1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Bình, mảnh đất của truyền thống, lịch sử và văn hoá.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 27/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    CNN nói 20K không phù hợp túi tiền là đắt hay rẻ quá đấy. Người giàu có như CNN chắc phải đi xem show diễn từ 50K trở lên đến mấy trăm K chứ .
    Hê hê, ... làm phép so sánh đơn giản. Vé xem bình dân ở rạp chiếu phim quốc gia là 25K. Chỉ cần một người bật máy chiếu phim, một người bán vé, một người soát vé. Còn chèo, sân khấu thì cần bao nhiêu là người. Hị thế mà người am tường nghệ thuật chèo như CNN còn cho vé 20K là đắt thì ... chèo biét diễn cho ai bây giờ
    Tôi không am hiểu về nghệ thuật lắm, nhưng có quen mấy thàng mắt xanh mũi lõ thì chúng nó khoái tuồng thét hơn là chèo. Nó nói cái thể loại đó mới là nghệ thuật có một không hai chỉ có ở VN. Không biết có đúng không. Ở bên Tàu có món tương tụ như chèo với lại tuồng thét không nhỉ? Chờ các bác am hiểu chèo giải thích giùm. THX
    Được CongTuThaiBinh sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 05/03/2003
  2. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Tất nhiên là diễn ngoài sân rồi.Và cũng chủ yếu là phục vụ ông tây mũi lõ.Hồi trước thì mở vào thứ 7 miễn phí,bây giờ thì diễn tất cả các ngày.Khách cũng đông phết nhưng không chỉ diễn đơn thuần chèo.Xen lẫn với nó có thể thêm nhạc dân tộc.hôm thứ 6 ông anh bảo đi xem.Đến nơi ông anh đứng cửa cho vào miễn phí.Tiếc quá hôm ấy họp box.
    Có diễn thì chủ yếu diễn 1 số trích đoạn nổi tiếng,nhưng trừ "Suý Vân giả dại".Vì tiếng cười của cô SV làm cho mấy ông tây sợ(Đến em cũng còn sợ nữa cơ mà),nhưng các bác biết không học ở trường phải đến 5 trình mới cười được như vậy đấy.
    Người về chốn xa ấy.Còn ta đứng cô đơn chờ ai.
  3. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Tuồng thuộc miền trung.Dân bắc nghe khó hiểu vì nó thuộc về bi hùng trong khi chèo thuộc thể loại bi hài,nghe dễ chịu hơn.Em không biết mấy bác tây nghĩ thế nào nhưng thực chất em không nhá nổi tuồng.
    Trong các lễ hội người ta chủ yếu mời chèo.Bởi một lý do đơn giản là tiếng trống chèo nghe rất rộn rã.Mới vào nghe thấy Tờ ...rưng....tờ rưng...rưng... rưng.......Nghe thì ai chả khoái.Không như cải lương sầu sầu thế nào ấy(Đây thuộc thể loại bi ai).Còn tuồng thì khó hiểu.các bác tây chắc thấy họ nhảy nhót hay hay các bác ấy thích còn chèo chủ yếu múa nhẹ nhàng ít nhảy nhót nên các bác ấy không thích chăng.
    Người về chốn xa ấy.Còn ta đứng cô đơn chờ ai.
  4. CongTuThaiBinh

    CongTuThaiBinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Ctủ vừa kiếm đưọc cái bài này viết về Chèo khá chi tiết, trong đó có nói đến chiếu chèo làng Khuốc.
