1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái độ của con người với sự đau khổ ???

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ly_tieu_long_19121985, 27/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Thế thì khác gì chạy trốn?
    Khi nào có thể chấp nhận cuộc sống, mà không cần phải sống nữa thì hãy chết.
    Theo kinh điển, khi gần chết, nếu bám chắc vào chánh kiến thì sẽ sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi người. Nếu mang tà kiến, sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục.
    Nếu vì nhục nhã mà tự sát thì chắc là sẽ sinh vào cõi dữ đấy
  2. matcuoi6807

    matcuoi6807 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Chạy trốn thì đã sao nào ? Con người đi chữa bệnh cũng là chạy trốn khỏi bệnh tật cơ mà . Thế nên nếu đau khổ nhục nhã quá thì chạy trốn , giải thoát cũng được phải không ?
    Chết là hết , làm gì có địa ngục hay thiên đàng , có gì dẫn chứng đâu , toàn tưởng tượng của con người thôi
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    OK
    Đúng rồi, cái ví dụ đọc sách của bác có ẩn chứa ham muốn. Vấn đề bác cần phân biệt rõ là ham muốn và thoả mãn ham muốn.
    Trước khi bác đọc sách thì có ham muốn vừa đọc vừa suy nghĩ, nhưng khi đọc sách thì có ham muốn không? Tập trung và ham muốn là hai trạng thái tâm lý, do đó, nếu phân tán nguồn lực thì làm sao tập trung được?
    Ham muốn là không chấp nhận thực tại, không hài lòng, muốn thoát khỏi thực tại, trong khi tập trung là trên thực tại. Làm sao có thể tập trung mà vẫn có ham muốn được? Nếu bác ở đây và muốn những điều ở chỗ khác, ở ngoài kia, làm sao bác tập trung vào việc ở đây? Cũng có thể tập trung trên ham muốn, nhưng khi đó ham muốn chỉ là một đối tượng của thực tại
    Thực ra ham muốn và thoả mãn ham muốn rất nhanh và rất tinh vi. Khi bác đang đọc mà muốn đọc nhanh, đọc phần sau, thì bác sẽ khó chịu. Sự khó chịu đó chỉ chấm dứt khi bác thoả mãn ham muốn, đọc nhanh lên hoặc đọc phần sau. Cuộc sống gồm quá trình rất nhiều ham muốn và thoả mãn ham muốn nhỏ như vậy. Ham muốn thì khó chịu, chỉ khi thoả mãn ham muốn thì mới hết khó chịu, đó là điều cần phân biệt.
    Khi bác ở tù, bác muốn ra tù, rõ ràng muốn ra tù vì bác không chấp nhận, không hài lòng với hoàn cảnh, nên khó chịu. Khi bác trốn ra được tù, ham muốn được thoả mãn và bác sung sướng. Khi ham muốn được thoả mãn thì không có ham muốn nữa. Nếu lúc đã ra tù mà bác lo sợ bị bắt vào lại, tức là có ham muốn không phải ở tù nữa, thì bác cũng sẽ không hài lòng, khó chịu, và không sung sướng dù đã trốn ra ngoài. Bác sẽ sống chui lủi trong sợ hãi
    Thực tế không như bác nghĩ
    Bác đã từng đọc sách, đã tìm hiểu các vấn đề. Có phải khi mình muốn hiểu biết gì đó, càng ham muốn thì càng khó chịu. Ham muốn thôi thúc mình cho đến khi được thoả mãn.
    Một nhà khoa học, nếu họ càng có ham muốn hiểu biết, họ càng khó chịu. Sự khó chịu chỉ chấm dứt khi họ thoả mãn ham muốn, ví dụ đi đến phòng thí nghiệm làm việc. Khi thoả mãn ham muốn, họ không có ham muốn. Nhưng sự việc không đơn giản thế. Trong khi làm việc, họ có thể làm thí nghiệm thất bại, họ không hài lòng với kết quả, họ muốn giải thích, muốn cải tiến. Khi họ không hài lòng, họ đau khổ, khó chịu, cho đến khi họ thoả mãn ham muốn. Rồi họ lại muốn làm thí nghiệm khác, họ lại khó chịu, cho đến khi ham muốn được thoả mãn. Cứ thế tiếp diễn, quá trình của ham muốn và thoả mãn ham muốn..
    Bất cứ khi nào, có ham muốn tức là không hài lòng, khó chịu, đau khổ, mặc dù nó có thể rất nhanh, và khó nhận biết, nhưng nó đã là đau khổ. Dù không biết là đau khổ thì vẫn đau khổ, như bác hiện giờ, bác đâu biết ham muốn là đau khổ, nhưng bác vẫn đau khổ.
    Chỉ khỉ nào, bác thử hình dung, nếu bác đạt được tất cả mọi ước mơ trong cuộc đời. Lúc đó bác thế nào? Có hài lòng không, có còn muốn gì nữa không? Có hạnh phúc và thoải mái không? Như vậy mới gọi là hạnh phúc, sự vừa lòng, thoải mái, không có ham muốn. Nếu vì lí do gì, xuất hiện ham muốn, hạnh phúc sẽ chấm dứt.
    Nói thì chậm và nguyên lý đơn giản, nhưng tiến trình tâm lý thực tế rất nhanh và phức tạp. Không chỉ là một ham muốn, rất nhiều ham muốn chồng chéo lên nhau, rất nhiều quan điểm, ý muốn,.. Giống như những hiện tượng vật lý phức tạp, nhưng nguyên lý nhân quả của nó rất đơn giản.
    Cho đến khi nào bác nhìn được ham muốn của mình, còn hiện giờ bác suy luận dựa trên tưởng tượng của mình thôi. Nó không đúng với thực tế
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 19/11/2007
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Đúng là không sao, nhưng chạy trốn không phải cách tốt nhất
    Nếu không còn cách nào khác thì đành chạy trốn
    Chết là hết. Ừ thì không có thiên đàng và địa ngục, chỉ nói chơi chơi thế thôi. Còn danh dự, tài sản thì sao, gia đình, cha mẹ, anh em, bạn bè thì sao, có hết không?
    Sao bảo chết là hết? Phải nói là ai hết, cái gì hết thì mới rõ nghĩa.
    Vậy chết thì cái gì hết?
  5. matcuoi6807

