1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thái độ của con người với sự đau khổ ???

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ly_tieu_long_19121985, 27/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đã liễu ngộ thì không lạc đường, đã lạc đường thì chưa liễu ngộ. Lạc đường thì không thể là chánh đạo. Chẳng qua là khái niệm về lạc đường của người chưa liễu ngộ khác với khái niệm lạc đường của người đã liễu ngộ mà thôi.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Trong tính vô phân biệt đã liễu ngộ rồi; còn cho rằng mình với người khác biệt sao? Mà đã không khác người thì mình không thể lạc đường hay sao?
    Vẫn có thể lạc đường mà không lạc đường; ấy là liễu ngộ vậy!
  3. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Trong tính vô phân biệt đã liễu ngộ rồi; còn cho rằng mình với người khác biệt sao? Mà đã không khác người thì mình không thể lạc đường hay sao?
    Vẫn có thể lạc đường mà không lạc đường; ấy là liễu ngộ vậy!
    [/quote]
    Tính vô phân biệt mà không có sự khác hay sao?? có thể có sự nhầm lẫn gì đó không ?? Cái vô phân biệt trí mà lại hiểu thành cái gì cũng giống nhau thì cần phải coi chừng đấy.
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Thực ra thì các hạ nói thế thôi, chứ các hạ vẫn muốn thoát khổ đó. Mô Phật, cả đời tại hạ chưa thấy một ai không muốn thoát khổ cả.
    Các hạ nói không muốn thoát khổ, vậy phải chăng khi đói thì các hạ không muốn ăn, khi đau bệnh thì không muốn hết bệnh, khi thiếu tiền thì không muốn có tiền?
    Có lẽ các hạ hiểu lầm rằng thoát khổ là phải bỏ vui vẻ hạnh phúc cho nên các hạ mới sợ thoát khổ, vì sợ hết vui chăng? Các hạ nên hiểu thoát khổ nghĩa là, cái gì khổ thì thoát, còn cái gì mà không khổ, tiền nhiều, danh vọng, quyền lực, rượu ngon, gái đẹp, vui thú, hỷ lạc, thì cần gì phải thoát, phải không? Đức Phật nói thoát khổ chứ có nói thoát vui đâu nhỉ? Nói thoát nghèo thì đâu phải là bỏ tiền đi, như thoát đói thì đâu phải là bỏ ăn ngon?
    Mọi hành động của các hạ, cũng như chúng sinh đều nhằm mục đích từ bỏ đau khổ, hướng tới vui vẻ hạnh phúc an lạc mà thôi. Nhưng vì không hiểu con đường dẫn đến hạnh phúc đích thực, người ta đi lung tung. Ví như một người tìm vàng, do không biết, có thể tìm phải đồng, người đời tìm hạnh phúc, nhưng do không hiểu biết, lại dẫn tới thất bại, đau khổ, buồn bã, chán nản, sầu muộn,.. chính là đau khổ. Đó là chân đế thứ nhất, không phải đời là khổ, mà cái gì là khổ?
    Người đời không hiểu khổ là gì, Đức Phật nói, cầu không được là khổ, quá chuẩn, yêu thích mà phải xa cách là khổ, lại chuẩn, oán ghét mà phải gặp là khổ, lại chuẩn nữa. Tóm lại, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ. Vâng, chả lẽ cứ nói Đức Phật đúng mãi thì hoá ra tại hạ tự nhận mình có quyền phán xét lời nói của Ngài sao? Lời nói của Ngài, đó là chân lí, không gì có thể xê dịch được. Các hạ có muốn sầu bi khổ ưu não không? Nếu muốn thoát khỏi sầu bi khổ ưu não, rõ là các hạ muốn thoát khổ còn gì nữa?
    Nếu các hạ muốn thoát khổ mà ngồi thiền thì có khác gì mài gạch đem làm gương, mài bao lâu cho được đây? Cái tĩnh lặng của các hạ tìm kiếm, chẳng qua chỉ là sự đè nén mà thôi. Có ai nói thoát khổ là bỏ vợ con, tài sản, gia đình đâu? Trong đệ tử Phật, có hàng tăng xuất gia và cư sĩ tại gia, cư sĩ vẫn làm việc, vẫn vợ con, vẫn vui thú, nhưng vẫn muốn thoát khổ đó chứ. Và có người vẫn là bậc Thánh, dù không xuất gia.
    Có phải cứ muốn thoát khổ là Phật bắt làm sư hết đâu mà sợ
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Tính Vô Phân Biệt không có nghĩa là cái gì cũng giống nhau!
    Nếu cái gì cũng giống nhau thì chẳng có Phân Biệt để mà có Phi Tách Biệt!
