1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về tuớng Hoàng Văn Thái???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 19/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Văn Tiến Dũng
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Đại tướng Văn Tiến Dũng (2 tháng 5, 1917 ?" 17 tháng 3, 2002), là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương **********************, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
    [sửa]
    Tiểu sử
    Tướng Văn Tiến Dũng sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
    Đại tướng Văn Tiến Dũng
    Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ 1939 đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần; tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
    Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ 1944. Tháng 4 năm 1945, ông được cử làm Uỷ viên Thường vụ ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá.
    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía Tây Bắc và Tây Nam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320.
    Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Genève.
    Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn ?" Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).
    Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó bí thư thứ nhất Quân ủy Trung ương. Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
    Ông được phong hàm thiếu tướng năm 1948, thượng tướng năm 1959 và đại tướng năm 1974.
    Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, và nhiều huân chương, huy chương khác.
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Lê Đức Anh
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Lê Đức Anh (sinh năm 1920), nguyên ************* Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992-1997). Quê ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
    [sửa]
    Quá trình công tác
    ? 1937 tham gia cách mạng;
    ? 1944 tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh;
    ? 8/1945 nhập ngũ, đến 1948 giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301.
    ? 10/1948 đến 1950 tham mưu trưởng các quân khu 7, 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn;
    ? 1951 đến 1954 tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ;
    ? 5/1955 đến 1963 (kháng chiến chống Mỹ) Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu;
    ? 8/1963 đến 1964 Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
    ? 2/1964 đến 1968 Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam;
    ? 1969 đến 1974 tư lệnh Quân khu 9
    ? 1974 - 1975 Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.
    ? 5/1976 Tư lệnh Quân khu 9;
    ? 6/1978 Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam;
    ? 1981 tư lệnh Quân khu 7, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, phó trưởng ban, trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia;
    ? 12/1986 tổng tham mưu trưởng QĐND VN.
    ? 2/1987 đến 1991 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương,
    ? 1992 đến 1997 ************* CHXHCN VN, ủy viên Bộ Chính trị khóa V-VIII, ủy viên thường vụ BCT khóa VIII;
    ? 12/1997 đến 4/2001 cố vấn BCHTƯ Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX. Được tặng huân chương Sao Vàng, Hồ Chí Minh, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Lê Trọng Tấn
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914-1986), Viện trưởng Học viện quân sự cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
    Đại tướng Lê Trọng Tấn
    Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức (Hà Tây). Tham gia ********* từ năm 1944 và tham gia Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên **********************.
    Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312 (nay là sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.
    Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân. Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1962 là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Năm 1964, tướng Lê Trọng Tấn nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, tham gia tổ chức chiến dịch Mậu Thân 1968. Năm 1971 ông là Tư lệnh Mặt trận Đường 9. Năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị. Năm 1973, là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân đoàn 1. Tháng 3 năm 1975, ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
    Tháng 4 năm 1975, ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía đông (gồm quân đoàn 2, quân đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Chính Lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên.
    Từ năm 1976 đến tháng 2 năm 1977 ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Viện trưởng Học viện quân sự cao cấp. Từ tháng 6 năm 1978 đến năm 1986 ông là Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 2 năm 1979 ông chỉ huy các lực lượng vũ trang trong chiến tranh biên giới Tây Nam và đánh quân Khmer Đỏ của Pol Pot ở Campuchia.
    Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 4 và 5 (từ 1976 đến 1986).
    Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1959, Trung tướng năm 1974, Thượng tướng năm 1980 và Đại tướng năm 1984.
    Ông mất đột ngột ngày 5 tháng 12 năm 1986, ngay trước Đại hội lần thứ 6 của Đảng, mà nhiều người đồn rằng rất có thể ông sẽ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
    Lê Trọng Tấn được coi là tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, "trí-dũng-nhan-chính-liêm-trung".
    Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết"
  4. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam)
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương) là cấp ủy cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, thể hiện quan điểm ********************** lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt.
