1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Bình, mảnh đất của truyền thống, lịch sử và văn hoá.

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Connector, 27/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zssxxxdcd

    zssxxxdcd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Hic! Bác lại lang thang sang cả bên này nữa à?
    Thái Bình là nơi tui sinh ra và có một thời thơ ấu không thể nào quên. Hic!Năm nào cũng về quê, nhưng thấy quê mình ít thay đổi...
  2. lazy_member

    lazy_member Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    ............Bác nào đi xa nếu có cơ hội về TB nên ghé qua, biết đâu có món nào đó hợp với người iu ..........
    Làng chạm bạc Đồng Xâm

    Chạm bạc Ðồng Xâm với những sản phẩm tuyệt mỹ, có một không hai, mang tên một trung tâm làm đồ kim hoàn nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam: làng Ðồng Xâm.
    Nếu như Châu Khê (Hải Hưng) sản xuất đồ trang sức bằng vàng là chính; Ðịnh Công (Hà Nội) chủ yếu làm nữ trang bằng vàng, thì Ðồng Xâm (Thái Bình) chuyên nghề chạm bạc.
    Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm (tên cũ là Ðường Thâm) nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Những ghi chép trong sách sử cho biết: làng này hình thành vào cuối thời Trần-Hồ, cách chúng ta ngày nay trên 600 năm. Nhưng nghề chạm bạc ở đây thì mãi về sau mới xuất hiện. Làng hiện còn một am thờ và một tấm bia đá ở trong khu chùa Ðường (thôn Thượng Gia ngày nay). Ðó là một văn bia Tổ nghề (dựng năm 1689). Trên văn bia có ghi:
    "Hoàng triều Chính Hoà thập niên, Tổ phụ Nguyễn Kim Lâu (...) Bảo Long tụ lạc học nghệ, đáo Ðồng Xâm xứ kiến lập thập nhị phường kim hoàn truyền nghệ."
    Tạm dịch: Năm thứ mười dưới triều vua Chính Hoà (1689), vị ***** Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long, tới xứ Ðồng Xâm lập ra mười hai phường để truyền nghề.
    Nguyễn Kim Lâu sống vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Và như vậy nghề chạm bạc Ðồng Xâm đã tồn tại gần 400 năm nay. Buổi đầu là nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khoá, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát...về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc.
    Cũng như nhiều nghề thủ công cao cấp khác, như đúc đồng, luyện kim... nghề kim hoàn mang lại thu nhập cao cho người thợ, kỹ thuật lại hết sức phức tạp, nên suốt mấy trăm năm người Ðồng Xâm luôn giữ bí mật nghề. Ðến nay, kỹ thuật này không còn là độc quyền của thợ Ðồng Xâm nữa, nhưng một số thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật tinh xảo nhất vẫn được giữ bí truyền. Phường chạm bạc xưa đã qui định chặt chẽ trong hương ước của làng rằng: người nào đem bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải phạt thật nặng...hoặc đem đánh đòn trước nhà thờ Tổ, hoặc phải xoá tên trong phường.
    Hàng chạm bạc Ðồng Xâm khác hẳn và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng-tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Ðặc trưng của sản phẩm Ðồng Xâm là sự điêu luyện tế nhị và hoàn hảo tới mức tối đa. Có thể nói rằng tài năng và tính cẩn trọng của nghệ nhân bạc Ðồng Xâm đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật nhất.
    Suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), nghề chạm bạc đình đốn. Mãi đến sau ngày hoà bình lập lại, từ năm 1955 trở lại đây, sản xuất đồ vàng bạc được phục hồi và phát triển. Nhưng các sản phẩm của những năm làm ăn tập thể nhìn chung ít sáng tạo, nhỏ lẻ và khá đơn điệu. Phải đợi đến thời kỳ đổi mới, mấy năm nay, người thợ chạm bạc mới thực sự "vẫy vùng mặc sức" trong cơ chế thị trường, được tự làm, tự bán theo kiểu các doanh nghiệp nhỏ, qui mô gia đình, được trực tiếp xuất khẩu... Vận hội mới đang quay trở lại với người Ðồng Xâm và nghề chạm bạc.

    Được lazy_member sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 29/12/2003
  3. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Làng Động Trung - Thái Bình​
    * Từng có Chiêm Bái Đường, nhà in đầu tiên ở Thái Bình. * Dòng họ Nguyễn Mậu Kiến gần 200 năm nổi tiếng yêu nước, cách mạng. * Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Sinh Huy, Lương Ngọc Quyến, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Anh Thơ... từng đến tâm giao với các tri thức yêu nước làng Động Trung.
