1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thai nhi 36 tuần tuổi: Sẵn sàng hít thở không khí

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi melacaynenxanh359, 19/10/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. melacaynenxanh359

    melacaynenxanh359 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2016
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    1
    Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

    Sự phát triển của thai nhi

    Em bé hiện giờ đã tăng 1cm so với tuần trước (48 cm) với cân nặng vẫn xấp xỉ 2,7 kg - nhưng mẹ nên nhớ đây chỉ là số liệu tham khảo bởi không phải em bé nào cũng sinh ra với cùng kích thước. Thai nhi đã hoàn thiện cơ thể và sẵn sàng để hít thở không khí cũng như tiêu hóa sữa mẹ. Bé sẽ tiếp tục tăng cân cho đến khi sinh, khoảng 30g một ngày nhờ lượng chất béo tăng dần.

    Từ giờ cho đến ngày vượt cạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu bởi những cú huých bằng khuỷu tay hay bàn chân của em bé, thậm chí là đau đớn. Con bạn không có nhiều không gian để di chuyển, do đó bé dường như không lộn được đầu lên hoặc xuống, nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận thấy những chuyển động và đôi khi nhìn thấy chúng ở trên bề mặt bụng mình.
    [​IMG]










    Bé sẽ tiếp tục tăng cân cho đến khi sinh (Ảnh minh họa)​



    Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

    Nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn, em bé sẽ di chuyển vào vị trí với phần đầu chúc xuống và có thể chui xuống phần khe sinh nở - điều này được gọi là ‘sa bụng’ - thuật ngữ mô tả em bé đang trong một vị trí thấp hơn trong tử cung mẹ. Bạn dường như cảm thấy đầu em bé nhấn xuống phần khung xương chậu của mình, và nếu cảm thấy khó thở, bạn có thể thở dễ dàng hơn khi bé di chuyển ra khỏi ***g ngực của bạn. Mẹ cũng sẽ ít gặp vấn đề hơn với chứng khó tiêu. Các cơ bắp trong tử cung và bụng của bạn cần đủ khỏe để hỗ trợ em bé, tuy nhiên chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bất tiện khi đi lại và áp lực lên bàng quang khiến bạn khó có thể ở xa nhà vệ sinh.

    Nếu trước đó bạn đã từng sinh nở, em bé của bạn sẽ chờ cho đến khi gần ngày sinh rồi mới hướng đầu xuống dưới và ‘sa bụng’.

    Bạn sẽ trải qua cơn co thắt Braxton-Hicks (co thắt tử cung giả) thường xuyên hơn.

    Những lưu ý cần thiết cho mẹ

    Bạn cần phải có một cuộc hẹn khám thai trong tuần này, khi đó nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ đo kích thước tử cung, kiểm tra vị trí em bé, đo huyết áp của bạn và kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu. Bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, vấn đề tiêm cho bé vitamin K khi sinh, xét nghiệm sàng lọc cho trẻ và những chuẩn bị trước về vấn đề sức khỏe của chính mình trong suốt thời điểm sinh nở hoặc sau khi sinh - bao gồm cả bệnh trầm cảm sau sinh.

    Trong khi trải nghiệm những cơn co thắt tử cung giả, bạn có thể thực hành các kỹ thuật thở đã được học ở lớp học tiền sản. Chuyển sang một tư thế khác có thể giúp làm giảm bớt các cơn co thắt.

    Một khi đã ở nhà trông con, thật tệ nếu phải chạy ra ngoài mua đồ, vì vậy hãy tích trữ một số đồ dùng cơ bản cần thiết như tã lót, giấy vệ sinh và băng vệ sinh bên cạnh những vật dụng hàng ngày. Hãy suy nghĩ đến cả vấn đề ăn uống, bạn có thể tích trữ thức ăn đã chế biến trong ngăn đá, điều này sẽ giúp bạn không tốn nhiều thời gian nấu ăn trong những ngày đầu mới sinh.

