1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kiểu dáng máy bay các thời kỳ

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 200tuoi, 19/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tớ viết dài vì các bạn dùng toàn tiéng Anh mà mỗi chỗ sai một tí.
    Máy bay chở hàng có khung thân nhỏ, do đó toàn bộ thân kết cấu vững chắc, phía trên thân không là cái nóc lều yếu. Các bạn có thể nhìn con Airbus 300 biến thái đó thấy rõ, người ta không thể gắn cánh lên trên được.
    Cái đầu mút cánh
    Đây là trọng vật cánh. Nó tăng cường khả năng ổn định xoáy.
    Đây là trọng vật cánh. Nó tăng cường khả năng ổn định xoáy. Trọng vật cánh này có khi là một khối sắt, có khi là một khối Uran, có khi cố định, có khi di động được. Có khi (như trên) chỉ là một thùng rỗng. Tuỳ tình hình cụ thể người ta chứa cái gì vào đó, ví dụ như máy thông tin, pin, antena, ECM...hay là treo thùng dầu. Đơn giản là trên máy bay cần tiết kiệm từ cân một nên tội gì mang mấy quả tạ vô ích.
    Mỗi máy bay có một quán tính xoáy, khả năng điều khiển góc xoáy, khả năng phát triển sai lệch góc xoáy.... riêng. Nếu quán tính xoáy quá nhỏ mà khả năng phát sinh độ lệc góc xoáy lớn thì phi công sẽ mất nhiều công điều chỉnh góc xoáy, thậm chí không bay được. Nếu quán tính xoáy quá lớn thì ảnh hưởng tới cơ chế cân bằng, dù là tự cân bằng khí động hay ổn định điện tử thì khi máy bay đổi hướng ngang đều phải nghieng cánh di để chống lại quán tính ly tâm. Quan tính xoáy lớn làm máy bay không kịp nghiêng.
    Sau khi thiết kế máy bay xong, người ta sẽ tính toán khối lượng trọng vật cánh để máy bay có quán tính xáy đúng.

    Với những máy bay kích thước động cơ nhỏ (sử dụng động cơ một luồng khí) thì kích thước động cơ nhỏ nên kích thước của uộn xoáy nhỏ -> cuộn xoáy chỉ tác động đến những vật thể tít đằng sau máy bay-> không quan tâm. (ví dụ, B-52)
    Với những động cơ turbofan, động cơ phản lực phân luồng khí, đặc biẹt với những động cơ turbofan sử dụng cho máy bay tốc độ ổn định như máy bay vận tải hành khách thì dòng khs ở cửa động cơ hút vào trong động cơ->không xuất hiện xoáy cuộn khí xung quanh động cơ-> cũng không cần quan tâm. (Boeing 747)
    Đoạn này em không hiểu bác đang nói gì???
    Người ta làm động cơ nhô ra trước làm gì.

    cái này cậu dtdmos đừng dạy lại tôi.
    Tôi viết dài vì các cậu luyên thuyên quá về việc đưa động cơ máy bay ra trước, nào chống ồn nào vân vân....
    Cái động cơ nhỏ của B-52 đấy, tôi đã cẩn thận bốt ảnh lên cậu không xem, còn thắc mắc gì.

    Thật ra, không phải máy bay nào cũng làm động cơ nhô ra trước. Với những máy bay tốc độ trên dưới 1000km/h thì cấu hình cánh xuôi sau là thích hợp nhất. ----------Câu này sai bác ạ
    Với cấu hình này, người ta cần trọng tâm máy bay ở khoảng gần đầu điểm giao hai cánh. Động cơ có mật độ khối lượng rất cao, nên đặt nhô ra đằng trước để di chuyển trọng tâm về trước.-----------Đoạn này nói về trọng tâm thì gần đúng vấn đề rồi đấy, nhưng ở đây phải là trọng tâm cánh. Bác nghĩ tiếp đi nhé!