  6. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Có nhà thơ đã từng nói :" Có những thứ ở quanh ta nhiều đến mức mà ta tưởng như không có, nó cần thiết đến mức ta không hề để ý đến sự tồn tại của nó- như Không Khí vậy ..." Tôi tự hỏi, phải chăng còn nhiều điều khác cũng như vậy chăng ? Và con người khổ bởi vì luôn nghĩ rằng mình thiếu ?
    Chúng ta hãy cùng xem :
    ...Câu ngạn ngữ cổ " Khi bạn khóc, bạn khóc một mình; khi bạn cười, toàn thế giới cười cùng bạn" Khi bạn khổ, bạn tách rời.
    Khổ tách rời bạn; tách rời làm bạn khổ. Chúng là cùng nhau, chúng là một gói. Bất kì khi nào bạn khổ, bạn bỗng nhiên trở thành tách rời. Đó là lý do tại sao bản ngã không thể đảm đương được hạnh phúc, bởi vì khi bạn trở nên hạnh phúc thì bản ngã không thể tồn tại được-bạn không còn tách rời. Người ích kỷ không thể đảm đương được cực lạc ? Bởi vì trong cực lạc bản ngã sẽ không có đó , người đó thà vẫn còn khổ. Người đó sẽ tạo ra cả nghìn lẻ một khổ quanh mình chỉ để giúp cho bản ngã còn đó.
    Bạn có quan sát điều đó không? Khi bạn thực sự hạnh phúc, bản ngã của bạn biến mất. Khi bạn thực sự hạnh phúc, bỗng nhiên bạn có cảm giác sâu sắc của một việc là một với cái toàn thể. Khi bạn khổ, bạn muốn một mình; khi bạn hạnh phúc, bạn muốn chia sẻ.
    Khi Phật khổ, ông ấy đi vào rừng, trốn khỏi thế giới. Điều gì đã xảy ra sau sáu năm? Khi ông ấy trở nên cực lạc ông ấy quay lại,trở lại với bãi chợ. Bất kì điều gì ông ấy đã đạt tới đều phải được chia sẻ.
    Trong khổ, bạn giống như hạt mầm. Trong cực lạc, bạn trở thành hoa, và hương thơm của bạn tất nhiên phải được toả ra theo gió.
    Bạn có thể quan sát điều đó trong cuộc sống của mình nữa, theo cách nhỏ bé. Khi bạn bất hạnh, bạn đóng cửa lại, bạn không muốn gặp bạn bè. Bạn không muốn đi đâu cả, bạn không muốn tham gia vào bất cứ cái gì. Bạn nói " Để tôi một mình. Để tôi yên một mình " Khi ai đó trở nên rất, rất bất hạnh, người đó tự tử. Nghĩa của nó là gì ? Tự tử là nỗ lực đi xa khỏi thế giới tới mức người ta không thể quay lại được. Nó là đi vào trong cô đơn tuyệt đối, không thể thay đổi được, để cho bạn không thể quay lại được. Đó chính là tự tử là gì...
    HIỂU GỐC RỄ CỦA KHỔ
    Đáp lại câu hỏi :" Tại sao chúng tôi không vứt bỏ khổ của mình, dốt nát và bất hạnh của mình ? Làm sao con người có thể hạnh phúc và phúc lạc được ?"
    Khổ có nhiều điều cho bạn mà hạnh phúc không thể cho được. Thực tế, hạnh phúc lấy đi nhiều điều khỏi bạn. Hạnh phúc lấy đi tất cả những thứ bạn đã từng có, tất cả những thứ bạn đã từng là; hạnh phúc phá huỷ bạn. Khổ nuôi dưỡng bản ngã của bạn, còn hạnh phúc về cơ bản là trạng thái vô ngã. Đó là điểm nút của vấn đề. Đó là lý do tại sao mọi người thấy rất khó được hạnh phúc. Đó là lý do tại sao hàng triệu người trên thế giới phải sống trong khổ...đã quyết định sống trong khổ. Nó cho bạn bản ngã rất, rất kết tinh. Khổ bạn Có. Hạnh phúc bạn Không Có. Trong khổ có sự kết tinh hoá, trong hạnh phúc bạn trở thành lan rộng.
    Khổ làm cho bạn thành đặc biệt. Hạnh phúc là hiện tượng phổ biến, chẳng có gì đặc biệt về nó cả. Cây cối hạnh phúc và con vật hạnh phúc và chim chóc hạnh phúc. Toàn thể sự tồn tại là hạnh phúc, ngoại trừ con người. Bị khổ, con người trở thành rất đặc biệt, phi thường.
    Khổ làm cho bạn có khả năng hấp dẫn sự chú ý của người khác. Bất kì khi nào bạn khổ, bạn đều được chăm sóc, được thông cảm, được yêu thương. Mọi người bắt đầu chăm nom bạn. Ai muốn làm tổn thương người khổ ? Ai ghen tị với người khổ ? Ai muốn đối kháng với người khổ? Điều đó sẽ quá tầm thường.
