1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thái cực quyền có đánh nhau được không

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi bochet, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    Huynh Go-player nói rất rõ ràng, tiểu đệ rất cảm ơn. hà hà bây giờ có thể phân biệt được cưong nhu. hì khi chặn đòn dùng phương pháp triệt tiêu lực cũng giống với ứng dụng va chạm mềm trong vật lý quá.
    còn phương pháp chặn đòn theo kiểu lực đối lực thì giống kiểu va chạm cứng trong vật lý.
  2. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Trong vật lí lợi về lực thì thiệt về đường đi. Va chạm mềm thì toả nhiều nhiệt. So sánh thế tiểu sinh thấy cóc đúng!
  3. langdangngayqua

    langdangngayqua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    3.420
    Đã được thích:
    0
    món này cho người già tập dưỡng sinh thôi
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Các hạ đã nói không đúng lắm, đành rằng khi cương quyền được sử ra, lực còn lại sau khi chặn đòn là hiệu của hai lực, nhưng khi nhu quyền được sử ra thì lực còn lại KHÔNG phải là tổng của hai lực MÀ vẫn chủ yếu là lực tấn công của đối phương lúc ban đầu, chỉ có điều hướng của lực có thể bị chuyển dịch hay xoay vòng để không trúng vào người sử nhu quyền và như vậy coi như đối phương đã tốn sức đánh vào hư không hay không trúng mục tiêu, thêm nữa người sử nhu quyền sẽ sử dụng các chiêu thức trong bài quyền để dẫn dụ lực của đối phương đi lệch ra khỏi mục tiêu tấn công và vô hiệu hóa xung lực của đối phương bằng nguyên lý va chạm mềm, vectơ vận tốc của phần cơ thể của người sử nhu quyền dùng để chặn đòn trùng với vectơ vận tốc của phần cơ thể của đối phương dùng để tấn công và sẽ có độ lớn sao cho không khác bao nhiêu độ lớn của vectơ vận tốc của phần cơ thể đối phương, và tiến trình này có thể kéo dài một chút vừa đủ để vô hiệu hóa xung lực của đối phương.Đó là lý do tại sao trong Thái Cực Quyền có những thức mà ta thấy chỉ toàn chủ yếu là xoay và xoay, cốt yếu là để giảm xung lực trong hai va chạm để chặn đòn mà cũng để tốn sức đối phương và làm cho đối phương lâm vào tình trạng bị quán tính chi phối, lúc đó thì tấn công đối phương.
    Cương quyền có nguyên lý là dùng sức mạnh để trực diện vô hiệu hóa xung lực của đối phương.Còn nhu quyền có nguyên lý là dùng sức của đối phương để chống lại đối phương và không trực tiếp đối phó lực của đối phương mà làm cho đối phương đánh vào hư không hay không trúng mục tiêu.
  5. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    Có những thằng lao vào môn sinh bản phái, sau đó thì ko hiểu sao mình lại lao đi nhanh thế, chăng qua mấy thằng ý nó có giúp thêm cho 1 tẹo lực.
    anh bạn giải thích làm sao?
  6. Votamlaonhan

    Votamlaonhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu mà giải thích !
    Chẳng qua là vô tình đoạt bí kíp thôi mà .

  7. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Thái Cực Quyền Luận
    Vũ Vũ Tương
    Nhất cử động , chu thân câu yếu khinh linh , vưu tu quán xuyến , khí nghi cổ đảng , thần nghi nội liễm . Vô sử hữu khuyết hãm xứ , vô sử hữu đột ao xứ , vô sử hữu đoạn tục xứ . Kỳ căn tại cước , phát ư thối chủ tể ư yêu , hình ư thủ chỉ . Do cước nhi thối , nhi yêu tổng tu hoàn chính nhất khí ; hướng tiền thối hậu , nãi năng đắc cơ đắc thế . Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn . Kỳ bệnh tất ư yêu thối cầu chi . Thượng hạ tả hữu tiền hậu giai nhiên .
    Phàm thư giai thị ý , bất tại ngoại diện . Hữu thượng tức hữu hạ , hữu tả tức hữu hữu , hữu tiền tức hữu hậu . Như ý yêu hướng thượng tức ngụ hạ ý . Nhược tương vật hân khởi nhi gia dĩ toả chi chi ý , tư kỳ căn tự đoạn , nãi hoại chi tốc nhi vo nghị . Hư thực nghi phân thanh sở . Nhất xứ tự hữu nhất xứ hư thực . Xứ xứ tổng thử nhất hư thực . Chu thân tiết tiết quán xuyến , vô lệnh ty hào gián đoạn nhĩ.