    Thuở bé, tôi lười học lịch sử nên chẳng có lúc nào hỏi han gì đến lịch sử tỉnh Thái Bình. Thế nhưng tôi lại thích đọc sách theo kiểu có gì, vớ được gì đọc nấy. Tôi thích chữ, kể cả chữ kiểu Trung Quốc mà ngày ấy quê tôi gọi là chữ Nho. "Chữ Nho" là tên gọi cho chữ Hán. Ông bác ruột tôi có mười hai năm học và được tiếng là giỏi chữ Nho. Cố nhiên là tôi quý ông bác tôi và quý chữ Nho. Song, quý thì quý nhưng tôi chẳng học viết chữ Nho. Thậm tệ hơn, có lẽ do mải học phổ thông quốc ngữ và mải chơi, tôi thích giấy viết chữ Nho hơn cả... chữ Nho. Khi nào chuẩn bị làm diều là tôi nảy ra ý định xin vài trang sách chữ Nho để "phất" diều. Có lần tôi hỏi xin ông bác. Tôi liền bị ông bác xoa đầu: "Cháu có biết chữ này là chữ gì không? đây là chữ hiệu của nhà in Chiêm Bái Đường, của cụ Nguyễn Mậu Kiến.bên phủ Sóc. Sách quý đấy cháu ạ!". Thế là tôi tiu nghỉu. Ấn tượng về đức quý sách của bác tôi từ lúc ấy khiến tôi còn lưu giữ trong tâm trí về cái tên Chiêm Bái Đường và Nguyễn Mậu Kiến. Sau này tôi mới biết, có rất nhiều tên tuổi làm rạng rỡ làng Động Trung nổi tiếng trong lịch sử yêu nước, cách mạng và văn hoá từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Sự bộc lộ phẩm giá và tên tuổi này bắt đầu từ đời cụ Nguyễn Đăng Thiện (1766-1853). Cụ Thiện làm quan chánh tổng và là địa chủ giàu có vào loại nhất đồng bằng Bắc Bộ. Cụ là người hiếu học, ham hiểu biết. Cụ từ quan về Động Trung mở trường dạy học và.xây văn chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1820, cụ bỏ tiền của xây đựng nhà in sách đặt tên là Chiêm Bái Đường. Nhà in này cốt để lưu giữ, nhân bản và phổ biến sách học cần và quý. Cố nhiên công nghệ in của nó là thứ công nghệ in bằng bản khắc gỗ. Tôi không có khả năng lần mò để biết sâu lịch sử nhà in - một ẩn dụ phát triển văn hoá của tỉnh quê tôi - nhưng tôi biết chắc rằng: Nhà in này duy trì hoạt động đến vài ba chục năm sau ngày cụ Thiện.mất. Từ đời cụ đến đời con, nhà in làm ra sách không cần thu lời thu lãi, chỉ cốt cónhiều sách cho học trò. Cụ Nguyễn Mậu Kiến, con trai cụ Thiện với Chiêm Bái Đường đã thực hiện đúng ý nguyện của mình: "Có sách không thể không đọc. Nhưng nếu chỉ chứa sách làm của báu cho một nhà sao bằng in ấn rộng rãi cho đời cùng đọc cùng nghiên cứu...". Tôi nhớ trong cuộc hội thảo về lịch sử, ông Tạ Trọng Hiệp, giáo sư Đại học Pa ri VII (Sorbonne) cho biết: Chính ông đã được xem sách in của Chiêm Bái Đường còn được lưu giữa ở Bảo tàng Guinet. Số sách này xếp cao chừng 2 mét.
    Làng Động Trung vốn là trung tâm của phủ Kiến Xương. Nó có cái phố theo đường 39 B đi ra biển Đông, tên là phố Sóc. Người ta quen gọi phố này là Phủ Sóc. Ngày nay, làng Động Trung đã được chia ra hai phần: phần bắc sông Kiên Giang (chảy giữa làng), có phố Sóc thuộc xã Vũ Quý, phần lớn còn lại nam sông Kiên Giang thuộc xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương.
    Trước hết, nhìn vào lịch sử, phải thấy rằng làng Động Trung đúng là đất ''''địa linh nhân kiệt". Tôi chẳng hiểu gì về cái gọi là phong thủy. Xin cứ tin phong thuỷ làng Động Trung qua khối lượng và chất lượng "nhân kiệt" của nó: Dòng họ Nguyễn Đăng, ba đời có bốn quận công, dòng họ Nguyễn Ngọc có 4 quận công, 18 hầu tước, dòng họ Nguyễn Hữu có 1 quận công triều nhà Lê, và dòng họ ĐặngXuân có 1 tham tán đại thần triều Nguyễn. Trong lịch sử cận hiện đại, làng Động Trung có dòng họ nhà Nguyễn Mậu Kiến, liên tiếp 4 đời (tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay mỗi đời đều có từ một đến năm bảy người xứng đáng là danh nhân văn hoá, nhân sĩ yêu nước kiệt xuất. Ông tổ dựng nghiệp chi họ này là cụ Nguyễn Đăng Thiện. Con trai cụ là Nguyên Mậu Kiến, người thừa kế nghĩa khí và trí lớn cùng gia sản của cha, sớm trở thành người có "học thuật phả quảng" (vua Tự Đức phê khen), trở thành quan án sát và thăng hàm Trung nghị đại phu, Quang lộc tự khanh. Phan Bội Châu từng thán phục cụ Kiến: "Cụ là người tư bẩm khác thường, khi còn là học trò đã có chí khí khảng khái, nhà tuy giàu nhưng cách ăn mặc rất giản dị, thường lấy việc cứu nạn nước làm chú ý, tính ham học, xem sách, sách chất đầy nhà" (P.B.C - Lời ghi trên văn bia Mão Sơn).
    Cụ Kiến viết nhiều sách: Về văn học có Kinh đài tập Vịnh, gồm 8 thiên, về Triết học có bộ Dịch lý tân biên gồm 8 thiên, về lịch sử có Minh Sử luận đoán khảo biên gồm 4 quyển, về thiên văn có bộ Chiêm Thiên tham khảo gồm 8 quyển. Tri thức trong sách cụ Kiến được Phan Bội Châu đánh giá cao. Nguyễn Mậu Kiến là người dày công khuyến học nôi tiếng nhất ở nửa cuối thế kỷ XIX. Cụ từng bỏ ra rất nhiều ruộng - có tư liệu cho thấy đến hàng nghìn mẫu - để cúng vào làm học điền, binh điền. Nhà in Chiêm Bái Đường do cha để lại được cụ Kiến tổ chức hoạt động phát triển hơn, số sách đến nay còn lưu được ở các bảo tàng chủ yếu được in trong thời cụ. Với chí khí yêu nước kiên cường, Nguyễn Mậu Kiến từng dâng sớ phản đối chủ trương chủ hoà với thực dân Pháp mà bị giáng chức từ án sát xuống lính thường. Từ quan, cụ về nhà cùng 5 con trai tổ chức khai hoang lập ấp ở vùng biển Tiền Hải và mộ quân kháng Pháp. Thực dân Pháp coi đây là nhân vật nguy hiểm nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chúng treo giải thưởng lớn cho ai lấy được đầu ba cha con cụ Kiến. Cụ Kiến, quả thật xứng đáng là người đầu tiên dựng nghiệp chống thực dân Pháp cứu nước ở tỉnh Thái Bình.
