1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Bình, mảnh đất của truyền thống, lịch sử và văn hoá.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 27/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Tôi có nghe nói, Làng Khuốc (Đông Hưng) là cái nôi của nghệ thuật chèo, không biết có ai có bài nào hay , viết về chiếu chèo làng Khuốc thì post lên cái nhỉ .

    Cong tu Thai Binh
  2. trannam136

    trannam136 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    2.119
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, Thái Bình làng nào chả có chèo hay tuồng mà !
    ppt136 is number one !
  3. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Nam ơi, đằng ấy chẳng hiểu gì về điện thật rồi... Thế mà Connector đang thương thầm trộm nhớ cậu cô đơn đây! Hôm rồi thấy Nam còm cọp bên bàn phím máy tính, tôi "xương lém"... Hát cho nghe này:... "Gió đêm lay động cái bức í i.. mành. Tay em nhóm í.. than rực hồng cho anh i i .. học mà để chữ Tình, anh viết nét son, anh ơi em đợi ngày trăng tròn..."...
    Tôi sẽ cố gắng "xào" một bài về chèo làng Khuốc để post lên đây!
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 01/01/2003
  4. Dark_Wizard

    Dark_Wizard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    0
    (Trước hết xin nói rõ đây là những Sơ lược về nghệ thuật chèo Truyền thống, bởi vì cùng với sự phát triển của xã hội, chèo Truyền thống đã có nhiều thay đổi để phù hợp với con người mới, lối sống mới. Và từ chèo được dùng để chỉ chèo Truyền thống )
    Chèo (Tra***ional Operetta) do chữ ?otrào? đọc trệch, trên cơ sở tiếng nói Bắc bộ từ Thanh Hoá trở ra. Đây là sản phẩm trí tuệ của nền văn minh lúa nước, trải qua hàng trăm năm lao động và sáng tạo, chèo đã trở thành những ngôn ngữ thể hiện đời sống của người dân lao động một cách gần gũi và trung thực nhất. Thái Bình, tự hào là một trong những cái nôi của nghệ thuật truyền thống ấy. Cụm từ ?oquê lúa đất chèo? đã trở thành tên gọi cho vùng quê giàu truyền thống và văn hoá ?" Thái Bình.
    I. Về nội dung:
    Chèo là loại sân khấu tự sự (còn gọi là sân khấu kể chuyện) với cách kết cấu kịch bản riêng biệt và mang yếu tố chủ đạo, chi phối các yếu tố khác như nói hát, vũ đạo và biểu diễn. Nội dung của kịch bản thường được lấy từ những câu chuyện, những người lao động xưa, chủ yếu là nông dân. Tuy vậy, chèo bó hẹp trong một số đề tài nhất định như đạo đức con người trong quan hệ người trên và người dưới, về sự thuỷ chung, vợ chồng, bè bạn, về nhân tình thế sự...Người viết kịch bản chèo muốn mượn chèo để đưa ra một kinh nghiệm sống, một vấn đề thuộc phạm vi đạo đức để răn dạy, khuyên bảo nhau. Trong chèo, thái độ nhìn nhận hiện thực rất trong sáng và thực tiễn. Cạnh đó là ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính trữ tình, hài hước, thông minh.
    Kết cấu kịch bản chèo là lối kết cấu của câu chuyện kể có đầu có đuôi theo thời gian, kể đến đâu người xem hiểu đến đó. Do vậy mà việc xây dựng mâu thuẫn với cao trào thắt nút mở nút như các loại hình nghệ thuật sân khấu khác đều không có giá trị cao. Mâu thuẫn trong chèo có khi hết sức mạnh liệt nhưng chỉ năm trong những tình huống éo le đặt trước cho những nhân vật chính diện (trung hiếu tiết nghĩa) vì thế nhân vật thường có những cao trào tình cảm bộc lộ hết phẩm cách của mình.
    Thông qua nghệ thuật diễn, chèo kể lại câu chuyện đã xảy ra bằng trò hát (múa), không nhằm tạo ảo giác về cuộc đời thật đang phô bày trên chiếu diễn, dùng nhiều cách khêu gợi, kích thích khán giả phát huy kinh nghiệm sống và sức tưởng tượng bản thân để bổ sung cho vở diễn thêm phong phú, sinh động, lắm khi giúp đỡ hoặc dùng người đóng thể hiện tốt hơn tích trò, thúc đẩy buổi biểu diễn tiến triển thoải mái, thích thú.
    Một đặc điểm, cũng được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng tình đặt và ở vị trí quan trọng là chèo thuộc loại sân khấu ước lệ, hoặc sân khấu ước lệ và cách điệu, với dung lượng nội hàm bao gồm ý nghĩa, vai trò, các khâu diễn bị nó chi phối, thẩm thấu, tác động tới các đặc điểm khác...Tại sao lại như vậy, bởi vì cũng là hòm đồ trên chiếu chèo có khi lại được thể hiện là án thư, nhưng cũng có khi lại được thể hiện là trái núi; chiếc quạt trong tay thư sinh có khi trở thành quyển sách học...Vì thế, chèo không phải là sự thể hiện những gì đang xảy ra trên chiếu chèo mà chỉ là kẻ lại những gì đã xảy ra.
    Tóm lại, về nội dung, chèo mang một số đặc điểm cơ bản sau:
    1. Chèo là hình thức nghệ thuật tổng hợp, bắt nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian, lấy dân ca, dân vũ làm nền tảng, thể hiện sự hợp tác lý thú giữa văn học cổ điển và dân gian.
    2. Cốt truyện và bố cục mỗi vở diễn chèo đều mang tính kể. Nó chi phối toàn bộ kịch bản và tạo những nét riêng trong diễn xuất.
    3. Chèo là lối kể chuyện bằng hình tượng sân khấu theo kiểu xưa, có khi gồm hai, ba mâu thuẫn, chú trọng tình tiết mà không đi sâu phân tích tâm lý nhân vật.
    4. Trong chèo, nổi lên tiếng cười trào phúng chiến đấu lạc quan. Tiếng cười giữa vai trò trọng yếu, cười ngay giữa cảnh bi thảm, chĩa vào bọn cường hào, trọc phú, vào thói hư tật xấu.

