1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về kinh doanh đất đai

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi tuyetmuahe_macc, 08/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuyetmuahe_macc

    tuyetmuahe_macc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc về kinh doanh đất đai

    Làm ơn giải đáp thắc mắc này hộ tớ với các bạn!
    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng, phục vụ cho canh tác, sản xuất v..v... Quyền định đoạt đối với đất đai vẫn thuộc về nhà nuớc. Vậy tại sao có chuyện kinh doanh đất đai, mua bán, trao đổi giữa người này với người kia? Chẳng nhẽ NN lại dám bán đất của toàn dân ah?
  2. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Người ta mua bán trao đổi là mua bán trao đổi quyền sử dụng đất bạn àh, quyền sử dụng đất là 1 quyền tài sản nên nó hoàn toàn mua bán trao đổi được chứ
    Còn đất đai thuộc sở hữu nhà nước, nhưng không phải là sở hữu tự thân mà là sở hữu đại diện(cho nên mới gọi là sở hữu toản dân chứ), nhà nước còn không có quyền bán đất cho bất cứ ai nữa, huống chi là người bình thường
    Được hcmt sửa chữa / chuyển vào 02:56 ngày 09/12/2004
  3. tuyetmuahe_macc

    tuyetmuahe_macc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn nhiều!
    Xin hỏi bạn thêm. Có phải chỉ những nước XHCN quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân như VN mình? Nếu giờ mình cũng cho phép sở hữu tư nhân đối với đất đai thì có làm thay đổi bản chất NN XHCN? Thực sự bản chất NN XHCN nằm ở đâu?
  4. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    không chắc , Trung Hoa đất đai dâu phải là sở hữu toàn dân
    Thật ra việc sở hữu toàn dân về đất đai mang ý nghĩa lịch sữ nhiều hơn là giai cấp,trong khi theo Mác nói thì bản chất của nhà nước nằm ở tính giai cấp, ví dụ như khi cải cách ruộng đất lần 1ở miền Bắc , lấy đất của địa chủ chia lại cho cố nông, thừa nhận quyền sở hữu tư nhân( người nông dân ) đối với đất đai. Không ai phủ nhận được tính giai cấp của hành động này mặc dù đất đai lúc đó không thuộc sỡ hữu toàn dân
    Vậy thử tìm hiểu vài cột mốc lịch sử nhá, vì sao đất đai thuộc sở hữu toàn dân
    Cải cách ruộng đất lần 1 ở miền Bắc, mắc dù 1 số nơi tiến hành 1 cách quan liêu, máy móc, thiếu nhân văn nhưng đã đáp ứng được mong ước ngàn đời của người nông dân :người cày có ruộng
    Cuộc cải cách ruộng đất lần 2, đưa đất vào hợp tác xã, cũng gây phản ứng ở ngày này người nọ nhưng cũng tiến hành xuông xẻ, vì thanh niên thhì ra tr65n, thanh nữ thì đi thanh niên xung phong, rồi người dân loạn lạc chạy từ nơi này sang nơi khác,tránh bom rơi đạn lạc.....Trên ruộng đồng toàn là người già, trẻ em, người ngụ cư từ địa phương khác...Nếu không hợp tác hoá nông nghiệp thì rủ nhau chết đói àh
    Sau 1975 tiếp tục thừa nhận sỡ hữu tư nhân với đất đai, và đem áp dụng mô hình ở miền Bắc vào trong nam, việc này về sau được thừa nhận là chủ quan duy ý chí, vì đặc điểm của miền nam khác miền bắc nhiều. Theo tớ điều này là do ảnh hưởng của tư tưởng lạc quan cách mạng, Còn muốn biết lạc quan cách mạng như thế nào thì bạn mở hiến pháp 1980 ra xem :công dân được quyền có nhà ở, chữa bệnh miễn phí, đi học miễn phí......
    Sau 1980 nhà nước thiết lập chế độ sỡu hữu toàn dân với đất đai, do các căn cứ sau:
    đất đai bị tàn phá nặng nề bởi chất độc hoá học, bom đạn, mìn...không thể dựa vào sức của 1 cá nhân cụ thể mà phãi dựa vào nỗ lực của toàn xã hội để khôi phục đất đai
    Về ý nghĩa chính trị, việc giải phóng giành lại đất đai là công sức của toàn dân ch71 không phải là của 1 dân tộc , 1 nhóm người nào
    Về thực tiển thì hầu hết đất đai cũng thuộc về sở hữu nhà nước rồi( như trên đã nói), cho nên qui định như thế cũng chỉ là ghi nhận lại 1 thực tế đã có thôi
    Hiện nay, trong mỗi lần sữa đỗi luật đất đai, vấn đề quyền sỡ hữu đối với đất đai bao giờ cũng được nêu ra, tuy nhiên luật 93 ,2 lần sữa đổi bổ sung, cũng như luật đất đai 2003 đều ghi nhận đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân
    Tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng quyền sở dụng đất được thừa nhận là 1 quyền tài sản, cho nên có thể chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp... như thường
