1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Cậu cứ làm từ từ từng phần như vừa rồi thôi. PM thì bao nhiêu người, làm sao mà trả lời hết được. Cứ viết thẳng lên đây. Cho thêm cái tên sách/tài liệu vào. Copy được đoạn nguyên bản thì càng tốt.
    Liên quan tới việc động cơ đặt trước cánh, khi thiết kế B-47, Boeing đặt động cơ như vậy cũng để giảm drag hay cái quái gì đấy, do tương tác giữa luồng khí qua phía trên động cơ và qua mặt dưới của cánh nếu đặt nó ngay dưới cánh.
    Túm lại có thể thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ta cứ từ từ xác định từng cái một, để tránh chuyện thầy bói xem voi, và đỡ tẩu hoả nhập ma.
    Well-done dtdmos. Tiếp tục đi nhé.
  2. free1

    free1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    XÌ PĂM: bổ sung cho các bác 1 tí
    Động cơ nàm dưới cánh vì :
    1 : chống ồn cho người ngồi trong máy bay , nhất là gần phía của sổ. bởi vì động cơ là nơi chủ yếu phát ra tiếng ồn, đặc biệt trong giai đoạn tăng tốc cất cánh . Nếu thiết kế cánh máy bay ở dưới thân, mà động cơ ở trên thì khi trong giai đoạn cất cánh v<< M1, nên âm thanh có thể truyền theo mọi hướng trong không khí ( cả trong kết cấu kim loại thân máy bay ( V kim loai ~ 5KM/s), do vậy nếu để dưới cánh thì dòng âm thanh có khuynh hướng tán xạ xuống phía dưới => giảm ồn ( các bác đừng tưởng máy bay nó lắp của kính là chống được hết tiếng ồn cho hành khách đâu nha) .
    2: Ngoài ra hệ thống treo thiết kế đơn giản hơn hệ thống nâng
    3: chuyển trọng tâm máy ban xuống phía dưới ( trọng tâm càng gần mặt chân đế thì càng ổn định dao động )
    4: dễ dàng sửa chữa , bảo trì ( cái này tự hiểu nha )
    5: tác dụng nâng tải trọng máy bay : máy bay bay lên được là do lực nâng từ cánh máy bay , mà cánh máy bay có được lực nâng là do sự chênh lệch áp suất giữa 2 bề mặt của cánh , mà sự chênh lệch này xuật hiện khi vận tốc dòng khí chảy trên bề mặt cánh máy bay khác nhau. phía trên cánh dòng khí phải đi đường dài => vân tốc nhanh => áp suất động tăng, áp suất tĩnh giảm. nếu bố trí động cơ phía trên cánh thì luồng khí di qua cánh sẽ có khuynh hướng chia 1 phần để đi vào cửa hút gió + vùng không khí nhiễu loạn +> vận tốc dòng chảy không khí chậm lại +> áp suất tĩnh không khí phía trên cánh máy bay giảm => lực nâng giảm +++>>> điều này xảy ra ngược lại khi bố trí động cơ phía dưới cánh
    cửa hút gió động cơ thò ra hoặc thụt vào so với cánh mà không có dạng ngang bẳng vì :
    - tránh nhiễu loạn dòng khí giữa luổng khí di vào cửa hút gió động cơ và luồng khí nâng cánh máy bay ( nếu đạt của hút gió động cơ quá gần cánh thì tạo nên 1 vủng nhiễu loạn không khí trước cánh máy bay => mất ổn định khi bay, giảm lực nâng... )
    - vật liệu chịu nén tốt hơn chịu kéo , khi dộng cơ thò ra, kết cấu gắn với cánh máy bay dạng xiên chéo có khuyng hướng chịu nén khi hoạt động )
    - ..... vài dòng xì pam, tớ không giỏi tiếng Anh, mù tịt tiếng Nga , kiến thức tớ lôi ra là từ sách vở MADE IN VN cả. bác nào thấy sai sót cần phản biện thì nhớ viết tiếng Việt nha
  3. free1

