1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tham khảo dư luận về "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Le_Matador, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo dư luận về "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu

    Bình bầu về "Bóng đè" chút đi!
  2. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Post lại mấy bài comment "chất lượng" nữa:
    "Thân ốc với cọc không rêu" hay là "Ảo ảnh văn chương sáo rỗng"?
    Một nhà phê bình nghệ thuật mới đây đã viết một cách chua chát rằng nghệ thuật ngày nay hình như không cao quí như người ta vẫn cho là thế, mà phần nhiều nó chỉ tạo ra những ảo ảnh và bằng cách đó nó tránh đụng chạm đến những vấn đề thực tế thực tại.
    Một quan điểm như vậy, dưới mắt một số người, là cực đoan. Nhưng có lẽ khó mà phản bác điều mà quan điểm ấy chỉ ra, rằng có một thứ ?onghệ thuật salông? ?" theo nghĩa tiêu cực ?" đang lan tràn. Điều ấy cũng xảy ra với một số sáng tác văn chương. Cái ảo ảnh ở kiểu văn chương này là sự trống rỗng về nhận thức và tri thức. Cũng như loại ảo ảnh của nghệ thuật nói trên, kiểu văn chương này lấy những suy nghĩ cảm tính làm chất liệu, lấy trí tưởng tượng tuỳ tiện làm hình thức và đầy rẫy mơ hồ lẫn lộn trong việc nắm bắt thực tại bằng ngôn ngữ văn chương.
    Thực ra thì ảo ảnh, theo nghĩa đen của cái hiện tượng vật lý đó, không phải là cái gì kỳ quái, vô lối hay hão huyền. Nếu như chỉ bằng văn chương mà tạo dựng được một ảo ảnh của đời sống thì văn chương đó hẳn đã đại tài. Cái khái niệm ảo ảnh mà nhà phê bình nghệ thuật nói trên đề cập là nhằm nói đến những phô trương hão huyền vô nghĩa lý của một thứ nghệ thuật nguỵ tạo và yếu kém. Nhưng ngay cả một nghệ thuật như thế bản thân nó cũng chưa phải là điều đáng nói. Điều đáng phải nói là khi một nghệ thuật như thế lại phô bày tham vọng nhận thức cái thực tại mà vốn nó đã không/chưa hiểu biết cho đến nơi đến chốn, phô bày tham vọng biến cái kinh nghiệm cảm tính cá biệt cá nhân thành một tri thức phổ quát dưới dạng nghệ thuật văn chương, trong khi nó vốn chỉ là một kinh nghiệm về sự bất cập về tri thức
    Tập truyện ngắn ?oBóng đè? cho thấy một trường hợp văn chương tương tự như thế. Bao gồm 8 truyện, nhưng ngoài ?oBóng đè? và ?oVu quy?, 6 truyện còn lại trong tập này ?" ?oHoa máu?, ?oLinh thiêng?, ?oDòng sông hủi?, ?oBốn người đàn bà và một đám tang?, ?oHuyền thoại về lời hứa?, ?ocăn bệnh? - đều còn rất non yếu, lộ ?ohồn? lộ ?ocốt?, mà với một người viết có lòng thận trọng sẽ phải hết sức cân nhắc khi cho công bố. Tuy nhiên những nhân vật nữ được phác họa trong 6 truyện này cho ta thấy giống như những đồ án tiền thân của nhân vật nữ trong ?oVu quy? và ?oBóng đè?. Các đồ án nhân vật nữ này đều được phát hoạ để nắm giữ vai trò là nguyên cớ và động lực ấy đều là tình yêu và ********. Toàn bộ các tình huống, hành vi tình yêu và ******** đó đều được tô điểm cho thơ mộng hay cuồng nhệt, thậm chí gán cho một sắc thái cao siêu, thông qua một cách duy nhất là tu từ. Dường như người viết không biết đến những biện pháp nào khác để mô tả những cảm xúc cốt yếu đó của bản năng sinh tồn, chẳng hạn như cách gợi tả mà các cây bút bậc thầy đã làm. Chỉ dựa vào việc tu từ là điểm yếu cốt tử của tất cả các truyện trong tập này. Nó phơi bày một từ vựng hạn hẹp, cách thuật chuyện thô sơ đơn điệu dẫn đến bố cục dàn trải rối rắm. Những điểm yếu trong các đồ án nhân vật truyện đó đều thể hiện tập trung ở hai truyện ?oBóng đè? và ?oVu quy?. Đây là điều hết sức đáng tiếc. Bởi là người viết đã chứng tỏ một sức tưởng tượng hư cấu, mạnh mẽ, điều mà có nhà văn gọi là ?obản năng sáng tác?. Nhưng chừng đó là không đủ.
    Hai truyện ?oBóng đè? và ?oVu qui? bày ra cùng một tham vọng luận đề táo bạo và đầy dung tục. Đồ án của ?oBóng đè? là một nhân vật nữ bị/tự thấy mình mất trinh tiết từ khi mới là thiếu nữ do những cái bóng đen nào đó, hết sức mơ hồ. Những cơn ?obóng đè? như thế là tiền đề cho chuyện cô bị ?obóng đè? cưỡng dâm khi về nhà chồng ở quê ăn giỗ. Cái ?obóng đè? này, từ lén lút đến công khai, cưỡng bức thông dâm với nhân vật nữ này ngay trước mắt chồng, mẹ chồng, em chồng của cô ta, để rồi cô ta có thai?Và cái điểm tựa để biến cuộc loạn luân nguỵ tạo này thành một cái đòn bẩy của ?oý tưởng? là việc nhân vật nữ này cho biết, tổ tiên của chồng cô thuộc dòng dõi một hoàng đế Trung Hoa (!!) đã chạy loạn sang đây định cư, và chính những hồn ma ?odòng dõi? hoàng đế đó đã hiện hình thành ?obóng đè? thông dâm với cô ta.
    Đồ án của ?oVu qui? là những hồi ức lan man của nhân vật nữ trong đêm trước ngày cưới. Nhân vật nữ này lần lượt kể mấy cuộc tình trước khi về nhà chồng? Trong những khung cảnh sang trọng hoang đường, cô ta lần lượt ngủ với người tình Việt Nam, một ?oanh? yêu tranh Đông Hồ và người có mùi phù sa Sông Hồng; rồi một tay chơi già ?ongười Tàu? đầy ?obí ẩn?; rồi một ?ochàng? láng máng như Việt kiều; rồi một Tim người Mỹ; và cuối cùng ?ovu qui? về khách sạn với một chồng tên Karl (!). Mạch ?oý tưởng? nổi lên lồ lộ hiển ngôn: anh Việt Nam thì ?ohèn? và không chung thuỷ; ?ochàng? láng máng Việt Kiều thì ?ongây thơ? tâm hồn đẹp đầy tình; người Mỹ là Tim yêu văn hoá lôcan và tôn trọng người đẹp; và cuối cùng, người chồng tên Karl hoá ra là một xác ướp trong đêm tân hôn ở khách sạn Eden (nghĩa là ?oVườn Địa đàng?) - được tả là: ?oÔng Karl, ngoại kiều Tây phương uyên bác và nhiều vốn tư bản đã định cư ở Việt Nam vĩnh viễn?. (tr.78)
    Và ở phần mở đầu của cả hai truyện trên, người viết đều đã đặt trước hình ảnh/tình huống để mở ?omã? của đồ án: với ?oBóng đè?, cô nhân vật có đôi bàn tay đẹp dịu dàng, khác biệt và dường như không thuộc về cơ thể cô (?); để rồi kết truyện, cô ta nói rằng đôi bàn tay ấy là một biểu trưng của tự do tinh thần vượt khỏi cái sự cưỡng/thông dâm về thể xác; với ?oVu qui?, cô nhân vật hồi tưởng cuộc ******** đầu tiên với một người tình già tự xưng là nhà văn, còn cô tự xưng là thiên thần; ông già kia triết lý rằng mỗi người đàn ông sẽ đến với cô ta sau này đều sẽ ?olà một nhà văn? và sẽ khám phá cô theo cách của riêng họ.
    Trong cả hai truyện trên cùng có một mô thức hành tiến dẫn: những đoạn kể/tả chuyện ******** và đạt được khoái cảm ******** (có hay không, nhiều hay ít) xen vào những đoạn tự luận. Mô thức dẫn chuyện như vậy lặp đi lặp lại và đều được kể ở ngôi thứ nhất (?oTôi?) khiến dù muốn hay không người đọc cũng phải thấy rằng: cái trải nghiệm sống căn bản của các nhân vật ở đây chỉ là trải nghiệm ********/ khoái cảm ********, và dường như thông qua chuyện ấy họ nhận thức mọi chuyện khác (-những chuyện rất to: tự do hay nô lệ, ?oTôi là ai, từ đâu đến??, tính cách dân tộc, bản sắc văn hoá, v.v?). Cái mô thức dẫn chuyện này đã hầu như biến tất cả các cảnh trong truyện thành những cái giường ngủ và những lối dẫn lên giường, biến những đoạn tự luận về số phận, hạnh phúc, nòi giống, tương lai (v.v?) thành những chuyện lan man lảm nhảm sau cơn hứng tình (được thoả mãn hoặc bị ức chế).