    Nguyễn Mậu Kiến có năm người con trai: Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Phu, Nguyên Hữu Bản, Nguyễn Hữu Khái và Nguyễn Đình Đàn. Họ đều là những người nối chí người cha đi đầu và trọn đời trung thành với sự nghiệp yêu nước, chống Pháp. Nghĩa quân của dòng họ Nguyễn do Nguyên Hữu Cương đứng đầu liên minh chặt chẽ với đề đốc Tạ Hiện chiến đấu kiên cường giữ vững được Thái Bình - Nam Định. Nguyễn Hữu Bản hy sinh anh dũng trong chiến đấu. Nhờ thế, Nguyễn Hữu Cương gặp được Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết được vua phê chuẩn, cấp văn bằng mộ dũng giữ kinh thành Huế. Ông về lại Thái Bình cùng em là Nguyễn Hữu Phu, cháu là Nguyễn Công Úc... Nguyễn Năng Thố, Nguyễn Trung Quang và Nguyễn An tiếp tục tổ chức chiến đấu ở Thái Bình dưới sự chỉ huy của Tạ Hiện. Có tri thức cao rộng, Nguyên Hữu Cương tụ tập được các danh sĩ từ Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam cùng một số tri thức Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản đến nhà mình để giao du. Nguyễn Hữu Cương đã để lại tập Thơ mang tên Mai hồ thi thảo chứa đầy tâm huyết với non sông đất nước. Nguyễn Hữu Cương trở thành người cộng tác đắc lực với Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Quyền đề xướng mở trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguyễn Hữu Cương trở thành "tên đầu sỏ nguy hiểm nhất, trong tâm trí thực dân Pháp luôn lo sợ phong trào kháng Pháp ở Thái Bình. Ông là người tâm huyết với Phan Chu Trinh, trong một truyền đơn ông viết: "Nhân dân Trung Kỳ được nhý vậy là nhờ có Phan Chu Trinh... . Dân Thái Bình không có ai đứng chủ, Nguyễn Hữu Cương xin đương đầu đi khiếu nại"... Nguyễn Hữu Cương và con cả là Nguyễn Công Vân bị thực dân Pháp bắt đi đày biệt xứ ở Cà Mau, Bạc Liêu và đều hy sinh ở trong ngục.
    Thế hệ con Nguyễn Hữu Cương lại có nhiều người tài đức nổi danh, có công lớn và đáng ghi nhận trong lịch sử cách mạng đương đại Việt Nam. Nguyễn Công Riệu (1883- 1980) con trai thứ 3 của Nguyễn Hữu Cương, với vị trí và hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, là một trong những văn thân Bắc Kỳ yêu nước nổi tiếng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, cụ là một trong những chủ tướng chống Pháp có liên kết chặt chẽ trung thành với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Sau khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, cụ Riệu trở thành một trong những người có công đầu trong việc tổ chức và tham gia lãnh đạo Quốc dân Đảng nhưng kiên trì lập trường ủng hộ mọi đảng phái yêu nước chống Pháp, đặc biệt với Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, cụ Riệu đã tổ chức đưa các em, con chú ruột mình là Nguyễn Công Thu,Nguyễn Công Việt, các cháu ruột Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Tề, Nguyễn Danh Đới, Nguyên Công Việt sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp học về cách mạng vô sản do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chứcvà giảng dạy. Tất cả số anh em cháu ruột của cụ Riệu đều trở thành đảng viên đầu tiên và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương bước đầu thành lập. Nguyễn Công Thu và Nguyễn Danh Thọ là hai người đầu tiên tổ chức gây dựng nên cơ sở Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Bắc Kỳ. Hai ông tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ do Nguyễn Danh đới làm Bí thý. Nguyễn Danh đới trở thành Bí thý đầu tiên của Kỳ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà Nội của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đến giai đoạn 1930 ?" 1986, dòng họ Nguyễn Động Trung có hơn chục người trở thành những đảng viên tiên phong và trung kiên của Đảng. Con, cháu dòng họ Nguyễn Động Trung còn có nhiều ngườ xứng đáng tên tuổi người phụ nữ Víệt Nam có trí lớn. Đó là Nguyễn Thị Hồng Đính (cháu gái án Kiến), vợ Lương Ngọc Quyến làm mối dây liên hệ và chỗ dựa cho nhiều văn thân yêu nước, hết lòng chăm sóc cụ Lương Văn Can và cụ Nguyễn Sinh Huy (Sắc). Đó là bà Nguyễn Thị Toàn là mẹ nuôi công tác giúp đỡ Anh hùng tình báo Đinh Thị Vân. Đó là bà Nguyễn Thị Vân Thiềm vợ Lương Ngọc Bân (em ông Lương Ngọc Quyến, ông Quyến là quân sư của nghĩa quân Đội Cấn), bà từng đón chị ruột Hồ Chủ tịch về ở nhà mình, số nhà 36 Hàng Ngang ?" Hà Nội.
