1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái độ của con người với sự đau khổ ???

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ly_tieu_long_19121985, 27/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Âý cái giải pháp của đức Phật đề ra là thế này này sau quá trình ngồi yên một chỗ chẳng làm gì cả. Thứ nhất là vì ngồi yên một chỗ nên tâm ngài bắt đầu an định, ngài bình tĩnh nhìn ra xung quanh và thấy bao nhiêu là thứ mà những kẻ không thể ngồi yên như chúng ta không thấy. Sao lại thế nhỉ? nôm na là thế này này. Khi tâm ta động, nó giống như là những phân tử nước nằm trên con sóng của biển cả vậy, nó chỉ thấy được mỗi cái vị trí của nó cao hơn hay thấp hơn cái phân tử nước ở bên cạnh mà thôi. Nếu nó cao hơn thì nó cười hể hả còn nếu nó thấp hơn thì nó thấy mình khổ. Ấy thế nhưng sóng thì nó lại có đặc tính lan truyền và nó có ổn định đâu. Khi nó lên đến đỉnh thì nó lại xuống chứ và thế là con người bình thường cứ nằm trong hoàn cảnh lúc thì thấy mình sướng rồi chẳng bao lâu lại thấy mình khổ mà chẳng biết nguyên nhân là từ đâu. Họ chỉ đơn giản thấy mình kém thằng khác cái gì thì lại vươn lên về cái đó mà đôi khi kéo tụt thằng khác xuống để mình hơn nó mặc dù mình vẫn ở vị trí đấy. Còn chú AQ thì chọn cách là mặc dù mình thấp hơn nhưng mà cứ nhắm mắt nhắm mũi lại để tưởng tượng là mình cao hơn thằng khác. Đức Phật sau khi ngồi yên và đi tới được tầng bình lặng của tâm thức, cái tầng mà gió không với tới được, sóng gió bão tố chẳng tác động được thì liền nhìn thấy một cách toàn cảnh những con sóng tâm trên bề mặt của chúng sinh. Ngài nhìn thấy một cách rõ ràng tại sao cái chỗ này nước lại thấp hơn cái chỗ kia với những mối liên hệ chằng chịt và liền thấu hiểu được cái luật nhân quả tác động lên cõi vô thường. Ngài thấy rằng chúng sinh khổ là do không thấu hiểu được cái khổ và không ngồi yên được để nhìn thấy như cái thấy của ngài tức là họ bị một tấm màn vô minh che lấp mà nếu tháo bỏ được tấm màn đó ra thì chúng sinh có thể hết khổ và ngài đưa ra bài thuyết pháp đầu tiên. Bài thuyết pháp về Tứ diệu đế.
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Thôi đừng khóc bên anh như thế,
    Cười ư? cũng chẳng nên cười
    Vì đáp lại, tim anh chẳng thể,
    Chẳng còn như trước xanh tươi.
    Và em hỏi:Cái gì bí mật
    Làm anh đau khổ thế này?
    Em muốn giúp?Thời gian chớ mất!
    Sẽ chẳng bao giờ em hay.
    Không, không phải vì tình, danh dự
    Mà anh gặp cảnh bây giờ;
    Cũng không phải vì anh giận dữ,
    Xa nhà đất khách bơ vơ.
    Mà vì nỗi chán chường buồn tẻ
    Khắp nơi anh thấy rất nhiều;
    Nên đôi mắt em xinh cũng thế,
    Chẳng làm anh vui bao nhiêu.
    Nỗi buồn ấy làm anh trống rỗng
    Như Agaphe bạc đầu
    Anh không tin cả đời-đang-sống,
    Cả đời-sẽ-chết mai sau.
    Anh chạy trốn chính anh, cũng chỉ
    Kiếm ít thảnh thơi cho mình,
    Nhưng con quỷ cuộc đời là ý nghĩ,
    Bao giờ cũng bám theo anh.
    Không ít kẻ ước mơ nhiều cái
    Mà anh xa cách bây giờ,
    Thôi, mong họ say sưa ngủ mãi
    Suốt đời hạnh phúc trong mơ!
