1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái Cực Quyền - Hỏi & Đáp

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi QuynhNguyen, 31/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QuynhNguyen

    QuynhNguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    39.Thế Nào Là Tương Liên Bất Ðoạn? Ý Nghĩa Và Tác Pháp Cụ Thể?
    Gọi là " Tương liên bất đoạn " khi sự dụng ý và vận kình từ chiêu thức này sang chiêu thức nọ đều liên tục không gián đoạn (có khi kình đoạn nhưng ý không đoạn) .
    Sự vận động của TCQ là sự vận động mà từ khai thức tới thâu thức , thức này nối thức kia , đều liên tục bất đoạn , đồng thời với sự liên tục của khí .Các loại vận động bất đoạn liên hoán này có thể xúc tiến sự phát triển ở cơ năng của các khí quan trong thân thể . Tỷ như bộ máy tiêu hóa của chúng ta không được tốt , thì sau một thời gian luyện tập TCQ , cơ năng tiêu hóa tốt lại , chúng ta trở nên thích ăn uống nhiều hơn , cho nên động tác của TCQ , tuy nhu hoà hoãn mạn , nhưng được thực hiện liên tục và bền bĩ , sẽ nâng cao tình trạng sức khõe .
    Sự dụng ý ở TCQ tùy thuộc vào sự biến hóa của động tác . Phàm ý vận hành ở bộ phận nào trong cơ thể thì khí huyết đến nơi đó . Ý có thể đi khắp toàn thân nên khí huyết cũng chu lưu khắp cơ thể . Nếu trong người có chổ nào bị bệnh (như viêm các quan tiết , thần kinh suy nhược , v.v...) thì do ảnh hưởng của sự vận hành khí huyết trong cơ thể , sau một thời gian nào đó các bộ phận ấy sẽ lành mạnh trở lại .
    Về mặt chiến đấu , nguyên tắc tương liên bất đoạn có giá trị nhất định của nó . Như trong lúc thôi thủ , do sự dụng ý và vận kình một cách tương liên bất đoạn , mới có thể phòng thủ nghiêm mật , không để hở chổ nào cho địch thủ có thể tấn công .
    Phương pháp để đạt tương liên bất đoạn như sau :
    1. Bình thường khi đi quyền không nên gây gián đoạn . Những người mới học nên chia thành những động tác đơn để tập luyện thì mới nắm được động tác . Ðiều quan trọng là khi hiểu được dộng tác rồi phải biết diễn luyện liên tục từ thức này sang thức khác , không một lúc nào ngưng nghỉ.
    2. Khi thực hiện các động tác , cái gọi là kình có thể gián đoạn nhưng ý thì không được gián đoạn . Ý bất đoạn chính là tinh thần thủy chung quán chủ , không một sát-na nào không quán chủ . Chổ nào ý cần phải đến , phải thực sự đưa ý đến hẳn hoi . Muốn nắm được điểm tâm lý này cần phải để tâm nghiên cứu.
    What are we living for?
  2. QuynhNguyen

    QuynhNguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    40. Thế Nào Là Ðộng Trung Cầu Tĩnh? Ý Nghĩa Và Tác Pháp?
    Ðộng trung cầu tĩnh trong TCQ là trong cái động của các động tác từ hoãn ( chậm chạp mềm mại) , tâm thần một mực bình ổn , điềm tĩnh . Ðó là giử cái trầm tĩnh trong cái hoạt động vậy .
    "Ðộng" hàm ngụ các ý niệm vận động ... có cái động bên ngoài của cơ thể là cái động tay chân . Có cái động bên trong như hô hấp , máu tuần hoàn , tế bào sinh hóa (hiện tượng tân trần đại tạ) . Ý niệm "động" ở TCQ bao hàm hai phương diện ấy .
    "Tĩnh" hàm ngụ các ý nghĩa an tĩnh , bình ổn . Thực ra trong vũ trụ không có sự vật nào tuyệt đối ở trong trạng thái tĩnh chỉ , từ cái nhỏ như nguyên tử , phân tử , đến cái lớn như địa cầu , hệ thái dương đều ở trạng thái động hằng cửu . Người ta là một thể hửu cơ hoạt dộng , dù trong lúc ngủ , các hiện tượng sinh lý vẫn liên tục xảy ra . Cho nên , cái tĩnh trong TCQ là tương đối , là cái tĩnh ở một trình độ nhất định nào đó .
    Theo mặt sinh lý mà nói , động tác hoãn mạn nhu hòa làm cho sự hô hấp của phổi sâu và dài , làm cho nhịp tim đập chậm mà có sức , làm cho khí huyết đi khắp mọi nơi và đi đến nơi đến chốn . Vận động như vậy sau một thời gian dài , cơ năng các khí quan sẽ tiến triển . tức là thể chất và thể lực tăng triển . Nói một cách cụ thể nếu học viên nào ủ rũ vì thần kinh suy nhược hay tinh thần lờ đờ lúc ban ngày , mất ngủ lúc ban đêm , nếu trải qua một thời gian luyện tập TCQ nào đó , thì tinh thần có thể chuyển biến tốt hơn và ba tháng sau không còn bị mất ngủ nữa . Do nguyên nhân nào vậy ? Bởi vì TCQ tự nó là một phương pháp vận động có tính cách nghỉ ngơi tích cực . Sự đòi hỏi tĩnh khiến cho những ai lo lắng buồn rầu phải xua đuổi tạp niệm , làm cho đại não có cơ hội nghĩ ngơi nhiều hơn , tức là làm cho thần kinh não chuyển biến từ suy nhược đến mạnh khõe .
    Trên phương diện tâm lý, làm thế nào giử cho "tĩnh"?
    Ðây là sự trấn tĩnh trên phương diện tinh thần . Vỏ đại não là cơ sở vật chất của hoạt động tâm lý . Khi luyện quyền , ta bắt buộc phải nội liễm tinh thần , tập trung tư tưởng , trong não không nghĩ ngợi gì cả cho đến mức mục vô sở thị , nhỉ vô sở văn , tuy vận động mà vẫn y nhiên thản nhiên tâm thần thơ thới . Ðó chính là trạng thái mà Ðạo gia gọi là "nhập tĩnh" hay "hư vô" . Chính trong trạng thái này , đại bộ phận của võ đại não bị đặt vào tình trạng ức chế , làm phát sinh tác dụng phản xạ có ích ở các khí quan nội tạng . Do ảnh hưởng của sự vận công liên tục , bệnh tình của bệnh nhân giảm và hết đi . Ðồng thời , trạng thái nhập tĩnh còn có tác dụng huấn luyện đối với hệ thống trung khu thần kinh , cơ năng của hệ thống này mạnh mẻ lên lại điều chỉnh và kích thích cơ năng của các hệ thống khí quan của nó . Vì vậy trên phương diện vận động sinh lý , nguyên tắc động trung cầu tĩnh có giá trị rất lớn .
    Người mới học rất khó thực hiện động trung cầu tĩnh vì động tác tư thức chưa được thuộc làu còn nhớ này quên kia . Nhưng không thể không biết yêu cầu này , biết để mà từ từ thử nghiệm.
    What are we living for?
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Hỏi : Trong khi luyện các thức, làm sao người ta biết lúc nào mình đã buông lỏng ?
    Đáp : Sự hiểu biết đó là một vấn đề chủ quan, trong khi sự buông lỏng là một vấn đề khách quan. Khởi đầu buông lỏng khá là khi nào người tập có thể đi suốt bài quyền mà không để ngoại giới chi phối. Nhưng đó chỉ là bước đầu. Bước kế tiếp là đi quyền làm sao cảm thấy gần kiệt sức khi hết bài quyền. Khi cảm thấy hai vai nặng trĩu, thế là gần buông lỏng rồi. Đó là kết quả của việc bơi trong không khí.
