1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thắc mắc: VN có tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi PTK83, 29/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangkhoaquan

    dangkhoaquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    243
    mấy ông tranh cãi làm gì, bây giờ đi nghĩa vụ cho LHQ là được LHQ trả lương 1 tháng có khi>1500$, không khéo lúc đó còn đút tiền để được đi nữa
  2. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    cái đó là nhiệm vụ của bất cứ quân đội nào, nên mới gọi là Bộ Quốc Phòng (chứ có ai gọi là Bộ Tiến Công đâu )
    còn gọi là Quân đội nhân dân là vì lấy nhân dân làm gốc, mọi người đều có thể là người lính, và v.v và v.v ... (em được học thế ợ)
  3. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    hanghai211 viết lúc 17:50 ngày 20/10/2007:
    theo báo cáo của LHQ việt nam đã đóng góp như sau
    đối với afghanistan : giúp 200 000 usd để tái thiết
    đối với iraq là 700 000 usd.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    thepeoplewholovelanguages viết lúc 20:15, 20/10/07:
    bác công khai thông tin thế thì mấy thằng đeo bom nó thấy là nó khoái lắm đó?/tự nhiên ngày mai cu Bin lên truyền hình tuyên chiến với VN là em hết dám đi khuya với gái >.<!Sợ quá!
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Thế đóng góp trước khi tái thiết chúng không nêu à?
  4. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà cái chính sách ngoại giao bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và độc lập không can thiệp vào nội bộ nước khác.... mà chú Lê Dũng vẫn thuộc lòng thì làm sao bây giờ? Đem quân sang nước khác cầm súng đứng chơi và bắn chim ah? còn nếu có mấy thằng khủng bố nó chạy ngoài đường và bắn ầm ầm chẳng nhẽ không bắn lại? Thế thì có can thiệp vào nội bộ nước khác.
    Có lẽ, thời buổi hội nhập sâu rộng, chú Lê Dũng fải học thuộc bài khác nhỉ?
  5. aminhliner

    aminhliner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    (VietNamNet) - Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam hiện đang giảng dạy tại Học viện Quốc phòng Australia chia sẻ góc nhìn về việc Việt Nam tham gia HĐBA, những thuận lợi, khó khăn và những tác động đối với bản thân Việt Nam, và quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng và nước lớn.
    VN có thể sẽ là cường quốc hạng trung ở khu vực
    - Giáo sư nhìn nhận như thế nào về sự phát triển kinh tế của VN hiện nay?
    VN không chỉ gặt hái được thành tựu phát triển kinh tế với tốc độ cao mà còn kiểm soát để giúp giảm số người phải sống trong tình trạng nghèo đói. Cấu trúc của nền kinh tế đang thay đổi, công nghiệp và dịch vụ đóng góp ngày càng nhiều cho GDP và lĩnh vực tư nhân cũng vậy.
    Nhưng VN vẫn mới chỉ ở những bước đầu tiên của tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và phải đối mặt với nhiều thách thức nan giải để đáp ứng các yêu cầu khi đã là thành viên của WTO. VN cũng đồng thời phải giải quyết hai vấn đề lớn: tình trạng tham nhũng phổ biến và an ninh năng lượng.
    - Sự phát triển kinh tế đó có tác động như thế nào đối với vị trí của VN trong khu vực và trên thế giới?
    Sự phát triển kinh tế ấn tượng của VN song hành với ổn định trong nước đã giúp VN tăng cường vai trò trong các vấn đề khu vực. Một số chuyên gia phân tích chiến lược đã đánh giá rằng trong những thập kỷ tới, VN sẽ nổi lên như một cường quốc hạng trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khi VN cải thiện vị trí ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nước này sẽ nổi lên như một người chơi đóng vai trò quan trọng (important player) trên thế giới.
    Tham gia HĐBA: thành công ngoại giao quan trọng nhất
    - Liệu chúng ta có thể nhìn việc VN trở thành thành viên HĐBA như là dấu mốc cho sự hội nhập hoàn toàn của VN vào cộng đồng thế giới?
    Trở thành thành viên HĐBA có thể xem là thành công ngoại giao quan trọng nhất mà VN đạt được cho tới thời điểm này.
