1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Bình, mảnh đất của truyền thống, lịch sử và văn hoá.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 27/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình, mảnh đất của truyền thống, lịch sử và văn hoá.

    Diện tích: 1.519,9 km2
    Dân số: 1,8 triệu.
    Tỉnh lỵ: Thị xã Thái Bình
    Các huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương và Tiền Hải
    Dân tộc: Phần lớn là dân tộc Việt (Kinh)

    Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong những vựa lúa của miền Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, phía đông giáp biển Đông, phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên, phía nam giáp Nam Định. Thái Bình không có rừng núi, bốn phía là sông, biển bao quanh (một mặt là biển, ba mặt là Sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá). Bờ biển dài 50 km có cảng biển Diêm Điền.

    Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-24 độ C. Mùa đông thường ấm hơn so với các tỉnh nằm sâu trong đất liền. Mùa hè nóng nhưng có gió biển mát mẻ. Giao thông thuận lợi đặc biệt là giao thông đường thuỷ.

    Văn hoá - Lễ hội

    Thái Bình là một tỉnh có nền văn hoá mang những nét rất đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc bộ, của người Việt cổ. Trong các loại hình nghệ thuật ở đây phải kể đến hai thể loại là chèo và múa rối nước. Có thể nói Thái Bình là cái nôi đã sản sinh ra hai loại nghệ thuật truyền thống này. Ngoài ra còn có hát văn, hát trống cơm? Nhạc cụ được sử dụng chủ yếu là kèn, sáo, nhị?

    Thái Bình là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng. Nơi đây có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như chạm bạc, thêu ren, dệt đũi, dệt chiếu? Thái Bình còn có bãi biển Đồng Châu, có các đảo cồn Vành, cồn Thủ và có làng vườn Bách Thuận bốn mùa thơm ngát hoa trái. Đó chính là tiềm năng du lịch của tỉnh.









