1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về lời bài hát nhạc Trịnh!

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi muoidotinox, 24/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sambo

    sambo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    1
    Xin hỏi ké các bạn , trong nhạc Trịnh rất hay nhắc đến từ Vô Thường, tớ hơi mơ hồ, ko biết Vô Thường có phải đơn là bất bình thường ko nhỉ, ai chỉ dùm nghĩa đúng nhất của từ này nhé^^
  2. muoidotinox

    muoidotinox Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    4
    Đây là đoạn giải thích của bạn Ha Vy trong box Tiếng Việt, tớ mạn phép trích ra đây cho các bạn đọc, lời giải thích rất rõ ràng:

    "Vô thường" tức là không bền vững. Quan niệm triết học Phật giáo cho rằng bản chất của tất cả mọi vật là không bền vững. Bởi vì vật chất luôn luôn vận động, biến đổi. Tất cả những gì con người cảm nhận được đều trải qua các giai đoạn sinh ra, phát triển, khủng hoảng và diệt vong, tuy nhiên sự diệt vong này không phải là kết thúc mà chỉ là sự vận động, chuyển hóa. Đối với thế giới vật chất, điều này gần gũi với quan niệm về sự vận động của vật chất và phủ định biện chứng trong triết học Mác-Lênin. Tuy nhiên tính vô thường trong Phật giáo còn áp dụng cả đối với thế giới tinh thần, tức là các ý niệm của con người cũng trải qua những quá trình như vậy. Bởi vì vạn vật là biến chuyển luôn luôn nên người ta không thể nói đâu là bản thể thật sự. Chính vì không thể xác định được bản thể thật sự nên mới có phát biểu rằng "vạn vật bổn lai không" (vạn vật vốn là không), cái không này không phải là không tuyệt đối, không có gì hết, mà chỉ là cái không bền, cái biến chuyển, cái vận động của vạn vật, nó không phủ nhận mà tồn tại song song với những cái ta thấy biết hàng ngày (sắc). Chính vì vậy Ma-bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh có nói rằng "sắc bất nhị không, không bất nhị sắc, sắc tất thị không, không tất thị sắc" (sắc không khác với không, không không khác với sắc, sắc cũng chính là không, không cũng chính là sắc). Câu nói trên không hề khó hiểu, cũng không hề thể hiện những triết lý sâu xa không thể thấy biết như nhiều người nghĩ mà nó chỉ nói lên một nguyên lý hết sức căn bản, hiển nhiên và được hầu hết các trường phái triết học khác chấp nhận, đó là tính vận động của vạn vật nói chung.
    Từ điển TỪ NGỮ PHẬT HỌC VIỆT ANH của Soạn Giả: Trần Nguyên Trung (South Australia 2001) định nghĩa "vô thường"
    Vô thường. Anitya (S). Impermanent; the first of the tam minh trividyà; that all things are impermanent, their birth, existence, change, and death never resting for a moment
    Nghĩa "vô thường" vốn thể hiện bản chất của tự nhiên và xã hội, hkông hề xa lạ với cuộc sống, tuy nhiên, để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể gửi thư đến các trung tâm Phật học hay các website Phật học nổi tiếng để được giải thích đầy đủ.
  3. bluemountainno1

    bluemountainno1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    774
    Đã được thích:
    0
    Hoảng...!
  4. windblowup

