1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc về tuớng Hoàng Văn Thái???

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi rongxanhpmu, 19/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    [​IMG]
    (1920-2000)
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tóm tắt quá trình hoạt động
    Tháng 5 năm 1945, ông hoạt động trong nhà máy hỏa xa Thuận Lí (Quảng Bình), Ủy viên Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, lãnh đạo công nhân giành chính quyền ở Quảng Bình.
    Từ năm 1947 đến năm 1954, ông là cán bộ hậu cần và văn phòng trung đoàn, Chính ủy Trung đoàn 101 tham gia chiến dịch Hạ Lào; Chủ nhiệm Chính trị rồi Chính ủy Đại đoàn 325.
    Năm 1960, ông làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Pháo binh.
    Tháng 12 năm 1962, ông làm Phó Chính ủy Quân khu 4.
    Tháng 1 năm 1965, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.
    Từ cuối năm 1965 đến năm 1967, ông làm Tư lệnh Đoàn 559.
    Năm 1969, ông làm Phó Tư lệnh, Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu Trị - Thiên kiêm Phó Tư lệnh Đoàn 559.
    Từ năm 1972 đến năm 1974, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên.
    Năm 1975, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật.
    Từ năm 1986 đến năm 1989, ông làm quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật.
    * Vì ông trùng tên với Đại tướng Hoàng Văn Thái nên thường bị nhầm lẫn trong các sử liệu.
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ĐỌc cuốn ĐƯờng xuyên Trường sơn của bác Đồng Sỹ Nguyên có nhắc tới nhận bàn giao Tư lệnh từ bác Hoàng Văn Thái, tôi cứ tưởng bác Hoàng Văn Thái lớn (Hình như lúc đó là Tư lệnh B2 thì phải).
    Thế này cũng tương đối rõ nhỉ.
    Tóm tắt này không nói đến thời gian làm Tư lệnh Quân đoàn 2.
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Bác Thái lớn làm Thể thao:
    [​IMG]
    Đại tướng Hoàng Văn Thái - nguyên
    Chủ nhiệm Uỷ ban TDTT (1960 - 1968)

    Trong những tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam từ chiến khu Việt Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ trở về Thủ đô ngày 10/10/1954, ai cũng biết đến tên tuổi Trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Mọi người càng biết rõ về ông hơn ngay từ đầu năm 1960 khi Ban Thể dục thể thao (TDTT) trung ương được nâng cấp lên Uỷ ban TDTT quốc gia và Quốc hội bổ nhiệm Trung tướng Hoàng Văn Thái kiêm giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban. Ngành Thể dục thể thao còn non trẻ lúc bấy giờ được vị tân thủ trưởng mang đến nguồn sinh khí mới khá hùng hậu: Gần 200 cán bộ nòng cốt của cơ quan Uỷ ban từ Phó Chủ nhiệm đến cấp Vụ, từ Chánh văn phòng đến người phụ trách các bộ môn? đều từ hàm Đại tá đến thiếu uý trong quân đội.
    Chủ nhiệm Hoàng Văn Thái là người trực tiếp đề nghị với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh và đã được chấp thuận: Quân đội dành cho Uỷ ban TDTT cơ ngơi ngôi nhà 36 phố Trần Phú (Hà Nội) làm trụ sở và toàn bộ doanh trại Rừng Sặt thuộc đất xã Đồng Quang (Từ Sơn, Bắc Ninh) lúc bấy giờ đang được dùng cho Trường TDTT quân đội để mở Trường Trung cấp TDTT trung ương (nay là Trường Đại học TDTT I). Một cơ ngơi nữa mà cũng nhờ công sức của Trung tướng-Chủ nhiệm Hoàng Văn Thái là sân bay Bạch Mai dành cho Ngành TDTT để mở CLB Hàng không, CLB Nhảy dù, CLB Tàu lượn.
    ...
    Năm 1985 tại Đại hội thể thao Tiệp Khắc mang tên Xpác-ta-ki-át, Đại tướng đã đứng suốt 4 tiếng đồng hồ theo dõi cuộc diễu hành thể thao quy mô lớn chưa từng thấy hồi ấy hào hùng vô cùng.