    Tôi vẫn còn nguyên tý thế ấu trĩ, mõ màng về lịch sử tỉnh quê lúa của tôi, và tư thế ấy hiện rõ nhất khi tôi đối mặt với truyền thống làng nổi tiếng Việt Nam có được quê tôi. Tuy vậy, tôi kém cỏi về lịch sử nhưng lại được hấp dẫn những gì hoạt đông đời thường các nhà văn. Làng Động Trung khá hấp dẫn tôi về điều đó. Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (ông nội cố Chủ tịch Trường Chinh) là bạn thân thiết của cụ Nguyễn Hữu Cương thường sang dạy học ở nhà và trường học của cụ Cương. Các con cụ Cương đều là học trò giỏi gần gũi thân thiết của cụ Bảng. Cụ Phan Bội Châu thân thiết với cụ Nguyễn Hữu Đàn và rất kính phục cha cụ Đàn là cụ Kiến. Tôi chỉ nghe nói rất đáng tin là cụ Phan có đến chơi và bàn chuyện tâm huyết ở nhà cụ Kiến. Bởi lẽ văn bia Mão Sơn khắclời tưởng niệm về cụ Kiến là do cụ Phan viết. Cụ Nguyễn Sinh Huy thì tư liệu lịch sử cho biết rõ khoảng từ 1901 đến 1904, có về nhà bạn là cụ Đàn,. cụ Cương để bàn quốc sự. Cụ Lương Ngoc Quyến đã về nhà cụ Kiến nhiều lần vì là con rể. Nhà Thơ Tản Đà, nổi tiếng là người ưa "chu du thiên hạ", từng về chơi nhà ông Nguyễn Công Riệu (cháu ba đời cụ án Kến). Con cháu cụ án Kiến, ngày nay ai cũng nhớ câu chuyện về cụ nhà thơ có tên là Tản Đà! Hôm ấy các cụ Nguyễn Công Riệu và cụ Nguyễn Công Chuẩn trọng sở thích của khách quý gọi người cho giết một con chó để đãi khách. Hai cụ bảo phải đưa con chó về để khoe với khách đúng nó là con chó vàng óng, béo mập. Người làm thịt chó cắt luôn bốn cái chân vứt xuống ao vì nghĩ rằng bày lên mâm những cái chân là khiếm lễ. Khi bưng mâm thịt chó lên, Tản Đà ngắm nghía khoái chí rồi chợt hỏi: "Sao chó lại không có chân. Chân chó là thứ quý". Cụ Riệu đành nói thật: "Mấy chú gia nhân trót vứt chân chó xuống ao. Để tôi bảo các chú ấy mò lên đem luộc hầu bác!". Khốn thay người nhà cụ Riệu chỉ mò được có một chân chó. Cụ Riệu bảo: ?oĐi ra Sóc mà mua thêm cho đủ bốn chân". Người nhà cụ Riệu đi mua đủ bốn chân chó và bỏ cả cái chân mò đượcvào luộc. Chú gia nhân hóm hỉnh đệ cả năm cái chân lên mâm để mời vì khách quý còn đang khề khà chén rượu. Tản Đà khoái trí nói vui: "Giời đất ơi! Chó nhà cụ Riệu tài thật, có đển năm cái chân!". Nhà văn Vũ Trọng Phụng, đến nay tôi chưa hiểu duyên cớ gì nhưng biết chắc có về từ đường họ Nguyễn Động Trung, ở đó khoảng năm bảy ngày. Ông Tại bảo: "Tôi thấy Phụng mải mê viết. Tôi hỏi anh ta bảo viết "cơm thầy cơm cô"! Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tiến Đoàn (cháu năm đời cụ án Kiến) kể rằng thuở bé được ông nội đưa lên thị xã Thái Bình đến nhà trọ thăm ông.Nguyễn Công Hoan và ông của ông Đoàn mời được nhà văn tài ba này về nhà chơi. Ở từ đường họ Nguyễn Động Trung, ông Hoan hỏi nhiều và ghi chép về tính cách Nghị Mấn vã Cửu Trung, hai vị địa chủ cường hào khét tiếng có những hành vi đáng sợ. Có lẽ, ông Hoan lấy mẫu cho tiểu thuyết Bước đường cùng của mình. Nhà thơ Anh Thơ về Động Trung từ tấm bé trong cuộc theo cô ruột là cụ bà Cả Vấn (vợ cụ Nguyễn Công Vân) để ăn học. Anh Thơ rất nhớ quê Đông Trung của chú rể, về thăm nhiều lần, năm 1984 chị về dự kỷ niệm ngày mất cụ án Kiến mang về nhiều kỷ niệm với dòng họ Nguyễn Động Trung, với Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Trung.
    Xã Vũ Trung đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang thời chống Pháp (tháng 12- 2001) và Kỷ niệm Chương của ************* về Xây dựng cơ sở cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Xã là đơn vị có truyền thống tiên tiến về năng suất lúa và đóng góp sức người sức của cho hai cuộc kháng chiến; xã có nhiều bà Mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều người được Bằng có công với Nước, hàng chục giáo sư, thạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân, nhà vãn, hoạ sĩ tài năng và tên tuổi.
    Vừa qua, để viết bài này, tôi có về lại Động Trung, đến từ đường họ Nguyễn Mậu Kiến. Thợ đang xây mới bia tưởng niệm cụ Kiến. Họ khắc lại văn bia Mão Sơn của Phan Bội Châu. Năm 1971, mộ, bia Mão Sơn bị đào phá vì lý do án Kiến và dòng họ là đại địa chủ nhiều đời! Nay tỉnh Thái Bình cho phục dựng bia Mão Sơn. May mà từ đường họ án Kiến mới bị đụng phá đến cổng ngăn phía trước nên còn nguyên nếp cổ. Từ đường này thật xứng đáng là di tích văn hoá cỡ quốc gia.
    (Sưu tầm)
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  4. meo_khongrau

    meo_khongrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.147
    Đã được thích:
    0
    Làng Hới 1000 năm dệt chiếu.
    Chiếu làng Hới nổi tiếng về chất lượng: bền, đẹp và độc đáo.
    Làng Hới, tên cũ là làng Hải Hồ, sau đổi thành làng Hải Triều, nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
    Theo truyền thuyết, làng Hới bắt đầu dệt chiếu từ thời Tiền Lê -Lý (thế kỷ X-XI) và phát triển mạnh mẽ vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV).