    VN đã đóng vai trò chủ nhà của Hội nghị các quốc gia sử dụng tiếng Pháp, ASEM, ASEAN, ARF và APEC. VN bây giờ là thành viên của WTO. Tiếp theo sẽ là gì? Câu trả lời là: VN sẽ phải quyết định điều gì có ý nghĩa để VN trở thành công dân quốc tế tốt và điều gì VN có thể đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế.
    Hy vọng, với kết quả hai năm thành viên HĐBA, VN sẽ sẵn sàng cho việc đóng góp nhân lực cho các nhiệm vụ do LHQ ủy nhiệm.
    - VN đã có một quá trình dài hội nhập khu vực và thế giới, tham gia vào các tổ chức đa phương như ASEAN, APEC... Theo Giáo sư, VN có thể học tập và áp dụng những bài học nào từ quá trình này cho vị trí mới tại HĐBA?
    VN đã nhận được kinh nghiệm về cách thức hoạt động của các tổ chức đa phương. VN cũng đã học cách làm thế nào để vận động hành lang và được vận động hành lang. VN cũng đã học được cách thức lãnh đạo và giành được sự đồng thuận trong các thành viên, như khi VN là chủ nhà của ASEM và trong tình huống sự tham gia của Myanmar bị chỉ trích.
    Nhưng kinh nghiệm làm việc trong LHQ không thể học tập từ ASEAN hay APEC bởi vì, các thể chế này hoạt động dựa trên nền tảng đồng thuận và các quyết định không mang tính bắt buộc.
    Hoà hợp giá trị chủ quyền quốc gia và trách nhiệm với hoà bình thế giới
    - Trong nhiệm kỳ 2008 - 2009, thách thức đối với các thành viên HĐBA nói chung và với VN nói riêng là gì, thưa Giáo sư?
    Trong hai năm tới, thách thức chính với HĐBA sẽ là: giải quyết với vấn đề hòa bình ở Trung Đông, bao gồm cả chiến tranh Iraq và việc xây dựng nhà nước Palestine có thể chung sống hòa bình với Israel; giải trừ vũ khí hạt nhân và kiểm soát phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như bệnh dịch, thay đổi khí hậu, an ninh năng lượng và chủ nghĩa khủng bố; cải cách LHQ bao gồm việc mở rộng HĐBA.
    Thách thức lớn với VN là làm thế nào hòa hợp các giá trị của chủ quyền quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia khác với trách nhiệm của HĐBA khi các nước cụ thể đe doạ hòa bình và an ninh quốc tế.
    - Vậy VN sẽ được gì khi hoàn thành nhiệm vụ của một thành viên HĐBA?
    VN sẽ rời HĐBA với uy tín toàn cầu được nâng cao. Một số nước sẽ mang nợ VN vì vai trò lãnh đạo của quốc gia này. VN có thể trông chờ sự đền đáp từ các nước này khi vận động nhằm nhận được sự ủng hộ trong các vấn đề quan trọng.
    Kinh nghiệm của VN trong HĐBA sẽ mang lại lợi ích cho VN thông qua việc tạo nhận thức có tính quốc tế lớn hơn trong các nhà lãnh đạo nước này về các vấn đề quốc tế chủ chốt, và sức mạnh cũng như hạn chế của bản thân LHQ.
    VN cũng nổi lên như một thực thể tự tin hơn nhờ kinh nghiệm ngoại giao thâu nhận từ quá trình làm đại diện tại LHQ.
    VN sẽ giữ vị trí lãnh đạo trong vấn đề ảnh hưởng tới châu Á
    - VN có thể đóng vai trò như thế nào khi đã trở thành thành viên của HĐBA?
    VN chỉ có thể đóng một vai trò hạn chế trong LHQ bởi sự hạn chế về nguồn lực của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc VN không thể đóng một vai trò hữu ích.
    Với tư cách Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ, VN sẽ bỏ phiếu cho những vấn đề quan trọng nhất mà thế giới sẽ phải đối mặt. Trong HĐBA, VN sẽ đóng vai trò là đại điện của nhóm 53 quốc gia châu Á. Nhiệm kỳ của Inđônêsia sẽ kết thúc vào năm 2008.
    Từ giờ cho tới thời điểm đó, VN có khả năng sẽ giữ chiếc ghế chủ tịch HĐBA. Vị trí này sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng và tuân thủ theo bảng chữ cái tiếng Anh. Do đó, VN có thể đóng vai trò lãnh đạo trong các vấn đề ảnh hưởng tới châu Á.