    ...
    Ông mất lúc 71 tuổi (1915 - 1986) đang lúc sung mãn về tài năng quân sự và nhiều mặt khoa học lãnh đạo khác trong đó có?Thể dục thể thao.
    (ST)
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 05/10/2007
  5. Girval

    Girval Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Để có thêm thông tin về Trung tướng Hoàng Văn Thái, các bạn có thể tham khảo thêm 01 bài viết của tác giả Lê Nguyên Vĩnh.
    Quân đoàn ra đời trên chiến trường Trị-Thiên: ?oGian lao mà anh dũng"
    Một ngày giữa tháng 4-1999, tôi đến thăm Trung tướng Hoàng Văn Thái, vị Tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 2. Lúc đó, chỉ một tháng nữa là Quân đoàn kỷ niệm 25 năm thành lập (17-5-1974). Trong chuyện kể cho tôi nghe, Trung tướng nóii nhiều về chiến trường Bình-Trị-Thiên, nơi ông đã hơn nửa đời người gắn bó, sự ra đời của Quân đoàn 2 trận mảnh đất đó càng để lại trong ông những ký ức sâu sắc.
    Kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam mà Quân đoàn 2 là một trong năm cánh quân đột kích vào hang ổ cuối cùng của chế độ ngụy Sài Gòn, Trung tướng Hoàng Văn Thái đã đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng những lời kể của ông về sự ra đời của Quân đoàn vẫn còn in đậm trong tôi.
    Sang năm 1974, cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam đã ở trong những điều kiện mới thuận lợi cho ta, thế tiến công của ta trên các chiến trường đặt ra yêu cầu phải có các quân đoàn chủ lực cơ động đánh hiệp đồng binh chủng làm ?oquả đấm thép? giành thắng lợi nhanh ch?ng trong các chiến dịch quyết định. Ở thời điểm này, ta đã có đầy đủ các điều kiện cần thiết về lãnh đạo, chỉ huy, quân số, trang bị, hệ thống giao thông, hậu cần, hậu phương để thành lập các quân đoàn. Tháng 10-1973, Quân đoàn 1 cũng đã được thành lập.
    Ngày 17-5-1974, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Quân đoàn 2. Lực lượng ban đầu của Quân đoàn gồm các sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn pháo binh 164, lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn công binh 219, trung đoàn thông tin 463 và các cơ quan, đơn vị bảo đảm, phục vụ. Các đơn vị của Quân đoan đều có bề dày truyền thống trong kháng chiến chống Pháp, trong chống Mỹ cứu nước và rất quen thuộc với chiến trường Trị-Thiên ?ogian lao mà anh dũng?. Địa bàn đứng chân của Quân đoàn là hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, nơi đối mặt với Quân khu 1 và Quân đoàn 1 ngụy.
    Trước ngày thành lập Quân đoàn, tôi đang làm Phó tư lệnh mặt trận B4. Tôi tham gia quân đội trong những ngày Cách mạng tháng Tám; năm 1946, tham gia xâ?y dựng và chiến đấu ở trung đoàn 101; năm 1951, làm Chính ủy trung đoàn 101. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, tôi làm Phó chính ủy rồi Chính ủy sư đoàn 325. Được về nhận công tác ở Quân đoàn 2, tôi được trở lại với đồng chí, đồng đội, với đơn vị thân thương của tôi từ thời Bính-Trị-Thiên khói lửa.
