1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Hồi đó em có coi 1 phim tài liệu có nói máy bay dân dụng phải có hệ số tối thiểu là 12/1 - nếu động cơ bị tắt, rớt 1m thì phải trườn tới ít nhất 12m, hệ số này là gì và trong trường hợp tốc độ cruise?
    Các bác nhớ nói nho nhỏ, kẻo nguyên soái Phucov vào giải tán thì khổ.
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    He he he he he tào tháo đến đây
    Đấy là độ dốc của đường bay chứ sao. Máy bay thường bay ở 10km, vậy nó sẽ chạy được 120km để tìm ra chỗ hạ cánh khẩn cấp.
    Nó không xảy ra ở tốc độ khai thác. Giảm độ cao do tắt động cơ làm giảm tốc độ. Nếu tốc độ đầy đủ thì máy bay vẫn bay ngang, tội gì phải xuống.
    một bạn nói đặt động cơ lên trước để chống khí xoáy vào cánh. Bạn này nói sai, vì như thế phải đặt dộng cơ sau chứ. Máy bay cánh quạt thì đúng, người ta đặt cánh quạt lên trước xa vì thé. Nhưng máy bay phản lực thì dòng khi gọn gàng trong động cơ, xoáy làm sao được.
    Người ta đặt động cơ lên trước vì muốn đưa trọng tâm lên trước thôi, có gì đâu.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 26/10/2007
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bọn acig cũng nhấm F-5A với F-5E nè.
    [​IMG]
    http://www.acig.org/artman/publish/article_411.shtml
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thật ra, hai động cơ không thể đảm bảo an toàn khi một động cơ hỏng. Máy bay hoàn toàn có thể đủ lực đẩy để giữ độ cao với một trong hai động cơ. Nhưng lực đẩy lại lệch một bên. Đã có trường hợp nổ một động cơ vẫn hạ cánh được nhưng va đập lung tung.
    Việc cân bằng lực đẩy càng khó khăn hơn khi người ta thích thiết kế động cơ đặt trên cánh. Động cơ đặt trên cánh có nhiều điểm lợi. Cánh rất khỏe, vì nó vốn được thiết ké để nâng dược cả máy bay, nên thêm hai động cơ không cần gia cố nhiều. Động cơ đặt trên cánh làm trọng tâm máy bay dễ di chuyển ra trước. Động cơ đặt trên cánh thường được di chuyển ra xa thân máy bay, điều đó làm quán tính xoáy của máy bay lớn, chống tròng trành. Đặt xa thân máy bay cũng tránh luồng khí động cơ ảnh hưởng đến đuôi lái.
    Nhưng khi đặt động cơ xa thân, việc đẩy máy bay bằng một động cơ là điều khó khăn. Các máy bay chở khác 2 động cơ trên cánh dều được quảng cáo là thiết ké để bay với một động cơ nhưng lúc đó rất nguy hiểm, thực tế rất hiếm trường hợp sống sót.
  5. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    B757 engine flame out
    http://www.youtube.com/watch?v=2frjSvo9BBc
    MD80
    http://www.youtube.com/watch?v=LkMDPK1isg4
    A330
    http://www.youtube.com/watch?v=OZrfA3ay_zg
    Được 929rr sửa chữa / chuyển vào 03:29 ngày 27/10/2007
  6. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0

    Nhưng khi đặt động cơ xa thân, việc đẩy máy bay bằng một động cơ là điều khó khăn. Các máy bay chở khác 2 động cơ trên cánh dều được quảng cáo là thiết ké để bay với một động cơ nhưng lúc đó rất nguy hiểm, thực tế rất hiếm trường hợp sống sót.
    [/quote]
    Phát biểu nghe sợ quá
    Dead leg dead engine
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vậy mà em nghe đồn là giặc lái A-37 VNCH có tip là tắt bớt 1 động cơ để bay bằng 1 cái thôi thì sẽ bay được xa hơn. Nếu khó khăn thế chắc họ đã bị cấm làm như vậy.
    Bác thử hỏi mấy cao thủ chuyên làm máy bay mô hình xem, iem thấy họ làm nhiều cái 2 động cơ trên cánh phết đấy, hình như là chết một bên họ vẫn hạ cánh như thường à.
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    máy bay chiến đấu hai động cơ sát thân tắt một thoải mái. Máy bay hành khách 2 động cơ chỉ tăng khả năng sống sót khi tốc độ còn thấp thôi, khi tốc độ cao, lệch lực đẩy hầu như toi hết.
    Tuy nhiên, phần lớn các vụ hỏng động cơ là do chim, cũng chỉ mới cất cánh hay đang hạ độ cao, nên thoát được cũng nhiều.
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    linh tinh rồi.
    Hai đuôi đứng được dùng để tránh luồng khí xoáy áp thấp phía sau thân máy bay. Người ta làm hai đuôi đứng, đưa đuôi ra phía ngoài tránh thân. Còn một đuôi đứng chính giữa thân hứng luồng khí xoáy áp thấp.
    Luồng khí xoáy chỉ tác dụng mạnh khi máy bay có góc đón gió (AoA) lớn (máy bay ưỡn ngực ra). Tư thế này xuất hiện khi có trọng tải lớn, tốc độ thấp, đổi hướng mạnh... Như vậy, hai đuôi đứng được ứng dụng khi cần những máy bay linh hoạt, trọng tải thay đổi lớn, phải bay với những tốc độ rất cao (vậy nên khi hạ cánh thì tốc độ quá thấp so với các thiết kế thích hợp với tốc độ cao).
    Do đó, các máy bay có khả năng chiến đấu trên không rất mạnh như MiG-25 (MiG-31), Su-27, F-15 làm hai đuôi đứng. Những máy bay vận tải thân ngắn cũng như vậy, tớ rất thích con AN-14 (éo miẹ, tớ mà có 2t mỹ là tớ đóng con ấy chơi thật). Đang hỏi bên ''''máy bay chiến tranh Vịt'''' có con cùng kiểu cấu tạo khí động. Con AN-225 to nhất quả đất cũng thế.
    Thế nhưng F-111 hay MiG-23 chưa phải là máy bay một đuôi cuối cùng. F-16, Lavi, J-10 (3 thứ đó cùng họ), SU-25 39, Rafale, typhoon, MIRAGE, JAS 39 Gripen đều một đuôi. Việc kém linh hoạt bằng đuôi đứng được thay thế bằng phương pháp lái góc dón gió hỗ trợ diện tử. Ví dụ, hành động đổi hướng được thực hiện bằng cách tăng góc đón gió sau khi đã nghiêng cánh. Một đuôi được áp dụng rất nhiều ở những máy bay linh hoạt nhỏ, vì nhẹ và đơn giản.
    Nhược điểm của hai đuôi là phức tạp, do đó đắt và nặng, dễ tai nạn. Ưu điển như đã nói, máy bay chiến đấu dễ ăn lái, ổn định. Máy bay chở hàng AN-12, và những chiếc cùng hình dáng như AN-14, AN-28... cực kỳ ổn định, AN-14 cất cánh với tốc độ chưa đến 100km/h, đường chạy 100mét. Tốc độ đó các máy bay khác bốc lên là quay như hòn đá ngay.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 29/10/2007
  10. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    hahah vậy mà tụi thầy nó thường nói tốc độ và cao độ là bạn của bạn.
    Nói như giáo sư vậy tụi twin jet nó bay ETOPS như thế nào?

Chia sẻ trang này