    Hỏi : Nhưng há chẳng phải Thái Cực Quyền Phổ đã nói rằng thân thể phải nhẹ nhàng như một chiếc lông ? Làm sao thầy lại đòng hóa sự nhẹ nhàng ấy với sự kiệt sức do việc tập luyện chống lại sự đề kháng tưởng tượng ?
    Đáp : Ở đây không có sự trái nghịch nhau mặc dù có vẻ nghịch lý. Dĩ nhiên, ông có thể đi quyền trong năm phút, nhẹ nhàng, lanh le, và không bị mệt. Làm như vậy không giúp ta buông lỏng được. Bằng cách đi quyền chậm rãi, đúng đắn và chống lại một sự đề kháng tưởng tượng, ông sẽ mệt, nhưng trong một trận chiến thật sự, thân thể ông sẽ không bị ràng buộc bởi sợi xích đề kháng do tâm thần ông đặt trên nó và nó sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhậy cảm, khéo léo và nhanh nhẹn vô cùng.
    Hỏi : Cho rằng người say rượu sở dĩ không bị thương tích là vì tâm thần người ấy không bị động chạm đến
    Đáp : Làm trống rỗng thân thể tức là chế ngự sự sợ hãi. Đó là một trong những mục tiêu chính của sự vô vi. Sự thật, những thúc buộc của người say được nới lỏng, bắp thịt không bị đè nén và thân thể buông trùng. Nhưng không được hoàn toàn, người say luôn tìm đường về nhà. Người say mất ý và do đó buông trôi theo hoàn cảnh. Trong môn Thái Cực Quyền, trái lại ta buông lỏng nhưng giữ vững một tâm ý tích cực hiểu biết.
    Hỏi : Tập Thôi Thủ quan trọng như thế nào ?
    Đáp : Rất quan trọng. Không có nó không tiến được. Đẩy với một đứa trẻ tốt hơn là đẩy với một người khéo léo và kỹ thuật, bởi vì người ấy dùng sức nên ta phải dùng sức theo. Khi đẩy với một đứa trẻ, hãy xem nó như một người lớn. Khi đẩy với một người lớn, hãy xem hắn như một đứa trẻ. Đó chỉ là một phương pháp giảm thiểu ta dùng để khỏi sợ hãi. Tuy nhiên, thế không phải là sự tự phụ làm cho sự sợ hãi tiêu tan. Ta phải trút sạch sự sợ hãi cũng như niềm hãnh diện.
    Hỏi : Trong phép Thôi Thủ, để cho địch chạm vào thân thể ta, vậy không nguy hiểm sao ?
    Đáp : Phép Thôi Thủ chỉ là một phương tiện để đạt được một mục đích. Nó luyện cho ta sự bén nhậy và phân biệt về xúc giác, nó cũng dậy ta sự đo lường về khoảng cách. Trong một trận đấu thật sự, ông không để chi địch đụng vào ngườim nhưng phải theo sát hắn để dễ dàng đỡ gạt. Vài võ sư cao có thể đặt mình dưới sự kiểm soát của tiềm thức, cho nên khi họ bị tấn công từ đằng sau, địch thủ liền bị văng ra xa ba bốn thước vì chính sức tấn công của mình mà vị võ sư chỉ hơi biết sơ sơ về sự tấn công này (khinh linh quyền).
    (Nguồn : Taichikungfu )

    Lonelymanus
  4. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Các hệ phái TCQ đều có Tiểu, Trung & Đại giá tử .
    Tập TCQ nên theo ''TCQ thập yếu'' của Dương Trừng Phủ & ''TCQ luận'' của Vương Tôn Nhạc. Sách tham khảo tốt: TCQ của Cố Lưu Hinh bản tiếng Việt. Trải nghiệm các yếu lĩnh khi luyện công. Bài 85 thức đi hết 30'' đến 45''.
    Cái khó của luyện quyền là buông lỏng, cái khó của thôi thủ là tuỳ người.
    Quan sát:
    - con mèo sẽ hiểu được bộ pháp.
    - các con vật khi chuẩn bị chạy sẽ hiểu ''hư linh đỉnh kình''.
    - chim bay, cá lội sẽ hiểu được ''xương cùng chính giữa''
    ....
    Khi kungfu chưa tới mà tập phát kình dễ dẫn đến nội thương.
  5. khaivinhly

    khaivinhly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Xin bàn luận thêm tác dụng chiến đấu và phòng chống bệnh của bài 24 ở đây: http://www.ttvnol.com/vothuat/467660.ttvn

Chia sẻ trang này