    Cái mô thức dẫn chuyện ấy và sự sa đà vào mô tả một cách thô thiển đơn điệu xung quanh các khoái cảm trong đũng quần thực ra đã phá vỡ, làm hỏng cả hai đồ án ?oBóng đè? và ?oVu qui?. Chưa bàn chuyện đúng sai, có thể nói rằng ý đồ tưởng tượng hư cấu ở đây quả không tồi. Chuyện ******** tình yêu bao giờ mà chẳng sống còn quan trọng, tuy nhiên bao giờ cũng hỏng khi định gán cho khía cạnh khoái cảm đó một chiều kích mục đích ?" ý nghĩa hay tệ hơn, như ở đây, định dung nó như một môi trường trung gian/ vật môi giới cho việc nhận thức những chủ đề phức tạp đòi hỏi nhiều tri thức khác nhau như chủ đề về lịch sử nòi giống hay bản sắc văn hoá v.v?Cả hai đồ án truyện nói trên đã đổ kềnh đổ càng vào trận đồ những cái giường ngủ mà nó định sắp đăt để làm cái thang lên Trời.
    Và, nguyên nhân quan trọng đã vô hiệu hoá các đồ án truyện ở đây ?" như đã đề cập ở phần trước ?" chính là cái văn chương kém cỏi của nó. Khá ngược đời, và có thể khiến cho một vài bạn đọc thoạt đầu lầm lẫn, sự kém cỏi về văn chương ở đây lại chủ yếu thể hiện trong cách tận dụng. lạm dụng một phép tu từ: diễn đạt một trạng thái/xúc cảm/ đặc tính bằng một loạt những ngữ đoạn mô tả tính chất ?" hình ảnh tương tự/ bổ sung cho nhau hoặc gần nghĩa với nhau. Theo hướng này, cô nhân vật trong ?oBóng đè? chẳng hạn, tự mô tả:? ?oCòn tôi, hiện tại, một đứa con dâu đĩ thoã (a) đang ưỡn ngực (b) căng rát (c) đón chờ (d)?. Với một câu văn như thế, xem rất ấn tượng kỳ khu. Nhưng chỉ phân tích một chút, ta thấy sự lạm dụng: ngữ đoạn (b) và (d) đã đủ gợi ý ngữ đoạn (a) ?" chưa nói rằng trong đoạn ngữ cảnh của truyện, ý đó đã liên tục xuất hiện ?" và ngữ đoạn (c) rõ ràng nhằm nhấn mạnh (b) và (d) trong khi thực ra đã làm hỏng tất cả, bởi nó không đưa thêm gì mới vào ngữ cảnh của câu và của đoạn văn mà chỉ làm loãng cái sắc thái xúc cảm biểu hiện ở đây.
    Những câu văn lạm phát tu từ như thế đầy dãy trong ?oBóng đè? và ?oVu Quy? cũng như trong các truyện còn lại. Mà tất cả đều chỉ có một kiểu lạm phát tu từ đó mà thôi. Đặc điểm này trước hết gây ấn tượng về các câu văn rườm rà, bất kể là dài hay ngắn, đặc biệt là ở những câu đơn về cấu trúc ngữ pháp mà cứ bị kéo dài bởi các ngữ đoạn trùng lặp ý nghĩa. Hậu quả của lối lạm phát tu từ đó là các câu và đoạn văn không có tính nhịp điệu, khiến cho các truyện chỉ vận động ở bề ngoài - tức là sự kể lể của người viết ?" mà không có sự vận động nội tại của sự kiện hay hình ảnh hay toàn bộ cái đồ án/ý tưởng truyện.
    Văn chương, có thể nói là biết sự cầu kỳ lại biết chỗ phải không được cầu kỳ - nhại theo cổ nhân mà nói ?" đó mới là cầu kỳ vậy. Sự đơn điệu rõ ràng là điều tối kỵ đối với người viết nói chung, không cần phải nói đến việc viết truyện. Truyện mà không đạt được cái vận động nội tại, tự thân, thì mọi thứ xúc cảm, ý đồ gửi gắm vào đấy đều vô ích, nhiều lắm cũng chỉ thành ra đề tài cho ai đó suy diễn dông dài mà thôi.
    Cho nên trong tập ?oBóng đè?, lấy những chuyện ******** tình yêu làm môi trường bàn chuyện thân phận đàn bà, rồi từ đó phóng chiếu lên thân phận lịch sử nòi giống, tính cách và bản sắc văn hoá, thậm chí là mơ hồ một chút gì đó về hoà hợp và hội nhập đương thời v.v?đều mới chỉ dừng ở mức độ có tham vọng luận bàn. Chưa nói đến một năng lực tư duy hay sự hiểu biết cần thiết, chỉ cần nhìn vào cấu tạo thô thiển của văn chương, sự sáo rỗng của một lối tu từ cũng đủ thấy cái văn chương đó chỉ như ảo ảnh. Theo lối dân gian, văn chương như thế thì ?oỐc không mang nổi mình ốc, mà đòi mang cọc cho rêu?
    (Nguyễn Chí Hoan)
  3. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    BÓNG ĐÈ CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU
    So sánh Đỗ Hoàng Diệu với Vệ Tuệ không chỉ là một sự khập khiễng-nó là cả một sự lố bịch. Chỉ có những ai chưa đọc Vệ Tuệ hay Đỗ Hoàng Diệu, hoặc chưa đọc cả hai, mới có thể đưa ra những nhận định như vậy. Hai nhà văn nữ này đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau, cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác nhau, dựa trên những phông văn hoá khác nhau, và sáng tạo ra những tác phẩm có những giá trị hoàn toàn khác nhau.
    Vệ Tuệ là nhà văn của một nền văn hoá mới, trong một nước Trung Hoa mới-một nền văn hoá bourgeois đô thị hào nhoáng, một nền văn hoá ?ocó thể không hay hơn, nhưng cũng khác? . Thế giới của cô là thế giới của các quán bar Thượng Hải, thơm mùi nước hoa CK hay Opium, của ?onhững con **** đêm? đung đưa túi xách Luis Vuitton, nhấm nháp rượu champagne, lái xe Audi đuổi theo những mối tình vô vọng. Vệ Tuệ gần gũi hơn nhiều với Francoise Sagan, giống như bà, cô là nhà văn của một thế giới phù phiếm, ích kỷ, lạnh lùng nhưng cũng tràn đầy cám dỗ của một nền văn minh đô thị vật chất .
    Đỗ Hoàng Diệu là nhà văn của một nền văn chương già nua đang hấp hối. Thế giới quanh cô vẫn là thế giới u ám của làng quê Việt nam hai mươi năm trước, với những bà mẹ chồng cay nghiệt, những cô em dâu lăng loàn, những ông chồng nhu nhược. Thế giới của cô là thế giới của một lớp công chức nhà nước già nua, với những công thức cliché cũ mèm về tình yêu nơi công sở được gia giảm liều lượng bằng sự hèn hạ của người đàn ông. Thế giới của Diệu nồng lên mùi mồ hôi của các nhân vật của cô không ngừng tuôn chảy, nơi nước là nguồn cứu rỗi duy nhất cho cuộc sống ngột ngạt và mặc váy màu hồng khi đi ngủ là thứ xa xỉ duy nhất mà nhà văn dám trao tặng cho nhân vật của mình- hãy xem cô đã mô tả một cách tự hào thế nào những chiếc váy ngủ màu hồng đó!
    Vệ Tuệ là nhà văn của giới trẻ Trung Quốc, của một thế hệ đắm chìm trong phù hoa của những tiệc rượu kéo dài thâu đêm suốt sáng, hay trong ảo giác lúc nữa đêm sau khi dùng ?oe? . Nhưng đó cũng là thế hệ ngâm ngợi Allen Ginsberg, nghe Suede, hò nhau lật đỏ Salvador Dali, thần tượng Virginia Woolf, đọc Milan Kundera và thấy mình trong những trang viết của Marguerite Duras. Đó là một thế hệ tiêu thụ đúng nghĩa, nhưng nó không chỉ tiêu thụ vật chất, nó cũng ngốn ngấu những giá trị tinh thần của một thế hệ phản kháng ở phương Tây những năm 60 của thế kỷ trước. Không đủ can đảm để hình thành một thế hệ phản kháng mới, nó đi tìm hình bóng của mình trong một cuộc nổi loạn về tinh thần của những người đi trước.
