1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái độ của con người với sự đau khổ ???

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ly_tieu_long_19121985, 27/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn; thế thôi á? Thế không có ôm hôn thắm thiết gì à?
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Có 2 loại đau khổ : đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ . Nếu không muốn gặp loại 2 thì chắc chắn sẽ gặp loại 1.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ, nếu ko chấm dứt được, nó sẽ trở thành một loại đau khổ ở mức độ cao hơn nữa!
    Ngoài ra, lại nói, sự đau khổ ko đơn giản như cái từ của nó "đau khổ" !
  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Thật lạ quá ! Chiều nay vừa bị dìm xuống tận cùng nỗi đau khổ , khắc khoải , có cảm giác như đầu óc muốn nổ tung lên , chán nản , rồi bời . Thế nhưng lúc này đây , sau khi lang thang về , trong lòng lại có một niềm tin trong sáng , một ý chí vươn lên , một trí tuệ sáng suốt . Lạ quá , chả phải lên gân gì ! Phải chăng vấn đề chỉ là niềm tin cố hữu ? Còn sự thật , sự hoàn thiện vẫn đang chờ đợi ở phía trước , chỉ chờ mình đến là ôm chầm lấy mình suốt đời suốt kiếp . Lạ quá !
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sơn trùng thủy phức nghi vô lộ
    Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn
    Em cũng thế thôi
  6. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Câu này có ngụ ý gì nhỉ ? Thấy ở chữ ký của LHX
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Đây này; link ngay ở box Tâm Lý Nhé http://www8.ttvnol.com/forum/TamLy/986394/trang-2.ttvn
  8. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa hay lắm ! Phải ngồi vào bàn ngay thôi ! Chỉ 5 tháng nữa vườn nhà mình sẽ nở đầy những bông hoa kỳ diệu . Cảm ơn nhiều lắm !
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Đau khổ bắt nguồn từ ham muốn, không phải chờ đợi tới khi thất bại mới đau khổ, ngay khi có ham muốn, đó là đau khổ.
    Có ham muốn có nghĩa là gì? Có bất kì một ham muốn nào, đồng nghĩa với sự không hài lòng. Ham muốn nhỏ nghĩa là không hài lòng nhỏ, ham muốn lớn nghĩa là không hài lòng lớn. Chẳng ai cho rằng không hài lòng là hạnh phúc cả. Vậy ngay khi có ham muốn, tức là đã đau khổ, bởi đã không hài lòng. Người ta thường chấm dứt ham muốn bằng cách thoả mãn nó, nhờ thế thoát khỏi đau khổ và được hạnh phúc. Cách thức này là đuổi theo ham muốn.
    Có một cách khác, đó là khi nhận ra ham muốn và sự nguy hiểm có nó, như nhìn thấy trực tiếp rằng đang cầm một hòn than nóng đỏ, ngay khi đó vứt bỏ nó đi.
    Ham muốn bắt nguồn từ quan niệm, quan điểm, thế giới quan. Khi không có ham muốn, con người sống hạnh phúc. Nhưng vì một lí do nào đó, từ bên ngoài, từ thế giới, từ bên trong, suy luận,.. xuất hiện quan điểm, từ quan điểm, xuất hiện ham muốn. Vd, tiếp xúc với xã hội, xuất hiện quan điểm, nghèo là nhục nhã, là lười biếng, kém cỏi, con người sẽ ham muốn có tiền. Khi có ham muốn, tức là có sự không hài lòng. Khi không có ham muốn, đó là sự hài lòng, càng hài lòng, bạn càng hạnh phúc. Sự hạnh phúc của thoả mãn ham muốn chính là vì không còn ham muốn.
    Con người đau khổ vì không biết đến sự nguy hiểm của ham muốn. Khi đau khổ, một cách vô ý thức, họ dán nhãn mác lung tung. Ví dụ, khi bị người khác chửi, họ thấy khổ, đó là bởi vì họ có ham muốn, nhưng họ lại cho rằng tại vì người kia chửi. Khi nghèo, họ thấy khổ, bởi vì họ có ham muốn, nhưng họ lại đổ thừa cho tiền bạc. Như một người cầm một hòn than nóng đỏ bỏng tay, đau khổ, giãy giụa, lại đổ lỗi cho người đã đốt hòn than đó lên. Sai lầm, nóng bỏng chính là đặc tính của hòn than đã được đốt lên, không phải đặc tính của người đốt than.