    -HÔ HẤP TRONG THÁI CỰC QUYỀN
    Ðặc điểm chủ yếu của Thái Cực quyền (TCQ) là sự hô hấp có quy tắc trong khi vận động.
    Phương pháp hô hấp trong khi luyện tập TCQ nhằm đạt 3 mục đích sau:
    1. Rèn luyện hô hấp để gia tăng phế-hoạt-lượng của phổi, tức là lượng khí mà phổi đã dung nạp trong một lần hít vào đầy đủ rồi thở hết hơi ra. Khi hít vào hoành cách mô hạ xuống làm cho khoang ngực mở to, buồng phổi giãn ra, dung lượng khí trao đổi tăng lên.
    Ðộng tác TCQ nhìn bề ngoài có vẻ chậm chạp nhưng lượng khí vận động rất lớn. Ðặc diểm của TCQ là sự kết hợp môt cách có ý thức giữa các động tác và sự hô hấp sao cho sư hít thở được sâu, dài, đều, nhẹï (Thâm. Trường, Quán, Tĩnh). Tập TCQ đúng phương pháp và bền bỉ, vì vậy, có thể cải tiến cơ năng hô hấp, tăng phế hoạt lượng rất tốt cho sức khỏe.
    2. Rèn luyện hô hấp để đạt mục đích "hấp khí dưỡng thần". Thần đây là hệ thần kinh. Khi tập TCQ, do tác dụng "tân trần đại tạ" (sự nuôi dưỡng thay cũ đổi mới của cơ thể để kiện toàn từng tế bào); nhu cầu dưỡng khí nhiều hơn nên phải có sự kết hợp có ý thức giữa các động tác với sự hô hấp để nâng cao lượng khí trao đổi. Trong thực tế, phải tập sao cho lượng khí hít vào lớn hơn mức mà cơ thể đòi hỏi để cho não bộ hấp thụ đầy đủ dưỡng khí và thần trí con người khoan khoái, minh mẫn, tức là đã "hấp khí dưỡng thần". Tập TCQ đúng phương pháp và bêøn bỉ có thể chữa trị được các bệnh liên quan dến thần kinh hệ là vậy.
    3. Rèn luyện hô hấp để đẩy mạnh sự tuần hoàn huyết dịch, tránh tình trạng ứ huyết trong cơ thể.
    Khi tập TCQ toàn thân thư giãn, sự hô hấp thuân theo tự nhiên, việc lưu thông của máu được điều hòa, gia tăng tốc độ đưa máu về tim của tĩnh mạch.
    Trong TCQ, hô hấp sao cho "khí trầm đan điền", tức là hô hấp bằng bụng (phúc tức) hay là "hoành cách thức hô hấp". Phương pháp hô hấp này có tác dụng dưỡng sinh rõ rệt vì sự co rút và giãn nở của các cơ hoành, cơ bụng khiến áp lực trên bụng không ngừng thay đổi, tăng cường sự tuần hoàn của huyết dịch, tiêu trù sự ứ huyết ở gan và cải thiện cơ năng của gan.
    Trong TCQ, nguyên tắc thở bụng cũng giống như sự hô hấp của một hài nhi, lối thở tự nhiên, chưa bị tác động của cuộc sống làm sai lạc nhịp thở. Ðây là cách thở đúng nhất để có thể hòa hợp với thiên nhiên.
    Hơi thở phải nho, nhưng liên tục (như kéo tơ), nhẹ nhàng, khoan thai và sâu dài để khi hít vào thì khí trầm xuống đan điền nơi bụng dưới (nhờ cơ hoành hạ thấp xuống). Lúc thở ra, khí cũng được đẩy ra nhẹ nhàng, liên tục và dài theo cùng một tốc độ với lúc hít vào.
    Hơi thở vào tuyệt đối không được gò ép, phải tùy theo tình trạng sức khỏe trong lúc luyện tập mà dần dần nới rộng chu kỳ thở hít để tốc độ ngày môt chậm hơn.
    Khi tập TCQ, sự hô hấp luôn luôn phù hợp với sự biến hóa cuả các chiêu thức. Vậy khi thực hiện các động tác thì thở như thế nào, thở bằng mũi hay bằng miệng, lúc nào thì hít vào, lúc nào thì thở ra?
