1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Bình - Giải pháp nào cho phát triển kinh tế

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Banhcay, 05/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Banhcay

    Banhcay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Thật mưnglà anh em tham gia nhiệt tình.Mình vẫn luôn theo dõi những ý kiến của anh em.
    Thực ra đặt vấn đề này ra không hi vọng đưa ra được những giải pháp để có thể áp dụng được.Vì chúng ta không có quyền,không nằm trong bộ máy lãnh đạo của tỉnh nhà.Chỉ muốn rằng,cùng nhau suy nghĩ nghiêm túc,tìm hiểu nguyên nhân của sự nghèo,rồi bản thân mình tại sao không về xây dựng quê hương.Xem chúng ta có từng lúc nào đó trăn trở về vùng quê nghèo này.
    Và biết đâu,một trong số những người vào đây thảo luận sẽ trở thành người lãnh đạo tỉnh nhà.
    Vấn đề mấu chốt là con người và chính sách.có chính sách tốt để phát huy tối đa khả năng của nhân dân,của những người tài,chính sách kinh tế phù hợp đó là cái khó nhất
    Mong anh chị tiếp tục tham gia ý kiến
  2. amhere

    amhere Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người! Em cũng là con của đất Thái Bình đây. Chủ đề này quá hay và hi vọng những người con yêu quê hương sẽ đóng góp thực sự cho quê hương mình.
    Em xin mạn phép đưa ra quan điểm của mình thế này.

    Vấn đề về con người : Các bác ạ, mảnh đất TB nổi tiếng là có truyền thống học hành, hàng năm cứ nhìn vào các thành tích trong giáo dục mới thấy tự hào vô cùng - kể cả bây giờ khi đã xa quê hương, được nghe những giải quốc tế, quốc gia và còn rất nhiều nhiều thành tích khác, là người TB , ai mà không thấy tự hào ?
    Con người Thái Bình cũng đang đi khắp nơi để xây dựng đất nước mình, họ có tiềm năng, có học thức, song bao nhiêu phần trăm nghĩ là một ngày nào đó họ sẽ quay về để lập nghiệp và xây dựng quê hương ? Họ không yêu quê hương?
    Không phải vậy ! Phải chăng vì họ không thấy các chính sách thoả đáng cho công sức và tài năng trẻ của họ ? Phải chăng họ không thấy được tiềm năng phát triển của quê hương ? ... vvv..vv. Và phải chăng họ sợ.... - họ lo vì không có đất để dụng võ, hoặc giả sử có muốn cống hiến đi chăng nữa cũng khó mà có cơ hội !