    Luôn kê sai đơn thuốc, nhưng tại sao vẫn có tác dụng, con người vẫn có những giây phút hạnh phúc? Ví như người cầm phải hòn than, nếu đổ tại cho ông đốt than và tránh ông ta ra, tất nhiên có thể không gặp than đỏ nữa. Nhưng nếu người đó vẫn mang theo viên than nóng, thì dù có tránh người đốt than bao xa cũng không hết đau đớn được. Ham muốn chính là những viên than nóng đỏ.
    Hãy từ bỏ ham muốn, bằng cách nhìn ra sự nguy hiểm của nó. Nếu không phải vì nhìn thấy sự nguy hiểm của ham muốn, không thích thú với sự từ bỏ ham muốn, sự từ bỏ sẽ trở thành gượng ép và gánh nặng. Nói cách khác, khi đó đã xuất hiện ham muốn, phải từ bỏ ham muốn, tức là đã mang gông lại tự trói thêm cùm. Sự từ bỏ không có ham muốn nào cả, đơn giản chỉ là bỏ ra. Nếu vẫn chưa thấy được tận mắt viên than đỏ và sự nguy hiểm của nó, thì dù muốn cũng khó bỏ được.
    Người đời hay hiểu lầm rằng từ bỏ ham muốn thì trở thành thụ động và không làm gì? Không phải vậy. Từ bỏ ham muốn, một tên gọi khác của đau khổ, là từ bỏ chạy theo ham muốn, chẳng ích lợi gì, bởi ngay khi ham muốn đã là khổ rồi. Có ai lại không từ bỏ đau khổ, đó là một việc rất dễ dàng. Vì người ta gán cho đau khổ những danh từ cao quý và đẹp đẽ, hoặc đổ lỗi đau khổ cho những nguyên nhân sai lầm, nên không bỏ được. Còn công việc, công việc nào cần làm, tại sao phải bỏ? Nói bỏ ham muốn chứ có nói bỏ công việc đâu? Tại vì người đời luôn sống nô lệ cho ham muốn, luôn phải có ham muốn, thúc đẩy, mới chịu làm việc. Hãy làm việc bằng lí trí, như uống thuốc đắng, dù không muốn uống nhưng cần thiết, thì cứ uống, đó là ví dụ của việc làm không ham muốn. Công việc, gia đình, nghề nghiệp, nếu thấy thực sự cần thiết, tại sao phải bỏ?
    Như thế, từ bỏ ham muốn chẳng có hại gì, chỉ có lợi mà thôi. Vì vậy, hãy từ bỏ ham muốn bằng cách nhận ra nó. Còn chưa bỏ được, chưa muốn bỏ, tức là vẫn chưa nhận ra ham muốn, bởi chẳng ai nhận thấy viên than nóng đỏ trong tay mà vẫn giữ lại cả. Chưa muốn bỏ, tức là có một ham muốn, ham muốn giữ lại ham muốn, do mang nặng những quan điểm sai lầm. Giữ lại viên thuốc độc, để làm gì vậy hả trời?
    PS: có một ham muốn nên giữ, ham muốn để không còn ham muốn, hay là đau khổ để vĩnh viễn chấm dứt đau khổ. Bởi hai chữ vĩnh viễn có giá trị vô hạn không gì so sánh nổi
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 00:50 ngày 16/11/2007
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    sự đau khổ đều do con người tạo ra !
    ai cũng hưởng và chịu phần nào đó,
    cuộc sống là thử thách, làm người ai chả tiết gian nan.
    tui khi buồn thì cũng thở than, cũng ì ra và cũng có khắc phục vươn lên, chứ ko nhảy lầu.
    còn sự đau khổ của người khác mà mình biết thì mình giúp đỡ họ hay bàng quang.
    cái topic này tên qúa bình thường, 4000 rồi còn gì ............

Chia sẻ trang này