1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Cực Đường lang,các bác nào biết cho ý kiến đi?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi dungntqnvn, 23/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungntqnvn

    dungntqnvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2001
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Thái Cực Đường lang,các bác nào biết cho ý kiến đi?

    Tôi có nghe về môn Thái cực Đường lang trong sách báo và phim ảnh,nhưng ngoài Bắc ko có môn này,các bác trong Nam cho ý kiến đi!
  2. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Thái cực đường lang
     
                Thái cực đường lang so vớI Thất ĐạI Môn Phái của võ lâm Trung Quốc là một võ phái sáng lập về sau. Tuy vậy sức bành trướng của võ phái Thái cực đường lang so vớI các đạI môn phái trên lạI không hề thua sút. Ngày nay, hầu như tạI khắp các quốc gia trên thế giớI đều có các võ đường truyền thụ tuyệt kỹ của phái Thái cực đường lang.
     
                            Sơ lược về nguồn gốc:
                ***** của môn phái là Vương Lang, ngườI tỉnh Sơn Đông, huyện Đông Xương. Thuở thiếu thờI, ***** Vương Lang theo học võ trên đỉnh Hoa Sơn và là một môn đồ của Thiếu Lâm Tự. DướI triều đạI nhà Thanh, các võ phái Trung Hoa đều là những mũi gai nhọn cần phảI nhổ bỏ đốI vớ triều đình, vì đầu não của các nhóm phản Thanh phục Minh đều xuất phát từ các võ phái. Do đó, triều đình đã quyết định tấn công thiêu hủy tất cả những nơi có liên quan đến giớI võ lâm, đặc biệt là nhắm vào Thiếu Lâm Tự, vốn vẫn được coi là sao Bắc Đẩu của làng võ Trung Hoa. Quân độI triều đình đã được điều động thực hiện mục tiêu này bằng cách tung ra một đợt tấn công đốt phá nhiều thiền viện. Ngôi chùa nhỏ bé mà ***** Vương Lang đang theo học võ trên đỉnh Hoa Sơn cũng không tránh khỏI chung số phận.
               
                ***** Vương Lang thoát thân được sau kiếp nạn này đã phảI rờI về ẩn náu tạI Nga Mi, rồI sau đó rờI qua Côn Luân, và cuốI cùng trở về Sơn Đông. Chính trong thờI gian bôn tẩu này, ***** đã hình thành môn võ về sau mang tên là Thái Cực Đường Lang.
     
                Theo truyền kể về môn phái thì tồ sư Vương Lang có 1 thể chất yếu đuối. Vì vậy, khi học võ tạI Thiếu Lâm, ***** thường thua sút so vớI các bạn đồng môn.
     
                Nhân một hôm lên núi hái thuốc, tình cờ ***** được chứng kiến cuộc tranh hùng giữa 1 con bọ ngựa và một chú dế to lớn. Kết quả cuộc tranh hùng này là chú dế bị đánh phanh bụng chết. Cuộc tranh hùng đã in đậm vào ký ức của *****. Nhờ có đầu óc thông sáng, tồ sư đã gợI lạI từng cảnh của cuộc tranh hùng, nghiên cứu phương thức mà con bọ ngựa đã ứng dụng để hạ đốI thủ. CuốI cùng, ***** đã tìm ra được cho mình một phương pháp công thủ kỳ diệu mô phỏng theo phương pháp của bọ ngựa. Khi ứng dụng phương pháp này vào các cuộc so tài vớI bạn đồng môn, ***** đã luôn luôn thủ thắng. Dù vậy, vào thờI gian đó, ***** chưa hề có ý niệm lập ra một môn võ công mới. Những điều có trong đầu mớI chỉ là ý niệm về một số đòn thế phỏng theo cách đánh của con bọ ngựa , theo ngôn ngữ Trung Hoa là Đường Lang.
     
                Sau biến cố do triều đình gây ra, ***** có dịp nghiên cứu sâu hơn về võ học. NgườI trở về Hoa Sơn mai danh ẩn tích, ngày đêm khổ luyện. Những thủ pháp kì lạ được nghĩ tớI khi còn ở Thiếu Lâm liền được đem ra kết hợp thêm vớI đòn thế của 18 võ phái gia truyền đang nổI danh. Chính do sự kết hợp này, một môn võ mớI đã được hình thành để thúc đẩy bước kế tiếp là ra mắt võ phái Thái Cực Đường Lang. Từ đây, võ lâm Trung Hoa chính thức có thêm một võ phái mớI là Thái Cực Đường Lang. Nhưng võ phái Thái cực đường lang này của ***** Vương Lang chỉ là Thái cực đường lang bắc phái vì đã ra đờI ở miền Sơn Đông và vì một xảo hợp khác tình cờ xảy ra.
     