    Đồ Hoàng Diệu là nhà văn đại diện cho một lớp người trẻ lười biếng không mang trong mình một phông văn hoá nào đủ mạnh. Các nhân vật trong truyện ngắn của Diệu nghèo nàn đến lạ về cuộc sống tinh thần. Một lớp người sống lạc hậu và hời hợt cả về vật chất và tinh thần, sẽ bị xã hội ngày nay đẩy ra bên đường, một nhóm người mà với họ âm nhạc đồng nghĩa với Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ qua tiếng chuông của điện thoại di động, với những ám ảnh Trà hoa nữ thế kỷ thứ 18, kêu tên Chúa một cách vô lối để làm sang và hai tiếng ?ocông ty? nghe kêu như tiếng ?ophù hoa?. Nếu họ không khâm phục một người đàn ông Trung Hoa có ?othân hình rắn chắc tựa củ sâm? thì cũng là một anh chàng người Mỹ khù khờ nhưng lại biết nhiều thành ngữ tiếng Việt, và đỉnh cao của sự văn minh theo họ là một đám cưới ở khách sạn Hilton, hình như với họ, chỉ mấy từ trống rỗng ?okhách sạn Hilton? là đủ cho giấc mộng của một ?ohội chợ phù hoa?.
    Vệ Tuệ viết về tình yêu, hay chính xác hơn, viết về một thế hệ trẻ khao khát đi tìm tình yêu trong thế giới vật chất, tìm thấy nó cả trong đổ vỡ, thất vọng, lạnh lùng. Hãy xem cô mô tả một cách trìu mến xiết bao những nhân vật nam của cô, cho dù đó là Cá Con, Bì Bì, Tian Tian hay Mark. Độ lượng cả với sự phản bội, gian trá và đôi khi cả lăng nhục, các nhân vật nữ của cô vẫn nhìn thấy một thứ ?oâm nhạc đa nhân tố? trong con người, nơi sự giả dối lạnh lùng hoà cùng với sự thuần khiết. Trong Bảo bối Thượng Hải, trạng thái giằng xé ?otorn between two lovers? của Coco, mối quan hệ kỳ lạ của cô với Tian Tian và Mark là sự giằng xé của cô với hai cuộc sống: cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần. Tian Tian bất lực, nhưng bên anh, cô tìm thấy tình yêu của một con người ?ocó đôi mắt của đứa trẻ, trí tuệ của thiên tài và tình yêu của một kẻ cuồng tín? , một sự gắn bó hoà hợp kỳ lạ về tâm hồn ?onếu như chân phải của em đau, chân trái của anh sẽ nhức. Nếu hơi thở của em bị bóp nghẹt, anh cũng ngừng thở. Nếu em bán linh hồn cho quỉ, lưỡi dao cũng sẽ đâm vào ngực trái anh? . Mối tình song song của cô với Mark, người thoả mãn được những gì Tian Tian không làm được, luôn luôn nằm trong sự cay đắng dày vò của tình yêu thuần khiết của cô với Tian Tian.
    Đỗ Hoàng Diệu viết về ********, trong cái nghĩa thấp kém của từ này. Đừng gán cho nhân vật của Diệu những tính từ to tát như ?oám ảnh vì một thứ tội tổ tông?, hay ?ovấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà??vv. Đỗ Hoàng Diệu mạnh bạo hơn nhiều nhà văn khi đề cập đến ********, nhưng ngoài việc mô tả những ?ocú thúc từ phía sau?, những ?obóp nát, bục vỡ, khoan sâu?, những bộ ngực cương cứng vì thèm khát, những cào cấu cắn xé, cô còn có gì? Những ?oâm thanh ập è sin sít?, ?ohơi thở đều đều vung vãi? của Thụ (Bóng Đè), ?omùi phù sa sông Hồng?sắp sửa trương thối? của chàng trai (Vu Quy) ?ođầu cúi thấp, như con chó mới bị đánh đòn? của Trí (Dòng sông hủi)??Trong những trang viết của chị, những người đàn ông nếu không đểu giả tàn ác (Công trong Dòng sông hủi), nham hiểm (người đàn ông Trung Hoa trong Vu Qui) thì cũng đớn hèn (Trí trong Dòng sông hủi) hay nhạt nhẽo (Thụ trong Bóng đè)- hoàn toàn đối lập với một nhân vật nữ, trong truyện ngắn nào cũng được mô tả với cặp đùi dài miên man, bộ ngực căng tràn và sự ?othông minh, nhạy cảm vô bờ?- (thứ mà thực ra nhà văn không hề chứng minh được trong các truyện ngắn của mình). Ngoài những dục vọng được mô tả một cách sống sượng và sự huyễn hoặc về mình, các nhân vật của Diệu hoàn toàn không có một cuộc sống tinh thần và tình yêu thương với con người- những thứ tạo nên độ sâu cho văn học.
    Có người nhắc đến chất feminist (nữ quyền) trong sáng tác của Đồ Hoàng Diệu. Nhưng chủ nghĩa nữ quyền trước tiên là sự từ khước, từ khước cái mà các nhà nữ quyền gọi là nền văn hoá áp chế của đàn ông. Các nhà nữ quyền không khinh rẻ, nhưng họ từ khước những ?othiết chế văn hoá? mà họ cho rằng tạo ra sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Virginia Woolf, nhà văn và nhà lý luận của chủ nghĩa nữ quyền viết ?othật nguy hiểm cho người viết nào khi viết lại nghĩ về giới tính của mình? . Sáng tác của Đỗ Hoàng Diệu không có chút gì chung của chủ nghĩa nữ quyền-ngược lại thì đúng hơn. Càng hạ thấp các nhân vật nam, các nhân vật nữ của cô càng có vẻ quị luỵ trong một ?othiết chế của đàn ông?, quị luỵ trong dục tính cần đến đàn ông mới có thể hiện hữu của mình. Vệ Tuệ cười vào mũi những người gọi cô là nhà văn theo chủ nghĩa nữ quyền. Mặc dù cô đã lấy lời của Lucy Stone, nhà tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ thế kỷ thứ XIX làm đề từ cho chương cuối cùng của Bảo bối Thượng Hải ?o tôi chỉ là tôi, một phụ nữ, chứ không phải phần còn lại của thế giơí? , nhưng câu hỏi cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, khi ?omột cảm giác vừa dịu dàng vừa cay đắng tràn ngập, và trong phút chốc tôi không biết trả lời bà lão mệt mỏi và yếu ớt này ra sao? lại là, ?ophải, tôi thực sự là ai, tôi là ai??. Câu hỏi cổ xưa như trái đất ?otôi thực sự là ai? đau đáu trong tác phẩm đã khiến cô vượt lên những ràng buộc hào nhoáng của các thứ chủ nghĩa tân kỳ để trở thành một nhà văn viết cho con người, tìm kiếm những giá trị nhân bản của con người. Liệu chúng ta có tìm thấy câu hỏi đó trong các truyện ngắn của Đồ Hoàng Diệu?
    Đâu đó trong góc một quán bar mờ tối ở Thượng Hải, sau những giây phút điên cuồng, Vệ Tuệ vẫn thấy trong tiếng nhạc ?ovào lúc cao trào gần đến, tôi nhìn thấy bố đẻ của tôi, bố dượng của tôi (mong hai vị yên nghỉ dưới lòng đất), mẹ tôi, tay chơi ghi-ta của tôi, Mắt Đẹp của tôi, Bích của tôi, Mã Cách của tôi, từng người từng người bước lên sân khấu?Tôi yêu họ?. Thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá lẫn tình cảm.
    (Thanh Sơn)
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất: Đã bảo là vài cô bé cậu bé trong này chẳng đại diện được cho thiên hạ mà đòi thao khảo "dư luận".
    Thứ hai: Anh cu đầu têu này lại post 1 nhát 2 bài anti-Bóng Đè. Thế là đủ thấy dở hơi thế nào rồi. Như người ta thì post 1 bài chê, một bài khen cho nó khách quan mới phải chứ. Đủ thấy chả múôn "tham khảo" tham khiếc gì sất. Anh cu cứ việc làm vài nghìn nick ảo và vote anti-BĐ cho xong.
    Thứ ba: Chết cười!
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chị cứu chú bằng cách cho chú một gợi ý:
    Đổi thành topic: MỔ XẺ CÁC BÀI LUẬN CỦA CÁC "NHÀ PHÊ BÙM" VỀ "BÓNG ĐÈ" VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU.
    Thế nhé!
    Thương em nhiều,
    Chị Cún
  6. greenlily2505