    free1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    sáng nay cúp học đi uống cafe, nhin thấy máy bay bay qua mới hiều được lý do chính tại sao động cơ nó thò ra mà không thụt vào so với cánh . các bác lưu ý là động cơ máy bay rất nặng, mà thiết kế máy bay thì việc giảm tối đa khối lượng thừa là việc ưu tiên hàng đầu. do vậy trọng tâm của động cơ phai được bố trí hợp lý, không phai muốn gắn chỗ nào cũng được với mục đích tạo ra hợp lực nâng của 2 cánh lại đi qua trọng tâm máy bay
    [​IMG]
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Cũng hay nhưng cậu chưa giải thích được cái điểm đỏ trong cánh là điểm ở mặt cắt nào (cánh xuôi sau) nên ....
    Theo tớ hiểu, giống như trong tầu thủy ấy, hợp lực của lực đẩy động cơ đặt trước hợp lực của lực cản máy bay (drag) thì sẽ hình thành cơ chế tự ổn định cơ học cho máy bay. Do vậy, đặt động cơ lên gần đầu 1 cách tối đa, đảm bảo cho hợp lực lực đẩy ở vị trí xa nhất trên đầu sẽ là tối ưu (mô men ngẫu lực giữa lực đẩy và lực cản không khí + lực quán tính sẽ luôn đưa máy bay về trạng thái đầu trước đít sau)
    Với các máy bay chiến đấu, động cơ đặt trong thân thì điểm đặt hợp lực lực đẩy sẽ phải đặt dưới trọng tâm máy bay.
  5. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Chà chà, bạn rất chịu khó suy nghĩ đấy. Nhưng theo tớ chưa đúng đâu.
    Thứ nhất: Hình bạn vẽ là chỉ là hợp lực (hợp lực này chưa đúng nhé ) lên thiết diện cánh thẳng với động cơ. Trọng tâm cánh chưa chắc đã nằm trên phương của hợp lực bạn vẽ. Mà khi máy bay có 4 động cơ. Mỗi cánh 2 động cơ thì sao??? Mà lực nâng của cánh không trùng với động cơ máy bay. Ta thường đặt vào trọng tâm cánh, nhưng cũng không chính xác vì nếu tính toán chi tiết thì phải tính sơ đồ phân bố lực, máy bay là vật thể có kích thước lớn, chúng ta không thể áp dụng kiến thức vật lý học phổ thông được.
    Thứ 2: hợp lực bạn vẽ chưa đúng. Nếu tính lực tác dụng vào động cơ thì phải tính thêm tất cả phản lực nơi các mấu kết nối động cơ vào cánh máy bay. Không chỉ có trọng lực và lực đẩy đâu. Đối với máy bay động cơ hầu như không chuyển động. Nếu vẽ như bạn động cơ sẽ chuyển động theo phương xiên xuống dưới với gia tốc a=F/m (F hợp lực bạn vẽ, m- khối lượng động cơ). Điều này không thể. Người ta cũng không dùng sơ đồ kiểu hợp lực mà thường dùng định luật bảo toàn động lượng với các vật có khối lượng thay đổi (phức tạp hơn ĐLBTĐL học ở Vật lý phổ thông 1 chút ) để xét chuyển động của máy bay.
    1 điều nữa bạn cần chú ý đó là khi xét động cơ người ta luôn xét 1 thông số gọi là tỉ số lực đẩy/khối lượng động cơ (Thrust to Weight Ratio). Ở các động cơ hiện đại tỉ số này có thể lên tới 7 hoặc 10, tức là véc-tơ lực đẩy sẽ dài hơn véc tơ trọng lực tới 7 lần. Cho là động cơ chỉ chịu 2 lực như bạn vẽ (chỉ là giả sử thôi nhé) thì phương hợp lực sẽ gần như đi qua điểm cuối của thiết diện cánh đấy!
    Còn xét về phương diện sức bền: các điểm gắn động cơ vào cánh luôn phải chịu lực lớn hơn khi động cơ thò. Nguyên nhân rất đơn giản: chịu thêm 1 mô men quay rất lớn nữa. Khi lắp ngay dưới cánh thì cánh tay đòn bằng 0 nên không có mô men quay này.
    Tới cuối tuần rỗi rãi mình sẽ post 1 bài thật cụ thể về Flutter để mọi người cùng hiểu rõ
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Đây là máy bay gì hả các bác??? Có tương đối nhiều thú vị liên quan đến nó đấy
    [​IMG]
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Chịu! Mới thấy lần đầu.
    Đầu hơi giống MiG-1.41
    Cửa xả giống Su-35 bản thử nghiệm.
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    S-32?
    Cánh đuôi nghiêng trong và TVC kiểu máy điều hoà như trên đã thấy ở đâu đó...
  10. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Cái này trông như là Su-47 nhưng thay cái phần đuôi của động cơ với bẻ cái đuôi đứng đi tẹo.

Chia sẻ trang này