1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về sự nghiên cứu các hành tinh mới

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi LeBang, 16/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LeBang

    LeBang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    1
    Thắc mắc về sự nghiên cứu các hành tinh mới

    Theo tôi biết, bên cạnh một vì sao lớn, luôn có các vì sao nhỏ mà hình như người trong ngành các bạn vẫn gọi là vệ tinh. Ánh sáng của các ngôi sao này thường bị ánh sáng của ngôi sao mẹ che khuất, thậm chí bị che khuất cả trong môi trường ánh sáng mạnh của các ngôi sao khác. Vậy vì sao mà người ta vẫn phát hiện ra sự tồn tại của chúng? Câu hỏi này có vẻ ấu trĩ phải không? Mong là các bạn không chê vì nó quá dễ mà vẫn trả lời nhé!
    Mong.
  2. ILL

    ILL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    không phải ấu trĩ đâu .. Cái đó không phải là vệ tinh , mà người ta gọi nó sao đôi , hoặc sao đồng hành . ...Phat hiện nó người ta có nhiều cách , trong đó có cách là đo tín hiệu ánh sáng của sao đó. Vì là sao đôi nên nó thường quay xung quanh nhau ( theo nhièu kiểu ) và mỗi lần nó che lấp ánh sáng của sao cần đo , thì bộ cảm nhận ánh sáng sẽ báo sự sụt cường độ của ánh sáng sao đó. ....nói chung là phức tạp lắm...bạn có thể tìm hiẻu qua mtj bài đxã viết từ trước
    http://ttvnol.com/thienvanhoc/273027.ttvn trong bài
    Gia đình sao ( Sao đôi ấy )
    Thankss
  3. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Trong hệ Thiên thể mức này không hẳn là luôn có các sao con... có thể có các trường hợp sau:
    1. Hệ có một sao đơn độc ...
    2. Hệ có một sao và có các hành tinh xung quanh ... giống hệ Mặt Trời chúng ta !
    3. Hệ có nhiều ngôi sao (hệ sao đôi tương xứng gồm 2 ngôi sao khối lượng gần bằng nhau không có sao ở trung tâm, hệ sao mẹ con gồm sao lớn và 1 hay vài sao nhỏ ...)
    Để nhận biết được sự hiện diện của sao con mặc dù bị hào quang che lấp nhưng có thể dựa vào sự nhiễu của quỹ đạo sao mẹ (vì sao mẹ và sao con đều hút lẫn nhau nên quỹ đạo cả 2 đều lệch..) hoặc sự thay đổi cường độ ánh sáng trung tâm... !!!
  4. FANTOMAT_FOREVER

    FANTOMAT_FOREVER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    0
    Người ta phát hiện bằng cách sau bạn à.
    Lấy VD người ném tạ xoay chẳng hạn, 1 đầu người ta nắm lấy dây xích và đầu kia là quả tạ, khi người đó xoay quả tạ vòng vòng thì người của họ cũng lắc lư.
    Áp dụng trong Vũ trụ cũng vậy, khi 1 ngôi sao nhỏ quay xung quanh 1 ngôi sao lớn, nó cũng làm ngôi sao lớn đó lắn lư. Dù chỉ là đôi chút, theo ta quan sát nó chỉ nhỏ như sự dịch chuyển của 1 con kiến khi ta nhìn từ mặt trăng vậy. Nhưng chỉ từng đó thôi cũng đủ để khiến các kính thiên văn hiện đại phát hiện ra được. Dựa vào đó mà người ta biết 1 ngôi sao nào đó có vệ tinh

Chia sẻ trang này