    Trong khi luyện tập TCQ, hít vào thở ra đều bằng mũi. Theo nguyên tắc thì hít vào (hấp) khi thực hiện các động tác cất mình lên (như Kim kê dộc lập sau khi Hạ thế), co tay về (một hoặc cả hai tay như trong thế Lãm tước vĩ Lý, Ðơn tiên), thu chân về (như sau Ðăng cước).
    Trái lại, thở ra (hô) khi thực hiện các động tác hạ mình xuống, đưa tay ra ( như trong các thế Tả Bằng, Hữu Bằng, Tê, A¨n...) hoặc khi duỗi chân ra (như Hạ Thế, Phân Cước).
    Nói một cách tổng quát thì như thế và tất nhiên là khi kết hợp hô hấp với các động tác còn nhiều biến đổi, chứ không tuyệt đối theo đúng nguyên tắc nói trên, nghĩa là không gắng gượng, miễn cưỡng dồn ép hơi thở một cách quá mức, cần điều tiết, nhưng cốt yếu là làm sao giữ cho sự hô hấp vẫn giữ được tính cách tự nhiên, thoải mái.
    Trong khi luyện quyền, từ động tác này sang động tác khác có khi phải kéo dài nên nếu thấy cần phải thở ra hay hít vào thì cứ làm sao cho thuận tiện, không bị hụt hơi là được. Không nhất thiết phải chở khi duỗi tay ra hết mới thở ra hay khi thu tay vào mới bắt đầu hít vô. Lúc mới tập, chưa nắm vững được các thức rất dễ gặp trường hợp ép hơi thở như thế này. Chỉ cần giữ đúng một điều quan trọng là khi đến chỗ dứt diểm của một thế, tức là lúc Ý đưa KHÍ tới đầu tay hay đầu chân thì phải thở ra. Sự kết hợp giữa hô hấp và các động tác sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn khi đã thuần thục từng chiêu thức một sau thời gian chuyên tâm luyện tập.
    Nói tóm lại, việc kết hợp hô hấp và các động tác là điều tối yếu trong khi luyện tập. Tốc độ chuyển động của các chiêu thức không nên quá nhanh, nhưng cũng không phải là càng chậm càng tốt. Ðiều quan trọng là giữ được nhịp tim đều hòa và thái độ khoan thai chậm rải thung dung mềm mại. Sự chậm rải của TCQ còn biều lộ sự trầm tĩnh của tinh thần, sự thanh thản của tâm trí, tức là sự thư giãn mà ai cũng nghĩ là liều thuốc bổ vô cùng công hiệu dối với cuộc sống đầy lo âu, hết sức căng thẳng hàng ngày.
    Tập TCQ mà không lưu tâm tới phương pháp hô hấp, không đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa hô hấp và các động tác thì không thể nào đạt được những tác dụng dưỡng sinh quí báu của Thái Cực Quyền.
    Những điều nên đọc kỹ trước khi học Thái Cực Quyền
    2-THÂN PHÁP
    Như đã biết, eo là chúa tể, tay chân, đầu mặt đều chuyển động theo eo. Như vậy trước hết phải chú ý tới THÂN PHĂP.Ðầu và mình phải thật ngay thẳng (Vĩ lư trung chính), không rùn cổ hoặc ngước mặt lên.
    Hai vai phải buông thõng xuống (Trầm kiên).
    Ngực phải thóp vào, đừng gồng lên cho ngực nhô ra (Hàm hung), đùng ưỡn ngực, nhất là khi hít vào.
    Lưng nhô ra sau, khí lực dồn về sau lưng để chuyển xuống đan điền (Bạt bối).
    Eo phải luôn luôn trong tình trạng mềm dẻo, khoan thai, linh hoạt (Tùng yêu) thì hai chân mới có sức mạnh tự nhiên. Chân tay có biến hóa ảo diệu hay không đều là do tác động của eo. Chú ý là eo không được nghiêng ngả hay chùng xuống làm cho mông nhô ra sau.