    Một ngày cuối tháng 5-1974, tôi nhận được điện đi đón đồng chí Song Hào được Quân ủy và Bộ Quốc phòng cử vào B4 phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị và quyết định thành lập Quân đoàn 2. Tôi đang ở trong căn cứ của bộ đội ta ở một vùng rừng núi B4 liền đi vội ra đường 9. Ngày 1-6-1974, tôi (Tư lệnh) cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh và các cơ quan của Quân đoàn: Lê Linh (Chính ủy), Hoàng Đan (Phó tư lệnh), Nguyễn Công Trang (Phó chính ủy), Bùi Công Ái (Tham mưu trưởng), Lê Khả Phiêu (Chủ nhiệm chính trị), Nguyễn Ngọc Thực (Chủ nhiệm hậu cần), được triệu tập tại Ba Nang, Ba Lòng. Cùng với việc công bố quyết định thành lập, anh Song Hào phổ biến nhiệm vụ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng giao cho Quân đoàn: Xây dựng Quân đoàn vững mạnh toàn diện theo hướng cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại, tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn; Quân đoàn có thể tự tổ chức một chiến dịch hoặc tham gia chiến dịch do cấp trên tổ chức; Sẵn sàng chiến đấu cao, cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu Trị-Thiên, Quân khu 5 và địa phương tiến hành phản công đánh bại mọi cuộc tiến công lấn chiếm của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng; Tích cực tham gia xây dựng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng; Tổ chức va chuẩn bị chiến trường theo nhiệm vụ tác chiến cấp trên giao.
    Phổ biến xong các quyết định của cấp trên, trao đổi với Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân đoàn một số công việc trước mắt, anh Song Hào ra Hà Nội. Tôi đưa anh từ Sở chỉ huy tạm thời ra đến Đông Hà, rồi chia tay về đơn vị.
    Tháng 8-1974, Bộ tư lệnh và các cơ quan của Quân đoàn chuyển về đóng bên bờ sông Thạch Hãn thuộc chiến khu Ba Lòng. Bấy giờ, thế trận của từng sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn trận chiến trường đã được bố trí tương đối hợp lý. Nhưng khi hợp thành quân đoàn thì thế trận toàn quân đoàn phải bố trí lại cho phù hợp với một đơn vị chiến đấu cấp chiến dịch, tác chiến hợp đồng binh chủng. Các con đường chiến lược đã được đoàn 559 xây dựng. Đường đông Trường Sơn từ Thạch Bàn đến Giàng dài 336km được xây dựng xong từ tháng 2-1974. Các tuyến ngang bổ trợ được khai thông như: Phong Nha-Lùm Bùm-Na Bo dài 174km, Hướng Hóa-Bản Đông-Mường Phìn dài 104km, đường tây Trị-Thiên xuống đồng bằng theo trục đường số 14 và đường phía tây các tỉnh đồng bằng khu 5... Còn đường chiến dịch cho Quân đoàn và chiến trường B4 cần được hoàn thiện. Chúng tôi lệnh cho lữ đoàn công binh 219 khẩn trương làm các con đường chiến dịch, các đường giáp ranh với đường số 1 để khi cần thiết thì đưa các đơn vị và binh khí kỹ thuật xuống đồng bằng ngay. Mạng lưới thông tin, công tác bảo đảm hậu cần cũng được khẩn trương hoàn thiện.
    Ngay từ khi thành lập, Quân đoàn chúng tôi đã nhận được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của đảng bộ, nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh. Đây là những đảng bộ rất mạnh và nhân dân các địa phương này cũng rất cách mạng, rất kiên cường. Sự ra đời của Quân đoàn chứng tỏ quân đội ta đã lớn mạnh, tạo cho cán bộ, đảng viên và nhân dân niềm tin về ngày thắng lợi không còn xa nữa, Nam-Bắc nhất định sớm được thống nhất về chung một nhà. Trong niềm tin đó, các đảng bộ và nhân dân địa phương nơi Quân đoàn đóng đã tận tình ủng hộ chúng tôi mọi mặt.
    Những ngày đầu thành lập, đội hình cơ bản của Quân đoàn bố trí trong một không gian rộng, từ bắc Quảng Trị đến tây Thừa Thiên với một phần ba lực lượng đang làm nhiệm vụ chiến đấu. Cuối tháng 6-1974, trong khi phần lớn các đơn vị bắt đầu thực hiện kế hoạch huấn luyện thì một số đơn vị của Quân đoàn đã lên đường tiến về phía nam chuẩn bị tham gia chiến dịch đầu tiên đang được Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức: chiến dịch Nông Sơn-Thượng Đức.