    Người khổ được chăm sóc, được chú ý, người ta cảm thấy người ta không một mình.
    Khi bạn ốm, chán nản, trong khổ bạn bè tới thăm bạn, an ủi bạn để làm khuây khoả bạn. Khi bạn hạnh phúc, cũng những người bạn đó trở nên ghen tị với bạn. Khi bạn thực sự hạnh phúc, bạn sẽ thấy cả thế giới trở nên chống lại bạn.
    Không ai thích người hạnh phúc, bởi vì người hạnh phúc làm tổn thương bản ngã của người khác. Người khác bắt đầu nghĩ " Vậy là anh ta đã trở nên hạnh phúc còn chúng ta vẫn bò lê trong bóng tối, khổ và địa ngục. Làm sao anh ta dám hạnh phúc khi chúng ta tất cả còn trong khổ thế !"
    Thế giới bao gồm những người khổ và không ai đủ dũng cảm để cho thế giới đi ngược lại mình; điều đó là nguy hiểm . Tốt hơn cả là bám vào khổ, nó giữ bạn là một phần của đám đông. Hạnh phúc-và bạn là cá nhân ;Khổ -bạn là một phần của đám đông.
    Hạnh phúc sao ? Bạn có biết hạnh phúc là gì không ? Hạnh phúc đơn giản là hạnh phúc, người ta được đưa sang thế giới khác. Người ta không còn là một phần của thế giới mà tâm trí con người đã tạo ra, người ta không còn là một phần của quá khứ, người ta không còn là một phần của thời gian chút nào. Khi bạn là hạnh phúc, phúc lạc thực sự thì thời gian biến mất, không gian biến mất...
    Vui vẻ là tự nhiên, cũng hệt như mạnh khoẻ là tự nhiên. Khi bạn khoẻ bạn không đi đến bác sĩ để hỏi " Sao tôi mạnh khoẻ?" nhưng khi bạn ốm, bạn lập tức hỏi "Sao tôi lại ốm ?".............
    (OSHO- Vui vẻ : Hạnh phúc tới từ bên trong )
  7. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Và con người khổ bởi vì luôn nghĩ rằng mình thiếu ?
    Khi nhận ra khổ bởi nghĩ rằng Thiếu, tự hỏi: Sao nhận ra và biết mình thiếu ? Phải chăng ẩn trong vô thức sâu xa đã có sẵn, đã tràn đầy điều đối lập ? Điều có sẵn, điều mênh mông, điều bao phủ phải chăng cũng như Không khí, như Khoẻ mạnh, như Vui vẻ luôn bao trùm mà chỉ vì quá nhiều, quá bình thường, quá hiển nhiên nên ta khó nhận ra ? Cá sống trong nước nên không biết nước? Chỉ khi bị tách rời mới có khả năng để nhận biết ? Đau khổ là cánh cửa để nhận ra ? Một vòng tròn khép kín, là chữ Vô, Không mà cũng là Đạo, đáng nói mà cũng không có gì để nói ngoài một kỹ thuật nhỏ : Dừng lại- Tách rời - Quan sát và Nhận ra !
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    @Kalachakra: Em tò mò hỏi chút (không có ác ý gì đâu): Xét một cách toàn diện; bác cảm thấy cuộc sống của bác từ trước đến tận bây giờ là đau khổ hay hạnh phúc ; theo cảm giác của bác?
    Được mrking_hoang sửa chữa / chuyển vào 08:03 ngày 15/11/2007
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ thuộc tính tất yếu của con người là Khổ và đó là một đặc trưng cũng như đặc quyền mà Thượng đế đã ban cho con người!
    Nhưng chưa hết, khi con người có thể tỉnh thức bằng nhiều cách khác nhau, vượt lên trên sự Khổ đó, thì lúc đó, đó lại là một đặc trưng và cũng là đặc quyền hạnh phúc cao nhất mà con người có được nơi Thượng đế!
  10. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi hay !
    Tôi cũng thường hay tự hỏi mình như vậy.
    Mỗi khi tôi hạnh phúc, tôi chẳng bao giờ đặt câu hỏi, và khi tôi hỏi là khi tôi không xác định được rõ ràng, tôi nhận thấy trạng thái của mình luôn thay đổi. Chỉ sự nhận biết là không thay đổi !
    Nói một cách toàn diện, tôi luôn tri ân cuộc sống này, nhận thấy rằng được làm người là một điều may mắn, rất may mắn. Một cơ hội rất tuyệt vời để nhận biết trong mọi trạng thái và mọi biến động, thay đổi. Và cái còn lại sau cùng vẫn là tràn ngập lòng biết ơn, một trạng thái của cảm xúc mà tôi không biết gọi đó là gì, một cái gì đó ngoài khái niệm hạnh phúc và đau khổ.
    Còn bây giờ, phút này tôi cảm thấy rất vui. Cảm ơn bạn !

Chia sẻ trang này