    greenlily2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    0
    Tớ chọn mức giữa, vì theo tớ nó không có gì mới mẻ và xuất sắc. ( Đọc xong tớ không có ấn tượng lắm, chẳng có gì là ghê tởm vì nó mà cũng chẳng có gì là thích thú nó cả).
  7. Bonie3

    Bonie3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    299
    Đã được thích:
    0
    Thật ra không muốn tham gia vào cái chủ đề đang ầm ĩ này, nhưng vì thấy nhiều điều tiếng không hay, nên tớ chỉ đóng góp một ý kiến nhỏ với bạn Cundc thế này: vẫn biết câu "đâm lao thì phải theo lao", nhưng có một câu khác hay hơn, đó là "biết dừng lại đúng lúc".
    Cuộc sống ảo và thực là 2 mảng hoàn toàn khác nhau, bạn không nên để những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng. Có cần phải chửi vung, chửi vãi tất cả những người không đồng quan điểm với bạn? Có cần phải cay cú đến mức bắt bẻ từng câu văn, giọng điệu và quy nạp mọi thứ về góc nhìn của mình?
    Có thể sau đây bạn lại nanh nọc mắng chửi mọi người, nhưng đây cũng là những giây phút bạn thử nhìn lại chính mình.
    Chúc bạn sáng mắt, sáng lòng
  8. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đây là một bài viết trước khi "Bóng đè" được xuất bản:
    Văn chương điện tử và những trò biến thái
    Trong "ngôi làng toàn cầu" Internet, với một đường truyền tốc độ cao, bạn có thể vừa ngồi trong một tiệm cà phê sang trọng với bạn bè vừa ung dung công bố với cả thế giới tác phẩm của mình. Dù cho tác phẩm đó có giá trị như một phát kiến cứu thế giới hay chỉ xứng đáng là một tờ giấy lót nồi thì cơ hội đến được với bạn đọc là ngang nhau.
    Đọc văn trên mạng, nói là một thứ mốt mới thì e quá lời, nhưng cũng là một nhu cầu có thật và người ta thường mong tìm kiếm được những tác phẩm độc đáo, mới lạ trong một cú click chuột. Tuy vậy, trong vàng thau lẫn lộn, những giá trị đích thực của văn chương nhiều khi lại bị chìm lấp trong những trò biến thái vốn nổi nênh và mang danh nghệ thuật, khiến độc giả cả tin dễ bị ngộ độc.
    Thời của ngôn ngữ @
    Có thể nói, văn chương điện tử đang dần chiếm ưu thế trong văn hoá đọc của những người trẻ tuổi. Vừa qua, NXB Văn hóa - Thông tin cho xuất bản cuốn truyện "Tạm biệt Vi An" gồm những truyện ngắn được sáng tác trên Internet của các tác giả Trung Quốc. Cuốn sách ấy cuốn hút bạn đọc bởi không gian ảo và cách suy nghĩ của những người trẻ tuổi hôm nay. Và nó lập tức tạo được thiện cảm với những ai thích có sự thông minh trên từng trang sách. Truyện ngắn "Lần đầu thân mật" của Thái Trí Hằng (Đài Loan) cũng đang được đăng dài kỳ trên Báo Sinh viên Việt Nam và "liên tiếp tạo cơn sốt trong bạn đọc".
    Nhà văn Hồ Anh Thái cũng vừa mới công bố truyện ngắn "Nham", thể hiện một cuộc tán gẫu qua mạng Internet, sử dụng toàn bộ chữ Việt không dấu nhưng lại để bàn về... ngôn ngữ Việt. Đó được coi là một tìm tòi mới mà với những người đã quen "chat" và sử dụng điện thoại chủ yếu để... "buôn" tin nhắn, chắc chắn sẽ tìm được những thú vị riêng.