    Em cũng tự hỏi là tại sao nền giáo dục Phổ thông của tỉnh nhà tốt như thế, tại sao chúng ta không đẩy mạnh và mở rộng thêm hệ thống các trường ĐH? Như bác Banhcay nói là hàng năm co 1900 hs tốt nghiệp PT phai không ? Trong số này có bao nhiêu phần trăm vào được trường SP ? Rất ít fải không ạ , số còn lại , dù có là trường ĐH , CĐ hay trung cấp, có tiếng hay không có tiêng, đào tạo tốt hay ko tốt - họ vẫn ra đi - tại sao ko phải là học ngay ở đất này ? Như thế có phải hiện tượng chảy máu chất xám sẽ giảm bớt, chúng ta sẽ thu hút nhân tài được nhiều hơn- có phải là một giải pháp cho sự phát triển ?
    Là một thanh niên trẻ, với biết bao hoài bão tôi cũng mong muốn ra trường và quay về TB để được cống hiến- liệu TB đã và đang thay đổi những gì để ngày một tôt hơn? Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng đang viết một dự án - một dự án của cá nhân tôi , của ước mơ tôi - một phần nhỏ thôi- nhưng là tôi viết từ tình cảm với quê hương và từ niềm hi vọng về một sự phát triển. Và tôi rất rất hi vọng sẽ được quan tâm bởi các ban ngành mà dự án có liên quan tới. Tôi còn trẻ, tại sao tôi không hi vọng , bạn có nghĩ thế ko ? Người dân TB, dù bạn đang ở đâu hãy cùng nhau nối vòng tay lớn - Hãy nghĩ về quê hương nhiều như bạn có thể cho Quê Hương, bạn nhé!
  3. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    Tài nguyên biển Thái Bình không có nhiều và giá trị thấp.Đầu tư khai thác nuôi trồng hoặc đánh bắt tốn kém chi phí rất nhiều nhưng lại rủi ro cao vì phụ thuộc vào thiên nhiên.
    [/QUOTE]
    cái này không đúng, tài nguyên biển của Thái Bình quả là không có nhiều ngoài việc đánh bắt xa bờ, hình như ở Tb mình không phát triển lắm. Nhưng nghê nuôi trồng thuỷ sản nước lợ hay mặn gì đó đã phát triển khá rộng ở Thái Thuỵ và Tiền hải, thỉnh thoảng em cũng về đấy chơi thấy nhưng gia đình nuôi trồng tôm cua làm ăn cũng khá tốt, còn mua cả nước khoáng đóng chai về để tiếp khách. Kinh tế quá tốt rùi còn gì.
    Nếu có thêm sự hộ trợ của chính quyên tỉnh về đầu ra ( vi dụ xuc tiến thương mại với các tỉnh khách, quảng bá thật tốt hình ảnh thuỷ sản TB) và nghiên cứu khoa học giúp đỡ thêm bà con về cách nuôi trồng sao cho đạt năng suất cao và hướng dẫn nuôi trồng cho đạt tiêu chuẩn quốc tế chẳng hạn, cái đấy trong tầm tay, có điều không biết lãnh đạo làm cái dek gì, có cái tỉnh con mà không phát triển nổi.
  4. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    em nói ti chút về du lịch , tham gia tí cho nó máu.
    TB chủ yếu chỉ là cánh đồng cánh đồng và cánh đồng, địa hình không cói gì phức tạp và cũng thường thường như những tỉnh đồng bằng khác. Trong khi nhu cầu du lịch là những cái khác lạ và nghỉ dưỡng.
    TB có làng nghề nhưng không nhiều mà sự quảng bá của tỉnh cũng không lớn nên chẳng ai biết.
    Theo tôi, cái đặc sắc nhất có thể du lịch được ở TB chính là chùa Keo, một ngôi chùa cực kỳ đẹp , nhưng ngoải chuyện hành hương của những người thích lễ hội và mê tín thì tại Việt Nam , sức hút du lịch của chùa chiền không lớn.
    Về bãi biển Đồng Châu, bãi cát đen nhưng sự chênh lệch về thuỷ triều trong ngày quá lớn, nhiều sứa, không phẳng chưa nói đến dịch vụ tệ và bẩn không thể cạnh tranh với các bãi biển xung quanh bán kính cách HN khoảng 200km như : bãi cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, nên chỉ có tính chất nội bộ, chẳng may vớ được đoàn khách ngoài tỉnh thôi.
    Còn về giaỉ trí và mua sắm, theo tôi, du lịch giải trí rất khó có thể làm được ở TB, thậm chí ở thành phố lớn tại VN, du lịch giải trí chưa chắc đã thành công không nói đến tại TB, ngay như công viên nước HN, có cái roller coaster mà chưa bao giờ thấy chạy, hoặc hoạt động chỉ trong 3 tháng hè, các tháng khác cũng nghỉ dưỡng.
    Mua sắm tại cảng diêm điền, rất khó. Để thành trung tâm mua sắm thì tất nhiên lượng hàng hoá phải nhiều và rẻ, trong khí đó, tại Diêm điền muốn đưa hàng hoá Trung Quốc về phải bẳng tầu biển, chi phí lớn mà rủi ro tai nạn xảy ra lại nhiều, tất nhiên là giá thành không thể rẻ được, chưa kể hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ cũng có thể rẻ hơn nhiều.
    Muốn phát triển mạnh một mặt nào đó thì phải có tiềm năng, , ví dụ QN mam mắn có mỏ than, nghĩa là có tiểm năng về khai khoang, TB ta không có nhiều tiềm năng về du lịch nên sức cạnh tranh với các nơi khác không bằng. Đầu tư về du lịch có thể là một sai lầm.
    he he. Đi ăn cơm, tối lại đâm tiếp.
  5. kexautinh_tb

    kexautinh_tb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ku có biết cái ông relative của ku đang nghĩ gì ko?
    Quá bồng bột, du học đi.
  6. pre_tax

