1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Chủ blog này có làm báo cáo với nguyên soái Phucov chưa đấy? không thì lo mà làm kiểm điểm đi.
  2. Topol

    Topol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí này chuyên trọc ngoáy vớ vẩn, chả đóng góp gì chi spam là giỏi.
  3. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Neu toi ko nham: Mỹ và Nga đều đã từng có chương trình sử dụng năng lượng hạt nhân đẻ chạy máy bay. Nhưng cái hình của bác là cái Tu-154 bay thử nghiệm dùng nhiên liệu là GAZ dạng lỏng chứ không phải là máy bay dùng động cơ nguyên tử.
    Được Masan_1 sửa chữa / chuyển vào 21:51 ngày 13/11/2007
  4. selene0802

    selene0802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi hơi lạc đề một chút, giả sử, khi đang bay thằng phi công lại trở chứng do uống nứơc nhiều quá, (mà lúc báo động nó vôi vàng quên đi tè trc ) thì nó sẽ làm gì nhỉ, chứ mót quá thì sao mà dog fight dc , hehhe
  5. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Đây là máy bay Su-27 KM (ко?абелOн<й моди"и?и?ованн<й) (phiên bản sửa đổi dùng cho tàu sân bay). Gọi là Su-27 nhưng thực tế nó chỉ giống các máy bay dòng Su-27 thời đó ở mỗi ở cái nắp buồng lái phi công!
    Đây là dự án do Sukhoi phát triển để cạnh tranh với MiG trong việc chế tạo máy bay chiến đấu phục vụ cho tàu sân bay. Với thiết kế cánh ngược Su-27 KM sở hữu 1 loạt ưu điểm như:
    - Độ cơ động cao khi bay ở vận tốc thấp
    - Lực nâng của cánh tăng dẫn tới máy bay có thể cất cánh với tải trọng lớn hơn, tăng tầm bay, giảm độ dài đường cất-hạ cánh
    - Điều khiển tốt hơn ở vận tốc thấp
    -.....
    Với các ưu điểm do cánh ngược mang lại Su-27 KM có thể cất cánh theo 1 quỹ đạo theo hình dưới đây, tăng đáng kể khối lượng cất cánh của máy bay
    [​IMG]
    Trên hình vẽ 1 là quỹ đạo cất cánh của máy bay thông thường, 2 là quỹ đạo cất cánh của Su-27 KM
    Ống phụt của Su-27 KM được chế tạo theo thiết kế "ống phụt phẳng" (tương tự ở F-22) tăng khả năng cơ động
    1 ưu điểm nữa của Su-27 KM là cánh của nó có thể gấp rất gọn gàng về phía trước, tiết kiệm tối đa không gian trên tàu sân bay.
    1 đặc điểm vô cùng cần thiết!