    Giờ đơn độc, lang thang đây đó,
    Riêng anh an ủi điều này
    Anh có thể gặp nhiều đau khổ,
    Nhưng điều đau khổ nhất từng hay.
    Điều khổ nhất là gì?-Em hỏi
    Ồ không, vô ích, đừng tìm
    Cười cùng anh, nhưng em chớ vội
    Đoán biết mọi điều trong tim.
  3. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Thế tứ diệu đế là những cái gì nhỉ? tại sao nó lại là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật nhỉ? Ấy cũng như tôi nói từ trước. Từ diệu đế toàn là bàn về cái "Khổ" các vị ạ. Mình không hiểu về cái khổ, nguồn gốc, nguyên nhân của cái khổ và mình đang sướng hay khổ thì làm sao mà nói đến chuyện thoát khổ được cơ chứ. Thế nên đức phật sau khi thành đạo liền nói ngay một cách chi tiết về cái khổ bao gồm 4 thứ.
    1. Khổ đế. Đức phật nói rằng chúng sinh đều nằm trong trạng thái khổ do sự biến đổi vô thường của vạn hữu, do những nguyên do nội sinh trong bản tâm của chúng ta và ngài thuyết ra có đến mấy cái loại khổ nào là khổ khổ, hoại khổ, hành khổ v.v. phức tạp lắm các vị ạ. Và đức Phật lại nói luôn về cái sự hình thành của con người là một tập hợp gồm ngũ Uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là thân xác ta cấu tạo từ tứ đại đất, nước, gió, lửa. Thọ là cảm giác mà ta có được khi có những cái bên ngoài tác động vào cái thân xác ta thông qua 6 giác quan và sinh ra 6 loại cảm giác. Tưởng uẩn là nhận thức ta thấy được thông qua quá trình cảm thọ. Hành uẩn là những thứ được tạo tác trong tâm trí và thể hiện qua các hành động và chính nó tạo ra nghiệp. Thức uẩn là nhận thức căn bản có được từ sự phối hợp của những cảm thọ ta có từ 6 căn. Như cái thức ta có được về một sự vật ví dụ như cái đài là do ta nhìn thấy nó, sờ được nó, nghe thấy tiếng nó nói, hình dung được cấu tạo của nó, v.v. nó là sự tổng hợp của các giác quan và sự suy luận, học hỏi.
    Nói tóm lại trong cái đế thứ nhất Phật đã bàn đến sự tồn tại của cái khổ và những hình thức cụ thể của cái khổ. Muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì quý vị cứ chui vào các tàng kinh các đầy rẫy trên mạng mà đọc.
  4. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cái đế thứ 2 đức Phật tuyên thuyết là tập khổ đế tức là nguyên nhân dẫn đến sự khổ là do ta có dục vọng, có ham muốn và vì thế con người cứ khổ khi không đạt được cái dục vọng, ham muốn đó và tìm cách thỏa mãn cái sự ham muốn đó. Để ăn ngon con người phải trồng trọt, chăn nuôi và ăn thịt, cá, trứng, sữa. Để ở nhà đẹp con người phải sản xuất ra các vật liệu xây dựng. Để phát triển sản xuất con người phải sử dụng năng lượng. Và thế là con người cứ tìm mọi cách thỏa mãn cái ham muốn luôn luôn tăng lên của mình và thế giới của con người cứ phình ra với sự hình thành của các tòa cao ốc, các thể loại ô tô, máy bay, tàu vũ trụ v.v. trong khi thế giới của tự nhiên, của muôn loài cứ hẹp dần với sự tuyệt diệt của các loài động thực vật. Nguồn năng lượng cứ cạn dần mà cái màng khí nhà kính cứ dày lên. Con người ngày càng xa cách thiên nhiên với việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi ấm trong nhà để tạo ra không gian sung sướng cho mình vào lúc nhất thời. Thế nhưng gieo nhân như vậy thì hậu quả đến liền sau đó. Những cơn bão sinh ra do biến đổi khí hậu ngày càng nhiều, thời tiết biến đổi ngày càng phức tạp và bản thân quan hệ giữa con người với con người cũng ngày càng bất ổn với những sự ra đời và phát triển phức tạp của khủng bố, của chiến tranh. Và cái quan trọng là mãi mà vẫn không thỏa mãn được cái sự ham muốn để rồi cái khổ vẫn nguyên vẹn ở đó.