    Trong bộ "Văn mới" do anh tuyển chọn và giới thiệu cũng có không ít truyện được tìm thấy từ Internet, như "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu và "Chuyện của thiên tài" của Nguyễn Thế Hoàng Linh. "Bóng đè" từng được đăng trên một tạp chí hải ngoại và được tải lên Internet, sau đó lan truyền trong những người trẻ tuổi như một hiện tượng. Còn "Chuyện của thiên tài", nhiều người từng đọc cả loạt truyện này cùng với rất nhiều tạp cảm, tùy ký và đặc biệt là thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh trên một vài diễn đàn. Trong đó thể hiện rõ những nghĩ suy của một thanh niên trẻ, đôi lúc cực đoan, lắm khi ngô nghê, nhưng có những phát hiện thông minh bất ngờ.

    Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh có những bài hay nhưng kèm theo đó là những bài tự do dài lê thê, rối rắm và có chỗ tối nghĩa. Nữ nhà thơ Dư Thị Hoàn đã "khai quật" được những trang viết ấy trong đống "tạp pí lù" của các sáng tác trên mạng và phải chắt lọc lại những trang viết của chính tác giả. Khi tiểu thuyết "Chuyện của thiên tài" của Nguyễn Thế Hoàng Linh ra mắt, khá nhiều người ngạc nhiên vì không nghĩ rằng những sáng tác trên mạng với một cái nick ảo như thế lại được biên tập kỹ lưỡng, in ấn sang trọng như một xuất bản phẩm cao cấp...
    Cũng thời gian qua, hầu hết các sáng tác của cả nhà văn nổi tiếng lẫn những người mới viết, nếu vì lý do gì đó mà không thể chờ đợi các bản in giấy chính thống trong nước đều có thể công bố trên Internet và ngay lập tức, người đọc sẽ tìm kiếm và tải về ào ạt (tất nhiên là nếu nó... thực sự có vấn đề đáng để mất công đọc và tìm kiếm). Thậm chí, khi bộ phim "Những công dân @" của Phan Huyền Thư chưa quay xong, người ta đã tường tận nội dung và nhớ cả những câu bình phim. Kịch bản bộ phim đã được tác giả click chuột và công bố với toàn thế giới trên một mạng tiếng Việt đặt chỗ tại hải ngoại.
    Tất cả những điều kể trên nói lên một sự thật, với những tác phẩm có nội dung tốt, tạm gọi là có giá trị, thì việc nó xuất hiện trên mạng hay trên giấy đã không còn quan trọng. Và tất cả những điều đó chỉ là phương tiện để bạn đọc đón nhận được thông điệp của nhà văn mà thôi. Về góc độ lưu trữ, văn học trên mạng lợi thế với bạn đọc vì họ có thể đọc bất cứ lúc nào và ở đâu, miễn là có Internet. Đây thực sự là một hình thức xuất bản không đường biên.
    ******** lên ngôi!
    Nhưng văn chương điện tử đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức ngoài văn chương, đó chính là rác rưởi và những trò biến thái bằng ngôn ngữ của chính những người tự xưng là nhà văn, là thi sĩ. Thời gian qua, một số website văn chương hải ngoại đang cổ súy nhiệt tình cho lối viết dâm tục quá đà. Một số cây bút nam giới, trong đó không ít người hiện sống trong nước và còn rất trẻ tuổi, đều ăn nói văng mạng và rất... vô văn hóa. Có cảm giác như với những tác giả này, ******** như một sự ức chế lâu ngày không được giải tỏa và ngôn ngữ chính là một phương tiện để... thủ dâm.

    Luôn đầy ắp trong các sáng tác (tạm gọi là vậy) của số này là những động từ mạnh của các cuộc mây mưa, những cách nói khác nhau để chỉ bộ phận sinh dục và ngôn ngữ phản văn hóa của những cô gái mại dâm cùng những anh chàng vũ phu trong những cuộc truy hoan vô liêm sỉ. Đi theo hướng này có Đinh Linh, Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Viện, Nguyễn Quốc Chánh... Không ai hiểu Đinh Linh viết những bài thơ về cha mẹ mà lại chỉ nói về những chuyện dâm tục như thế.

    Hay Bùi Chát, dường như văn chương với nhân vật này là để "phô trương" cái con vật giống đực vốn là đề tài không còn gì mới mẻ và viết lại tục tĩu, thật khó có thể tiếp cận. Thường các tác giả này cố gắng kèm vào đó những cài cắm cố tình về thế sự, về chính trị. Những cái ngụ ý ấy nếu để bạn đọc hiểu được, thường tác giả phải đánh dấu sao, chú thích dài gấp vài chục lần tác phẩm của mình vì tư tưởng tối thui, dị mọ.

    Tuy nhiên, Lý Đợi, một trong những người rất thích tuyên ngôn đã phát biểu trên một trang văn học điện tử đại loại rằng, những người như Đợi và nhóm thơ "Mở miệng" của anh ta tại TP Hồ Chí Minh chỉ viết những điều mới mẻ và rất có thể hiện tại nhiều người chưa hiểu được. Cũng có thể những suy nghĩ đó là của một thiên tài. Mà thiên tài vốn như ai đó nói là bất khả tri, những "người trần mắt thịt" của đương đại chắc khó lòng hiểu thấu được.

    Phải chăng vì thế mà những bài thơ của nhóm "Mở miệng" đã bị các nhà xuất bản chối từ và báo chí trong nước không chấp nhận đăng tải? Có rất nhiều lý do để giải thích điều đó. Nhưng chắc chắn một điều, những hành vi ******** của con người thì Lý Đợi và những người cùng hướng đi không sáng tạo ra được, bởi nó đã xưa cũ như hình bóng con người in trên đất từ lúc sơ khai. Việc miêu tả trần trụi như cách mà họ gọi là sáng tạo văn chương ấy, đơn thuần là dục vọng của một con vật giống đực. Và họ đã tự lùi một bước trong nhận thức về tính dục trong văn chương.
    Có lẽ, chưa bao giờ sách văn học lại nở rộ như gần đây, loạt truyện của các "mỹ nữ viết văn" Trung Quốc như Miên Miên, Vệ Tuệ, Cửu Đan, Xuân Thụ phơi bày thể xác, dục vọng và cả tuổi xuân tàn khốc của họ đã được xuất bản rất thoải mái, nhiều cuốn tạo được dư luận. Hầu hết các tác phẩm này, khi toàn văn, khi lược trích đã được tải lên mạng Internet và những ai rành Hoa ngữ đều có thể đọc trước bản dịch. Thế nhưng, một số cây bút trong nước lại than thở, nếu viết bạo như những cây bút nữ kể trên sẽ bị cắt và không thể xuất bản.

    Họ tìm cách xuất hiện trên một diễn đàn văn chương hải ngoại rồi sau đó trả lời phỏng vấn, nói rằng thiếu tự do và thấy mình cô độc khi đi giữa đông người do không ai cùng chí hướng. Đỗ Hoàng Diệu là một ví dụ, cô đăng truyện trên một tạp chí hải ngoại (một tạp chí mỗi kỳ chỉ có vài trăm bản, bán lay lắt cả năm không hết) rồi được các website phỏng vấn, ca ngợi như một thiên tài mới mà nếu cô vào Hội Nhà văn Việt Nam thì còn vinh danh cho Hội (?!).