    Để thực hiện một cách hiệu quả, VN cần vận động hành lang các thành viên khác và xây dựng liên minh với các quốc gia cùng chia sẻ quan điểm để đưa các quan điểm của mình.
    - Với tư cách là thành viên HĐBA, theo ông, VN có thể đóng góp gì cho hoàn bình, an ninh và phát triển của thế giới, và đóng góp bằng cách nào?
    VN được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong các vấn đề ảnh hưởng tới châu Á. Ví dụ, VN có thể vận động hành lang cho cải cách của LHQ, và mở rộng thành viên thường trực của HĐBA, bao gồm của Nhật Bản. VN cũng có thể sử dụng các kinh nghiệm của mình để hỗ trợ CHDCND Triều Tiên hội nhập vào cộng đồng quốc tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
    VN cũng có thể đóng vai trò như điểm điều phối của các quốc gia thế giới thứ 3, những nước cùng chia sẻ mối quan tâm chung về nhiều vấn đề như toàn cầu hóa và sự can thiệp của các nước lớn vào các vấn đề trong nước.
    Giữ độc lập, tranh luận thuyết phục, VN sẽ được đánh giá cao
    - Đối với quan hệ của VN với các nước trong khu vực, theo ông, việc VN trở thành thành viên HĐBA có ảnh hưởng như thế nào ?
    VN được trông đợi sẽ đại diện cho nhóm châu Á nói chung và quan điểm của các thành viên ASEAN. VN sẽ đại diện cho một nhóm đa dạng với 53 thành viên.
    Nếu có một vấn đề ảnh hưởng đến châu Á được HĐBA xem xét, VN được trông đợi sẽ có một vị trí và sẽ bỏ phiếu cho vấn đề đó. Nói cách khác, VN sẽ không thể còn có thể theo đuổi niềm vui sướng của việc giữ im lặng. Điều này đồng nghĩa với việc VN sẽ vẽ đường biên mà trung tâm là các tranh chấp khu vực. Việc này sẽ đặt VN vào vị trí khó khăn, ví dụ trong trường hợp quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc có sự khác biệt.
    - Và quan hệ của VN với các nước lớn sẽ chịu tác động như thế nào?
    Trong 2 năm tới, VN sẽ trở nên quan trọng hơn đối với các cường quốc quan trọng bởi VN nằm trong HĐBA và nước này có lá phiếu. Các cường quốc sẽ biết VN có thể sử dụng ảnh hưởng của mình lên các quốc gia thành viên của nhóm châu Á.
    VN có thể thu được lợi ích to lớn, bởi vì VN sẽ chia sẻ tư duy và chiến lược của các cường quốc lớn.
    VN sẽ thấy mình gặp khó khăn trong một số tình huống, nhưng nếu VN duy trì sự độc lập của mình và có thể đưa các quan điểm của mình ra tranh luận một cách thuyết phục, thì thậm chí, VN sẽ nhận được sự đánh giá cao hơn.
    Gánh nặng sẽ đặt lên vai các nhà ngoại giao
    - Đối với một nước nhỏ và đang phát triển như VN, để hoàn thành các nhiệm vụ của một thành viên HĐBA có quá khó khăn không, theo Giáo sư?
    Việc trở thành thành viên của HĐBA LHQ sẽ vô cùng khó khăn cho VN. Cho tới thời điểm này, VN đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức đa phương có các cuộc gặp thường niên, nhưng VN chưa đưa ra được những quyết định quan trọng. HĐBA sẽ tiếp tục can dự vào nhiều vấn đề về kinh tế trong đó có đối phó với khủng hoảng. Các giải pháp của HĐBA có tính bắt buộc với tất cả các thành viên.
    VN sẽ phải chuẩn bị tốt để xác định lợi ích quốc gia của VN nằm ở đâu trong mỗi vấn đề trước khi đi đến thảo luận. Và VN sẽ phải hòa hợp lợi ích quốc gia của mình với vị trí là đại diện của nhóm châu Á.
    Hai năm tới, gánh nặng công việc tại LHQ sẽ đặt lên vai các nhà ngoại giao VN, những người được trông đợi sẽ biết bàn ra tán vào trong các vấn đề lớn và có thể đóng vai trò trong các vấn đề này, vận động hành lang cho họ và bảo vệ họ.

Chia sẻ trang này