                            Thái Cực Đường Lang Nam phái:
                Sở dĩ gọI là Thái Cực Đường Lang Bắc phái là để phân biệt vớI võ phái Thái Cực Đường Lang do ***** Chu Á Nam sáng lập tạI Giang Tây, thường được gọI là Thái Cực Đường Lang Nam phái. Điều xảo hợp kì lạ là ***** Chu Á Nam cũng sáng lập ra môn võ sau khi mục kích một cuộc chiến đấu của bọ ngựa. ***** Chu Á Nam, ngườI tỉnh Quảng Đông, huyện Hưng Ninh, sinh trưởng trong một gia đình nôn dân giàu có. Thuở nhỏ, ngườI mắc chứng bệnh đau bao tử không có thuốc thang nào trị hết. ***** phảI tìm đến Giang Tây nhờ một danh y đương thờI là Thiện Ân đại sư. Thiện Ân đạI sư đã chữa lành bệnh cho Chu Á Nam còn chọn Chu Á Nam là đệ tử truyền thụ võ công. ***** bèn lưu lạI Giang Tây, ngày đêm chuyên cần khổ luyện. Qua một dịp tình cờ được mục kích cách thế chiến đấu của con bọ ngựa, ***** bèn nghiên cứu kết hợp vớI đòn thế của môn phái lập ra môn võ mớI là Thái Cực Đường Lang. Để phân biệt vớI Thái cực đường lang của ***** Vương Lang, ngườI ta gọI là Thái Cực Đường Lang Nam phái. Giữa 2 phái, tất nhiên là có những dị biệt vì sự lãnh hộI 1 sự kiện luôn luôn khác nhau trước 2 người. Hơn nữa, thể chất và thần trí của 2 ngườI cũng khó có sự tương hợp. Tuy nhiên, sự khác biệt không ở mức tầm quan trọng đến độ biến đổI hoàn toàn cách thế chiến đấu của con bọ ngựa. Vì thế, phần căn bản và chủ yếu thì cả Nam lẫn Bắc phái của võ phái Thái Cực Đường Lang vẫn được coi là một. 
                 
                Đặc điểm của Đường Lang nam phái: nhiều đòn ngắn, ít đánh dài, một bước một đòn, giữ hình tay của bọ ngựa, phát ra kình lực của Nam quyền, áp du6ng nguyện tắc ??ophù trầm thôn thổ??? để phát lực. Sau này còn phát sinh ra một phái mớI là Trúc Lâm Đường Lang do nhà sư Tam Đạt sáng tạo tạI chùa Trúc Lâm (Quảng Tây).
     
                Đặc điểm của Đường Lang bắc phái: các bài múa kết cấu nghiêm ngặt, nốI tiếp khéo léo, sẵn có cương nhu cùng nặng, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm xèo, kết hợp ngắn dài v.v??? Về kỹ pháp thì nổI bật ??o5 nhanh??? là nhanh tay, nhanh chân, nhanh bước, nhanh thân, chiêu thức nhanh, biến hóa khó lường. Ngoài ra còn có thuyết ??obảy dài???, ??otám ngắn???, ??otám đánh và tám không đánh???. Dài là ý dài, khí dài, kình dài, tay dài, hông dài, bước dài, gân dài (tức vươn dẻo được). Ngắn thì có đốt ngắn, thế ngắn, tâm ngắn, v.v??? Cao đánh thấp không đánh, nộI đánh ngoạI không đánh, gần đánh xa không đánh, vươn đánh thu (về) không đánh, cương đánh nhu không đánh, tiến đánh lùi không đánh, hư đánh thực không đánh. Đồng thờI còn cường điệu tượng hình giữ ý, để có hình tượng và đấu kình chiến đấu của bọ ngựa. Qua trường kỳ tập luyện phát sinh thêm các lưu phái: Mai hoa đường lang, Lục hợp đường lang (Mã hầu đường lang), Thất tinh đường lang (La Hán đường lang), Bát Bộ đường lang, Trường quyền Đường Lang.
     
                            Thái Cực Đường Lang tạI Việt Nam: 18 tuyệt kỹ hòa hợp cương nhu.
     
                Thái Cực Đường Lang là tổng hợp kỳ diệu của 18 danh gia võ phái Trung Hoa, dùng La Hán công để bảo vệ cơ thể, luyện Thiết Sa chưởng để công phá đốI thủ. Khi công, vận dụng 7 thế Trường Quyền lẹ như chớp nhoáng mà vững như Thái Sơn. Khi thủ thì vận dụng Đoản quyền kín đáo đến mức gươm giáo đâm không lọt. Công thì Cương, Thủ thì Nhu. Cương Nhu hòa hợp vốn là nguyên tắc lớn của Thái Cực Quyền, cũng là nguyên tắc của Thái Cực Đường Lang kết hợp từ 18 tuyệt kỹ sau:
    1)      Trường Quyền của Tống Thái Tổ
    2)      Thông BốI  (còn gọI là Thông Tý quyền) của Hằng Thông.
    3)      Triền Phong của Trịnh Ân
    4)      Đoản Quyền của Ôn Nguyên
    5)      Đoản Đả của Mã Tích
    6)      Hầu Quyền của Tôn Hằng
    7)      Diễn chưởng của Miên Thể
    8)      Khôi Thủ Thống Quyền của Khiêm Tướng
    9)      Suất Thiềm của Hoài Đức
    10)  Thái Thủ của Lưu Hưng
    11)  Côn Lưu Quán Nhĩ của Đàm Phương
    12)  Chiếm Nã của Yến Thanh
    13)  Uyên Ương Cước của Lâm Xung
    14)  Thất Liên Quyền của Mạch Sanh
    15)  Ô Lý Phẩu Tẩu của Thôi Liên
    16)  Cầm Nã của Huỳnh Chiếm
    17)  Đoạt Mệnh Côn của Dương Cổn.
    18)  Đường Lang của Vương Lang.
     