    pre_tax Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tui chưa có một tí tẹo nào gọi là đóng góp cho quê hương nên tôi không dám chê người khác không đóng góp cho quê hương, thấy mọi người bàn bạc nói chuyện nên cũng vào hóng hớt chút.
    Xin được nói một câu thế này: dù có thuận lợi hay không thuận lợi nhưng cái chính là mọi thứ chưa được quan tâm đúng mức.
    Nói về du lịch, đúng là Thái Bình không có tiềm năng (có nhưng không biết phát huy): có làng nghề nhưng chưa biết kết hợp với du lịch, chùa chiền thì đến nay người ta chi biết đến chùa Keo và đền Đồng Bằng. Bãi biển Đồng Châu thì không nên so sánh với Đồ Sơn, Bãi Cháy,.. mà nên so sánh với Hải Thịnh bên Nam Định. Tôi chưa đến Hải Thịnh nhưng nghe mọi người nói thì thực tế nó cũng tương tự với Đồng Châu nhưng nó nổi tiếng hơn vì nó được quan tâm đúng. Bãi Đồng Châu có lẽ chỉ nên coi là nơi hóng mát ???, bãi biển đầy rác, nếu đến vào buổi sáng bạn sẽ được ngắm vịt bơi...chất lượng dịch vụ ở đây cũng kém ( nhà nghỉ..).
    Về công nghiệp: mới đây xây dựng thêm một số khu công nghiệp nhưng lĩnh vực hoạt động chỉ tập trung chủ yếu vào dệt may và gốm sứ. Khu công nghiệp Tiền Hải xây dựng xong thì mấy mỏ khí Tiền Hải hết, các nhà máy phải hoạt động cầm chừng. Có được mỏ khí có trữ lượng lớn lại ở ngoài biển.
    Về cái vụ cánh đồng 50 triệu, khi đưa ra mọi người hồ hởi tiếp nhận nhưng có biết đâu rằng nói thì dễ nhưng làm thì khó...và kết quả là lãnh đạo tỉnh đã chính thức xin rút lại lời hứa về cánh đồng đó.
    Cảng biển: cảng Diêm Điền đã được nâng cấp thành cảng cấp quốc gia nhưng chúng ta đã không biết tận dụng nó mà thay vào đó là nổi lên hoạt động buôn lậu và kết quả là quyền quản lý cảng Diêm Điền nay thuộc về...cảng Hải Phòng. Ngoài ra cũng còn một số cảng nhỏ như ở khu Nam Tiền Hải nhưng cũng không được quan tâm, bị thả nổi ( khoảng năm 98 công an đã từng lập hồ sơ điều tra buôn lậu tại khu vực này với trị giá trên 1 tỷ đồng) ----> có cảm giác rằng cảng biển của Thái Bình được dùng cho mục đích không chính đáng trước mắt.
    Nuôi trồng thuỷ sản cũng chỉ mới phát triển một vài năm gần đây khi có chính sách chuyển đổi sản xuất, đây là dấu hiệu tốt nhưng có lẽ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, chưa chủ động trong sản xuất (kỹ thuật)
    Đừng cho rằng tôi chỉ biết nói xấu, moi móc nhưng đó là thực tế, cần phải nhìn vào thực tế để có cách giải quyết.
  7. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    nghĩ gì là chuyện của cái ông đấy, em dek quan tâm, hơn nữa đôi khi em cũng tự hỏi : nhiều tiền rùi, nhiều nữa cũng thế thôi, đằng nào thì mức sống của bản thân cũng không tiêu nhiều đến thế, lúc đấy sao không lo cho dân, cho người khác, đành rằng phụ thuộc vào nhiều yếu tốt nhưng quan trọng nếu có cái tâm, thì sẽ làm được,
    Mọi người sẽ không thể tưởng tượng được quan chức nhiều tiền như thế nào đâu, toàn giàu ngầm.
    he he, bồng bột thì phát biểu kiểu bồng bột, bị chửi, nghe chửi, lớn dần lên và hết bồng bột. Không dấu dốt. Đi du học em cũng muốn đi, nhưng ngặt tiếng anh ngu quá ...
  8. kexautinh_tb

    kexautinh_tb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ku đã nhận mình là em vậy ta cũng ko khách sáo. Có chuyện này kể hầu cho ku nghe.
    Cái nhà xí là vật dễ gần với con người nhất (chả thế mà uncle Ho nhà ta đến đâu cũng kiểm tra nó trước tiên) Con người nhờ nó mà giải toả được bao buồn bực trong lòng, thiết nghĩ, công của nó lớn lắm.
    Các bước tuần tự khi vào trong vẫn là cởi quần và ngồi xuống. Không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo,.... nghĩa là ai cũng như ai.
    --------
    Chắc ku hiểu tại sao ta lại lấy ví dụ rất nhỏ này, ta hy vọng điều đó sẽ giúp ku lớn dần lên, sớm hết bồng bột. Ta vẫn mong rằng sau này ku sẽ trở thành hiền tài, làm rạng danh Thai Binh''s members.
  9. kexautinh

    kexautinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    0
    em thì làm dek gì, xưng hô chẳng qua cũng là ngông ngữ thôi, chứ thật lòng em không coi kaxautinh tb là cái gì cả,m thế nên đừng thích hư danh, người khác xưng em là sướng he he cũng nông nổi.
    Em chẳng dám làm rạng danh thái bình đâu, biêt mình kém tài ngồi nói phét mấy câu chơi, cái chuyện chị đưa em hiểu lờ mờ nhưng không rõ ràng lắm, tuy nhiên nói khái quát thế dễ lắm, vi dụ: cuộc sống con người túm lại : ăn , ngủ và toa let...
    nhưng nói chi tiết ra lại khác, cái chuyện ngồi xuống và tụt quần của chị tuỳ từng người, tưng thời điểm khác nhau đấy , lại ví dụ nhé:
    Có người ngồi lâu, có người ngồi nhanh, có người đi do đau bụng có người lại táo bón... có người mau chóng để ra ngoài, có người thích đọc sách báo thậm chí có người còn đóng cả tủ sách trong đấy, có ngưòi thích ngửi, nhưng lại có người thích nhìn... Thế nên không hẳn là ai cũng như ai, bà chị ạ.
  10. toilaban

    toilaban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Lãng phí từ công trình tiền tỷ ở Thái Bình
    Được triển khai từ năm 2001, dự án Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu Thái Bình với tổng vốn đầu tư được phê duyệt lên tới trên 33 tỷ đồng hiện gần như đắp chiếu. Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, đây là một trong 2 công trình gây lãng phí lớn nhất của Thái Bình.

    Hàng tỷ đồng đầu tư, nhưng nhà máy ngày càng hoang phế
    Địa điểm được UBND tỉnh Thái Bình quyết định đầu tư là khu vực cảng cá Tân Sơn, huyện Thái Thụy. Dự án được phê duyệt gồm các hạng mục chính: nhà chế biến, văn phòng, nhà ở, các công trình phụ trợ và đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, khuôn viên cây xanh...
    Đây là dự án nằm trong kế hoạch đầu tư phát triển cảng biển Diên Biền. Theo một lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình, dự kiến tỉnh sẽ đầu tư hệ thống cầu cảng để có thể đón tàu 600.000 tấn, hình thành khu cảng cá Tân Sơn trong đó có Nhà máy chế biến hải sản đông lạnh với công suất 3.000 tấn/năm (trên cơ sở nhà máy hiện có). Do nhà máy hiện nay nằm trong khu vực cảng nên UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định đầu tư đồng thời dịch chuyển nhà máy này sang khu vực Tân Sơn với diện tích 23.250 m2; từ đó hình thành một cụm công nghiệp khai thác chế biến với lợi thế địa lý sẵn có.
    Trong tờ trình gửi UBND tỉnh Thái Bình, Sở Kế hoạch Đầu tư "vẽ" mục tiêu: "Việc xây dựng nhà máy ở vị trí mới sẽ tạo ra thế thị trường ổn định, tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản khoảng 5.800-6.000 tấn/năm. Giá trị kim ngạch đạt khoảng 15 triệu USD/năm. Đồng thời giải quyết việc làm trực tiếp cho 1.200-1.300 lao động chế biến xuất khẩu và hàng ngàn lao động dịch vụ khác".
    Với mục tiêu lớn lao đó, cùng với vốn tự có của đơn vị, UBND tỉnh đã đồng ý rót hơn 8,5 tỷ đồng tiền vốn xây lắp. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai, tại địa điểm mới ở Tân Sơn dự án mới chỉ xây dựng xong một số hạng mục gồm: nhà chế biến, nhà kho nông sản và... hệ thống tường rào bảo vệ với tổng vốn đầu tư khoảng gần 5 tỷ đồng. Các hạng mục còn lại vẫn nằm nguyên trên giấy.
    Giải thích cho sự chậm trễ này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Đình Thạch cho biết, sau khi dự án được triển khai, Chủ đầu tư là Công ty hải sản Thái Bình kêu thiếu vốn nên không thể đầu tư trang bị máy móc mới phù hợp với mục tiêu ban đầu của dự án. Hơn thế nữa, nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến của nhà máy cũng không dồi dào như khảo sát ban đầu. "Chúng tôi biết một số hạng mục mới xây của nhà máy đang bỏ không là sự lãng phí lớn. Nhưng, nếu cứ đầu tư tiếp thì còn lỗ nặng hơn vì có đầu tư cũng không có đủ nguồn nguyên liệu để chạy đủ công suất chế biến", ông Thạch lý giải.
    Trả lời câu hỏi của VnExpress về trách nhiệm của đơn vị khảo sát nguồn nguyên liệu để từ đó xây dựng dự án, ông Thạch thừa nhận: "Tất nhiên lỗi này có trách nhiệm của khâu khảo sát ban đầu".