    windblowup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Cách đây nhiều năm, báo Hoa Học Trò đã từng mở một cuộc thi giải nghĩa về chữ "Vô thường" trong "Đóa hoa vô thường" của Trịnh. Dưới đây là bài viết của mình đã được tặng giải. Hồi đó, mình chủ yếu viết theo những cảm nhận nguyên sơ của mình về bài hát. Sau này, đọc sách vở nhiều hơn, đặc biệt là các tư liệu trong box Trịnh này, mình cũng có thêm những nhận thức mới. Xin gửi tới các bạn bài viết ngày xưa đó như là một kỉ niệm nho nhỏ của mình.
    Về 2 chữ ?ovô thường? trong ?oĐoá hoa vô thường? của Trịnh Công Sơn
    ?oVô thường? vốn là một từ của đạo Phật. Bạn có thể tìm thấy định nghĩa về vô thường trong các cuốn sách có liên quan đến Phật giáo. Theo đó ?oVô thường là chẳng thường hằng, thường hằng là không bất biến, biến ở đây là biến động...? (Tuỳ theo sách mà từ ngữ có thể khác, tôi không đảm bảo trích dẫn của tôi là chính xác). Tóm lại là mặc dù giải thích rất nhiều nhưng vẫn làm người đọc khó hiểu và rất trừu tượng.
    Hiện nay, đạo Phật là 1 trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới (2 đạo còn lại là Thiên chúa giáo và Hồi giáo - theo những nguồn tin gần đây thì đạo Phật đang bị thu hẹp lại). Mục tiêu của tôn giáo nào cũng là cứu rỗi tâm hồn con người, đưa người ta trở về với chữ thiện. Những phải thừa nhận rằng, trong các tôn giáo, thì đạo Phật đã đạt được đến sự vi diệu và sâu sắc trong việc cứu khổ cứu nạn. Những giáo lí cả về khoa học tự nhiên và nhân văn đến giờ vẫn còn giá trị và được đánh giá cao.
    Tất thảy người yêu nhạc đều biết rằng Trịnh Công Sơn có một phong cách rất riêng trong sáng tác , cả về giai điệu lẫn ca từ, đến nỗi có thể xếp những tác phẩm của Trịnh Công Sơn thành một dòng nhạc độc lập đứng bên cạnh các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, nhạc xanh. Trong các ca khúc Trịnh Công Sơn đều phảng phất một chút triết lí cuộc đời, thân phận. Dù đó là viết về tình yêu, về giọt nắng giọt mưa hay về cái tôi của mình, bao giờ những nét nhạc và ca từ đó cũng đưa người nghe đến chữ THIỆN TÂM. Tôi không có được nhiều thông tin về Trịnh Công Sơn lắm, nhưng qua những cuộc trò chuyện trên báo đài và qua các ca khúc thì đoán rằng nhạc sĩ có những kiến thức rất uyên bác về Phật giáo. Hình như chất triết lí của Trịnh Công Sơn có những yếu tố gần gũi với đạo Phật.
    Quay lại với ?oĐoá hoa vô thường?. Có thể nói đây là một trong những ca khúc dài nhất Việt Nam hiện nay (với 10 phút video clip và 12 trang in nhạc). Bài hát chia làm nhiều trường đoạn khác nhau, mỗi đoạn có tính chất riêng biệt. Nếu bạn nào có bản in nhạc ?oĐoá hoa vô thường? sẽ thấy ở mỗi đoạn có ghi những lời dẫn cụ thể. Xin được chép ra đây. Đầu tiên là ?oTìm tình, nhịp thong dong? rồi ?oĐưa tình về. Nhịp hớn hở? , ?oBốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất? , ?oCon sóng biển dâu đã mang tình về quê quán cũ? , ?oTình đi, người ở lại (đoạn cuối)- Tình do tâm ta mà sinh. Có khi tình mất mà tâm còn động vọng. Đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi?.
    Cả ca khúc như một câu chuyện dài về cuộc đời con người được minh hoạ bằng những lời dẫn ở trên và ca từ trong bài hát. Lúc bình an thong thả, lúc hớn hở náo nức, lúc trầm tư suy lắng. Cảm xúc nhạc của ?oĐoá hoa vô thường? không phải là cảm xúc một lúc một nhát mà là cảm xúc tích tụ suốt một cuộc đời phiêu bạt giữa trần gian với đủ vui buồn, thương yêu, giận hờn.
    Vậy thì hiểu hai chữ ?ovô thường? như thế nào. Xuyên suốt giáo lí nhà Phật là chữ KHÔNG . Những vô thường, vô ngã, triết lí vô ngôn, rồi quan điểm ?osắc sắc không không? ... mà đỉnh cao là vô thường quả là rất khó lĩnh hội. Người ta nói rằng ngay cả những nhà sư tu hành trong chùa cũng không mấy người có thể thấu cùng đạt lí lẽ vô thường. Để lĩnh hội được nó, ngoài sự hiểu biết uyên thâm còn phải có được những năng lực cảm quan đặc biệt về mặt đánh giá nhìn nhận xã hội. Tôi không có ý định sa đà thêm về mặt học thuật của chuyện này, chỉ xin đưa ra một cách hiểu từ những nét nhạc của Trịnh Công Sơn .
    Theo tôi ?ovô thường? là một lẽ gì đó rất tự nhiên của trời đất và nó vận động không ngừng. Vô thường gồm cả không gian vận hành và thời gian trôi chảy; trong đó thời gian là một đi không trở lại. Chúng ta, những con người nhân gian đều nằm trong dòng thời gian đi mãi đến vô cùng vô tận ấy. Một lúc nào trong cuộc đời , có thể khi mái đầu không còn xanh, hay ta không còn là kẻ dại khờ... nhìn lại chặng đường đã qua với những thành công, thất bại, những cảm xúc đã trải ta sẽ cảm nhận được dòng chảy thời gian ấy. Có thể có một chút bâng khuâng, luyến tiếc nhưng ta bằng lòng với hiện tại, với tất cả hạnh phúc và đắng cay mà số phận đã dành cho ta. Nói như một ca khúc khác của Trịnh Công Sơn thì : Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai mà vẫn yêu quá cuộc đời này (Xin phép được thêm một chữ ?ovẫn? vào). Đoá hoa vô thường, đó là những-bông-hoa-của-trời-đất này, đó chính là mỗi-con-người chúng ta.
    Kết : Tôi viết bài viết này vì lòng yêu mến của tôi đối với âm nhạc của Trịnh Công Sơn. ?oĐoá hoa vô thường? là một trong những tuyệt tác đời người, để hiểu thấu đáo được một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản. Ở đây chỉ xin đóng góp một cách hiểu. Bởi ?ovô thường? liên quan đến một vấn đề triết học cao siêu của tôn giáo. Có gì sai sót xin lượng thứ.
    Được windblowup sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 31/10/2006
    Được windblowup sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 31/10/2006
  5. Khaanh

    Khaanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Thân gởi một chút chia sẻ với những người yêu nhạc Trịnh
    Có những người yêu nhạc Trịnh mà không biếy rõ mình yêu nó ở điểm gì trong dòng nhạc Trịnh
    Bàn thân TCS là một nghệ sĩ đúng với từ nghệ sĩ
    TCS có một trình độ nhân thức văn hoá cao.
    Trình độ triết học vào loại khá
    Đặc biệt là trình độ ,nghệ thuật sử dụng tiếng Việt
    Mỗi ca khúc của TCS là một bài thơ sử dụng những tinh hoa của ngôn ngữ để nhẹ nhàng lấn vào lòng người.
    Một điều chính xác là người có trình độ văn hoá càng cao thì càng dễ cảm nhận không chỉ dòng nhạc trịnh mà còn cả những tác phẩm của các nhạc sĩ khác nữa.
    Dòng nhạc Trịnh dễ đi vào lòng người con nhờ giai điệu đơn giản,gần gũi với tâm sự của nhiều người...
    Và một yéu tố quan trong không kém là ca sĩ thể hiên nhạc Trịnh
    Trong forum này tôi đọc rất nhiều lời bình về ca sĩ hát nhạc Trịnh... và tôi cũng thấy không phải ca sĩ nào cũng biết hát nhạc Trịnh...Họ hát khô khan,thô kệch hoặc màu mè uốn éo như Đàm vĩnh hưng chăng hạn... Chỉ làm cho người ta khó chịu khi mà người ta đã nghe qua giọng hát Truyền cảm của Khánh Ly...
    Đơn giản là những ca sĩ này không hiểu biết vè dòng nhạc TCS. không có đủ trình độ để cảm nhận ý nhạc thì làm sao diễn tả cho người nghe được
    Ai cũng biết giọng hát Khánh Ly đã gắn liền với dòng nhạc Trịnh nhưng có ai biết cái bí quyết trong giọng ca của Khánh Ly
    và Khánh Ly không chỉ thành công với dòng nhạc trịnh mà còn rát thành công với tác phẩm của các nhạc sĩ khác như: Phạm Duy,Văn cao,Dương thiệu tước,Pham dình Chương v.v thậm chí còn hát hay hơn những ca sĩ trước dó đã hát
    Để nghe và cảm nhận dòng nhạc TCS bạn cần có một trình độ tiếng Việt tương đối khá để hiểu ngôn ngữ của TCS ..để có thể phân biệt đốt lên và thấp lên là hai hình tượng khác nhau ... và một số vốn tương đối về triết học đông phương,Phật giáo
    và tốt hơn nữa là có thể hình dung ra bối cảnh văn hoá ,lịch sử của nhung năm 1960 tới 1980...diều này nghe đơn giản thưng thật là khó khăn cho nhưng bạn còn trẻ
    Bạn sẽ nói là nhạc Trịnh mỗi người có một cách cảm nhận riêng...Tôi đồng ý với bạn... Nhưng điều tất nhiên là nếu bạn có một trình dộ cao ban sẽ cảm nhận được những điều tuyệt vời hơn ở bất cứ một tác phẩm nào.
    Chúc bạn thú vị với những tuyệt vời trong dòng nhạc Trịnh
    Khaanh

Chia sẻ trang này