    Thịnh vượng nhờ ông tổ nghề Trạng Chiếu
    Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bầy giờ là nhờ công lao của Phạm Đôn Lễ. Ông là người làng Hải Triều, sinh năm 1457, đỗ trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481), làm quan tới chức Tượng thư.
    Ông lớn lên thì làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng kĩ thuật còn thô sơ, dệt bằng khung đứng, không có ngựa đỡ sợi, nên sản phẩm không đẹp.
    Khi đi sứ sang Trung Quốc, qua vùng Ngọc Hà (châu Quế Lâm, tính Quảng Tây), Phạm Đôn Lễ đã học được bí quyết trong kỹ thuật dệt chiếu của người dân ở đây: Dùng loại khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc.
    Ông đem về quê nhà phổ biến rộng rãi. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn lên và nổi tiếng từ đó.
    Dân làng Hới đã tôn ông làm Tổ nghề, gọi là "Trạng Chiếu". Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ. Hàng năm, cứ đến mồng sáu tháng Giêng lại mở hội đền, rước kiệu quan Trạng và tổ chức thi dệt chiếu.
    Ăn cơm hom, ngủ giường hòm, đắp chiếu Hới
    Chiếu Hới có nhiều loại: chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi se...với nhiều kích cỡ khác nhau.
    Một số loại đặc biệt, người sản xuất chỉ làm theo đơn đặt hàng. Như chiếu đậu dệt dày, tẩy trắng, đay vê săn chắc, nằm mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Một chiếc chiếu có thể nặng đến 10 kg. Hoặc chiếu cài hoa dệt theo hình những bông hoa nhỏ li ti, đan lại rất tinh xảo, lại in thêm hình rồng, phượng...xưa vẫn được đem vào cung tiến vua. Giá cả hai rất cao, khoảng 80.000 đến 180.000 đồng/chiếc. Dệt một chiếc chiếu như vậy cần tới 2 lao động làm việc cả tuần lễ.
    Trước kia ở Hới còn có loại chiếu gon bền đẹp nổi tiếng. Lịch sử văn học Việt Nam còn ghi lại giai thoại về cuộc gặp gỡ đầy thi vị giữa đại thi hào Nguyễn Trãi với cô hàng bán chiếu gon Nguyễn Thị Lộ. Chiếu gon là loại chiếu như thế nào, hình thù và kích cỡ ra sao, cho đến nay không ai còn nhớ.
    Nhân dân quanh vùng, hầu như ai cũng biế câu phương ngôn: "Ăn cơm hom, ngủ giường hòm, đắp chiếu Hới". Ai đã từng một lần trong đời ăn cơm gạo tám thổi nồi đồng điếu với cả rô kho vàng, ngủ ổ rơm, và đắp chiếu đậu do dân làng Hới dệt, mới thấy hết ý nghĩa của câu phương ngôn này.
    Nghề truyền thống ngày càng phát triển
    Nghề dệt chiếu ở làng Hới nay đã phát triển thành xã nghề Tân Lễ, hàng năm tiêu thụ hơn 8.000 tấn cói và hàng trăm tấn đay. Nhưng hiện nay, các vùng trồng cói lân cận đã bỏ nghề nên cói phải vận chuyển từ trong Nam ra.
    Có truyền thống kỹ thuật từ lâu đời và không ngừng nâng cao, lại nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Luộc, giao thương thuỷ bộ đều thuận lợi, là những điều kiện thuận lợi để làng nghề phát huy "thương hiệu". Những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, nghề dệt chiếu ở làng Hới cũng...đổi đời. Tiếp thu công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm mới đã được xuất xưởng như: chiếu có sợi dọc bằng sợi tổng hợp, chiếu viền mép vải...không chỉ được phân phổi đến khắp các vùng trong cả nước, chiếu Hới còn...xuất ngoại.
    Do giá nhân công của thợ dệt chiếu còn thấp (1.500 - 2.000/chiếc) nên người làm chiếu nói chung chưa giàu. Tuy nhiên, dân làng ai nấy đều có việc làm nên cũng ít hộ nghèo. Nhờ cần cù tiết kiệm, hầu hết các hộ trong làng đều có nhà cửa khang trang.
    Ở Hà Nội, chiếu Thái Bình có ở phố Hàng Chiếu. Riêng TP. HCM, các chợ đều gọi chung là chiếu Bắc.
    Why does my heart go on beating....
  5. fan_maldini

    fan_maldini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    www.thaibinh.org.vn
    trang này lập lên đã lâu nhưng hình như nội dung của trang này không được thay đổi nhiều
    anh em có các nào liên hệ với Addmin của trang web này để chúng ta có thể hoàn thiện thêm về hình dáng quê hương không?
    chứ tui vào trang web này từ đầu năm mà đến bây giờ vẫnn không thay đổi về nội dung, như vây thì chán lắm
  6. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là bài tham gia của Su_Nghiep1984
    Hội Sáo đền: Một lễ hội thả diều độc đáo - Tỉnh Thái Bình
    Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo. Ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay đó là hội Sáo đền. Hội Sáo đền diễn ra từ ngày 20 đến 27-3 hàng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Những ngày diễn ra lễ hội bà con địa phương cùng du khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Vì về nơi đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.(chi tiết...)
    Bánh giò Bến Hiệp - Tỉnh Thái Bình
    Có thể nói không ngoa rằng bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh ngang với bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thụy, bánh đúc làng Tè....dư vị riêng, bánh giò Bến Hiệp đang dần khẳng định được về giá trị lẫn vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh.(chi tiết...)