  5. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật VN chưa thoáng đến mức cho phép kinh doanh, mua bán đất đai đâu các đồng chí ạ (ít nhất và về mặt lý thuyết và hình thức). Trong đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thì chỉ ghi nhận chức năng Kinh doanh bất động sản mà thôi. Nhưng trên thực tế, đất đai là một tài sản có giá trị lớn, việc mua bán, chuyển nhượng vẫn diễn ra ầm ầm, chỉ có điều bao giwò cũng đi kèm với một cụm từ mỹ miều và đáng yêu, đó là Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Bạn zê rô viết là :
    Pháp luật VN chưa thoáng đến mức cho phép kinh doanh, mua bán đất đai đâu các đồng chí ạ (ít nhất và về mặt lý thuyết và hình thức). Trong đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thì chỉ ghi nhận chức năng Kinh doanh bất động sản mà thôi. Nhưng trên thực tế, đất đai là một tài sản có giá trị lớn, việc mua bán, chuyển nhượng vẫn diễn ra ầm ầm, chỉ có điều bao giwò cũng đi kèm với một cụm từ mỹ miều và đáng yêu, đó là Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
    fsai tớ bổ sung thêm là :
    .... Hoặc là mua bán nhà nữa. Hì hì ...
    ------
    Bên cạnh đó, còn phải nhấn mạnh rằng VN là nước duy nhất trên thế giới ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân và NN là đại diện thực thi quyền năng của chủ sở hữu. Nhưng điều này chẳng liên quan mấy đến vấn đề bản chất NN XHCN cả, mà sao cô tuyetmuahe lạc hậu + hai lúa thế nhỉ, bây chừ mà còn gọi là NN XHCN, xưa rồi em ơi, ... phải gọi là NN pháp quyền XHCN, ... cô hiểu chưa ...
    Thiệt tình.
    Bên cạnh đó, phải thấy tính giới hạn của quyền định đọat với đất đai khi NN ta có quy định tội danh : hủy hoại đất đai đấy.
    He he ...
    Còn chuyện kinh doanh bất động sản, và các trò lách luật, chuỵên dài nhiều tập, hôm nào tớ uống thêm vài ly nữa, tớ kể cho nghe ...
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Nếu nghị định 181, mẫu thuẫn với luật đất đai thì cái nào có hiệu lực các bác nhỉ
    Phần trái với luật đất đai vẫn có hiệu lực,nhưng sẽ được sữa lại
    Hay phần trái với luật đất đai vô hiệu
    Mong được trao đổi
  8. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Kiểu hỏi của chú satthu này cứ như là "em mới vào đây, chã biết gì" định kưa sừng làm... gấu à?
    Cái NĐ181 tớ cũng chưa zám đọc hết, cũng định bụng lúc nào đó ngắm nghía, vuốt ve nó một chút, nhưng thấy lê thê quá đâm hãi.
    Hay bây giờ satthu hoa tiêu trước một vài chỗ "lục đục" giữa Luật Đất đai và NĐ181 đi, tớ đảm bảo sẽ có nhiều người sẽ quan tâm và nhảy xổ vào mà buôn bán cho mà xem, nhất là cái thằng cha fsai
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em được biết những lục đục giữa Lđđ và nghị định 181 thì có nhiều, ngoài ra còn có cả những lục đục giữa những qui định trong lđđ với nhau và trong nghị định 181 với nhau nữa
    Nhưng ông thầy em nói 1 câu thế này :"giờ thầy có nói các em cũng không hiểu, nhưng chừng nào đi làm các em sẽ biết".....bó tay thầy luôn
    tuy vậy tụi em vẫn được cho biết vài cái lục đục :
    Khoảng 1 điều 101 Nđ 181 kông cho phép bán nền mà chưa xây dựng nhà ở đối với các trường hợp thực hiện dự án kinh doanh nhà ở trong khi đó khoảng 3 điều 34 Lđđ thì không đòi hỏi phải xây dựng nhà ở mà chỉ cần xây dựng kết cấu hạ tầng thôi
    Còn 1 cái nữa không biết có phải là lục đục hay không :
    Khoảng 2 điều 101 Ngị Định 181nói rằnh nhà nước sẽ thu hồi đất nếu người thực hiện dự án đầu tư không thể tiếp tục thực hiện trong khi đó theo điểm d khoảng 2 điều 110 thì tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền có quyền thế chấp , bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để vay tín dụng. Vậy tóm lại là có được thế chấp hay bảo lãnh để vay vốn không ?
    Ngoài ra điều 99 nghị định 181 cho phép người VN định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng đất trong khu công nghiệp trong khi đó khoảng 4 điều 90 luật đất đai lại chỉ cho phép người VN định cư ở nước ngoài nhận giao đất có thu tiền hay thuê đất mà thôi
    các bác tìm ra được hỗ nào nữa thì bổ sung nhá
  10. tuyetmuahe_macc