    Phó chủ tịch Hoàng Đình Thạch: "Tỉnh không có thiệt hại gì mà chỉ có sự lãng phí".
    Từ nhiều tháng nay, UBND tỉnh đã liên tục có những chỉ đạo yêu cầu ban lãnh đạo Công ty chế biến hải sản phải khẩn trương chuyển thiết bị hiện có của mình sang vị trí mới. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn không có biến chuyển: nhà máy cũ vẫn ì ạch, còn khu vực mới xây tiếp tục phơi mình cùng nắng gió. "Chúng tôi cũng chỉ đạo, nhưng đúng là cũng chưa cương quyết", ông Thạch nói. Theo ông, lý do khiến lãnh đạo tỉnh chỉ đạo "nửa vời" là do nhà máy đang chuẩn bị cổ phần hoá nên nếu chuyển sang cơ ngơi mới sẽ không có cổ đông nào dám mua. Một lý do khác được ông Thạch viện dẫn là nội bộ công ty đang có vấn đề.
    Cũng theo ông Thạch, sau khi ông Lương Ngọc Nhuận, Giám đốc công ty, được điều động làm Giám đốc Sở Thủy sản, ông Phạm Văn Tẫn lên thay thì ban lãnh đạo công ty có những xáo trộn lớn. Mới đây, ông Tẫn lại bị cơ quan điều tra bắt tạm giam vì hành vi tư lợi. "Ban lãnh đạo hiện nay không có người nào đủ năng lực để có thể quản lý cả cơ ngơi như vậy nên chúng tôi cũng không dám làm căng", phó chủ tịch Thạch phân trần. Ông cũng tự nhận định: "Để không một phần công trình, sử dụng công trình không đúng mục đích quả là sự lãng phí nhưng thực ra tỉnh cũng không có... thiệt hại gì (?)".
    Trong khi đó, lý giải cho sự "chối từ cơ ngơi mới" mà tỉnh ưu ái dành cho công ty, bà Nguyễn Thị Nguyệt, phụ trách nhà xưởng chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty Hải sản đặt tại Diêm Điền lại cho rằng, khi xây dựng nhà xưởng chính, đơn vị thi công đã không tính toán để có thể chuyển dàn chế biến thủy sản đông lạnh vào. Còn bây giờ sau khi nhà xưởng được hoàn thiện, công ty muốn đưa dàn máy vào thì phải... phá cửa.
    Đề cập đến hiện trạng máy móc của xưởng bà Nguyệt cho hay, máy móc của xưởng chế biến thủy sản đông lạnh hiện tại đã rất cũ, công suất cao nhất khoảng 120 tấn tôm thành phẩm/năm. Ngoài ra, xưởng hoạt động theo tính chất thời vụ, tập trung vào tháng tư, tháng bảy, tháng chín... Chính vì vậy, nếu chuyển sang một hệ thống nhà xưởng mới mà thiết bị, quy trình sản xuất không thay đổi, công ty cầm chắc việc thua lỗ, không đủ tiền để duy trì hệ thống này hoạt động.
    Để "chữa cháy" tỉnh Thái Bình đang kêu gọi những đối tác có đủ khả năng để mua lại hạ tầng nhà máy (giá gần 5 tỷ đồng); ban quản lý dự án cũng đã đề xuất dành 1,4 ha mặt bằng ngoài khu nhà xưởng cho một số doanh nghiệp và tư nhân thuê để làm... dịch vụ. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là bài toán chắp vá nhất thời cho một dự án tiền tỷ đang đắp chiếu.
    vnexpress.net

Chia sẻ trang này