    Theo Điều lệ **********************, Đảng ủy Quân sự Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị.
    Đảng ủy Quân sự Trung ương gồm Bí thư (từ năm 1986 do Tổng Bí thư ********************** đảm nhiệm), Phó Bí thư (từ năm 1986 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đảm nhiệm) và các ủy viên.
    [sửa]
    Nhiệm vụ
    Quân ủy Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.
    Quân ủy Trung ương còn trực tiếp, thường xuyên lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    [sửa]
    Tên gọi qua các thời kỳ
    Đảng ủy Quân sự Trung ương được thành lập năm 1946 với tên gọi ban đầu là Trung ương Quân ủy. Từ tháng 8 năm 1948 đến tháng 5 năm 1952 đổi tên là Tổng Chính ủy, sau đó là Tổng Quân ủy (tháng 5 năm 1952 đến tháng 1 năm 1961), Quân ủy Trung ương (tháng 1 năm 1961 đến tháng 12 năm 1982), Hội đồng Quân sự (tháng 12 năm 1982 đến tháng 7 năm 1985). Từ ngày 4 tháng 7 năm 1985 có tên gọi như hiện nay: Đảng ủy Quân sự Trung ương.
    [sửa]
    Bí thư Quân ủy Trung ương
    ? Võ Nguyên Giáp (1946-1977)
    ? Lê Duẩn (1978-1984)
    ? Văn Tiến Dũng (1984-1986)
    ? Trường Chinh (1986)
    ? Nguyễn Văn Linh (1987-1991)
    ? Đỗ Mười (1991-1997)
    ? Lê Khả Phiêu (1997-2001)
    ? Nông Đức Mạnh (2001 đến nay)
  5. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trần Văn Trà
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Thượng tướng Trần Văn Trà (1919 ?" 1996), tên thật là Nguyễn Chấn, quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn.
    [sửa]
    Tiểu sử
    Ông xuất thân trong một gia đình nông nghiệp, thời trẻ học tiểu học tại Quảng Ngãi. Năm 1936, khi còn đang học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế, ông tham gia đoàn Thanh niên Dân chủ Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần.
    Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Ủy viên Kỳ bộ ********* Nam Bộ. Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, ông tham gia công tác quân sự, giữ chức Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 14, Khu trưởng Khu 8, xứ ủy viên Nam Bộ (1946-1948); Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951-1954).
    Năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1955-1962), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn (1958), Giám đốc Học viện quân chính và Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (1961). Từ năm 1963, ông được cử vào Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1968-1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam. Sau Hiệp định Paris (1973), ông làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bốn bên ở Sài Gòn.
    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Từ năm 1978 đến năm 1982, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ năm 1992 ông là Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam.
    Ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương ********************** (dự khuyết khóa 3, chính thức khóa 4). Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1959, Thượng tướng năm 1974. Được thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
    Ông lập gia đình với giáo sư sử học Lê Thị Thoa, con gái giáo sư Lê Đình Chi (?-1949), Trưởng ban Quân pháp Nam Bộ. Sau khi nghỉ hưu, ông tập trung viết hồi ký và tham gia nhiều hoạt động xã hội.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Võ Nguyên Giáp
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8, 1911 ?" ) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chỉ huy chiến thắng trận Điện Biên Phủ. Ông được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại cường quốc thế giới.
    ?
    Những năm đầu
    Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trí thức nghèo. Thân sinh ông là cụ Võ Nguyên Thân, một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, dòng dõi khoa bảng. Năm 1924, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong hàng ngũ những người yêu nước khi đang học ở trường Quốc học Huế. Hai năm sau, ông bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.
    Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái
    Năm 1926, ông được trở lại trường Quốc học Huế và tiếp tục đấu tranh. Do hoạt động quá giới hạn cho phép nên ông bị bắt khi đang điều hành một cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên và bị cầm tù 2 năm. Tuy nhiên, sau 3 tháng thì được thả ra vì thiếu chứng cớ buộc tội.