    [hl]Với những máy bay tốc độ cao hơn, kiểu cánh thích hợp là cánh tam giác Lispic thì động cơ đặt thụt về sau, cần gì phải nhô cao.-----------------Câu này sai. Biết tại sao động cơ lại thò về phía trước thì sẽ biết tại sao 1 số máy bay có cánh tam giác

    Tôi đã bảo cậu đừng dạy lại tôi mà lại. Cậu lên ngĩ trước khi nói.
    Với những máy bay có tốc độ trên dưới 700km/h thì cánh ngang chữ T là hợp nhất.
    Với những máy bay M2 thì cánh tam giác hợp nhất
    Cánh xiên sau là lai giữa hai kiểu cánh đó.
    Ví dụ, các máy bay chiến dấu thế chiến 2 như YaK-3, B-25, B-29 là cánh ngang.
    Các máy bay phản lực tyoóc độ trên dưới 1000km/h như MiG-15, MiG-19, F-86... cánh xiên sau.
    Các máy bay tốc độ M2 như TU-160 chuyển về tam giác hết. Lớp máy nay như MiG-21, A-12 (SR-71).
    Cánh ngang giúp máy bay cân băng hơn khi tốc độ thấp, lực khí động nỏ. Cánh tam giác giúp cánh máy bay khơẻ hơn khi đối phó với lực khí động rất mạnh khi bay nhanh.
    TU-160 và B1B xoè cánh ra khi bay chậm, trở thành chữ T hay hơi xiên sau, khi bay nhanh cụp lại thành tam giác.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 19/10/2007
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Thế sao Mỹ nó không lấy cái C-5 cõng shuttle mà lấy 747 cõng nhỉ?
  3. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ chỉ những ku cánh quạt như C-130 mới tăng lực nâng vì có luồng khí qua cánh.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Người Nga cũng không lấy An-124 khổng lồ để chở cái lớn nhất vận chuyển bằng đường không là thùng nhiên liệu Buran, M-4 Bison cải tiến thành chiếc VM-T. Người ta cũng đã lắp Buran lên thân Antonov AN-225, nhưng M3 và M4 có thân nhỏ gọn, dễ cải tiến hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Việc lấy cái gì để chở cái gì còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. kết cấu khung có dủ khoẻ không, có thuận tiện giá máy bay lên không, có thích hợp để cải tiến không ?????
    C-5A/B Galaxy
    Máy bay có cấu trúc thân khoẻ nhất là máy bay chiến đấu trên không, với kiểu máy bay này thì người ta thích đặt cánh ở đâu cũng dược, trên dưới giữa không quan trọng.
    Trong số máy bay vận tải cánh xuôi sau thì máy bay ném bom đường dài như TU-95 hay B-52 có kết cấu thân khoẻ nhất. Các máy bay này có thân nhỏ, nên rất chắc và muốn đặt cánh ở đâu cũng được. Thân nhỏ vì người ta dự tính rằng hàng hoá trong khoang có tỷ khối trung bình vài tấn trên một mét khối, hàng hoá này là bom, tên lửa... và máy treo, giá ném.
    Các máy bay có tốc độ thấp chở hàng như C-5 hay Antonov An-124, An-225 có kết cấu thân cữ U, trên lưng và hai sườn là thành phần chính của khung. Gắn cánh vào đó rất tiện. ở tốc độ thấp, cấu tạo cánh treo cao đuôi treo cao trọng tâm đặt thấp có nhiều ưu thế. Kiểu kết cấu này ngược với kết cấu máy bay hành khách. Khi hàng cồng kềnh tỷ trọng này cũng ít nhất vài trăm kg/m3
    Do đặc điểm "hàng" là người có tỷ trọng rất nhỏ (thông thường được thiết kế chỉ 10kg/m3). Do đó, máy bay khách mới làm cái lều trên bộ giá. Bộ giá là kết cấu cánh và sàn, cái lều là khoang hành khách. Nếu làm cái lều cứng vững đều như sàn thì máy bay sẽ rất nặng bởi diện tích vỏ cái lều rất lớn.