    Được dark_wizard sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 24/03/2003
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Là một địa phương giàu truyền thống văn hoá, ở Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội. Tiêu biểu nhất là các lễ hội:
    Hội Chùa Keo:
    Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Đức thiền sư Không Lộ là người rất giỏi Phật pháp, giỏi cả Pháp thuật, có công chữa bệnh cho Vua Lý. Lễ hội chùa Keo diễn ra rất đông vui, tấp nập với nhiều nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước. Trong lễ hội có nhiều trò vui, hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông, mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của Đồng bằng Bắc bộ
    Hội làng Dương Xá
    Trần Nhật Hiệu là một danh tướng giỏi, có công với nhà Trần, đã được dân làng Dương Xá tôn thờ làm Thành Hoàng. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 5 và 6 tháng 1 âm lịch. Mở đầu lễ hội là các nghi lễ tế thần, lễ Phật, lễ mừng thắng trận. Phần hội có các trò vui, các điệu múa, đánh gậy, bơi trải, hát chầu văn???
    Hội làng An Cố
    Đình làng An Cố thuộc xã Thuỵ An, huyện Thái Thuỵ, thờ Phạm Hải, hiệu là Nam Hải Đại vương. Phạm Hải được dân làng tôn vinh là Thành Hoàng làng vì đã có công khuyến khích dân sản xuất, bảo vệ mùa màng, trừ thiên tai dịch bệnh.
    Lễ hội hàng năm được mở vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Sau phần tế lễ và rước kiệu là các trò vui như đánh cờ, đấu vật và hát chèo ở sân đình. Điều đặc biệt ở lễ hội này là phần tế lễ có 24 người chầu tế, mũ dạ, đi hia, áo giáp với những nghi lễ riêng.
    (còn tiếp)
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 27/07/2002
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hội chùa Am
    Chùa Am thuộc xã Vũ Tây, Kiến Xương, thờ ông Khổng Minh Không là Quốc sư triều Lý. Lễ hội có tục bơi trải gắn với sự tích Minh Không.
    Hội đền Hét
    Đền Hét thuộc làm Bích Du, Thái Thuỵ, thờ tướng công Phạm Ngũ Lão. Tương truyền khi đóng quân tại đây, Phạm Ngũ Lão đã cho quân sĩ tập luyện sức khoẻ bằng cách đá cầu. Lễ hội hàng năm tổ chức từ ngày 6 đến 9 tháng 3 âm lịch.
    Hội đền Đồng Xâm
    Đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương thờ Nguyễn Kim Lâu, ***** nghề chạm bạc Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội được mở vào ngày 1, 2, 3 tháng 4 âm lịch. Lễ hội lớn có trưng bày hàng hoá với những kỹ thuật chạm bạc rất tinh tế. Lễ hội có tổ chức bơi trải, diễn chèo và hát ca trù.
  4. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Hội đền Tiên La
    Đền Tiên La thuộc xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, thờ Thục nương, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Lễ hội diễn ra vào tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ công ơn của bà.
    Hội La Vân
    Chùa La Vân ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ. Làng La Vân là một làng nghề có truyền thống ươm bèo dâu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 26 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày 20 có lễ rước nước, rước Thành Hoàng từ miếu, rước thánh từ đền ra để khai hội. Trong phần hội còn có màn trình nghề cấy bèo dâu rất hấp dẫn. Ngoài ra còn có trò đấu vật, mùa lân và cờ tướng.
    Hội đền Đồng Bằng
    Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của ông. Phần hội có rước, đua trải, đấu vật, múa lân, hát chèo??? Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình.
  5. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Di tích - Lịch sử Văn hoá
    Chùa keo (Thần Quang Tự)
    Từ Hà Nội đi ô tô đến Nam Định, qua cầu Tân Đệ rồi rẽ phải, đi theo đê sông Hồng khoảng 10 km là đến Chùa Keo. Đứng trên đê, du khách nhìn được toàn cảnh chùa nổi lên giữa đồng lúa xanh rờn thuộc xã Duy Nhất huyện Vũ Thư.
    Toàn bộ khuôn viên chùa rộng 108.000 m2, trong đó diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc chiếm tới 58.000 m2. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 17.
    Đền Tiên La
    Đền thờ Bát Nàn công chúa là người đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định. Sau thắng lợi, nàng xin về tu ở chùa Tiên La và mất ở đó. Dân làng Tiên La đã dựng đền thờ thuộc xã Tiên La, huyện Hưng Hà
    Đền Lưu Phương
    Nằm ở xã Lưu Phương, huyện Tiền Hải, thờ Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ. Ông là người đã có công trong việc chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang, lập ra 2 huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Dân trong vùng đã lập đền thờ ông từ lúc ông còn sống.
    Đền Hét
    Đếng ở làng Bích Du, xã Thái Thượng, Thái Thuỵ, thờ Phạm NGũ Lão, danh tướng nhà Trần. Tương truyền khi đóng quân ở Bích Du, ông đã cho quân lính rèn luyện thể lực bằng môn đá cầu độc đáo. Hàng năm, mở hội đền từ 6-9 tháng 3 âm lịch.
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Danh thắng
    Làng chạm bạc Đồng Xâm
    Làng nằm ở phía bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái. Đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Theo người làng kể lại cách đây hơn 300 năm có nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng. Trải qua nhiều thời kỳ, cho đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Khi ông mất, để tưởng nhớ công lao của ông, họ đã lập đền thờ ông ở ngày làng gọi là đền Đồng Xâm
    Bãi biển Đồng Châu
    Bãi biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thị xã Thái Bình chừng 30km đi theo quốc lộ 39B. Bãi tắm chạy dài 5km, mang nhiều nét hoang sơ. Điều thú vị nhất là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành, cách đất kiền khoảng 7k. Cồn Thủ và cồn Vành nổi lên như 2 ngọn sóng xanh trên cồn cát rộng khoảng 5ha. Trên cồn có rừng thông, phi lao xanh ngắt, có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh thơ mộng. Bãi biển Đồng Châu không đẹp lắm nhưng khi hậu trong lành. Bãi tắm luôn lộng gió rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Đặc biệt, hải sản ở đây rất ngon và rẻ.