    Bụng phải lỏng lẻo tự nhiên (Tùng tịnh), đừng vận lực gồng cứng, để cho khí trầm xuống đan điền. Nhớ là khi tập không nịt cứng giây lưng đeo ở bụng và nên mặc quần áo rộng nhẹ.Mắt luôn luôn nhìn thẳng trước mặt khi đầu từ từ xoay theo thân mình một cách tự nhiên. Phân biệt mắt thường và nhãn thần. Mắt thường (nhục nhãn) nhìn bao quát trước măt, không đặc biệt nhắm vào một điểm nào. Còn nhãn thần tức là sự dụng ý thì chú trọng vào một bộ phận nào đó của tay trong khi chuyển thế. Gương măt phải luôn luôn tự nhiên, hòa dịu, không bặm môi, nghiến răng tỏ thái độ căng thẳng khẩn trương.
    3-THỦ PHÁP
    Trong TCQ, buông lỏng là nguyên tắc tối quan trọng: buông lỏng eo, buông lỏng tay chân. Nhưng thế nào là buông lỏng? Sau đây là kinh nghiệm của võ sư TRỊNH MẠN THANH khi ông mới học TCQ:
    "Nhớ lại lúc tôi mới bắt đầu học TCQ, thầy Dương Trừng Phủ ngày ngày đều dặn dò "Buông lỏng. Buông lỏng." Có khi lại nhận xét:"Chưa lỏng, chưa lỏng". Lúc thì răn:"Không lỏng chỉ là cái giá gỗ chịu đòn thôi". Thiết tha hơn nữa thì "Hãy buông lỏng và lặng lẽ". Dặn dò như thế hơn cả ngàn lần. Trong vòng hai năm tôi nghe mãi nghe hoài, thật có lúc muốn điên cả đầu, giận sao mình ngu xuẩn thế này. Một đêm nằm mơ thấy hai cánh tay bị đứt lìa, sợ quá tỉnh dậy thử xem tay còn không thì hoảng nhiên đại ngộ thế nào là buông lỏng....
    Cân lạc nối hai tay với thân cũng tựa như giây thun nối quan tiết ở tay chân con búp-bê, làm cho tứ chi muốn xoay chuyển theo chiều nào cũng đươc. Nhưng sự kiện hai cánh tay không đứt lìa đã làm tôi hiểu thế nào là buông lỏng. Ngày hôm sau tôi đấu với các bạn giỏi hơn, tất cả đều ngạc nhiên. Hỏi đi hỏi lại mới hay là đã lỏng. Cảm giác như là một ngày đã đi qua được cả ngàn dặm.
    Về THỦ PHÁP trước hết phải buông lỏng từ hai vai và hai cùi chỏ (Trầm kiên trụy trửu), buông lỏng cổ tay (nói rõ hơn trong phần giải thích thức thứ nhất KHỞI THẾ) và nhất là hai bàn tay. Trong khi tập luyện TCQ, từ thế thứ nhất đến thế cuôi cùng bàn tay lúc nào cũng như bàn tay người đẹp (Mỹ nhân thủ)
    Riêng về hai bàn tay trong TCQ phân biệt Chưởng và Quyền. Võ sư Trịnh Mạn Thanh giải thích:
    Chưởng: tương truyền gọi là bàn tay mỹ nhân. Ðường gân ở mu bàn tay không nổi lộ rõ, bất kể ơ thức nào, sống lưng cổ tay phải duỗi thẳng một cách tự nhiên, như hình vẽ.
    Quyền: giống như nắm tay bình thường, bề ngoài như là nắm chặt mà không phải nắm chặt, thật ra bên trong rất là buông lơi. Sống cổ tay phải tự nhiên duỗi thẳng, như hình vẽ.Còn cánh tay, sở dĩ chuyển động không phải là vì dùng sức tự động (bất động thủ), chỉ nhờ buông lỏng mà đưa đẩy theo đà vận chuyển của eo thôi. Nói chung, tay có buông lỏng thì vai mới lỏng và thân mới lỏng. Từ eo lên đầu tất cả dều lỏng.
    Ðể có thêm tài liệu tham khảo, phần nói về THỦ PHÁP trong sách THÁI CỰC QUYỀN TOÀN THƯ cuả Trần Tuấn Kiệt (1) được ghi lại sau đây:
    1/ Chưởng: các ngón tay đừng quá ngay hoặc nắm lại, chỉ mở ra vừa thôi. Phàm lúc chưởng (bàn tay mở) án ra (đưa ra) phải gật bàn tay lên, hiện rõ chưởng căn (các ngón tay dựng lên) vì cái để đánh người là chưởng căn.