    Nếu xét về mặt nhục cảm, những khát khao ******** trong văn chương thì thực sự Đỗ Hoàng Diệu đã chính thức đưa Vi Thùy Linh vào thì quá khứ. Đỗ Hoàng Diệu mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong vấn đề này rất nhiều. Cô sẵn sàng miêu tả chi tiết những việc làm, những nghĩ suy về ******** (theo cô là chân thật) mà những thế hệ phụ nữ Việt Nam trước cô đều e ngại giấu nhẹm trong phòng kín. Không phải họ không biết mà bởi họ gắn bó với truyền thống trong quan niệm về những vấn đề phòng the và thân xác.

    Nhưng có một điều có lẽ Đỗ Hoàng Diệu không chú ý, rằng những người cổ súy cô viết theo hướng "******** như là hơi thở" là một số gã đàn ông và cô đã bị biến thành công cụ cho dục vọng của họ. Đọc 5 truyện ngắn cô đăng trên các diễn đàn hải ngoại, theo suy nghĩ chủ quan của người viết bài này, văn của Đỗ Hoàng Diệu thiếu một yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là sự lãng mạn. Chính điều này đã khiến cho những tư tưởng của cô bị chìm đi hoặc biến mất trong ngập tràn những câu chữ khêu gợi sự tò mò. Và đây rất có thể là lý do chính mà các tác phẩm của cô không đến được với bạn đọc trong nước.

    Nếu so sánh truyện ngắn "Bóng đè" của cô xuất hiện trên Internet và bản đã được biên tập để in trong "Văn mới" của NXB Hội Nhà văn sẽ thấy được sự "hay hơn" của một bản thảo được biên tập cẩn trọng và nghiêm túc như thế nào. Có những chi tiết mà bạn đọc hiểu như sự cài cắm về chính trị (vốn rất phô và lộ trong bản thảo) được bỏ đi, câu chuyện trở nên có ý nghĩa rộng hơn, con người hơn... Đến đây có thể kết luận, vấn đề ******** không quyết định một tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam. Mà cái quan trọng là ******** ấy có được miêu tả có ý nghĩa một cách nhân bản, một cách nghiêm túc và một cách rất người hay không mà thôi?
    Văn học thời Internet không biên giới và nó có những thế mạnh ưu việt hơn các phương tiện chuyển tải truyền thống. Tuy nhiên, văn chương điện tử cũng rất kén chọn bạn đọc, bởi chỉ những ai tinh tường mới tìm được những tác phẩm thực sự trong vô vàn những thứ tạp nham vô bổ, thậm chí là độc hại. Vì ở đó không có tên nhà xuất bản, thậm chí tên tác giả cũng chỉ là một ký tự bất kỳ. Có một điều cũ xưa nhưng không sáo mòn, mọi giá trị đích thực không bao giờ bị lãng quên
    (Đinh Ninh Bình - An ninh Thế giới cuối tháng)
  9. kelly2005

    kelly2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài Thuận phản lại bài của Phạm Xuân Nguyên - "Tác phẩm hay - hãy là chính mình (điều kiện cần và đủ để có tác phẩm hay)", đã được post bên Topic "Bóng đè - một truyện ngắn...". Một bài viết hay đấy!
    13.12.2005
    Thuận
    Ôi mắt em là ánh nước hồ thu!