    [​IMG]
    Ở trang 1 và 2, các bạn cũng tranh luận về kiểu đuôi. Mình thấy một số bạn viết rất lam man (cũng những bạn viết các dòng trên).
    Người ta làm hai đuôi đứng sang hai bên chẳng phải cân kiếc gì cả. Có hai nguyên nhân làm hai đuôi đứng. thật ra là hai kiểu đuôi khác nhua nhưng có cùng đặc điểm là hai đuôi đứng.
    Với máy bay chiến đấu. Làm thế để tránh luồng áp thấp do thân tạo ra, đuôi đứng ở trong luồng khí xoáy áp thấp đó không tốt. Hai đuôi đứng như MiG-29, SU-27, MiG-25, F-15, F-14, F-18 sẽ phải trả cái giá là đắt. Đắt tiền cho rõ hơn, vì các thứ tự nhiên nhân đôi.
    Luồng ấp thấp tạo bởi hai nguyên nhân.
    Máy bay chiến đấu cần bay với các tốc dộ và tải rất khác nhau. Để thích hợp với các tốc độ đó người ta điều khiển góc đón gió (hoặc cơ chế tự cân bằng sẽ làm máy bay đi vào góc đón gió thích hợp). Khi máy bay bay chậm tải nặng, nó ngẩng cao mũi lên, taọ thành luồng áp thấp và xoáy trên lưng nó kéo ra sau. Rất dễ cái đuôi đứng giữa thân nằm trong luồng khí đó.
    Nguyên nhân thứ hai là ở cánh xiên sau, tam giác hay tứ giác. Những cánh này làm phân kỳ luồng khí. Không khí dưới cánh bị đẩy sang hai bên, cũng tạo luồng áp thấp và xoáy sau thân. Luồng này cành tốc độ cao càng mạnh nen TU-160 mới cụp cánh lại để thích hợp với tốc độ cao.
    Cấu tạo hai đuôi đứng sẽ làm đuôi đứng tránh được luồng áp thấp của hai nguyên nhân trên.
    Cấu tạo thứ hai của hai đuôi đứng là những máy bay vận tải như AN-12, AN-24, AN-125, AN-225. Mục tiêu của cấu tạo này là tạo ra đuôi đứng có diện tích rất lớn, cũng góp phàn tránh xa dòng áp thấp nhưng không phải là nguyên nhân chính. Kiểu máy bay A-10 cũng vậy, máy bay này cần diện tích đuôi lái lớn do trọng tâm của nó lui về sau, đồng thời nó cũng rất cần linh hoạt vì đây là máy bay hỗ trợ mặt đất bám sát.
    An-225, máy bay lớn nhất thế giới
    [​IMG]
    Đuôi ngang và đuôi đứng cấu tạo như Kien đã nói. Nó gồm hai phần, phần cố định và phần di chuyển. Phần cố định tham gia vào cơ chế tự ổn định.
    Đuôi ngang cố định tham gia vào cơ chế ổn định góc đón gió. Đuôi ngang và cánh tạo thành một giá treo giống như cánh chữ V đã mô tả trên, nhưng tác động vào trục dọc. Với những máy bay tốc độ thấp, đuôi ngang càng treo cao như là cánh càng phải V hay treo càng cao.
    Máy bay không cần đuôi ngang và đứng là máy bay không thân FW (Flying Wing). Máy bay này giống con diều của trẻ em, chỉ có cánh, không than không đuôi. Máy bay này máy bằng điều khiển lên xuống và góc nghiêng. Kiểu máy bay này có nhiều lợi thế ở tốc độ dưới 1000km/h. Máy bay có kết cấu rất tiết kiệm, tốn ít khối lượng vật liệu mà khoẻ. Máy bay tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng khó lái. Một thuận lợi nữa của kiẻu máy bay này là tổng diện tích vỏ ngoài thấp nên được áp dụng làm máy bay tàng hình.
