1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về phim Tây Du Ký

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi black_tulip, 23/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Thực ra mình cũng nghĩ ko nên bàn xét trình độ Phật pháp của Ngô Thừa Ân, vì thực ra đây ko phải là 1 tác phẩm hoàn toàn mang tính Phật giáo và cũng ko để truyền bá đạo Phật.
    Vấn đề Đường Tăng trao lại cái bát vàng đã được bạn Chitto giải thích rất cụ thể và logic rồi. Tuy nhiên, cứ cho là hành động trao cái bát vàng của Đường Tăng là đúng rồi đi, thế nhưng hành động đòi vàng bạc của Anan và Cadiếp thì sao? Liệu hành động đó là đúng? Và thực sự khi dùng từ "mua" kinh nghe nó có vẻ sao sao ấy. Chân kinh mà dùng từ "mua" thì nó ko được hay cho lắm.
    :)
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Hì. Theo lẽ công bằng thì Đường Tăng phải trao cái gì đó để đổi lấy kinh. Nếu không kể đến công dẫn vào kho lấy ra cuả A Nan, Ca Diếp, công viết ra giấy, đóng thành quyển, xếp thành bộ, chồng vào tủ của các người khác, thì cũng là công nghĩ ra kinh của Phật. Trong kinh Phật có thấy nói Phật và đệ tử chẳng ăn chẳng mặc đâu. Họ vẫn phải sinh sống, do các tín đồ chu cấp cả.
    Trong đám người đến lấy kinh, Sa Tăng ngu si, Bát Giới tham lam, Tam Tạng ngờ ngệch chả biết lẽ đã đành, thằng Ngộ Không khôn ngoan nhanh nhẹn nhất lại cũng không hiểu ra lẽ công bằng. Thế nên A Nan và Ca Diếp mới phải thẳng thắn mà đòi. Họ đã nói ý nhị nhưng không hiểu nên phải nói thẳng.
    Mà việc trao đổi đó, xét về bản chất thì gọi là Mua - Bán cũng đâu có gì sai. Bên trao vàng, bên trao kinh, dù dùng ngôn từ hoa mỹ gì khác, thì chân phương nói ra là mua bán cũng không sai.
    Phật cũng rất thẳng thắn mà nói đó là "bán". Nên nhớ lần trước các Thánh tăng mới chỉ là "tụng một lượt" chứ chưa phải là "bán hẳn" kinh, mà đã được 3 đấu 3 thăng vàng, vẫn bị chê là quá rẻ. Lần này trao hẳn kinh văn, mà đổi lại chỉ có cái bát vàng, chẳng là cũng bán rẻ rúng lắm lắm rồi đó ư?
  3. honnhien_cotien

    honnhien_cotien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.395
    Đã được thích:
    0
    mua , là sự trả giá , và cái giá , không nhất thiết là tiền .
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Cũng giống như một bài *Test* của thầy giám kiểm tra độ lĩnh hội bài học của học sinh thôi.
  5. pridon85