    Những nhận định của Phạm Xuân Nguyên về tập truyện ngắn Bóng đè khiến tôi nhớ tới thầy giáo dạy văn lớp mười. Thầy giảng rất say sưa, tay bao giờ cũng chém vào không khí: ?oTắt đèn là một tác phẩm bất hủ của nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ, đi tiên phong trong dòng văn học tố cáo chế độ phong kiến thực dân thối nát đồi trụy. Nghệ thuật của nó là xây dựng nên một hệ thống ẩn dụ sâu sắc. Trong đó, chị Dậu anh Dậu đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động bị bóc lột; vợ chồng Nghị Quế là hiện thân của tầng lớp địa chủ thống trị; hành động bán con bán chó của chị Dậu là tượng trưng cho tình cảnh khốn cùng của người nông dân dưới chế độ người bóc lột người; mọi đồ đạc trong gia đình Nghị Quế cũng mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc - chiếc đồng hồ quả lắc bính boong có con chim cúc cu nhảy ra nhảy vào là tượng trưng cho sự phù hoa giả dối phương Tây, câu đối sơn son thếp vàng là tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa bành trướng nước lớn, nồi giò lụa kho gừng thái chỉ bà Nghị Quế đưa ra trước mặt con Tí mà không cho nó miếng nào là tượng trưng cho thói ăn trên ngồi trốc, từ đó suy ra người nông dân nuôi ra con gà con lợn mà không có quyền biết miếng thịt, miếng cá là miếng gì...?
    Nói tới đây, thầy dừng lại nuốt nước bọt, bốn mươi học sinh chúng tôi bên dưới cũng nuốt nước bọt, một bát cơm rang không mỡ nhập vào bụng trước khi đi học làm sao chống cự nổi các từ giò, thịt, cá, lợn, gà, gừng thái chỉ... Cũng may mà thầy khá nhạy cảm, thầy chuyển sang phần kết luận, tay thôi chém vào không khí, nhưng mắt nhìn mông lung, ba vết hằn rất to ở trán: ?oÐoạn kết của Tắt đèn với hình ảnh chị Dậu chạy ra ngoài sân, đầu tóc rũ rượi, váy áo tả tơi, tìm cách thoát khỏi con yêu râu xanh không ai khác là cha đẻ của lão chủ tàn ác, chị không nhìn thấy gì ngoài màn đêm đen tối như cái tiền đồ của chị... đó là cao trào xuất sắc, đưa tác phẩm lên tầm tư tưởng rất cao: màn đêm dày đặc khôn cùng đó, nói rộng ra, chính là ẩn dụ độc đáo cho cái tương lai tăm tối, cái kết quả tất yếu cho tư thế thụ động của tầng lớp bị trị trước khi được giác ngộ giai cấp và được ánh sáng cách mạng chỉ lối đưa đường, họ chấp nhận bị đè đầu cưỡi cổ, chấp nhận cả việc để một thằng già bằng bố bằng ông mình giơ tay bóp vú...?
    Nói tới đây, thầy cũng nuốt nước bọt, bốn mươi đứa học sinh chúng tôi không nuốt nước bọt, phim porno hồi đấy xa xỉ lắm nên đầu óc chúng tôi khá trong trắng, chỉ có cái bụng là sôi réo...
    Dài dòng kể chuyện thầy giáo dạy văn lớp mười cũng chỉ để nói rằng cách diễn nôm văn học quả là quá dễ dãi. Học sinh và độc giả chẳng biết thêm điều gì về tác phẩm ngoài những lời nhận xét chung chung mà ai cũng có thể phán không mấy khó khăn. Lớp chúng tôi hồi đấy thích tiết văn hơn tiết toán, tiết lý, tiết hóa... chỉ bởi vì kiểm tra mười lăm phút hay bốn mươi lăm phút, chẳng cần chuẩn bị bài, chẳng cần học thuộc định lý, định nghĩa, chẳng cần biết chuyển động Bờ-rao, vòng tròn đồng tâm, phương trình phản ứng hoá học ô xy già... mà vẫn viết la liệt vài trang giấy học sinh những ám chỉ, tượng trưng, ẩn dụ, những xuất sắc, độc đáo, bất hủ, bất diệt, tuyệt tác, những từ đó suy ra, từ đó nâng lên, sâu hơn nữa, rộng ra, rộng ra nữa...
    Có lẽ không cần nhờ Phạm Xuân Nguyên thì nhiều độc giả cũng biết suy luận: bàn thờ tượng trưng cho quá khứ, phụ nữ tượng trưng cho nhược tiểu, thương gia Trung Hoa tượng trưng cho nước lớn láng giềng, còn tấm thân hình chữ S thì chẳng là tổ quốc Việt Nam mến yêu nghìn năm thì nước nào vào đây nữa hở trời?
    Mỗi tác phẩm có một số phận, tự tìm được cho mình những độc giả đồng cảm, những nhà phê bình tương xứng. Tôi không biết thực sự trong đầu thầy giáo dạy văn lớp mười nghĩ gì. Có lẽ thầy không có cách phê bình nào khác, ngoài cái cách nhắc lại giáo án giảng văn, thầy nói hăng say chỉ để bốn mươi đứa học trò chúng tôi không ngủ gà ngủ gật, để làm yên những cái bụng đang sôi réo của cả thầy lẫn trò. Ngô Tất Tố nếu chẳng may theo thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó và chuyên viên Sở Giáo dục đến dự giờ thì có lẽ cũng không bất ngờ trước cái cách phân tích dễ dàng đó: hầu như trong tất cả các bài viết liên quan đến Tắt đèn, người ta cũng chỉ đọc được những câu đại loại như vậy. Ngô Tất Tố không bất ngờ nhưng có bất bình hay không, tôi không biết, nào có ai biết, người ta vẫn nói về ông như một nhà văn hiền lành, kín tiếng; huyền thoại không để lại nhiều trừ tác phẩm Tắt đèn vài thập kỉ liền được chọn làm đề thi văn cuối lớp, cuối cấp, vào đại học, đề thi học sinh giỏi toàn thành phố, toàn miền Bắc, toàn quốc...
    Tôi không biết Ngô Tất Tố có bất bình hay không trước cách bình giảng Tắt đèn của các thầy giáo, cô giáo dạy văn lớp mười. Nhưng tôi cho là Ðỗ Hoàng Diệu không bất bình trước cái cách phân tích Bóng đè của Phạm Xuân Nguyên, đọc tập truyện ngắn Bóng đè người ta không thể không nghĩ tới các tượng trưng, ẩn dụ, ám chỉ mà tác giả cố tình phơi bày, và trong các bài phỏng vấn báo chí, chị cũng nhiều lần nhấn mạnh muốn gửi đến độc giả các tư tưởng mà theo chị là cao cấp.
    Tôi không bàn về những lời nhận xét của Phạm Xuân Nguyên vì thực ra mà nói, cái cách diễn nôm đó có thể kéo theo vài toa tàu nữa cũng không sợ trật đường rày: đàn ông tượng trưng cho quyền lực, đàn bà để ám chỉ thân phận, mẹ chồng là hiện thân của truyền thống, đôi mắt rất có thể là ẩn dụ của tâm hồn, trái tim là tình yêu, đôi tay giơ lên là ước mơ, hy vọng... nghĩa là không chắc có đúng hoàn toàn không nhưng không sai, hoặc không sai lắm. Cần nói thêm ở đây là chỉ đối với những tác phẩm dạng Bóng đè thì phép diễn nôm mới được áp dụng mạnh mẽ, thử nhìn sang những nhận xét của Phạm Xuân Nguyên về nhóm Mở Miệng thì đủ biết là phép diễn nôm đó có vẻ mất công dụng lắm rồi.
    Theo cách đánh giá của tôi, tập truyện ngắn Bóng đè chẳng kém cỏi, cũng chẳng xuất sắc hơn các tác phẩm văn học tầm tầm hiện nay ở Việt Nam, nếu có điều gì đáng nói thì chỉ là sự nhịêt tình và kiên nhẫn của một người kể chuyện. Tôi sẽ không mất công dành cho nó nhiều thời gian suy ngẫm. Chỉ xin nêu ra đây một vài ý nhỏ.
    Có cần nhắc lại rằng trong văn chương, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng, nó quyết định tác giả có phải là một nhà văn hay chỉ là một người kể chuyện thông thường. Ðọc Bóng đè, cố bao nhiêu cũng không thoát khỏi cái cảm giác ngôn ngữ của tác giả chỉ giới hạn trong vô vàn mỹ từ dễ dãi nhằm chuyên chở ý tưởng. Em cô độc, em một mình cô độc với chiếc váy cưới, với tấm hình anh để trên bàn lung lay... Về sau tôi biết mình đã đánh mất điều quý giá nhất buổi trưa hôm ấy. Chúng đã cướp mất cuộc đời con gái khi vừa chớm đến, khi tôi vừa mới biết xỏ tay thành thạo vào chiếc su chiêng... Mẹ vào phòng, hôn nhẹ lên trán tôi, tắt tất cả những bóng đèn tôi đã cố tình bật lên vài phút trước. Ngủ đi con, ngày mai còn có sức... Ngày mai tôi lấy chồng. Ðây là đêm cuối cùng tôi ngủ trên chiếc giường con gái. Tôi muốn nhìn lần cuối căn phòng đã che giấu cho tôi suốt quãng đời thiếu nữ, che giấu những nẩy nở thân xác và che giấu cả những giọt nước mắt hạnh phúc con người... Những đoạn như vậy nhiều vô kể trong Bóng đè, cũng nhiều vô kể trong các bức thư nữ sinh trung (đại) học gửi chị Thanh Tâm của báo Phụ nữ.
    Nhân vật của Bóng đè xuất thân từ các thành phần khác nhau nhưng dường như bỏ phiếu thuận cho vài chiếc khuôn đã được đúc sẵn bởi Tự Lực Văn Ðoàn, Lệ Hằng, Quỳnh Dao...:
    * nữ: xinh đẹp, đáng yêu, tràn trề nữ tính, coi trọng trinh tiết, luôn được cảm tình của mọi người, được ai đấy cứ vừa gặp là thốt lên vài câu cảm thán, không cần có đúng chỗ hay không, không cần có vần, không cần có điệu: Cô em xinh thế này mà nhà cũng có chuột sao?... Em nói em không xinh đẹp ư? Trời ơi, em bằng xương bằng thịt ôm bó hoa hồng đứng cúi mặt khi thoáng thấy anh. Em xinh xắn và quyến rũ quá đỗi... Cô gái, cô có biết mình đáng yêu không?... Chào em, hôm nay em xinh quá! sao lại đi một mình? Anh xuống nói chuyện cùng em nhé?...
    * nam: không Việt kiều trí thức thì ngoại kiều (được tác giả nhấn mạnh là Mỹ trắng và thương nhân giàu có...), nếu mang quốc tịch Việt thì hoặc dòng dõi đế vương, hoặc giáo sư uy quyền, hoặc tất cả các ưu điểm gộp lại đẹp trai, hào hoa, nổi tiếng, giàu có... Vài người trong bọn họ chẳng ngần ngại tuyên bố rất kinh hoàng: ?oTôi cho em sung sướng, tôi cho em tất cả, tôi là Hoàng thượng của em, em hãy tận hưởng đi!?...
    Ðọc Bóng đè là đỡ mất công xem truyền hình nhiều tập Hàn Quốc, ngắm nghía các bộ ngưc tròn trịa với bờ vai, đôi cánh tay mịn màng... để vừa rút mùi xoa vừa sụt sịt chuyện tình mùi mẫn. Tôi ngờ rằng nếu ra đời cách đây hai, ba thập kỉ, khi điện ảnh Hàn Quốc chưa đổ bộ vào Việt Nam, Bóng đè hẳn tranh hết khách của cải lương Sài Gòn.
    Các xen tình ái trong Bóng đè bội thực mỹ từ, phép so sánh và chao ôi! Chao ôi! Nếu ai đã từng đọc ?oMan nương? của Phạm Thị Hoài sẽ mỉm cười khi đọc Bóng đè. ?oMan nương? chọc ghẹo thế này: ?oNghe nói phải từ từ gỡ hai khuy áo trên. Phải sững sờ vài giây trước điều kì diệu thấp thoáng rồi có hai cách, hoặc vừa dịu dàng cúi xuống đặt môi vừa khe khẽ ngắm như thể đấy làm bằng pha lê bằng sứ Tàu bằng ngọc lan bằng hai giọt sương khổng lồ, hoặc tay phải bao giờ cũng là tay phải có một nhà văn đã nói về nỗi bất hạnh của những kẻ thuận tay trái cuống cuồng mơn nắn vò xé từ bên này qua bên kia từ bên kia qua bên này như thể chẳng kịp như thể nó sắp đột ngột vượt lên thách thức... Còn em, em phải cong người ra phía sau cong mãi cong mãi con tôm của tôi chiếc lạt của tôi. Tôi mãi muốn làm mái vòm linh động rủ theo em...?. Mười ba năm sau, Bóng đè không hiểu vô tình hay cố ý mà rơi đúng vào sự chọc ghẹo đó: ?oHai núm vú cô gái vươn cao và cong lên mãi, anh với miệng theo không kịp. Những dòng sữa mát lạnh tuôn chảy vào miệng anh từ đôi bầu vú căng đầy, miệng anh không kịp hứng. Chảy xuống bụng anh, xuống đùi anh làm anh cúi với theo. Chao ôi! Anh cúi xuống, cúi xuống nữa, phía dưới chiếc bụng phẳng mềm của cô là cả một bức tranh anh chưa từng thấy. Bức tranh ấy ưỡn cong giấy lụa nhích sát về phía anh. Nó toả ra hương vị đặc biệt. Anh chẳng biết gì nữa kể từ lúc ấy...?. Tôi quả thực không hiểu được bức tranh giấy lụa ở đây là gì? ******** mà cũng đánh đố trí thông minh của nhau như thế này thì trí thức thật!
    Xin mở ngoặc ở đây là tôi không có ý định lấy ?oMan nương? làm tiêu chuẩn cho Bóng đè. Tôi chỉ để hai trích đoạn cạnh nhau để thấy chúng liên quan đến nhau thế nào, những trường hợp như vậy cũng khá hiếm trong văn học.
    Bóng đè có vẻ đang đặt ra nguyên tắc (vật lý học hiện đại?) cho ********: âm đạo chỉ chảy nước khi trước mặt là ?ohoàng tử?, ********* chỉ cương cứng khi đối diện với ?olọ lem?. Tôi sợ là lọ lem và hoàng tử hiếm như lá mùa thu, nguyên tắc ******** khó khăn thế, tám mươi triệu nhân dân Việt Nam (anh hùng) có lẽ sẽ trở thành thị trường vi-a-gờ-ra béo bở nhất thế giới. Uy-nét-xì-cô chắc phải ra tay tiếp viện. Người Việt Nam thấp bé nhẹ cân có hy vọng được mua thuốc kích thích loại nhẹ, giá cung cấp nội bộ?
    Ðó là một vài suy nghĩ của tôi về Bóng đè. Những thành công của tác phẩm này mà người ta cố đưa ra như dân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng, theo tôi, không có gì là mới mẻ, chúng đều ra đời từ lâu, và cũng không được Ðỗ Hoàng Diệu cho thêm sáng kiến nào.
    Mỗi độc giả có cách đọc riêng của mình. Tương tự, những người cầm bút theo đuổi những mục đích sáng tác khác nhau, các nhà phê bình áp dụng các phương pháp chuyên môn khác nhau. Tuy vậy, theo thiển ý của tôi, nếu ai đó muốn đề cao Bóng đè thì nên tìm những cách độc đáo hơn một chút. Chẳng lẽ cứ nói đến Bóng đè là phải dân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng... Chẳng lẽ để ca ngợi một đôi mắt, chẳng còn câu nào ngoài cái câu muôn thuở: ?oÔi, mắt em là ánh nước hồ thu!?
    © 2005 talawas
  10. kelly2005