    Lễ hội Chùa Keo - Thái Bình
    Lễ hội Chùa Keo (Thái Bình) bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 9 âm lịch. Từ xa, khách trẩy hội đã nhìn thấy cây cột cờ thần cao 25m dựng ở sân chùa. Ngày đầu mở hội là phần tiến hành đám rước và một số trò vui khác. Sang ngày hôm sau là ngày cuối hội, kết thúc bằng lễ Bơi cạn Chầu Thánh. Ðội bơi gồm 12 người, đầu đội mã võ, cởi trần, đóng khố đứng thành hai hàng trước nhang thờ tựa như hai bên mạn thuyền. Ðộng tác bơi cạn với tay trái ngửa, tay phải úp, trông giống lúc đang nắm mái chèo. Theo nhịp trống mõ, họ cất tiếng hò dô nghe rất vui tai cùng với tư thế nhịp nhàng, uyển chuyển thật đẹp mắt.(chi tiết...)
    Khách sạn tại tỉnh Thái Bình
    Khách sạn Thái Bình
    Địa chỉ: Lý Bôn, thị xã Thái Bình
    Điện thoại: (84036) 831 789, Fax: (84036) 835 074
    (68 phòng).(chi tiết...)
    Thái Bình
    Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 56 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh. Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Thái Bình có 156 loài cá, nhiều loài chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí... (chi tiết...)
    Khách sạn Đông Châu - Thái Bình
    Địa chỉ: Đông Châu, huyện Tiền Hải(chi tiết...)
    Khách sạn Sông Trà - Thái Bình
    Địa chỉ: đường Lê Lợi , tỉnh Thái Bình(chi tiết...)
    Khách sạn Thái Bình - tỉnh Thái Bình
    Địa chỉ : Đường Lý Bôn, thị xã Thái Bình tỉnh Thái Bình
    (chi tiết...)
    Gỏi cá Thái Bình
    Nhiều vùng thuộc Bắc Bộ thường có món ăn gỏi chế biến từ động vật sống ở nguồn nước như gỏi cá, gỏi cua, gỏi nhệch và gỏi tôm. Riêng gỏi cá mỗi loại như gỏi cá diếc, mè, trắm, chày, quả... mỗi vùng có thói quen ăn riêng và cách chế biến riêng. Ở Thái Bình, khi đi đánh bắt cá trên sông, hồ, người dân thường hái sẵn một ít lá sung bánh tẻ rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi dắt sẵn ở mang tai. Khi bắt được những con cá diếc nhỏ bằng lá khế (thường gọi là diếc me) liền rửa sạch, bỏ đầu, ruột, lấy chiếc lá sung dắt sẵn gói cá ăn luôn.(chi tiết...)
    Giò cua Trà Lý - Thái Bình
    Bà Huệ vốn là con gái đất Thái Bình. Làng quê gốc gác của bà chính là nơi con sông Trà Lý đỏ rực mầu phù sa cuồn cuộn chảy qua trên lối đổ ra bể Đông. ấy là thuộc xã Đông Quý, huyện ven biển Tiền Hải. Xa quê, lấy chồng rồi sinh cơ lập nghiệp trên đất rừng Hòa Bình đã gần 30 năm, bà Huệ hiếm có dịp về thăm quê cha đất tổ trừ những dịp giỗ chạp trọng đại trong họ tộc. Người cha già của bà Huệ mỗi dịp nghe tin con gái yêu báo trước ngày về, là bao giờ cũng lặng lẽ chuẩn bị mươi chiếc giò cua Trà Lý để trước là cúng tổ, sau là cho con gái yêu thưởng thức chút hương vị quê nhà thân thiết.(chi tiết...)
    Cá vược Thụy Tân - Tỉnh Thái Bình
    Vùng nước giữa sông và biển giao nhau, có mầu đục và hồng đỏ của phù sa, nước có vị mặn, ngọt được người dân vùng biển gọi là nước lợ. ở đây có các loài cá như cá đối, cá vền, cá bớp, cua, cá măng, cá chép, cá quả, tôm rảo và đặc biệt có loài cá vược chỉ sống ở vùng nước lợ. Cá vược giống cá đù, cá hồng ở biển chỉ khác mắt có mầu xanh, mồm rộng và đặc biệt có hai mang cá rất cứng và sắc. Bắt cá vược có nhiều cách như úp bằng nơm, cất vó đánh lưới... nhưng cách câu là an toàn nhất(chi tiết...)
    Dè mực nhúng dấm - Món ăn Thái Bình
    Thái Bình, quê tôi có món dè mực nhúng giấm vừa bổ, vừa ngon, rẻ tiền, ai ăn một lần cũng khó quên.(chi tiết...)
    Bánh gai Đại Đồng
    Làng Đại Đồng - xã Tân Hòa - huyện Vũ Thư có thể được coi là quê hương của những món ăn dân giã, nhưng không kém phần độc đáo như bún ốc, bánh dẻo, bánh ú, bánh tráng, riêng bánh gai đã trở thành đặc sản.
    Mọc mò - Tỉnh Thái Bình
    Món mọc mò mới đầu chỉ có ở làng Phần (Thái Sơn - Thái Thụy), sau này nó mới xuất hiện ở các vùng lân cận, thường chỉ xuất hiện vào các dịp lễ tết, giỗ chạp.
    Gỏi Nhệch Thái Thụy - Tỉnh Thái Bình
    Ở vùng quê ven biển Thái Bình này, ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ thì làm gỏi càng ngon vì xương mềm, thịt mịn và ngọt.
    (chi tiết...)
    Chợ làng - Tỉnh Thái Bình
    Hệ thống chợ làng ở Thái Bình hình thành rất sớm. Chợ là nơi không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng, với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác.Chợ thường được đặt ở trung tâm làng, tên chợ thường trùng với tên làng.
    (chi tiết...)
    Múa rối nước - Tỉnh Thái Bình
    Xuất hiện từ thời Lý (1010-1225), là một nghệ thuật kết hợp tinh vi giữa: nghệ nhân, quân rối, buồng trò,.. Múa rối nước Thái Bình có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội thuộc huyện Đông Hưng.. (chi tiết...)