    Source:
    http://www.thaibinhvn.net/vn/vanhoa/nghethuat/cheo.htm
    Chèo
    Chèo xuất là một loại hình sân khấu truyền thống của người Thái Bình. Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo đậm màu sắc trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đầy tính lạc quan trong những cái cười dân dã, thông minh, hóm hỉnh và không kém phần trí tuệ. Tính nhân văn trong các vở chèo rất rõ nét. Quyền con người, thiện thắng ác luôn được đề cập và khẳng định. Chèo thuộc loại sân khấu tự sự (kể chuyện), giữa người xem và người diễn có sự giao lưu khăng khít. Người đóng trò gồm đào, kép, lão, mụ, hề; có khi chỉ cần một đào, một kép, một hề xuất sắc là nổi đình nổi đám. Từ khi ra đời đến nay, tiếng trống chèo có ma lực cuốn hút bao thế hệ khán giả, không kể địa vị, tuổi tác. Thái Bình có những làng chèo nổi tiếng như làng chèo Khuốc, Sáo Đền, Hà Xá.... và có ba vị tổ chèo trong số bảy vị tổ chèo của cả nước (cụ Đào Văn Xó ở Kiến Xương, cụ Đào Hoa ở Thái Thụy, cụ Đặng Hồng Lân ở Đông Hưng).
    Chèo Khuốc
    Có một miền quê mà khi mỗi đứa trẻ vừa chào đời đã được tắm mình trong những làn điệu chèo mượt mà, ấm áp, trong sáng và tình tứ đến nao lòng để rồi lớn lên tên làng và tiếng hát chèo quê cứ vọng theo mãi như tạc vào tâm khảm niềm tự hào. Đó là làng chèo Khuốc. Khuốc -tên chữ Cổ Khúc thuộc xã Phong Châu - huyện Đông Hưng, vùng đất cổ còn lưu những chứng tích khảo cổ học được tìm thấy có niên đại từ thời Hán, thời Đường( Trung Hoa).
    Đến định cư lập nghiệp ở nơi đây có các dòng họ Quách, Cao, Phạm, Hà, Bùi, Trần, Ngô, Lưu, Vũ. Từ xa xưa Khuốc có nhiều phong tục thuần hậu. Dân nơi đây có tiếng hiếu học, giao lưu rộng vì thế từng được các vương triều đầu thời Nguyễn sắc phong "Mỹ tục khả phong". Triều Bảo Đại nhà Nguyễn tặng phong bốn chữ "Thuần phong mỹ tục". Có lẽ nghề chèo phổ cập trong làng là một trong những duyên cớ đưa làng Khuốc tới những danh hiệu cao quí đó.
    Ở Khuốc đã tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật như rối nước, rối cạn, tuồng, đặc biệt là nghệ thuật hát-múa-diễn chèo ra đời, phát triển và được bảo lưu gìn giữ từ nhiều đời. Những tên gọi: phường chèo ông Trùm Điếu, phường Khuốc, phường chèo cụ Thương làng Khuốc, phường Nhà Trò hay ghánh Khuốc nhớn, ghánh Khuốc con qua bao thời gian và bao tích diễn từ Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ, Chu Mãi Thần hay Từ Thức nhập Thiên Thai, Phan Trần, Tống Chân Cúc Hoa.. toát lên đặc trưng chèo Khuốc đã lan tỏa ra cả một vùng rộng lớn đồng bằng Bắc Bộ, góp mặt trong các chiếu chèo xứ Nam, xứ Bắc, xứ Đông xứ Đoài.
    Cùng với chèo Hà Xá ở Hưng Hà, chèo Sáo Đền ở Vũ Thư, chèo Khuốc được các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật coi là những vùng chèo cổ ở Thái Bình. Chèo Khuốc có nhiều lớp nghệ nhân mà tên tuổi họ mãi còn được nhắc đến như Hà Quang Bổng, Phạm Thị Na, Phạm Văn Điền, Cao Kim Trạch...
    Theo định lệ, cứ đến ngày 12-8 âm lịch hàng năm, người làng Khuốc dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng lại kéo nhau về quê giỗ tổ chèo. Trong ngày thiêng liêng ấy hơn ai hết người làng khuốc hiểu sâu sắc rằng để mai một chèo Khuốc là một tội lớn với tiền nhân, đối với hậu thế. Vậy nhưng từng hiện có một thực tế đáng lo ngại là nghệ thuật chèo Khuốc dân gian phần lớn vẫn do các nghệ nhân, diễn viên trung và cao tuổi thực hiện vai diễn; lớp trẻ dường như chưa thật chú tâm vào sự gìn giữ chèo cổ. Để khắc phục hiện trạng này, Câu lạc bộ chèo Khuốc ra đời vào ngày 14-7-1999 có ý nghĩa như một động thái của người Khuốc với tương lai của nghệ thuật chèo làng.
    Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi.
    Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng,
    Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy ...
  5. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Mọc mò - đặc sản Thái Bình
    Món này được làm từ lòng gà băm với thịt ba chỉ, vỏ quýt, rau thơm, hạt tiêu trộn trứng gà và gói trong lá cây mò. Đây là món ăn bình dân, có vị ngọt của lòng, vị bùi bùi của tiết gà, vị cay của hạt tiêu hoà cùng mùi thơm nồng của vỏ quýt.
    Mọc mò là món ăn bình dị trông tưởng đơn giản, nhưng muốn ăn ngon cũng phải khéo. Từ khâu chọn lá để gói phải thật cẩn thận, lá không quá già, cũng không non rửa sạch để ráo nước. Nhân mọc làm bằng lòng gà nhưng phải là thứ lòng của gà mái tơ sắp đẻ. Phần ruột gà băm nhuyễn cùng với thịt ba chỉ, rau thơm, gia vị, hạt tiêu... không thể thiếu được vỏ quýt và tiết gà trộn đều với trứng.
    Mọc mò được gói làm nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy ý thích của từng gia đình để bày sao cho đẹp, rồi đem hấp cách thủy hoặc luộc, nhưng ngon nhất vẫn là hấp vừa chín tới. Khi hấp, các mẹ, các chị phân công nhau ngồi trông để mọc không bị quá lửa sẽ bị nồng, khi chín vớt ra nén nhẹ, thắt miệng để ráo nước, rồi bày vào bát. Thưởng thức mọc nên ăn vào lúc còn nóng hổi bốc hơi nghi ngút, cùng với nước chấm pha nhạt.
  6. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Dân số: 1.814.700 người (năm 2001)
    Diện tích: 1.495 km2
    GDP/người: 240 USD (tương đương: 3.557.280 đồng) (năm 2001)
    Bí thư Tỉnh ủy: Bùi Sỹ Tiếu ÐT: (84-36) 731213
    Chủ tịch tỉnh: Bùi Tiến Dũng ÐT: (84-36) 713920
    Tỉnh lỵ: Thị xã Thái Bình
    Cư dân của tỉnh sinh sống ở thị xã Thái Bình và các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Ðông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy.
    Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc bộ, Thái Bình không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 53 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh.
    Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Cũng như có trên 200 loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, gần 2500 đầu chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí.
    Ðến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hóa lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo, đền Ðồng Bằng, đền Tiên Ca, cung Long Hưng. Với những gác chuông trạm khắc đá, các di vật quí hiếm và tài nghệ. Thái Bình có gần 30 lễ hội khác nhau như hội Keo, Tiên ca, Ðồng bằng, hội Du xuân, hội thi nghề...
    Các hình thức sinh hoạt văn hoá ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước Nguyên xá, chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ... nhiều trò chơi độc đáo: Thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng - bà Ðà, chọi trâu, chọi gà...

  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Bài của Trung Sĩ:
    Đình Phất Lộc
    Đình Phất Lộc, còn gọi là đình Phúc Lộc, ở thôn Phất Lộc, xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách thị xã Thái Bình 21km về phía đông nam.
    Đình được dựng ở giữa làng, trên một khu đất cao, thoáng mát.
    Trước đây, đình được xây kiểu chữ "nhị" gồm toà đại bái năm gian và toà hậu cung ba gian. Nay chỉ còn toà đại bái.