    2/ Quyền: nắm quyền (bàn tay nắm lại) không nên quá chặt, dùng 4 xương gu góc ngón tay mà đánh người nhưng khi đánh ra thì chỗ lắc léo của cườm tay phải tiếp hợp ngay ngắn, đừng chuyển xéo cườm mà có thể bị tai haị,
    3/ Chẩu: (chỏ) lúc xuất thủ, ngoài lúc muốn dùng cùi chỏ để đánh người, luôn luôn mũi chỏ chỉ địa, đừng đưa ngang (trụy trửu: hạ chỏ)
    Ngoài sự buông lỏng, cả hai cuốn sách của Trịnh Mạn Thanh và Trần Tuấn Kiệt đều không nói rõ là hai tay được chuyển động như thế nào. Kinh nghiệm luyện tập cho thấy rằng khi "bất động thủ" và đã buông lỏng thật sự thì hai tay chỉ có thể chuyển động theo các thủ pháp sau đây:
    - Nguyên không: hai tay giữ nguyên vị trí cũ trong không gian vì đã dụng ý không để cho tay rơi xuống.
    - Nguyên thân: tay giữ nguyên vị trí đối với thân mình trong khi xoay eo.
    - Thôi động: tay chuyển động nhờ có sức đẩy của eo.
    - Ðãng động: tay đưa đẩy theo lực còn dư của động, theo đà còn lại của sức đẩy.
    - Phù trầm: tay dâng lên (phù) nhờ dụng ý vận khí, hoặc chìm xuống (trầm) vì cố ý để rơi một cách tự nhiên.Nhưng điều đáng chú ý hơn hết là dù tay có chuyển động theo thủ pháp nào đi nữa thì cũng luôn luôn xoay theo một khớp nào đó như vai, chỏ đểû vẽ thành những vòng tròn lớn nhỏ tức là vòng THA¨I CỰC hay đường cong phân chia Âm Dương trong Thái Cực vậy.
    BỘ PHÁP
    Trong TCQ bộ pháp hoàn toàn theo Âm Dương, nghĩa là dùng bộ pháp Hư Thực. Nếu như chân trái thực thì chân phải hư, chân trái hư thì chân phải thực. Chân thực là chân chịu đựng từ 7/10 đến 10/10 trọng lượng toàn thân. Chân hư là chân chịu từ 0 đến 3/10 thể trọng; chân hư cũng là chân sẵn sàng di động hoặc cất lên.
    Thái cực đường lang, tập đồ hình biểu diễn các bài quyền của võ sư Triệu Trúc Hán, trình bầy 8 bộ pháp gọi chung là Võ Thuật Bát Ðại Mã Bộ:
    1. Ðăng sơn mã (sách khác gọi là Cung Mã)
    2. Ðinh tất mã (hay Qui Tất Mã)
    3. Quyền cực mã (hay Ðiếu Mã)
    4. Kỵ mã thức (hay Tọa Mã)
    5. Ngọc hoàn mã
    6. Thái cực mã (hay Ðinh Tự bộ)
    7. Ðộc lập mã
    8. Tạc cực mã (hay Hạ thế)
    Tám bộ pháp này chỉ được trình bày bằng HÌNH VẼ, không giải thích từng bộ pháp môt. Lý do: trong sách THÁI CỰC QUYỀN TỰ TU TÂN PHÁP võ sư Trịnh Mạn Thanh không dùng tên hiệu của những bộ pháp trên vì ông chủ trương rằng các tư thức kế tiếp không ngừng (miên miên bất đoạn), chân không dừng hẳn lại ở một bộ pháp nào, hư thực biến chuyển không ngừng.Võ sư Trịnh Mạn Thanh chỉ trình bày hình chân của 8 loại bộ pháp (Bát chủng bộ pháp đồ lệ). Ở những hình chân này mức độ hư thực được trình bày rõ ràng bằng những ký hiệu khác nhau. Ông đã tốn hơn 10 năm nghiên cứu mới tìm ra mức độ năng nhẹ của mỗi chân. Ông cũng nghĩ ra cách vẽ hình ghi vị trí của 2 bàn chân, vị trí hiện tại và vị trí kế tiếp cùng mũi tên chỉ hướng mà bàn chân sẽ bước tới; vị trí sắp tới này được biểu diễn bằng những nét chấm cách biệt.Sau này khi phân tích và giải thích từng thức một, dưới hình vẽ mỗi sự chuyển động của toàn thân đều có hình vẽ các bước chân tương ứng. Nhìn vào hình vẽø này người tự học sẽ thấy rõ nguyên tắc Hư Thực Phân Minh.