    Được Girval sửa chữa / chuyển vào 15:17 ngày 25/01/2008
  6. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thông tin chính xác về cái chết của các vị:
    P. TT Phạm Hùng.
    ĐT Lê Trọng Tấn.
    ĐT Hoàng Văn Thái.
    Thông tin không được công bố. Tại tui nghe đồn từ rất nhiều người - toàn các vị trong QĐội.
  7. Girval

    Girval Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt (có ngày tháng,hehe) tiểu sử về Trung tướng Hoàng Văn Thái. Theo tôi biết thì 02 ông tướng này cả Đại tướng và Trung tướng Hoằng Văn Thái đều hậu thuẫn mạnh cho Tướng Giáp. Không những thường bị hay nhầm lẫn trong các sử liệu mà đã có lần 02 ông tướng này bị người ta gửi nhầm cả thư cho nhau (tức là đáng lẽ gửi thư cho Trung tướng Hoàng Văn Thái thì lại gửi cho Đại tướng Hoàng Văn Thái, và mỗi lần trả lại thư cho nhau cả 2 ông đều ôm nhau thắm thiết, hehe).
    Trung tướng Hoàng Văn Thái theo tôi được biết là 01 người rất có uy tín trong quân đội, nhưng ông không viết hồi ký như các tướng lãnh khác. Còn Đại tướng Hoàng Văn Thái thì không những nổi tiếng lúc còn sống mà cái chết của ông cũng được người ta phân tích và bàn cãi rất nhiều...mà các bạn có rất dễ tìm thấy trên net.
    Trung tướng Hoàng Văn Thái (tức Hoàng Đức Tuy), sinh ngày 12-9-1920 tại xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
    Từ năm 1938 ?" 1940 ông học tại Trường kỹ nghệ thực hành Huế, tham gia phong trào quyên góp tiền giúp các tù chính trị và phong trào truyền bá chữ quốc ngữ.
    Tháng 5 -1945 ông tham gia *********, tổ chức gây cơ sở bí mật ở nhà máy Hỏa xa Đồng Hới, Quảng Bình.
    Tháng 8-1945 ông lãnh đạo công nhân tham gia khởi nghĩa ở Quảng Bình, là Ủy viên Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Quảng Bình.
    Tháng 11-1945 ông được kết nạp vào Đảng.
    Đầu năm 1946 ông tham gia tỉnh ủy Quảng Bình, phụ trách công đoàn hỏa xa Thuận Lý, sau đó phụ trách Ban tiếp tế quân dân chính tỉnh Thừa Thiên.
    Từ tháng 5-1947 ông nhập ngũ vào Quân đội và lần lượt giữ các chức vụ:
    - Phụ trách ngành quân nhu trung đoàn 101, phụ trách văn phòng chính ủy trung đoàn 101 và đại đoàn 325.
    - Tháng 5-1951 là chính ủy trung đoàn 101
    - Tháng 12-1954 là chủ nhiệm chính trị đại đoàn 325
    - Tháng 11-1955 là chính ủy sư đoàn 325, bí thư sư đoàn ủy.
    Đầu năm 1960 ông được cử đi học tại Học viện Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô (cũ), từ tháng 10-1960 đến tháng 11-1974 ông lần lượt giữ các chức vụ:
    - Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh Pháo binh
    - Tháng 12-1962 là Phó chính ủy Quân khu 4, Quân khu Ủy viên
    - Cuối năm 1963 là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó tư lệnh Quân khu 4
    - Tháng 1-1969 là Phó tư lệnh Bộ tư lệnh 559 kiêm Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu Trị Thiên, Ủy viên thường vụ Quân khu ủy Quân khu Trị Thiên
    - Tháng 11-1974 ông được bổ nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn 2.
    - Tháng 3-1975 Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó bí thư Đảng ủy Tổng cục
    - Từ tháng 11-1987 ông được giao quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Kỹ thuật, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế ( nay là Tổng cục công nghiệp quốc phòng)
    Ông được phong quân hàm Đại tá (12-1958), Thiếu tướng (4-1974), Trung tướng (12-1982)
  8. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Ha....ha...bác nói đúng lên nghĩa trang Mai Dịch là đúng nhất

Chia sẻ trang này