1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thái cực quyền có đánh nhau được không

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi bochet, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Chư vị chưa xem Bác Hồ dùng thái cực quyền biểu diễn cho các chú bộ đội xem rồi. 1 chú bộ đội xông vào bị Bác cầm tay quay quay cho mấy cái văng tít đi đâu.
  2. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là đánh cũng được mà tốt là đằng khác nhưng có vẻ ý tưởng người sáng tạo ra môn công phu này là vì mục đích rèn luyện thân thể khoẻ mạnh cho nên các chiêu thức sát nhân đệ nhất đã dần dần mai một .
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thái Cực Quyền không những có thể dùng để tráng kiện thân tâm và tinh thần mà còn cực kỳ hiệu quả và thần diệu trong cận chiến với đối thủ.
    Cái trọng yếu của nó là trong Nhu thức có Cương kình, trong Cương thức có Nhu kình.Do đó, nếu người nào đã luyện tập TCQ đến mức cao thâm thì có thể biến Nhu thành Cương, Nhu thành Cương trong khoảnh khắc và có thể sát hạ đối thủ không phải bằng lực của mình mà bằng lực của đối phương cộng với lực của mình( ngay lúc đó).Do đó, nếu đối phương dùng sức mạnh và nội lực càng kinh hồn bao nhiêu thì càng dễ chết bấy nhiêu nếu gặp phải cao thủ (chỉ cần bậc trung) Thái Cực Quyền.Còn nếu đối phương không có sức mạnh và nội lực cho lắm thì cũng ... dễ thất bại (nhưng đỡ thảm bại hơn trường hợp đầu) do vẫn còn kình lực của người sử Thái Cực Quyền sát hạ đúng vào chỗ tử theo lực quay của kình Cuơng và kình Nhu nhập làm một ngay chỗ đó.
    Do đó thấy TCQ có vẻ không biểu hiện uy lực ra bên ngoài nhưng bên trong những chiêu thức hay quyền pháp hay cước pháp đấy là một sức mạnh khủng khiếp, biến hóa khôn lường.Thế mới biết, cái triết lý huyền bí phương Đông có mặt khắp nơi trong tự nhiên này, ngay cả trong các chiêu thức võ công trong kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh và trong các hình thái võ công có thực trên đời:
    "Vô cực nhi Thái Cực,
    Thái cực sinh Lưỡng Nghi,
    Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng,
    Tứ Tượng sinh Bát Quái..."
    KINH DỊCH
  4. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    huynh đài LHX có vẻ thiên về thái cực quyền quá. tại hạ đã thỉnh giáo 1 người thợ cắt tóc(tất nhiên có học võ) về vấn đề này thì anh ta có nói về cơ bản nếu đạt ddến 1 trạng thái nào đó trong võ học thì các môn võ là như nhau trong giao chiến, không có môn nào gọi là hơn môn nào, chỉ có ngưới học môn võ đó đã đạt đến mức nào thôi. nghĩa là 1 cậu học vovinam đến cảnh giới cao gặp 1 cậu học thiếu lâm phái chưa đến độ chín thì phần thắng thường nghiêng về cậu vovinam.
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0

    Đúng thật là khi đạt đến một trạng thái nào đó thì các môn võ là như nhau trong giao chiến nhưng điếu đó không có nghĩa là không có chuyện một môn võ có nhiều tinh hoa hơn một môn võ nào đó khác.Chúng chỉ như nhau về cái lý như sau:Mọi loại võ học đều có chung một gốc mà ra. Cái lẽ thường của trời đất là dù thiên hạ có biến động phức tạp đến đâu thì cuối cùng cũng quy về một mối duy nhất:HƯ VÔ THUẦN HẬU.
  6. Phicanh

    Phicanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    đây là suy nghĩ chung của mấy ông VN,cả mấy thằng dạy karate cũng nói vậy ,cái này là 1 điều buồn cười
    còn cái gọi là đến mức cao thâm để biến nhu thành cương để mà giết đối thủ là ko có,TCQ dùng nhu kình để giết người,cao hay thấp đều vậy...TCQ ko tồn tại cương kình
  7. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Hê, nghe Phi huynh nói tiểu đệ sực nhớ có muốn hỏi 1 câu làm thế nào để phân biệt cương kình và nhu kình? đều là kình cả. trong vật lý chỉ nói tới lực, phản lực, có cái va chạm cứng va chạm mềm, không htấy phân biệt cương kình nhu kình gì cả.
  8. hiei

    hiei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    kình ko phải là lực,đây là 1 khái niệm của võ học trung hoa,TCQ khi tập ko dùng lực nhưng lâu ngày thì xuất hiện nhu kình (chả nhớ có chính xác 100% ko),võ học TH có thể coi là 1 môn khoa học nghiên cứu về sự vận đọng của con người đã hàng nghìn năm nên có những khái niệm riêng của nó
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Trong đánh nhau, lực không có ý nghĩa bằng xung của lực, nghĩa là một đơn vị lực sinh ra trong một khoảng thời gian.
    Chẳng hạn cũng là cô gái nặng 48 kg ôm cổ người yêu thì khác, mà giật cổ người yêu thì cũng khác-
    Nhưng nhu với cương khác nhau thế nào thì tại hạ cũng chịu.
  10. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    cương và nhu khác nhau thì nhiều, nhưng dễ nhận thấy nhất là phương pháp ra đòn đánh và chặn đòn đánh.
    ra đòn:
    Nhu quyền sử dụng xuyên lực, công phá nội tạng và phần mềm. mấu chốt của đòn đánh để phát được xuyên lực là đẩy, dúi (sau khi tiếp xúc với bề mặt, tay quền ko dằn lại hoặc thu về ngay lập tức, mà lúc đó mới bắt đầu phát lực công phá.
    Cương quyền sử dụng xung lực, công phá bề mặt đích đánh và phần cứng (tất nhiên, nêu còn dư lực thi ngoài xương sườn ra, gan, phổi, lá lách chắc cũng hỏng cả - nói ví dụ thế). Khi tiếp xúc với bề mặt đích đánh, tay quyền dằn, để cho xung lực phát huy tối đa.
    chặn đòn:
    Nhu Quyền chú trọng tiêu lực -chuyền hướng đòn đánh trong khi cuơng quyền phần nhiều lấy lực chặn lực (tuy nhiên, một số môn cương quyền cũng có khá nhiều đòn khéo léo đề tiêu lực, dù là yếu tố phụ). Sau khi đón đánh và đón đỡ tiếp xúc nhau thi lực con lại trong cương quyền là hiệu số 2 lực - hướng của đòn là huwông của lực thắng (lực lớn hơn) con trong nhu quyền thi cái đó lại bằng tổng 2 lực, hướng của đòn lúc đó lại là hương của lực khéo hơn (không phải lực lớn hơn).

Chia sẻ trang này