    Các đầu bẩy, kẻ, đầu trụ, đầu dư đều được chạm khắc công phu, đề tài phong phú. Ở vì kèo bên phải gian giữa đình, chạm một con rồng leo từ đầu cột quân sang câu đầu. Một con rồng khác từ cột cái bò ra, đầu đôi rồng này hướng vào nhau. Phần trên chạm hình chim phượng, chim hạc và một bầy chim quấn quýt bên nhau, có con rỉa lông, dang cánh bay, hoặc đứng múa. Có hình lợn trên thân có vòng xoáy âm dương đang ăn cành rau do một phụ nữ cầm, tay kia của thiếu phụ bế con nhỏ đang bú.
    Trên vì kèo bên trái, phần dưới là những hình rồng, phần trên là hình những con hổ, báo, khỉ, chồn, đùa giỡn, leo trèo, xen lẫn những hình thú, hình hổ đầu rồng, hình nghười đàn ông cởi trần đóng khố đang săn đuổi muông thú trong rừng, đặc biệt có một chàng trai đang cưỡi hổ, một tay túm gáy hổ, một tay giơ cao đắc thắng.
    Bức cửa võng giữa đình chạm chín con rồng quấn quít với nhau, hai mảng chạm bên là ổ rồng, mỗi ổ năm con gồm rồng mẹ rồng con.
    Ngoài ra còn một hương án chạm chổ bốn mặt, có niên đại Lê.
    Đình thờ các vị tiên công họ Lê, họ Bùi, họ Lai có công khai phá đất đai lập ấp và thờ Bảo Hoa Công chúa.
    Hàng năm vào ngày 4 tháng 4 âm lịch, dân làng tổ chức tế lễ ( ngày giỗ của Bảo Hoa Công chúa).
    Chùa Thần Quang
    Chùa thường gọi là chùa Keo, tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được dựng từ năm 1067 ở hương Giao Thủy, cạnh bờ sông Hồng. Đến năm 1167, chùa mới đổi tên là chùa Thần Quang. Do ảnh hưởng mực nước sông Hồng, từ năm 1611, chùa đã được dân làng dời đi, lập lại chùa mới ở Nam Hà và Thái Bình. Việc dựng chùa mới được bắt đầu từ năm 1630, hoàn thành năm 1632. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVII, XVIII và năm 1941. Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Sau chùa Phật có đền thờ Thiền sư Không Lộ, người khai sơn ngôi chùa vào thời Lý. Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông. Gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái. Tầng một có treo một khánh đá (dài 1,87m), tầng hai có quả chuông đúc năm 1686, tầng ba và tầng thượng có chuông đúc năm 1796. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là (Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia)
  8. mavinh

    mavinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Trich tu
    ---------------------------------
    Tuồng thuộc miền trung.Dân bắc nghe khó hiểu vì nó thuộc về bi hùng trong khi chèo thuộc thể loại bi hài,nghe dễ chịu hơn.Em không biết mấy bác tây nghĩ thế nào nhưng thực chất em không nhá nổi tuồng.
    Trong các lễ hội người ta chủ yếu mời chèo.Bởi một lý do đơn giản là tiếng trống chèo nghe rất rộn rã.Mới vào nghe thấy Tờ ...rưng....tờ rưng...rưng... rưng.......Nghe thì ai chả khoái.Không như cải lương sầu sầu thế nào ấy(Đây thuộc thể loại bi ai).Còn tuồng thì khó hiểu.các bác tây chắc thấy họ nhảy nhót hay hay các bác ấy thích còn chèo chủ yếu múa nhẹ nhàng ít nhảy nhót nên các bác ấy không thích chăng.
    Người về chốn xa ấy.Còn ta đứng cô đơn chờ ai.

    [/quote]
    ------------------------------------
    Tui sinh ra o Da Nang, tu thou nho da khoai nghe hat tuong nhu dien. Da muoi may nam roi toi khong duoc coi hat tuong nen co luc cam thay nho lam...nhung thay vao do thi tui xem opera va cung thich lam...Tui thay rang giua nghe thuat tuong hat boi cua VN va opera noi mot so diem tuong dong, cho nen tui khong thay ngac nhien chut nao khi nghe may ong Ta^y thich nghe thuat tuong...