    pridon85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tặng các bác bài viết của Vũ Hoàng Linh, khoa Kinh Tế Ứng Dụng, Đại Học Minnesota.
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Chân kinh mà không chữ thì mới đúng theo tinh thần của đạo Phật. Bởi đã là chân lý mà phải nói ra, phải viết ra, sử dụng tới ngôn ngữ để diễn tả thì chân lý đó cũng đã không còn toàn vẹn rồi (Lão Tử nói: Đạo khả đạo phi thường đạo, Phật tổ niêm hoa vi tiếu). Lẽ ra khi nhận được kinh không chữ thầy trò Đường Tăng phải ngộ đạo nhưng họ vẫn không ngộ mà nghi là các vị chân giả tráo đồ. Vì thấy họ vẫn chưa tới tầng giác ngộ hiểu được lẽ diệu huyền của kinh không chữ, Phật mới cho họ kinh có chữ, tức là đã hạ chân lý xuống một mức độ đơn giản dễ hiểu cho phù hợp với chúng sinh còn nhiều u mê.
    Đến đoạn chân kinh bị ướt, mất một số trang do Đường Tăng quên hỏi hộ con rùa cũng có ý nghĩa. Thứ nhất, con người sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu biết đầy đủ được lời chỉ dạy của Thích Ca cả. Thứ hai, con người cũng không nên cứ bám vào những lời chỉ dạy đó, coi đó là toàn diện, hoàn hảo. Kinh Phật mất đi vài trang chính là để cho người ta khỏi bị giáo điều, để tự đi tìm chân lý chứ không phải chỉ tụng kinh, đọc sách là có thể nắm bắt được. Thứ ba, phải chăng trong mong ước đắc đạo, thầy trò Đường Tăng (cũng như nhiều người mong đắc đạo khác) đã hơi ích kỷ hoặc vô tình, quên đi những ưu tư khắc khỏai của kẻ khác ?"mối ưu tư mà đối với Đường Tăng là chuyện vụn vặt, nhưng với con rùa lại là câu hỏi theo đuổi hàng trăm năm. Với sự vô tình với chúng sinh đó, Đường Tăng đã phải trả giá bằng một bộ kinh mất đi vài trang quý.
    Thế còn việc đất Phật mà các vị đệ tử Như Lai cũng đòi hối lộ là sao? Ở đây có lẽ tác giả muốn nói tham sân si là thứ ở trong lòng, trừ diệt nó còn khó hơn việc đã tới được cửa Phật. Tham sân si này có thể là từ phía hai vị tôn giả khi họ đòi lễ vật. Nhưng cũng có thể là không, họ chỉ thử lòng thầy trò Đường Tăng thôi. Nhưng chắc chắn là tham sân si vẫn còn nhiều trong lòng thầy trò Đường Tăng nữa. Họ tiếc rẻ cái bát ăn bằng vàng, giận dữ với việc các tôn giả đòi lễ vật, và sau cùng thì hối lộ cho các vị tôn giả trong hậm hực. Tức là họ vẫn còn nhiều tục niệm chưa rửa được dù đã tới được đất của Như Lai- họ mới chỉ qua được chặng đầu trên đường thành Phật, mà cũng không phải là chặng khó nhất. Diệt trừ ma quái, vất vả chịu đựng gian khổ, bất công?tuy có khó khăn nhưng vẫn là con đường có mục đích rõ ràng, có bàn tay Phật chỉ đường và để nương tựa khi gặp tuyệt đường, và đó vẫn là những kẻ thù, tà mà ở ngoại thân. Còn chặng tiếp theo trừ tham sân si thì họ vẫn chưa làm được, và đó mới là khó khăn. Đến được xứ Phật đâu có phải là đã thành Phật?
    Đấy cũng chỉ là một cách diễn giải nhưng có lẽ Ngô Thừa Ân thâm thúy và hiểu nhiều về đạo Phật chứ không chỉ viết Tây Du Ký như một câu chuyện dân gian mua vui cho thiên hạ.
  6. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Câu nói của Phật nói lên một cái lý như thế này: Pháp lý ở đời ko dễ gì mà nhận được. Người nhận được thì phải biết quí trọng. Người kia trả công cho Phật một chén vàng, Đức Phật nói rằng "chỉ thế này thôi ư" ko phải chê rằng "chén vàng này ít thế này thôi ư" mà ngụ ý nói rằng Pháp này ko thể mua bằng một chén vàng được. Giả sử như vị kia đáp lại công đức của Phật bằng một tấm lòng cầu đạo ngay chính thì có thể Đức Phật đã ko nói thế. Ngô Thừa Ân đã viết một tác phẩm kinh điển về Phật như thế thỉ ko thể hiểu về Phật bằng cái lí nông cạn như đa số người vẫn nghĩ đâu. Chẳng phải tự nhiên mà ông ta phạm phải một cái lỗi mà đa số người vừa xem qua đã biết là sai, chẳng qua là chúng ta ko hiểu ý ông mà thôi.

Chia sẻ trang này