    Nghệ thuật hát chèo - Tỉnh Thái Bình
    Chèo xuất là một loại hình sân khấu truyền thống của người Thái Bình. Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò.(chi tiết...)
    Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm - Tỉnh Thái Bình
    Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái.(chi tiết...)
    Thi thả đèn trời - Tỉnh Thái Bình
    Thi thả đèn trời được ghi chép từ năm 1900 trong "Thái bình phong vật chí", ở xã Trình phố (nay thuộc xã An ninh và Phương công huyện Tiền hải). Lệ đặt ra làm đèn giấy bằng cái sọt to, dán giấy kín xung quanh, chừa hở phía dưới còn trong để bát mỡ có bấc để đốt. Khi thi đốt đèn treo lên cao, đèn nhà nào lên được cao nhất mà không bị cháy thủng là thắng cuộc. Tác giả cho rằng lệ thi đèn này có nguồn gốc ở phép treo đèn của Khổng minh đời Tam quốc bên Trung hoa.
    Hội thi pháo đất - Tỉnh Thái Bình
    Vào những ngày đầu xuân, ở Thái Bình có rất nhiều làng quê có hội thi pháo đất giữa các làng với nhau hay trông nội bộ làng. Hội thi pháo đất đã có từ xa xưa, bắt nguồn từ thời nhà Trần. Chuyện kể lại rằng: năm 1285 trên đường đi đánh quân Nguyên, con voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy ở bãi sông Hóa thuộc làng A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ. Dân quanh vùng cùng với quân lính vác đất ném xuống bãi lầy để đắp đường cho voi lên. Từ đó khi việc đồng áng rỗi rãi, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh tung đất cứu voi khi xưa và tục này trở thành trò chơi "Pháo đất". Còn một tích nữa ở Vũ Thư, Hưng Hà kể lại rằng trò chơi pháo đất bắt nguồn từ việc quai đê chống lũ lụt ngày xưa.(chi tiết...)
    Du lịch làng hoa cây cảnh (Vườn Hoa Bách Thuận) - Thái Bình
    Cách thị xã Thái Bình khoảng 40 km, thuộc huyện Vũ Thư, bạn sẽ đến được một ngôi làng đặc biệt tên là Bách Thuận. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi tạo nên một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm và chuối, mía. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. (chi tiết...)
    Công ty du lịch khách sạn Thái Bình
    Địa chỉ: đường Lý Bôn, thị xã Thái Bình
    Điện thoại: (036) 831 789 - 831 296 - 838 111 - 837 960
    Fax: (036) 835 074.
    Chi nhánh tại Hà Nội: số 5C Đặng Dung.
    Điện thoại: 04.7164 631, Fax: 04.7140 231.
    Email: thaibinh_hn@netnam.vn
    (chi tiết...)
    Phương tiện đi lại
    Xe khách: Bến xe khách Thái bình nằm trên đường Lý bôn, có các tuyến đi hầu hết các tỉnh trong cả nước. Khoảng 30 phút có một chuyến đi Hà Nội, chuyến muộn nhất vào 14h hàng ngày.
    (chi tiết...)
    Bãi biển Đồng Châu - Thái Bình
    Bãi biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thị xã Thái Bình chừng 30 km (18.8 miles) đi theo quốc lộ 39B. Bãi tắm chạy dài 5 km (3 miles), mang nhiều nét hoang sơ. Điều thú vị nhất là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở cồn Thủ và cồn Vành cách đất liền 7 km (4.4 miles).(chi tiết...)
    Hội Long Vân
    Hội Long Vân hàm nghĩa rồng mây gặp hội, ý chỉ sự gặp gỡ may mắn, sự thỏa nguyện những ước vọng lớn lao.
    "Thỏa duyên cá nước, gặp hội mây rồng".
    "Bây giờ cha tuổi tác này.
    Mong con gặp hội rồng mây kịp người"
    Cái tên Long Vân đầy ý nghĩa đã được chọn đặt cho hội làng Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà - quê hương của nhà bác học Lê Quí Đôn. Lịch sử hội Long Vân đã trải qua một thời gian dài hơn với nhiều sự kiện không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa dân gian truyền thống.(chi tiết...)
    Chùa Keo - tỉnh Thái Bình
    Chùa Keo, tên chữ là chùa Thần Quang ở Vũ Tiên, Thái Bình, một tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam , hoàn chỉnh vào thế kỷ XVII, được xây dựng từ đời Lý Thánh Tông. Chùa đặt trên một khu đất rộng 5,7ha, có qui mô lớn, bố cục kiến trúc theo kiểu "tiền Phật, hậu Thần". (chi tiết...)
    Bánh cáy Thái Bình
    Mỗi vùng quê lại có một thứ quà riêng, ta gọi là đặc sản. Đặc sản của quê lúa Thái Bình là bánh cáy.
    Nguyên liệu làm bánh cáy là sản phẩm nông nghiệp sẵn có: nếp quýt hoa vàng, vừng, lạc, dừa, gừng, gấc, mỡ lợn, đường, nha và một số hương liệu khác. Người ta bỏ gạo nếp vào chảo rang đến lúc nở hoa, nghiền thành bột. Đó là thành phần chính của bánh cáy ..
  7. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Bài dưới đây viết về một nhân vật hoạt động cách mạng, quê ở Kiến Xương, Thái Bình.
    Vị lão thành Cách mạng không huân chươnghttp://www.vnn.vn/psks/baoban/2004/06/171266/
  8. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác CaMuoi về cái đường link ấy, đọc xúc động lắm.
    Người ta bảo "Ăn - Tiền Hải, Cãi - Kiến Xương..." - Tiền Hải là vùng biển, có lẽ người dân ở đây ăn khỏe nên mới có câu nói đó chăng. Còn Kiến Xương là đất làm quan, nhiều người tài giỏi nổi tiếng khắp cả nước
    Vầng, báo cáo bác CaMuoi rằng thì là mà người Kiến Xương chúng em vậy đó bác ạ, bác Nguyễn Công Thu ấy ở cùng xã với em mà em chẳng nghe ai kể chuyện này bao giờ, có lẽ là do em ít khi ở nhà chăng.