    [​IMG]
    Dự kiến đến 1995 Su-27 KM sẽ thực hiện chuyến bay thử đầu tiên nhưng rất tiếc đến năm 1989 dự án này bị bỏ dở giữa chừng. Có nhiều ý kiến cho rằng Su-47 bây giờ chính là hậu sinh của Su-27 KM. Điều này hoàn toàn có thể!
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Cái hình mờ quá chỉ đọc được dòng chữ to nhất "Kết cấu phòng thí nghiệm bay". 1 số dòng mờ mờ khác " Ngăn chứa hệ thống nhiên liệu thử nghiệm" .v...v. Cái thùng to đùng chắc chứa Heli lỏng. Hình rõ hơn 1 chút thì có thể hiểu được
    Chắc chắn đây không phải là máy bay dùng động cơ hạt nhân như bác Masan_1 đã nói bởi bộ phận sinh năng lượng hạt nhân phải được bảo vệ bởi lớp chống phóng xạ rất dày, buồng lái phi công cũng thế. Lơ mơ bay xong là vô sinh ngay
  7. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bác không nhầm tí nào. Về phía Mỹ dự án to nào em không biết nhưng Mỹ đã từng có dự án chế tạo máy bay có hình dáng của Global Hawk chạy bằng động cơ nguyên tử. Em đã nói về vấn đề này ở trên forum rồi (hình như ở topic "Bom bố, bom mẹ" thì phải ). Điểm chính của dự án này là lợi dụng năng lượng sinh ra khi 1 đồng vị nguyên tử tự phân rã. Ở đây là Hafnium Hf-178-m2 (Chu kỳ bán rã có 31 năm). Dự án này đã từng được xếp vào "Danh sách các hướng phát triển chính của kỹ thuật quân sự" của bộ quốc phòng Mỹ (bác nào có tin chính thức khẳng định hộ cái). Nếu dự án này thành công Mỹ có hoàn toàn có khả năng chế tạo 1 loại bom mới, sức công phá không thua gì bom nguyên tử nhưng lại không hề vi phạm các quy ước quốc tế về phát triển vũ khí hạt nhân. May mà dự án này không thành công
    Phía Nga có 1 dự án tương đối tầm cỡ chế tạo máy bay dùng động cơ chạy bằng năng lượng nguyên tử. Máy bay có tên M-30. Dự án bắt đầu vào tháng 5 năm 1959. Theo thiết kế M-30 sẽ có tầm bay 25 000 km với vận tốc hành trình 3000-3200 km/h trên độ cao 18-20 km. Khối lượng cất cánh 250 tấn, trong đó riêng khối lượng buồng lái phi công và các hệ thống đảm bảo an toàn khoảng 60 tấn! Phi công sẽ ngồi trong 1 buồng lái kín, được bao bọc bởi 1 lớp chì và thuỷ tinh hữu cơ dày khoảng 11 cm để tránh phóng xạ, điều khiển máy bay qua màn hình. Máy bay có khu hangar, đường cất hạ cánh riêng. Vì lý do an toàn động cơ nguyên tử được cách ly khỏi máy bay và chỉ được lắp vào khi máy bay phải cất cánh.
    Dự kiến đến 1966 máy bay sẽ hoàn thành nhưng bị dừng lại bởi Khrushev. Vì quyết định này mà cho đến giờ người ta vẫn gọi Khrushev là "kẻ đào huyệt chôn ngành hàng không". Có 1 câu chuyện thế này: khi Khrushev hỏi:" các anh mất bao lâu để chuẩn bị thời gian cất cánh cho 1 máy bay nguyên tử? ". Các nhà chế tạo máy bay trả lời :" 1 ngày đêm". Trong khi đó các nhà chế tạo tên lửa đứng đầu là Korolev chỉ cần 1 phút để khởi động 1 quả tên lửa bắn vào mục tiêu. Họ nói :" chúng tôi chỉ cần quay cái kính ngắm là đủ". Khrushev bị thuyết phục bởi Korolev và quyết định bỏ máy bay nguyên tử, ưu tiên phát triển tên lửa theo hướng mà người ta vẫn gọi là " chiến tranh cái nút bấm". Chỉ cần ngồi 1 chỗ, bấm 1 phát là xong! Sau vụ đó tất cả các dự án liên quan đến M-30 bị ngừng lại và nghe nói Myasishev-tổng công trình sư của dự án, mất chức lãnh đạo
    M-30 sẽ trông giống thế này. Máy bay được trang bị 6 động cơ nguyên tử.
    [​IMG]
  8. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cái hình này của bác nghĩ ngay đến máy bay cánh ngược
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Hehe, dtdmos biến đâu mất tăm mấy bữa nay, giờ mới thấy. Đã tới mùa thi đâu mà.
    Đấy là hình của FA-18 thui, cánh thường xuôi sau.
    Ku Huyphuc cũng láu cá, nói là khí DƯỚI CÁNH bị đẩy sang hai bên. DƯỚI CÁNH thì chỗ nào ở dưới cánh cũng đều là dưới cánh cả.
    Cái hình của dtdmos về cái SU định dùng cho tàu sân bay có cánh đuôi nghiêng vào trong. Trước tụi mẽo làm con F-117 hay F-22 gì đấy cũng định cho cánh đuôi nghiêng vào trong nhưng rồi phải bỏ. Không nhớ rõ tại sao. Ai biết cái vụ này nói lại giùm cái đê!
  10. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo các bác là nguyên bản về su-27km trên một tạp chí Nga như thế này ạ, bác Masan dịch sơ luợc cho anh em điếc tiếng Nga nhá.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này