    Sau đó ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài. Ông tốt nghiệp đại học ngành Luật và Kinh tế chính trị năm 1937.
    Năm 1934, ông lấy bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1943), bạn học tại Quốc Học Huế và là một đồng chí của ông (bà cũng là em ruột của Nguyễn Thị Minh Khai). Năm 1943, bà Thái chết trong nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.
    Tháng 5 năm 1939, ông nhận dạy sử học ở trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm Giám đốc nhà trường (tức Hiệu trưởng).
    [sửa]
    Hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp
    Từ 1936 đến 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm này và bắt đầu các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Hồ trong một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam có tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh hội gọi tắt là *********. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho ********* ở Cao Bằng.
    Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, đội quân này đã tiến công thắng lợi hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
    Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. Trong Chính phủ Liên hiệp thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông lập gia đình với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
    Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) với cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương). Ông được phong Đại tướng ngày 25 tháng 1 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, cùng đợt có Nguyễn Bình được phong Trung tướng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
    Ông là một nhà vận dụng tài giỏi chiến thuật Chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Trận Điện Biên Phủ và thắng Pháp năm 1954.
    Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:
    ? Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
    ? Chiến dịch Biên giới (tháng 6 - 1950)
    ? Chiến dịch Trung Du (tháng 12 - 1950)
    ? Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 - 1951)
    ? Chiến dịch Đông Bắc (tháng ?? - 195?)
    ? Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 - 1951)
    ? Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 - 1952)
    ? Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 - 1953)
    ? Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 1 - 1954)
    Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
    Từ năm 1955, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
    [sửa]
    Sau Điện Biên Phủ
    Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đến năm 1991). Trong 21 năm (1954-1975) của cuộc chiến tranh Việt Nam, ông thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tham gia xây dựng chiến lược chiến tranh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động của Quân đội Nhân dân trong chiến tranh. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động Đảng Cộng sản và Nhà nước khác.
    Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
    Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Ông đã rời bỏ vũ đài chính trị năm đó, nhưng vẫn giữ một vai trò làm cố vấn.
    Năm 1991, ông nghỉ hưu ở tuổi 80.
    Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (1992), 2 Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
    [sửa]
    Đánh giá
    Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong **********************, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân. Ông đã nhận được rất nhiều Huân và huy chương cao quí nhất của Việt Nam. Ông được cả thế giới biết đến như một vị anh hùng dân tộc Việt Nam và được quân đội Pháp rất nể phục.
    [sửa]
    Các tác phẩm
    ? Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938
    ? Đội quân giải phóng, 1947
    ? Từ nhân dân mà ra, 1964
    ? Điện Biên Phủ, 1964
    ? Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970
    ? Những năm tháng không thể nào quên, 1972
    ? Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972
    ? Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên, 1977
    ? Chiến đấu trong vòng vây, 1995
    ? Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979
    ? Đường tới Điện Biên Phủ
    ? Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử
    ? Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Lê Ngọc Hiền (thượng tướng)
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Nguyễn Ngọc Thiện (1928-2006) quê ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
    [sửa]
    Quá trình công tác
    ? Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 với nhiệm vụ in và phát hành báo Độc Lập tại quê nhà.
    ? Năm 1945, là Bí thư Thanh niên Cứu quốc thị xã Sơn Tây rồi tham gia bộ đội địa phương hoạt động ở các tỉnh Sơn Tây, Ninh Bình và Nam Định.
    ? 5/1947-2/1955, lần lượt giữ các cương vị Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng rồi Tham mưu trưởng Đại đoàn 320 (sau là Sư đoàn 320).
    ? 3/1955-7/1960, công tác tại Bộ Tổng Tham mưu và từng là Cục phó rồi Cục trưởng các Cục Quân huấn và Cục Tác chiến. Năm 1962, sang Liên Xô học.
