1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hic, bác steppy biết tiếng Nga à?
  2. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Do nghề nghiệp thôi. . Nhìn cái phù hiệu của bác quen quá, lục mãi lưu trữ mới ra được.
  3. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Mấy chiếc cánh ngược sau này không thấy được phát triển tiếp nhỉ. Chẳng thấy chiếc dân dụng nào theo kiểu cánh ngược cả!
  4. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nói tiếp về sơ đồ phân bố cánh máy bay so với thân. Có 3 loại: cánh cao, cánh giữa và cánh dưới.
    Do các máy bay chiến đấu có hình dáng khí động học phức tạp nên việc phân biệt sơ đồ phân bố cánh tương đối khó khăn, nhưng hầu hết là cánh giữa . Vì thế ta nên đem so sánh giữa máy bay chở khách (cánh dưới) và máy bay vận tải (cánh trên).
    Xét về mặt khí động. Khi bay trong không khí máy bay luôn chịu 1 lực cản gọi là "lực cản giao thoa" sinh ra do ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phần của máy bay. Lực cản này do cánh và thân gây ra là lớn nhất. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng lực cản này giảm dần lần lượt ở các sơ đồ cánh dưới---> cánh trên---> cánh giữa. Như vậy lực cản nhỏ nhất khi máy bay có cánh ở giữa thân. Nhưng sơ đồ này lại gây khó khăn cho khoang hành khách hoặc khoang chứa đồ vì thế các máy bay vận tải và máy bay chở khách không áp dụng.
    Ở các máy bay vận tải người ta luôn cố gắng thiết kế sao cho thân máy bay ở gần mặt đất nhất. Điều này tạo thuận lợi cho việc đưa "hàng" vào khoang máy bay cũng như quá trình bốc dỡ. Có thể thấy sơ đồ cánh trên là hợp lý nhất. Đồng thời sơ đồ này cũng cho lực cản nhỏ hơn so với sơ đồ cánh dưới giúp máy bay có thể tăng khối lượng vận chuyển.
    Nhưng so với sơ đồ cánh dưới, cánh trên có 1 số nhược điểm chính sau:
    - Càng (undercarriage) máy bay không thể thu vào cánh mà phải thu vào thân, do đó thân máy bay phải chịu lực lớn hơn, chế tạo phức tạp hơn.
    - Trong trường hợp phải hạ cánh do tai nạn (VD: không bật được càng) cánh máy bay có xu hướng đè xuống thân, gây hỏng thân nguy hiểm cho người ở trong khoang máy bay.
    - Trường hợp phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt nước, thân máy bay sẽ chìm xuống nước gây khó khăn cho việc cứu trợ
    Sơ đồ cánh dưới mặc dù có các nhược điểm như: gây lực cản nhiều nhất, khó lắp động cơ nhưng bù lại lại có các ưu điểm sau:
    - Càng máy bay có thể thu vào cánh, thể tích thân máy bay có thể rộng tối đa để chứa hành khách và sẽ chịu ít lực hơn.
    - Độ an toàn cao khi máy bay phải hạ cánh khẩn cấp
    - Ground-air-effect giúp tăng lực nâng ở cánh máy bay khi ở gần mặt đất. Giảm quãng đường cất cánh (nhưng lại tăng quãng đường hạ cánh)
    Vì thế tất cả các máy bay chở khách đều áp dụng sơ đồ cánh dưới để đảm bảo an toàn tối đa cho máy bay và hành khách. Với máy bay chở khách mục đích thiết kế cao nhất luôn là an toàn và ổn định.
    [​IMG]
    Máy bay vận tải IL-76 cánh trên
    [​IMG]
    Máy bay chở khách A-380 cánh dưới
  5. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Bác tinh thật. Mà mấy cái dòng bác giới thiệu khoa Động cơ giống y trên trang web của oА~
  6. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Sơ đồ cánh ngược vẫn còn đang được nghiên cứu thử nghiệm. Mặc dù Su-47 bay triển lãm ầm ầm nhưng nó vẫn trong giai đoạn hoàn thiện.
    So với cánh thẳng, cánh ngược có 1 số ưu điểm chủ yếu:
    - Tăng độ ổn định và dễ điều khiển của máy bay dưới góc tấn công AOA lớn. Từ đó máy bay cánh ngược sẽ linh hoạt hơn khi góc tấn công cao, an toàn cũng cao hơn
    - Vận tốc hạ cánh nhỏ, giảm 20-25% so với máy bay cánh thẳng. Điều này tạo thuận lợi cho việc áp dụng cánh ngược vào các máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng VTOL
    - Tạo ít lực cản hơn khi máy bay bay ở vận tốc gần âm.
    - v....v
    Nhưng vị trí gắn cánh với máy bay phải chịu lực lớn hơn. Sơ đồ phân bố lực cũng khác so với loại truyền thống. Tất cả còn đang được nghiên cứu, hoặc đã nghiên cứu xong rồi nhưng chưa công bố rộng rãi
    Máy bay chở khách chưa áp dụng cánh ngược vì sơ đồ này vẫn chưa hoàn thiện. Lỡ đang bay mà có sai sót. Vì thế vẫn có dạng truyền thống. Cải tiến chủ yếu ở động cơ, các hệ thống điều khiển, nội thất ....
  7. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
    dể hiểu thôi... bac ôi
    wá vô dụng thì phát triển tiếp làm gì nhỉ.
  8. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết hiện nay càng dính với thân mà bác, chỉ có Tu-95 là nằm ngoài cánh.
  9. dtdmos

    dtdmos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có các loại máy bay vận tải cánh trên càng mới thu vào thân thôi. Các loại máy bay chở khách cánh dưới càng đều thu vào cánh. Bác đọc kỹ lại bài nhé
  10. Thichthe

    Thichthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Nói kỹ hơn một tý nhé:
    Đối với máy bay lắp cánh dưới: chính xác là phần chịu lực chính của càng được gắn vào cánh, còn khi thu vào thì phần chủ yếu của càng lại được thu vào trong thân. Landing Gear Compartment luôn được đặt ở trong thân, đơn giản vì cánh không đủ chỗ để chứa. Đấy là đối với sơ đồ máy bay chỉ có 02 càng chính (Main Landing Gear). Đối với một số máy bay như B747, A380 do có thêm 02 càng nữa nên những càng này gắn vào thân và tất nhiên là thu vào thân.
    Đối với máy bay lắp cánh trên: đúng là hầu hết đều lắp càng vào thân và thu vào trong thân vì những ưu điểm trong thiết kế như kích thước nhỏ hơn, chịu lực tốt hơn... Tuy nhiên vẫn có một số máy bay lắp càng ngay trên cánh và người ta phải chế tạo một compartment (fairing) lắp ngay dưới cánh để chứa càng khi thu vào.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các bạn chú ý nhìn phần Landing Gear Doors đang mở ra ở dưới bụng máy bay để cho càng vào.
    [​IMG]
    Được Thichthe sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 29/09/2007

Chia sẻ trang này