    Tấm gương của bác Nguyễn Công Thu đáng để cho con cháu sau này nói chung và những người con của huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nói riêng học tập và noi theo.
    Hữu xạ tự nhiên hương
  9. gigabit

    gigabit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Canh cá Quỳnh Côi
    Từ thế kỷ 17, canh cá Quỳnh Côi đã được ghi vào sử sách là món ăn dân tộc, dân dã mang hương vị thơm ngon của vùng quê Quỳnh Côi ?" Thái Bình. Từ thuở ông bà Nguyễn Tần, sinh hạ cậu bé Củng (tên Nguyễn Công Trứ thuở nhỏ) món canh cá nơi đây đã lan tỏa hương vị đậm đà đi khắp bốn phương. Ngày ấy Quỳnh Côi là tên huyện. ngày nay chữ Quỳnh Côi chỉ còn là tên của thị trấn ?" trung tâm huyện Quỳnh Phụ, nhưng món canh cá Quỳnh Côi thì đã là món ăn dân tộc, nó theo những cư dân nơi đây đến mọi miền đất nước.
    Buổi ban đầu cư dân địa phương chỉ làm canh cá với loại cá rô đồng có màu vàng mượt sống ở vùng có đất sét màu đỏ. Vào tháng 3 hàng năm, khi bắt đầu có những trận mưa rào đầu mùa thì cá rô sinh sôi nảy nở. Đến tháng 10 lúa trổ bông, cá ăn hoa lúa nên rất béo và thơm. Cá rô bắt được sẽ dùng làm canh cá và một phần đem muối để ăn khi mùa lạnh đến.
    Ngày nay, cá rô tự nhiên không còn nhiều, muốn làm canh cá có thể dùng một số loại cá nuôi khác để thay thế. Trải qua thời gian, tùy theo từng khẩu vị khác nhau, món canh cá Quỳnh Côi có nhiều cách làm khác nhau đôi chút. Nhưng thông thường thì cá dùng làm canh phải còn tươi ngon. Cho cá vào bếp nướng, rán hoặc luộc đến vừa chín tới thì đưa ra khỏi bếp. sau khi khử sạch vẩy, vây và xương thì cắt cá thành miếng hoặc dằm tơi. Tới đây ta có thể để nguyên mà làm thành canh hoặc có thể tiếp tục đưa cá vào chảo hấp hoặc rán với gừng cho miếng cá trở nên cứng, có mùi thơm và vị cay nóng của gừng già.
    Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm,? Theo người dân sở tại, món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa (nhiều nơi gọi là sợi mỳ gạo) dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.
    Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông thì quả là một nét văn hóa ẩm thực tao nhã, thú vị không dễ gì có được.

  10. gigabit

    gigabit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bánh cáy làng Nguyễn
    Từ các sản vật nông nghiệp dễ có đến hàng nghìn loại bánh, kẹo hoặc hơn nữa được làm ra ở các vùng quê Việt Nam. Bánh chưng, bánh dầy thì đã trở thành bánh của cả dân tộc. Nhưng cũng có những loại bánh được gắn liền với từng vùng quê nơi sinh ra nó như: bánh đậu xanh Hải Dương, mè xửng Huế, bánh phu thê, bánh xèo, kẹo dừa, kẹo cu đơ? Bánh cáy cũng là một loại bánh dân dã mà ngoài quê lúa Thái Bình thì chưa thấy ở đâu có. Ngay cả ở trong tỉnh Thái Bình, chỉ bánh cáy được làm bởi những nghệ nhân làng Nguyễn (huyện Đông Hưng) mới là loại ngon nhất và có tiếng nhất.
    Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng, rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn ?" quê hương của bánh cáy. Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm? song đồ quí tiến vua thì chỉ có bánh cáy. Các cụ già trong làng kể lại: ngày xưa khi quan đại thần triều đình đi kinh lý vùng châu thổ, khi qua làng Nguyễn được dân dâng lên tiến vua vào mỗi dịp tết đến.
    Làm bánh cáy khá phức tạp. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn?
    Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn.
    Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.
    Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.
    Nghe tên bánh cáy nhiều người ngỡ đây là loại bánh làm từ con cáy biển, nhưng không phải. Bánh cáy được làm hoàn toàn bằng gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cũng như các loại hoa lá để tạo mầu cho bánh. Dân gian có truyền thuyết rằng loại bánh này là do thần cáy biển ban cho. Thuở ấy, cả một vùng phía tây tỉnh Thái Bình vẫn còn là những bãi lầy ven biển. cửa biển Đan Nhai cách không xa làng Nguyễn là mấy? Không biết truyền thuyết kia đúng được bao nhiêu phần nhưng nếu nhìn kỹ lát bánh cáy, những màu vàng trắng xen lẫn hồng cam cho ta cảm giác nó giống như trứng cáy. Cũng có thể đây là lý do mà loại bánh cổ truyền này có tên là bánh cáy. Nhưng có lẽ do loại bánh cổ truyền này có vị hơi cay khi ăn nên gọi là bánh cay, rồi dần dần gọi lệch sang thành bánh cáy?
    Những hôm tiết thời se lạnh, có đĩa bánh cáy xắt miếng, ăn nhẩn nha bên ấm trà xanh nóng thì thật tuyệt vời. Cảm giác ngọt, bùi, béo đan chen độ giòn lép xép, độ dẻo, độ dai mềm mại, người ăn thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Vị gừng hơi cay, nhưng nóng làm cho người ăn cảm giác như khỏe ra, tiết trời như ấm lại.

Chia sẻ trang này