    Được yen_nam_thien sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 04/07/2004
  8. yen_nam_thien

    yen_nam_thien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0

    CHUYỂN BỘ PHÁP
    Việc chuyển biếàn từ bộ pháp này qua bộ pháp khác là điều hết sức quan trọng. Chỉ nhìn cách chuyển bộ pháp của một người đang đi bài quyền có thể biết một cách chắc chắn về thời gian người ấy đã tốn công phu luyện tập nhiều hay ít. Những điều sắp trình bày sau đây rất quan trọng đối với bước đầu trong việc tự học TCQ. Chú ý luyện tập ngay từ đầu chắc chắn sẽ tránh được những khuyết điểm của nhiều người là cứ cất chân bước tới, không vận dụng được lực đẩy của EO. Nguyên nhân của khuyết điểm này chính là vì chưa nắm vững sự chuyển động của từng thức, hay nói đơn giản hơn là chưa thuộc bài nên đi nhanh cho khỏi quên và khỏi té ngã. Khi thuộc rồi mới có thể đi chậm.Có người chủ trương rằng đi càng chậm càng tốt. Ðiều này chưa hẳn là đúng.
    Tốt nhất là cứ từ từ theo đà vận chuyển của eo, đi thật hết thức này rồi chuyển qua thức kế tiếp. Không cố ý đi nhanh cho chóng xong và cũng không kéo dài thời gian không cần thiết và làm cho việc tập luyện thiếu sót vì không giữ được nguyên tắc "miên man bất đoạn", và không kết hợp được sự hô hấp với các động tác.Khi chuyển bộ pháp phải luôn luôn giữ đúng khoảng cách giữa hai chân. Về bề ngang, hai bàn chân cách nhau khoảng 20cm (nghĩa là mép ngoài hai bàn chân rộng bằng tầm vai, trung bình là 40cm). Về bề dọc thì tùy theo bước chân của mỗi người dài ngắn khác nhau, từ 70cm đến 80cm.
    Trong phần giải thích từng thức một khi ghi "một bước lớn" có nghĩa là dài 80cm bằng 2 tầm vai. "Một bướøc nhỏ" có nghĩa là dài 40cm bằng 1 tầm vai.Mỗi khi bước tới, thân người thẳng đứng, từ từ chuyển sức nặng qua chân khác rồi nhẹ nhàng cất bước. Không co chân lên cao rồi mới thả xuống, như vậy dể té. Chỉ cất gót lên khỏi mặt đất một chút rồi đưa ra thì sẽ vững vàng hơn. Ðiều tối quan trọng cần chú ý: chân cất lên hay bước tới trước là do sức kéo của sự xoay eo hơn là sử dụng sức cất chân lên (điều này sẽ được thể nghiệm bằng sự luyện tập).Khi gót nhấc lên chỉ còn mũi bàn chân chấm đất thì gọi là sự Mở Khóa Chân.Khi xoay trên gót chân (theo eo) và mũi bàn chân cất lên thì có nghĩa là chân này không di chuyển, không biến động. Còn khi xoay trên mũi bàn chân và gót chân cất lên nghĩ a là đã mở khóa chân thì chân này sẽ di chuyển, biến động vì mũi chân chỉ còn chấm hờ trên măït đất thôi.Bộ pháp chỉ chuyêûn động theo những hướng căn bản là về bên trái hay bên phải (TẢ HƯU CHUYỂN) và về phía sau (HẬU CHUYỂN).
    A. Tả Hữu Chuyển:
    1. Hữu chuyển (thí dụ từ hướng Bắc qua hướng Ðông)- Từ Tả cung mã chân trái (thực) đứng trước, rùn xuông, đầu gối nhìn xuống không quá mũi bàn chân, chịụ 7/10 thể trọng; chân phải (hư) duỗi thẳng chịu 3/10 thể trọng, buông lỏng.
    - Xoay eo qua phải 90 độ, tự nhiên gót phải cất lên quét qua trái, mũi phải vẫn chấm đất.
    - Xoay eo đủ 90 độ mặt đã hướng qua phải (hướng Ðông), cất chân phải lên và đặt gót phải xuống đúng chỗ cũ của ũi chân.