    II. Về hình thức:
    1. Hình thức diễn xuất:
    Chèo đòi hỏi cốt chuyện, nhân vật phải được chọn lựa tô vẽ, thể hiện bằng một ngôn từ giàu hình ảnh, âm điệu, có vần luật đối xứng, kết hợp với hát múa và động tác cách điệu để xây dựng hình tượng nhân vật mang sắc thái độc đáo. VÌ vậy, trong chèo thường có những hình thức bắc cầu từ nói thường sang nói lối, từ nói lối sang hát và từ hát trở về nói thường. Các hình thức bắc cầu này quyết định mức độ hoàn chỉnh của kịch chủng và phong cách thuần nhất của của một vở chèo, đồng thời bộc lộ trung thực trình độ nhiều mặt của diễn viên.
    Tính chất tự sự, kể chuyện đã tạo nên phong cách riêng cho chèo. Qua đó tạo nên phong cách biểu diễn mang đậm tính hài hước, người diễn viên không tái hiện hiện thực như thực, không hoá thân vào nhân vật mà chỉ mượn nó làm cớ để trình bày trò diễn, thông qua đó, phản ánh hiện thực cuộc sống. Điệu bộ trong chèo đều phải cách điệu hoá với những động tác đã trở thành ước lệ
    Ở chèo có yêu cầu ?onhất thanh nhị sắc?, cho thấy những nghệ nhân chèo cổ đã có yêu cầu rất khắt khe về tiếng động và âm nhạc trong biểu diễn chèo. Như trong chèo cổ, chỉ bằng tiếng trống đế lúc mau khoan, lúc gõ tang, khi gõ mặt, tiếng trống lúc ham lúc buông đã gọi nhân vật ra sân khấu hoặc bắt nhân vật vào buồng trò. Một cái liếc mắt, nghiêng đầu, một dáng đưa tay, uốn lưng đều làm theo tiếng trống đế. Tất cả những chi tiết đó đã thể hiện tính giản dị mà phong phú trong âm nhạc chèo.
    2. Hình thức mỹ thuật:
    Tại sao lại phải chia hình thức của chèo ra làm hai hình thức nhỏ? Đó là bởi vì trong chèo, hình thức diễn xuất và hình thức mỹ thuật không hoàn toàn giống nhau. Qua hàng trăm năm phát triển và hoàn thiện, hính thức mỹ thuật trong chèo đã tự tách mình ra khỏi hình thức diễn xuất của người diễn viên. Chỉ cần qua bố cục của cảch diễn hay qua trang phục của người diễn viên, người xem có thể biết được đây là đêm hay ngày, là mơ hay thực, là chính diện hay phản diện.
    Nói kỹ hơn về hình thức mỹ thuật trong chèo, ta thấy trung tâm biểu diện của chèo là một chiếc chiếu hoa, khoảng từ 3-4 mét vuông trải ở bục sân đình hoặc sàn chòi có dàn nhạc và dàn đế ngồi hai bên. Mép trong chiếu ở giữa kê một hòm vuông. Chiếc hòm đồ này được sử dụng vừa là trang trí vừa là đạo cụ, lúc là núi non, khi là bàn, khi là án thư. Về trang phục thì có một số bộ định hình cho vai mẫu, như: Hề mồi, hề gậy, lão say, lão mốc, mụ, nữ chín, nữ lệch, thư sinh, lý trưởng...sử dụng chung cho nhiều vở diễn khác nhau. Đạo cụ trong chèo cũng đơn sơ như: chiếc quạt nhỏ, quạt thước, vài chiếc gậy chống, mồi lửa, bơi chèo, đôi dép cong, giầy Gia định, đôi gốc mộc. Tất cả tuy đơn giản nhưng đều mang đậm tính dân gian và hơn hết chúng thể hiện được hồn của chèo, đó là Thật mà không thật, không thật mà thật.
    Một phần quan trọng khác của mỹ thuật chèo là phục trang. Như đã nói ở trên, ngoài một số trang phục mẫu, trong chèo, chất rực rỡ và mang tính khoa trương của màu sắc, tính ước lệ và cách điệu cao là vũ khí sắc bén của mỹ thuật chèo. Sự hài hoà của màu sắc rực rỡ này không được kiểm ngiệm dưới ánh sáng của sân khấu và hơn nữa là những màu sắc ấy không thật (không giống với hiện thực ngoài đời) nhưng vẫn được khán giả chấp nhận. Đó là do những màu sắc tuy rực rỡ nhưng lại là những màu sắc rất gần gũi với nhân dân (thường được gọi là những màu sắc dân gian) như: cách sen, hoa đào, vàng nghệ, mỡ gà, xanh lục, nõn chuối, tím huế...Ngoài ra, việc sử dụng những chiếc áo rất Việt và rất đặc trưng như: áo cặp, mớ ba mớ bảy, áo ***g hoặc đổi vạt...cũng tạo nên tính dân dã trong hình thức mỹ thuật của chèo.
    Tóm lại, nghệ thuật chèo vốn là loại hình sân khấu được hình thành từ các hình thức diễn xướng dân gian và muôn thuở nó vẫn là sân khấu mang đậm các yếu tố dân gian, bác học dân gian. Vì thế cả hình thức biểu diễn và hình thức nghệ thuật trong chèo đều có xuất xứ từ đời sống lao động của nhân dân, có khi rất thân quen, gần gũi, có khi được cách điệu hoá nhằm thể hiện một mục đích nào đó.
    Tựu chung, chèo là một di sản dân tộc độc đáo, được cha ông ta, thế hệ này tiếp thế hệ khác bồi đắp, sáng tạo hàng mấy trăm năm mà thành. Đó là tấm gương tinh thần của một dân tộc tràn đầy ý chí độc lập tự chủ với cả bề dày lịch sử rất đáng tự hào. Nhưng hiện nay, chèo truyền thống đang bị mai một dần. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố lớp khán giả mới không chấp nhận và không thưởng thức được chèo truyền thống đã tác động rất lớn đến sự thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức của chèo. Chèo truyền thống sẽ thay đổi, nhưng thay đổi theo hướng nào và liệu có tiếp thu được những tinh hoa của chèo truyền thống hay không thì đang là một câu hỏi khó với những người lãnh đạo, với những người viết kịch bản, với những diễn viên biểu diễn và cả với những người thưởng thức chèo./.
    Mãi mãi một tình yêu...
  5. Nguoinoithat

