hệ thống ống dẫn nội thương như Thuyết trọng thương đã phát biểu... với ngoại thương thì 70% là thực tiễn và 30% lý thuyết
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    tại em thấy điều 10 công ước Viên qui định : nếu các bên có nhiều trụ sở thương mại thì chọn trụ sở thương mại liên quan mất thiết đến hợp đồng, còn cá bên không có trụ sở thương mại thì cần xác định địa điểm thường trú của họ....Từ đó em nghĩa rằng sẽ có trường hợp 1 công ty mang quố tịch nước này nhưng sẽ có nhiều trụ sở thương mại tại các nướ khác nhau
    cái này em chưa hiểu, có trường hợp 1 công ty mang quốc tịch nướ này nhưng chi nhánh lại mang quốc tịh nước khác àh ??. Nhân dịp em cũng muốn thắc các vấn đề về : đại diện cho thương nhân, đại lí mua bán hàng hoá, môi giới thương mại. Nhưng chắc phải lập topic khác nhỉ, hơn nữa cũng phải về xem lại vì luật thương mại thì không được học, còn luật thương mại quố tế thì cũng chưa học(thế mà bon chen quá, nghĩ lại thấy hơi liều)
    Về khu chế xuất, em nghe thầy Sơn nói bây giờ người ta coi nó là hợp đồng nội thương rồi, nhưng tìm mãi mà không ra cái qui định nào nói , nên em mới hỏi thế, cám ơn bác hbb đã confirm lại nhé
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 21:15 ngày 07/11/2004
  8. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Về khu chế xuất, em nghe thầy Sơn nói bây giờ người ta coi nó là hợp đồng nội thương rồi, nhưng tìm mãi mà không ra cái qui định nào nói , ----> sao satthu kg hỏi lại thầy Sơn đó. như vậy có lẹ hơn kg nào

Chia sẻ trang này