    _ Ðạp mũi phải xuống dồn người về trước thành Hữu cung mã. Ðồng thời mũi chân trái cất lên quét qua phải 45 độ.
    2. Tả chuyển (từ hướng Ðông qua hướng Bắc)- Từ Hữu cung mã: chân phảùi (thực) đứng trứơc, rùn xuông, chịụ 7/10 thể trọng), chân trái (hư) duỗi thẳng, chịu 3/10 thể trọng, buông lỏng
    - Xoay eo qua trái 90 độ, tự nhiên gót trái cất lên quét qua phải, mũi trái vẫn chấm đất.
    - Xoay eo đủ 90 độ mặt đã hướng qua trái (hướng Bắc), cất chân trái lên và đặt gót trái xuống đúng chỗ cũ của mũi chân.
    _ Ðạp mũi chân phải xuống dồn người về trước thành Tả cung mã. Ðồng thời mũi chân phải cất lên quét qua trái 45 độ.Chú ý: dù tả chuyển hay hữu chuyển thì khi chuyển xong hướng của hai bàn hhân luôn luôn tạo thành một góc 45 độ.
    B. Hậu chuyển.
    1. Từ hướng Bắc qua hướng Nam:- Từ Tả cung mã dồn sau thành Tả Thái cực mã nghĩa là chân trái từ thực chuyển ra hư và chân trái từ hư chuyển ra thực (H1 và H2)
    - Xoay eo qua phải 90 độ, tự nhiên mũi chân trái cất lên quét qua phải.
    - Ðạp mũi chân trái xuống, chuyển chân trái thành thực, chân phải thành hư.
    - Tiếp tục xoay eo qua phải thêm 90 độ nữa, tự nhiên gót phải cất lên đưa qua trái thành Hữu Ðiếu mã (H3
    - Cất chân phải lên đưa ra trước một bước, phía bên phải, thả gót rồi đạp mũi dồn người về phía t trước thành Hữu cung mã (hướng Nam). Mũi chân trái xoay theo qua phải (2 chân 45 độ) (H4)
    2. Từ hướng Nam qua hướng Bắc:- Từ Hữu cung mã dồn sau thành Hữu Thái cực mã nghĩa là chân phải từ thực chuyển ra hư và chân trái từ hư thành thực (H5)
    - Xoay eo qua trái 90 độ, tự nhiên mũi chân phải cât lên quét qua trái.
    - Ðạp mũi châjn phải xuống, chuyển chân phải thành thực, chân trái thành hư.
    - Tiếp tục xoay eo qua trái thêm 90 độ nữa, tự nhiên gót trái cất lên đưa qua phải thành Tả Ðiếu mã (H6)
    - Cất chân trái lên đưa ra trước một bước, phía bên trái, thả gót rồi đạp mũi dồn người về trước thành Tả cung mã (hướng Bắc). Mũi chân phải xoay theo qua trái (2 chân 45 độ) (H7).
    Phụ chú:muốn chuyển bộ pháp linh hoạt, vững chắc thì tốt nhất là trong khi luyện tập nên mang giầy thật nhẹ, bằng vải mềm, đế mỏng, không phải cột giây. Như vậy hai bàn chân có cảm giác thoải mái dễ xoay trở, nhất là những khi cất mũi xoay trên gót hay cất gót xoay trên mũi bàn chân. Tốt nhat là mang giầy mà ta thường gọi là giầy Tầu.
    chẹp...cái này ngày trước ta post rùi!!!!lấy ra post lại vậy
  9. longcc8

    longcc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Thái cưc quền cũng là 1 mon võ công.đặc điểm nổi bật là lấy như chế cưong.nên chẳng có lý do gì mà không đánh đuợc
  10. Phuthuysoma2003

    Phuthuysoma2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Oái, em tưởng tư tưởng này là của mấy ông Thiếu Lâm mà.
    "Vạn tông quy nguyên" Sorry k nhớ lắm, có gì sai sót mọi người bỏ qua nhá.
    Tui nghĩ tất cả các môn phái đều có một nguyên lý chung. Tui thấy môn võ nào cũng nói đến đạo, đến nguyên lý luyện tập. Vì thế theo thiển ý của tui là các môn phái đều cùng một gốc mà ra. ===> Thái Cực Quyền cũng oánh nhau khiếp không kém các môn khác đâu,

Chia sẻ trang này