    Nguoinoithat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ thanh niên rất ít xem chèo cơ bản cũng do nhiều lý do.Và tôi cũng không hay thường xuyên xem chèo nhưng tôi cũng nêu 1 số nhận xét sau:
    Thứ nhất chính vi chèo không được ưa chuộng cho nên những thế hệ tiếp theo của chèo không nhiều tài năng và nếu có thì không được bồi dưỡng và đào tạo 1 cách thoả đáng,có rất nhiều diễn viên chèo chuyển sang kịch nói rồi đóng phim v.v...Đó liệu là lý do để chất lượng của chèo không còn nguyên vẹn chăng???
    Chèo gắn liền với văn hoá đồng bằng bắc bộ.Chèo được gọi là Bi Hài(Cải lương được gọi là Bi Ai,còn Tuồng được gọi là Bi Hùng).Mặc dù DW viết 1 loạt về ghệ thuật chèo rối rắm chắc chắc cho bà con nông dân đọc thì chưa chắc mấy người đã hiểu nhưng tại sao bà con nông dân vẫn rất thích xem chèo .Cụ thể có 2 câu ca dao như sau :
    Ăn no rồi lại nằm khềnh
    Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem.
    Người lười nhác nhất khi nghe tiếng chèo cũng phải bò dậy đi xem cơ mà.
    Xem chèo mà xem trên ti vi thì giảm chất lượng đi nhiều lắm.Xem chèo bây giờ chỉ có xem chèo chiếu là khoái nhất,nhưng mà cơ hội để xem chèo chiếu thì không biết có không.Bác nào biết chỗ chỉ cho tôi mới.Tại sao mà chèo xuất phát từ dân dã nhưng mà có những tư tưởng vô cùng tiến bộ mà tôi vẫn cảm thấy hay và công nhận.
    Trước hết tạm thời nói về vở Quan Âm Thị Kính đi(Nói thẳng vào 1 vở diễn chứ không nói chung chung khó hiểu lắm).Nhận vật Thị Mầu anh em thấy sao.Trong chèo vai đó được gọi là vai nữ lệch.Nhân vật Thị Mầu thể hiện 1 khát vọng lớn lao của người phụ nữ đó là dám yêu và khao khát được yêu(Nhưng cái đoạn cô bé này có thai với thằng đầy tớ thì tớ không hiểu có lẽ nhờ bà chị Conector giải thích hộ.Cái phần này tớ không khoái lắm).Nhưng qua đó cũng thấy các *****i đấy cũng giống ta bây giờ nhưng thể hiện 1 cách khá khéo léo.
  6. uiutrrgnut

    uiutrrgnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    DDoa`n che`o TB nga`y xu+a co' tie^'ng kha('p mie^`n ba('c, ba^y gio+` ma^'t tie^u dda^u ro^`i a^'y nhi?...
    Co' ba'c na`o bie^'t gi` ve^` ddoa`n che`o TB ko^ ??? Hay die^~n vie^n chuye^?n sang ha't karaoke he^'t ru`i ?
    joj-joj
  7. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    1.891
    Đã được thích:
    424
    Không biết bác nào ở quê xem xem có vở nào mới post lên chứ nhỉ.Em ở đây đâm ra chẳng biết gì cả.
    Vừa rồi gặp 1 bác làm ở đoàn chèo Hà Nội.Nói chuyện với bác ấy mới biết được là đoàn chèo Hà Nội ngày nào cũng biểu diễn ở đền Ngọc Sơn,chủ yếu là biểu diễn cho tây xem.Giá vé 20K có bác nào đi xem không,thời gian từ 8h đến 9h tối.
    Chị Hảo ơi bao giờ chị hát chèo cho bọn em nghe vậy.

    Hà Nội mùa này đói lắm u ơi!!!
  8. uiutrrgnut

    uiutrrgnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Sao bây giờ đến cả đền chùa mà cũng làm nơi diễn chèo à ??? bao nhiêu chỗ tốt hơn đâu cả rùi..
    đoàn chèo TB ngày xưa có vợ chồng Văn Mởm và Thúy Hiền hát hay nhất ...bây giờ hình như ra bán quán rùi..
    joj-joj
  9. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    1.891
    Đã được thích:
    424
    Đình chùa là nơi diễn chèo hay nhất còn gì nữa.Diễn chèo ở đình chùa mới đúng bài bản.Còn chỗ nào tốt hơn diễn ở đình chùa đâu.
    Túm lại cũng vì miếng cơm manh áo cả thôi.Ở trên này họ còn diễn cho bọn Tây xem chứ ở Thái Bình thì biết diễn cho ai xem.

    Hà Nội mùa này đói lắm u ơi!!!
  10. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Bác Mởn, cô Thuý Hiền thì bây giờ đã nghỉ hưu, nhưng vẫn tham gia đóng khi được mời diễn. Cô Thuý Hiền có chất giọng rất đặc biệt, tớ vẫn nhớ một bài do cô hát có đoạn: Gió bấc lạnh bờ khuya, nhớ thương nên dồn bàn tay khâu vội, vui với ngày mai, trong từng câu nói, mẹ ngồi đan áo cho con...
    Cô Thu Hiền thì mở một hiệu thuốc Tây thì phải... Mợ tớ là diễn viên ưu tú hẳn hoi nhưng mà về hưu là ... một mình một thuyền nhỏ.... lặng chèo giữa dòng.... vớt bèo nuôi lợn cách đây mấy năm đấy...
    Tớ nhớ một kỷ niệm cực kỳ buồn cười, là khi tớ ra hàng băng đĩa mua cho bố mẹ tớ một cái VCD chèo, có cái Title là Xuân Hinh hát chèo (tất nhiên là đĩa loại 9000 đồng thôi)... nhưng khi xem thì cả nhà tớ kinh ngạc khi nhìn thấy khuôn mặt tròn tròn của cậu và em trai tớ trên đó, cảnh quay lại thực hiện ở chùa Keo, có cả chị Thuý Nga, Kim Yến... của đoàn chèo Thái Bình... híc híc
    Được connector sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 21/02/2003

Chia sẻ trang này