    Thời gian bạn sinh không thể dự đoán chính xác, vì vậy trong trường hợp không tìm được người lái xe, bạn có thể gọi một chiếc taxi. Ghi lại các số điện thoại quan trọng - như số chồng bạn hay số của người sẽ vào phòng sinh cùng bạn và số điện thoại của bệnh viện hoặc nữ hộ sinh. Bạn cũng nên đưa những bản sao số điện thoại cho chồng và người thân.

    Hiện giờ bạn đã sắp xếp ổn thỏa mọi thứ để chờ đón đứa con của mình, hãy dành cho chính mình thời gian nghỉ ngơi. Đặc biệt nếu đây là đứa con đầu tiên của bạn, bạn có thể không nhận ra rằng việc chăm sóc trẻ có thể khiến bạn sẽ không có nhiều cơ hội để thưởng thức bữa tối. Đây là thời điểm tốt để tận hưởng với chồng trước khi có con, vì vậy có lẽ bạn nên đi xem phim hay thưởng thức một bữa ăn tối tại nhà hàng yêu thích.
  2. Huythanhjewelry1

    Huythanhjewelry1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/12/2015
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    2
    Đến giai đoạn này mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lí để chào đón con yêu ra đời. Cơ thể ì ạch và chậm chạp nên hay tranh thủ thư giãn nghỉ ngơi để chào đón con nhé
  3. cubon3t

    cubon3t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2017
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    1
    Giai đoạn này các mẹ nhớ ăn uống thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng như sữa bầu, yến sào... để bổ sung thêm cho thai và tăng cường sức khỏe để chuẩn bị lấy sức mà vượt cạn
  4. khanhlinh92

    khanhlinh92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2017
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nhà em ko có điều kiện để ăn yến nhưng mà cũng mua sữa bầu về uống từ hồi tháng thứ 4. Bs khuyên giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng để con phát triển đầy đủ cơ thể, não bộ nên cũng cố gắng uống thêm.
  5. cubon3t

    cubon3t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2017
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    1
    Để con phát triển đầy đủ thì ngoài những chất dinh dưỡng như canxi, sắt ra cũng cần bổ sung thêm DHA, Choline... để tăng cường não bộ nữa đó bạn. Sữa enfa có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đó, uống vào ít béo mẹ, chủ yếu bổ cho con bạn thử xem sao.
  6. khanhlinh92

    khanhlinh92 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2017
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Em cũng dùng enfa đó chứ. Cũng nghe khuyên là sữa này nhiều chất bổ cho thai phát triển cả cơ thể và trí não nên dùng. Ngoài ra sữa này nhiều chất xơ nên uống đỡ sợ bị táo. Em hãi táo bón gần chết
  7. mebety

    mebety Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2017
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Không phải em bé nào cũng đợi đúng 9 tháng 10 ngày mới chịu ra đời, dịch nhày âm đạo, rò rì nước ối, các cơn co thắt ngắt quãng, các mẹ nên thư giản, không nên lo lắng sợ hãi, tập thể dục những động tác nhẹ nhàng nhé.
  8. hoangnguyen118

    hoangnguyen118 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    mẹ bé đã uống sữa gì vậy? cho em xin ý kiến
  9. mebety

    mebety Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2017
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    lúc mang thai mình bị nghén quá nên uống sữa từ tháng thứ 2 luôn, để bổ sung các chất cho bé đang nằm trong bụng mẹ, vì sữa có cung cấp canxi cũng như các chất vitamin tốt cho bé nữa, chưa kể sưã có dha, giúp bé phát triển trí não và thể chất.
  10. thien_yet1010

    thien_yet1010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    những tháng cuối thì nên thường xuyên đến bác sĩ để theo dõi tình trạng của con tránh ăn uống quá nhiều hoặc mất cân bằng dinh dưỡng vì nếu ăn nhiều tinh bột mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm. nên ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều cãni và dha cho con phát triển thể chất và trí não

Chia sẻ trang này