  5. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cái đế thứ 3 đức Phật tuyên thuyết là chân lý về sự diệt khổ chính là loại trừ những dục vọng, ham muốn chứ không phải là thỏa mãn những ham muốn. Từ tầng sâu tâm thức của mình, đức Phật nhận thấy rằng sự thỏa mãn ham muốn đã khiến chúng sinh luôn luôn nằm trên cái bề mặt dậy sóng của tâm thức mà không thể đi vào chiều sâu của nó. Loại bỏ được ham muốn, dục vọng, con người mới có thể đi vào tìm kiếm sự hạnh phúc từ nguồn nội tại trong chính con người mình, trong chính tâm thức mình. Nhưng làm sao mà diệt được cái ham muốn đây. Đâu phải mình cứ tâm niệm mình không muốn ăn ngon là mình sẽ không muốn ăn ngon thật đâu. Khối bác sư đi tu cả đời mà ngửi mùi thịt chó vẫn thấy sướng. Không dám ăn vì luật lệ đề ra nhưng vẫn thèm mà ước ao giá mà mình có một miếng nhỉ. Ấy các bác ạ, con người sinh ra vốn là đã có những nhu cầu khác nhau rồi, có những ý thích, ham muốn rồi đâu phải cứ bảo diệt là diệt được đâu. Ta có 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần sinh ra 6 loại cảm thọ thì sẽ có cảm thọ sướng và cảm thọ khổ chứ. Mà ai chả thích có cảm thọ sướng và sợ cảm thọ khổ. Đó là tự nhiên mà. Vậy nên đức Phật lại phải tuyên thuyết cái đế thứ 4 là con đường đi đến sự diệt khổ.
  6. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Vàng 1: Đức Phật không nói "Đời là bể khổ"; Người chưa từng nói gì hết! Tất cả mọi chấp trước; siêu hình và thô thiển về lời Đức Phật đều là Vô Minh!
    Vàng 2: Ở Tầng thứ 0! Nếu còn chấp trước về trình độ; thì cũng không thể phân biệt rốt ráo trình độ!
  7. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Ây cái đế thứ tư các bác ợ, là đạo đế mà đức Phật nêu ra con đường để đi đến thoát khổ mà nó lại bao gồm tới tám cái con đường cơ gọi là bát chánh đạo. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh ngữ, chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Khỉ thật cái gì cũng chánh mà của đáng tội mình chẳng biết cái gì là chánh, cái gì là tà cả. Thực ra thì đức Phật đưa ra cái bát chánh đạo này cũng vì nhìn thấy cái mối tương duyên chằng chịt của luật nhân quả mà để thoát khổ thì trước tiên phải ngừng cái việc gieo nhân xấu tạo nghiệp trước đã. Mà nghiệp là cái gì nhỉ. Chẳng qua đó là những hành vi, thói quen của ta lúc đầu do vô thức đưa ra rồi thành thói quen và rồi ta cứ hành động theo thói quen đó mà tạo ra nghiệp. Cũng như một ngưòi ban đầu thèm khát mà táy máy chút đỉnh, thấy không sao thì lại tiếp tục và thấy thoải mái thì lại lấy đó làm nghề cho đến khi bị bắt vào tù thì mới tình ngộ đôi chút. Những cái đó tạo ra nghiệp. Nhiều người nói đến nghề là nói đến cần câu cơm nhưng hay nói nghề nghiệp là cũng một phần nói đến cái vận mà dẫn mình đến cái nghề đó. Thực ra nó cũng là quả của một quá trình trước đó mà thôi. Thế nên đức Phật mới đưa ra 8 con đường để con người có thể lấy nó điều chỉnh tư duy, hành vi của mình mà tạo ra những nghiệp tốt, nghiệp lành mà qua đó tâm được an định. Ấy thế nhưng thế nào là chánh đây?? bọn khủng bố nó đánh bom giết chết bao nhiêu người nó cũng bảo nó chánh. Đọc truyện chưởng Kim dung thấy bao nhiêu danh môn chính phái đến cuối cùng thì còn tà hơn cả tà. Hai vợ chồng chủ quán phở hành hạ em Bình suốt 13 năm đến khi bị bắt rồi vẫn còn nói mình đúng. Thế thì thế nào là đúng, sai, chánh, tà đây??