    Do la mot chut nhan xet cua tui ve tuong, xin chia xe voi cac bac.
    Nghe noi nghe thuat tuong ngay cang mai mot di va khong co ai di xem ca....nghe ma buon nau ruot.
    MaVinh
    Được mavinh sửa chữa / chuyển vào 03:57 ngày 22/09/2003
  9. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    LÀNG DỆT CHIẾU HỚI
    Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở nước ta. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình (tên tỉnh). Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.
    Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?)- Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là " Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng Nguyên.
    Chiếu Hới
    Chiếu Hới có nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe... với nhiều kích cỡ khác nhau.
    Trước đây, ở Hới có loại chiếu gon bền, đẹp nổi tiếng rất được ưa chuộng. Lịch Sử Văn học Việt Nam còn ghi lại giai thoại cô gái bán chiếu gon bên Hồ Tây ở kinh đô hồi thế kỷ XV. Đó là cuộc gặp gỡ tài tử, giai nhân giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, với những câu thơ đối đáp trữ tình giữa nhà thơ lớn với cô bán chiếu tài sắc:
    - Nàng ở đâu đi bán chiếu gon
    Phải chăng chiếu bán hết hay còn
    Xuân canh chừng độ bao nhiêu tuổi
    Đã có chồng chưa, được mấy con ?
    - Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
    Hỏi chi chiếu bán hết hay còn ?
    Xuân canh chừng độ trăng tròn lẻ
    Chồng còn chưa có, hỏi chi con ?
    Mãi đến thời nhà Nguyễn, chiếu Hới vẫn là loại chiếu tốt nhất, chưa có loại chiếu nào khác trong vùng cạnh tranh nổi. Nhân dân quanh vùng có câu phương ngôn: " Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới" . Bởi chiếu Hới không chỉ đẹp, bền mà còn có thể dùng đắp thay chăn, cũng rất ấm.
    Làng Hới dệt chiếu nhưng chỉ trồng đay mà không trồng cói. Đó là nét đặc biệt của làng chiếu này, khác hẳn các làng và trung tâm nghề dệt chiếu khác ở miền Bắc nước ta - dệt chiếu gắn liền với trồng cói là nguyên liệu. Làng Hới xưa nay trồng khá nhiều đay, đủ đáp ứng nhu cầu se sợi dệt chiếu, ít mua đay sợi của các nơi khác. Kỹ thuật vê đay (se sợi đay), cải tiến khung dệt, kỹ thuật chế biến cói và dệt các loại chiếu của thợ thủ công làng Hới vừa cao vừa độc đáo, đã tạo ra những sản phẩm đặc sắc, có một không hai.
    Khác với nhiều làng nghề Việt Nam, ở Hới chưa có gia đình nào thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp. Người ta chỉ dệt chiếu trong 8 tháng mỗi năm, còn 4 tháng thì làm ruộng.
    Chiếu Hới bây giờ vẫn được ưa chuộng ở nhiều nơi. Địa phương đã cố gắng tìm thị trường quốc tế, tìm đối tác kinh doanh, đang xuất sang Trung Quốc những lô hàng lớn.
    Những người thợ tài hoa làng Hới còn cải tiến công nghệ, tìm cách dệt loại sản phẩm mới để xuất sang một số nước tư bản phát triển. Đó là loại chiếu dệt sợi dọc bằng sợi vải, viền mép (biên) bằng vải
    Linov
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Híc híc híc đúng là quê hương Thái Bình giàu truyền thống thật. Hồi trước, lúc còn ở Quảng Bình tui đã nghe lừng danh bài bài hát chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình. Qua Germany tui được xem chèo lần đầu tiên thấy thích lắm. Định bữa mô về VN xem chơi, hôm nay vô đây mời biết Thái Bình nổi tiểng bởi chèo nữa. Phục lắm, phục lắm. Ở Quảng Bình không có gì thôi tui mời các bác một ly beer hơi Quảng Bình, hê hê hê nâng ly nào các bác
    Yêu khó hơn làm Toán không 0.

Chia sẻ trang này