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Làng vườn Bách Thuận
    Làng nằm cách thị xã Thái Bình 40km theo hướng bến phà Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuổi tằm và chuối, mía. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt. Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hoè. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi, roi, mận, chanh, vải, hồng viêm, vam, quýt, mít??? Bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của chủ nhân.
    Vào dịp nước lên, đường làn Bách Thuận ngập nước, biến thành những dòng sông nhỏ, từ nhà nọ muốn sang nhà kia đều phải đi bằng thuyền. Thật tuyệt vời khi du khách được ngồi trên những thuyền nhỏ thăm vườn cảnh, với tay hái những chùm quả trĩu ngọt để thưởng thức hương vị hoa quả làng vườn.
    Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và Bách Tính đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách tới thắp hương, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích cảnh quan môi trường ở làng vườn Bách Thuận.
    Làng Nguyên Xá
    Làng cách thị xã Thái Bình 10km, thuộc huyện Đông Hưng. Làng là căn cứ kháng chiến trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Làng Nguyên Xá nổi tiếng về dệt lụa và làm bánh cáy. Đặc sản bánh cáy làng Nguyên Xá được khách trong và ngoài nước rất thích
    Làng nghề làm chiếu Hới
    Làng Hải Triều (làng Hới) thuộc huyện Tiền Hải là làng nghề dệt chiếu nổi tiếng. Chiếu làng Hới nổi tiếng do sự se, mềm, dễ giặt, mau khô, thoát nước nhanh, trải nằm mát mùa hè, đắp ấm mùa đông. Người có công trong nghề làm chiếu là ông Phạm Đôn Lễ (quan thời Tiền Lê 980-1009), người làng Hới đã học nghề làm chiếu ở Quảng Tây ??" Trung Quốc trogn thời gian ông đi sứ và đã về dạy cho dân làng. Các sản phẩm chiếu của làng Hới dệt ra như chiếu cải, chiếu đơn, chiếu đót, trơn cạp điều có hoạ tiết trang trí rất đẹp được khách hàng ưa chuộng.
  8. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chị có mặt đây! Dạo này bận quá, rồi webpage thì tậm tịt nên lâu lâu chị mới ghé vào. Nếu web này hoạt động tốt thì chúng ta sẽ tiếp tục post bài ở đây nhé!
  9. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23° - 24°C. Mùa đông thường ấm hơn so với các tỉnh nằm sâu trong đất liền. Mùa hè nóng nhưng có gió biển mát mẻ.
    Cư dân của tỉnh sinh sống ở thị xã Thái Bình và các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy.
    Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc bộ, Thái Bình không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 53 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh.
    Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Cũng như có trên 200 loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, gần 2500 đầu chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí.
    Ðến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hóa lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo, đền Ðồng Bằng, đền Tiên Ca, cung Long Hưng. Với những gác chuông trạm khắc đá, các di vật quí hiếm và tài nghệ. Thái Bình có gần 30 lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên ca, Ðồng bằng, hội Du xuân, hội thi nghề...
    Các hình thức sinh hoạt văn hoá ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước Nguyên xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ... nhiều trò chơi độc đáo: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng - bà Ðà, chọi trâu, chọi gà...
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Bánh cáy làng Nguyễn
    Lần đầu khi biết về món đặc sản nổi tiếng nhất của quê lúa Thái Bình, người viết bài này đã nghe: Ðó là thứ bánh trong có trứng của con cáy biển, và cái làng nổi tiếng ấy, từ trẻ tới già đều mang họ Nguyễn.
    Cả hai chuyện ấy đều sai cả. Làng Nguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Ðông Hưng, tỉnh Thái Bình, cách thị xã Thái Bình 12 km về hướng Hải Phòng theo quốc lộ 10. Người làng có nhiều họ, họ Nguyễn chỉ là một tộc họ đông người như bao làng quê khác ở Việt Nam.
    Còn bánh cáy có phải làm bằng trứng con cáy hay không, cả làng Nguyễn nói rằng chưa bao giờ có chuyện ấy, trứng cáy cho vào bánh, bánh có mùi tanh, ăn sao được. Có lẽ là món bánh có một không hai này ăn vào, trong miệng cứ sậm sật như ta nhấm vào ổ trứng cáy nấu canh - ngọt hơn mì chính. Và chính cái sậm sật, lủng củng tựa như cơm sống ấy là đặc trưng của bánh cáy.
    Nguyên liệu chính của bánh cáy là nếp. Nếp thơm đồ thành xôi, giở ra để nguội, giã thành bánh dầy, dàn mỏng, phơi khô, thái nhỏ như miến rồi rán trong chảo mỡ cho phồng. Cũng nếp, nhưng là thóc nếp rang thành bỏng nẻ, rồi bỏ vỏ, xay vụn, chứ đừng thành bột, món này gọi là hoa, rồi cả hoa lẫn thứ bánh dầy thái nhỏ rán phồng trên kia được trộn với nước đường đun quánh. Với lạc rang, vừng rang giã dập trộn vào và đóng bánh, là xong. Nhưng muốn bánh ngon phải có mứt dừa, mứt sen, có cả mỡ phần luộc chín ướp đường, riêng món gừng già xay thành bột thì không thể thiếu.
    Miếng bánh cáy thường đóng vuông, dài như viên gạch cắt đôi theo chiều dọc, miếng bánh ngon phải mịn, ngọt, thơm, bùi, béo với đầy đủ hương vị của lúa, vừng, lạc, gừng, vani, lại phải có mầu đỏ của gấc khi ngâm tẩm. Bánh phải mịn màng, nặng trịch mới ngon.
    Cả làng Nguyễn có khoảng gần trăm hộ làm bánh cáy. Nổi tiếng nhất phải kể đến bánh bà Tho ngon nhất, nhà ở ngay đầu làng, mỗi tháng làm tới hơn nghìn phong, giá cũng "mềm": 6-8 nghìn đồng một phong bán sỉ. Rẻ đấy, nhưng ăn vào bạn sẽ nhớ lâu...
    (Báo Thanh niên)   

Chia sẻ trang này