    matcuoi6807 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2007
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hết có ý là đau khổ tủi nhục của kiếp người này sẽ hết , vì mình có còn sống nữa đâu mà lo đau khổ với tủi nhục .
    Danh dự , tài sản , gia đình , cha mẹ , anh em , bạn bè ,... ư ? Khi mình chết rồi thì có còn biết gì ở trên trần gian nữa đâu mà phải suy nghĩ .
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Matcuoi này tâm địa đen tối, bạn đang bị ma ám, đừng viết quá tiêu cực, mặt dù bản thân rất tiêu cực, trước khí ngã gục trước đời sống không lòng trắc ẩn thì mạtcuoi cung nên viết nhưng cánh hoa của tình yêu, hãy rót mật ngọt vào đời sống, or hãy trỏ ra phẩn nộ những gì mạng lại sự tuyệt vọng của bản thân, hãy đạp chân lên trên những điều tri triện xấu xa của đời sống vô cảm này.
  7. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    @ lemd : Bác vẫn chưa hiểu ý tôi à? Tôi thể hiện rõ ràng ngay đoạn đầu mà . Làm gì có việc gì con người làm mà lại không có ham muốn . Đến việc làm của nhà Phật còn có ham muốn .Tôi dẫn chứng ra lời kinh Phật dạy thế chứ không phải khuyên bác học kinh Phật . Lý thuyết của bác là ảo tưởng , không có được ở con người .
  8. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Ngã gục xuống và ngủ yên vĩnh viễn -------vươn lên sống và chịu đựng đau khổ ??
    Sự chênh lệch sẽ như thế nào ?
    Xin lỗi , lý thuyết là quên đi đau khổ là tốt , là đẹp nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng bản thân .
    Đấy là suy nghĩ lúc tiêu cực đấy , haha .
    Lúc tích cực , tự an ủi : mình sẽ sống sao cho sau này con mình nghĩ về mình : " Đúng là một người cha tốt . Ông ây đã chống chọi với nỗi đau khổ thật tuyệt vời ! "
    Tiêu cực và tích cực vẫn còn đang đan xen với nhau . Xem ra mình là một thằng hèn thật . Ha ha . Đúng là hèn hạ !
  9. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bravo ! Hoan hô bác đã nhận ra thực tại ! hehe đúng rồi, ta thật ra chỉ là như vậy thôi . Vậy nên mới cần cố gắng, nỗ lực không ngừng, rồi nhận ra , rồi buông bỏ, không làm mà gì cũng được làm .
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    nhà bác Lee này khéo dẫn dụ mình, làm mình cứ tưởng bở ! Hoá ra anh ta đã hiểu lâu rồi, hihì. một cốc cho ng chiến thắng !

Chia sẻ trang này