    tuyetmuahe_macc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2004
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa bác fsai...em cũng xin thừa nhận cái sự "quê mùa" của em...Học hỏi thêm từ bác chứ có mất mát gì mà ko thừa nhận nhỉ...Mà em chẳng hiểu tại sao lại phải lắp thêm cụm "pháp quyền" vào theo như bác nói. Nước nào thừa nhận dân chủ thì cũng đặt mục tiêu xây dựng nền pháp quyền và 1 xã hội công dân(có thể em lại để lộ cái sự quê mùa của em bằng việc dùng sai thuật ngữ...bác sửa hộ ạh)...Chẳng lẽ có NN pháp quyền XHCN và NN phi pháp quyền XHCN? Nói thế thì khác nào có sự nghi ngờ về mâu thuẫn giữa dân chủ và XHCN?
    Xin lỗi mọi người vì đã đi ra ngoài lề 1 tẹo.
    Quay lại chủ đề chính nào.
    Sở dĩ em có những thắc mắc để rồi lập ra cái topic này là vì em hiểu những việc như mua bán, cho thuê, thế chấp, thừa kế là quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu, chỉ chủ sở hữu mới có quyền năng thực hiện những việc đó. Nói chung quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân có thể xem như ngoại lệ, rồi dần dần cũng phải cho phép ĐĐ được thuộc sở hữu tư nhân thôi. Như thế loại bỏ được mâu thuẫn trong vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng ĐĐ và BĐS...và tạo thuận lợi cho giao dịch liên quan đến ĐĐ.
    Xin hỏi các bác là theo luật VN mình, tàu thuyền, máy bay được xem là động sản hay bất động sản? Em hỏi thế hơi thức cười phải ko? ...

Chia sẻ trang này