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Sở dĩ Duy Ngã Độc Tôn là vì Người không có một cái Ngã nào hết! Kể cả cái Ngã Vô Ngã! Kẻ nào chấp vào Vô Ngã thì chưa từng đạt Vô Ngã vậy! Do đó chưa vào cảnh giới bất khả tư nghị; mà chưa vào cảnh giới bất khả tư nghị; thì có bàn 1000 năm cũng không thể hiểu vì sao!
  9. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Chẳng có chính tà gì cả; khi con người chưa liễu ngộ thì có cố mấy cũng sẽ có lúc sa vào tà và thất vọng dẫn đến mất niềm tin! Và chẳng thể phân biệt được chính tà rốt ráo!
    Đã liễu ngộ thì có lạc đường cũng là chánh đạo! Lúc đó chẳng còn chính mà cũng chẳng còn tà nữa! Đó là Đạo!
  10. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Để đi được trên cái bát chánh đạo đó, bao nhiêu thứ kinh điển, phương pháp đã ra đời mà nhìn sơ thì thấy rối mù cả lên. Mà của đáng tội đức Phật thì chỉ thuyết giảng mà không ghi chép gì cả ấy là theo cái lối tùy bệnh cho thuốc. Đức Phật cũng nói cả đời chẳng thuyết giảng gì là để cho mọi người không vin vào những lời giảng của ngài để biến thành học thuyết cứng nhắc. Thế nhưng rồi những người đời sau vẫn vậy, phân chia ra làm các hệ phái với những lý luận khác nhau đôi khi còn xung khắc nhau nữa. Điều này cũng xảy ra với các đạo khác như đạo Hồi, đạo thiên chúa. Ai cũng nhân danh đức Phật ra để nói mình làm đúng theo đức Phật. Theo tại hạ thì đúng là họ cũng làm đúng theo đức phật nhưng rất nhiều trong số họ chỉ làm đúng cái phần xác mà không đúng theo phần hồn của những gì đức Phật đưa tới cho chúng ta. Họ liền lạc theo các khái niệm, giải thích mọi thứ theo những khái niệm hình thành trong đầu họ.
    Sơ bộ ra để đi trên con đường Bát chánh đạo đó thì Thiền tông đưa ra phương pháp ngồi thiền và giữ chánh niệm trong từng hành động theo các phương pháp của kinh tứ niệm xứ. Tịnh độ tông thì đi theo phương pháp niệm phật a di đà để đi đến nhất tâm. Mật tông thì niệm các loại thần chú phức tạp. Rồi cái trò đi tu thì lại cứ phải kiêng cữ không được cái này, không được cái kia cũng lại tùy theo từng hệ phái.
    Thôi thì kiến thức và cảm nhận của tại hạ chỉ đến đây thôi. Tại hạ vẫn chưa muốn "Thoát khổ" bởi lẽ kiếp này cũng thấy vui nhiều hơn khổ. Vẫn ăn đủ thứ linh tinh nhưng mà quả thật ngồi thiền thì nhấp nhổm. Đôi lúc thấy lóe lên điều gì đó cảm nhận được niềm hạnh phúc an lạc khi tâm mình được tĩnh lặng trong đôi chút nhưng không được lâu và cuộc đời trần tục lại kéo đi với biết bao nhiêu là ràng buộc từ vợ con, họ hàng, công việc, vui chơi. Sau những phút mệt nhoài như vậy, sự tĩnh lặng quả là quý giá nhưng không tĩnh lặng lâu được.

Chia sẻ trang này