    Ngày nay Mỹ và Đức thi nhau khoe khoang là tác giả kiểu máy bay này (Horten và Northrop). Nhưng thực ra, người đầu tiên thử nghiệm các klết cấu khí động này là người Nga, beach. Đánh tiếch ông đi quá trước thời đại, đến khi đầy dủ điều kiện thự hiện máy bay thật thì ông mất. Phiên bản cuối cùng là Be-47
    Người đầu tiên đặt ra các bài toán lý thuyết là Nikolaj Teleshov . Năm 1864, ông đã vẽ một bản vẽ về máy bay không thân đầu tiên. Lúc này, các nỗ lực thiết kế máy bay vẫn đang dừng ở các diều không động cơ. Diều của ông về sau trở thành diều Delta.
    Kiểu FW này ngày nay được nhiều nước phát triển thành các máy bay bay gấp 3-6 làn tốc độ âm thanh, nhưng còn trên giấy.
    Có rất nhiều kết cấu lai FW, như một số máy bay chiến đấu Âu. Máy bay chỉ còn 3 tấm: một đuôi đứng và hai cánh tam giác xuôi ra sau. Kiểu này giúp máy bay dài hơn và tốc độ cao hơn FW, mà vẫn cấu tạo đơn giản nhẹ như FW, nhờ vậy, những máy bay nhỏ cũng có những tính năng như máy bay lớn. Tuy vậy, những nước hùng mạnh về quân sự như Nga Mỹ thì chế đó là đồ rẻ tiền.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 19/10/2007
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Loại này mới à nha?
  6. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Sao bạn HP or Tuat không kiếm quyển sách nào dịch cho anh em, khả năng typing tốt vậy thì anh em chắc được nhờ nhiều lắm. Post mấy bài cứ dài ngoẳng ra mà đọc chẳng có cái nào vào với cái nào cả.
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Mình không thích dịch đâu, mình tháy Mũi Dài nói luyên thuyen về cái đuôi tí nên mình bình luận thôi.
    To OV, mới gì, mà con đó cũng nhỏ khônh à, còn con anh nó to gấp đôi.
  8. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có nhầm với AN-124 không vậy?
  9. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Nguyên soái Phucov có lẽ cao siêu quá nên bài nào của nguyên soái cũng lủng ca lủng củng như cái quần thủng đít, chả hiểu nguyên soái muốn nói chi mô.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    đúng là con ấy đấy, nhìn thấy nhầm đang định sửa thì cái VDC nó chết nghéo nó một tiếng rồi.
    Mình không có số liệu chính xác về thể tích trong của B-52, TU-95, C5. Nhưng đây có số liệu về Antonov.
    thể tích khoang 4,4x6,4x43m=1210m3.
    Máy bay có tải tối đa 250 000kg, như vệy mật độ thiết ké là 200kg/m3.
    An-124 1027 khối, tải 150 tấn, mật độ trung bình 150kg/m3.
    Với mật độ đó mà đi chở người tức nhồi hai người chung một khối. Có là vip thì cũng mỗi ông một khối, bằng cái bể nước đặt nóc nhà.
    Không ai bắt hành khách như vậy nên máy bay chở khác có mệt độ khối lượng rất thấp. Vậy nên người ta mới phải làm cái lều, và gắn cánh ở nền cái lều đó.
    Cũng chính vì vậy mà các máy bay chở hàng này chở khách rất tồi tệ. Ví dụ, AN-124 khi chở người chỉ chở được 88 mạng là chật, trong khi có cho rẻ mỗi chú tạ rưỡi thì cõng được cả ngàn chú.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 19/10/2007

Chia sẻ trang này