    Các bài quyền của môn phái có phiên xa (lật xe), băng bộ (bước nhảy), lan tiết (ngăn cắt), mai hoa lộ, bạch viên thâu đào, bát trửu (8 khuỷu), truyền kỹ, trích yếu,v.v???
     
    Cơ thể con ngườI có 8 huyệt đạo đánh được và 8 huyệt không đánh được. ĐốI vớI 8 huyệt sau này, phương pháp đả kích chỉ được truyền dạy cho các cao đồ, vì 1 đụng chạm mạnh vào 1 trong số 8 huyệt này sẽ giết chết đốI thủ, không có cách gì cứu vãn nổi. ĐốI vớI ngườI học võ, sử dụng võ thuật là để chế ngự đốI thủ chứ không phảI để giết người. Do lẽ đó, chỉ những cao đồ có đức độ của võ phái mớI được phép am tường về các tử huyệt.
     
                Chưởng môn Thái Cực Đường Lang tạI Việt Nam: võ sư Trần Minh.
               
    Võ sư Trần Minh, ngườI tỉnh Phước Kiến, đảo Kim Môn, theo nghiệp võ từ lúc mớI lên 7 tuổi. Năm 12 tuổI, ông gia nhập Tinh Võ HộI và được các danh sư Thiếu Lâm Bắc phái chỉ dạy.
     
                Sau nhiều năm dài chuyên cần rèn luyện ngày đêm, ông được một võ sư danh trấn Hoa Sơn thuở đó thu làm đồ đệ.
     
                Trở thành một cao đồ của võ phái, sau gần 10 năm hầu cận bên sư phụ là chưởng môn Thái Cực Đường Lang Triệu Thúc Khê đi biểu diễn gần khắp Hoa lục, Hongkong và cuốI cùng đến Sài Gòn lập nghiệp.
     
                Tuy nhiên, theo võ sư Trần Minh, võ học vốn mênh mông không biết đâu là bờ bến, nên dù đã thành đạt, ông vẫn tiếp tục con đường tầm sư học đạo. Ý tưởng này đã khiến ông có dịp gặp được ẩn sư Phùng Điếm, ngườI Quảng Đông, vốn là môn đệ đích truyền của 7 võ phái danh tiếng Trung Hoa là Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc, Phật, Tiết. Ẩn sư thấy ông là ngườI có đủ những tiêu chuẩn cần thiết nên đã hết lòng dạy dỗ.
     
                Năm nay võ sư Trần Minh đã hơn 80 tuổI. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng khổ luyện và đào tạo môn sinh. Về võ học, ông có 1 kiến thức tổng hợp về 2 phái Bắc và Nam.
     
                Cùng việc truyền dạy võ cho môn sinh, ông còn là một giáo sư ngoạI ngữ chuyên dạy Anh ??" Pháp ??" Hoa. Ông cũng là một Đông y sĩ và một nhà châm cứu rất nổI tiếng ở Chợ Lớn.
    TGNN
  3. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    TGNN này, ở trong đó có tài liệu về kỹ thuật cơ bản của Đường Lang không : về thủ cước, thân , đấu pháp đó. Nếu có nâng cao thì càng hay. Bạn tôi đang trong đó, nếu có thì bạn có thể gửi cho bạn tôi được không ?
    Kỳ Long
  4. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tại ha. cũng rất hâm mộ môn Thái cực đường Lang mà chưa có dịp Tham khảo. vậy có tài liêu hay gửi cho tại hạ một bộ không .... TGNN ??

    Nếu em là nắng ... thì đừng bay đi..... My Babeeee
  5. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Tôi có thằng bạn đã từng theo học môn võ Thái Cực Đường Lang ở Chợ Lớn. Xin nói là môn này không có sách vở hay tài liệu tham khảo gì đâu. Môn này bắt buộc phải đến võ đường học thôi. Nhưng nói thật tình là các võ sư người Hoa ít khi chịu dạy tuyệt học cho người Việt lắm.
    TGNN
  6. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.197
    Đã được thích:
    1.411
    Thái cực dường lang,biên hòa đồng nai củng có võ đường nữa.
    arrow3 thích bài này.

Chia sẻ trang này