    ? 1958 và 1965, lần lượt được phong hàm Thượng tá rồi Đại tá.
    ? 1967, vào miền Nam trực tiếp chiến đấu và là Phó Tư lệnh Mặt trận B5 (chiến trường Trị Thiên).
    ? 8/1970-1973, là phái viên của Bộ Quốc phòng tại Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và là Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Miền (B2).
    ? 1974, là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng.
    ? 1975, là quyền Tham mưu trưởng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
    ? 1975, là Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IV.
    ? 1980 và 1986, lần lượt được phong hàm Trung tướng rồi Thượng tướng.
    ? 1981, được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VII.
    ? 1982, là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V.
    ? 2/1987, Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
    ? 1995, nghỉ hưu.
    ? Ngày 18 tháng 4 năm 2006, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền mất tại Hà Nội, thọ 78 tuổi.

  8. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Lê Ngọc Hiền (thượng tướng)
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Nguyễn Ngọc Thiện (1928-2006) quê ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
    [sửa]
    Quá trình công tác
    ? Ông tham gia cách mạng từ năm 1944 với nhiệm vụ in và phát hành báo Độc Lập tại quê nhà.
    ? Năm 1945, là Bí thư Thanh niên Cứu quốc thị xã Sơn Tây rồi tham gia bộ đội địa phương hoạt động ở các tỉnh Sơn Tây, Ninh Bình và Nam Định.
    ? 5/1947-2/1955, lần lượt giữ các cương vị Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trung đoàn trưởng rồi Tham mưu trưởng Đại đoàn 320 (sau là Sư đoàn 320).
    ? 3/1955-7/1960, công tác tại Bộ Tổng Tham mưu và từng là Cục phó rồi Cục trưởng các Cục Quân huấn và Cục Tác chiến. Năm 1962, sang Liên Xô học.
    ? 1958 và 1965, lần lượt được phong hàm Thượng tá rồi Đại tá.
    ? 1967, vào miền Nam trực tiếp chiến đấu và là Phó Tư lệnh Mặt trận B5 (chiến trường Trị Thiên).
    ? 8/1970-1973, là phái viên của Bộ Quốc phòng tại Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và là Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Miền (B2).
    ? 1974, là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân hàm Thiếu tướng.
    ? 1975, là quyền Tham mưu trưởng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
    ? 1975, là Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IV.
    ? 1980 và 1986, lần lượt được phong hàm Trung tướng rồi Thượng tướng.
    ? 1981, được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VII.
    ? 1982, là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V.
    ? 2/1987, Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
    ? 1995, nghỉ hưu.
    ? Ngày 18 tháng 4 năm 2006, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền mất tại Hà Nội, thọ 78 tuổi.
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    [sửa]
    Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
    ? Võ Nguyên Giáp (từ 1976 đến tháng 2 năm 1980)
    ? Văn Tiến Dũng (từ tháng 2 năm 1980 đến tháng 2 năm 1987)
    ? Lê Đức Anh (từ tháng 2 năm 1987 đến năm 1991)
    ? Đoàn Khuê (từ năm 1991 đến năm 1997)
    ? Phạm Văn Trà (từ năm 1997 đến nay)
    [sửa]
    Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1976)
    ? Chu Văn Tấn (từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946)
    ? Phan Anh (từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 11 năm 1946)
    ? Võ Nguyên Giáp (từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 8 năm 1947)
    ? Tạ Quang Bửu (từ tháng 8 năm 1947 đến tháng 8 năm 1948)
    ? Võ Nguyên Giáp (từ tháng 8 năm 1948 đến 1976)
    [sửa]
    Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
    ? Trần Nam Trung (từ năm 1969 đến năm 1976)
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Trời, mấy thông tin này chính em tổng hợp từ box ta ra, bác lại đi post ngược vào để tham khảo

Chia sẻ trang này