    kelly2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Post tiếp cả bài trả lời lại của Phạm Xuân Nguyên nữa, không thì các bạn pro- Bóng đè lại bảo không khách quan! Đọc sẽ thấy Phạm Xuân Nguyên phản bác lại người khác như thế nào. Không tập trung vào bảo vệ lại những ý kiến của mình thì soi mói lại các lỗi của người khác... mà soi cũng chẳng nên hồn. Đúng ra phải post tiếp bài của Đoàn Cầm Thi trả lời Phạm Xuân Nguyên nữa nhưng thôi. Bài ấy viết về "Paris, 11/8" của Thuận, post ở đây loãng mất chủ đề chính.
    ---------------------------------------------------------------------
    14.12.2005
    Phạm Xuân Nguyên
    Nói với Thuận

    Tôi đang định viết vài dòng từ một câu trả lời phỏng vấn của Thuận (evan.com.vn, 28/11/2005): (Phóng viên: ?oThân phận tha hương nơi xứ người là nguồn đề tài quen thuộc với nhiều nhà văn, còn với riêng chị?? Thuận: ?oNếu để câu khách thì tôi sẽ chọn đề tài ******** đang làm xốn xang độc giả trong nước cũng như ngoài nước?), vì nghĩ khi Thuận nhìn cái viết của đồng nghiệp khác mình là ?ocâu khách? thì Thuận là thế nào (theo logic mà suy, câu này sẽ dẫn đến khá nhiều hệ luận gay cấn), nhưng chưa kịp viết (vì thú thực là đang mải viết báo Tết kiếm tiền chơi Xuân), thì được đọc bài Thuận nói lại ý kiến của tôi về Bóng đè.
    Chuyện này, nói với Thuận, tôi chỉ làm ba cú nhấp chuột.
    Cú nhấp một, trích lại câu trong bài tôi đã viết:
    ?oTruyện ngắn Bóng đè hay là vì vậy, theo cách đọc văn bản nghệ thuật của tôi. Có những người khác thấy nó là phản chính trị, phản đạo đức, thì đấy là tùy cách đọc của họ. Nhưng vậy là ở đây có sự khác nhau về quan niệm, về cách đọc?.
    Cú nhấp hai, dẫn ra một đoạn viết của Đoàn Cầm Thi trên bìa 4 tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận vừa ra ở nhà xuất bản Đà Nẵng:
    ?oParis của hai nhân vật nữ, Mai Lan và Liên, cùng tuổi cùng gốc Hà Nội, nhưng một kiều diễm một xấu xí, một cựu hoa hậu một cựu cán bộ công đoàn, một dạn dĩ một nhút nhát, một khéo léo một vụng về, một kiếm sống bằng ******** một chưa nếm mùi tình yêu, một lãng mạn một không tin vào phép lạ. Hai mươi hai chương miên man thực giả lẫn lộn, ngồn ngộn Paris và Hà Nội, lôi cuốn chúng ta bằng một vận tốc chóng mặt, một cấu trúc hiện đại, một giọng điệu tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước. Vừa thẹn thùng vừa khiêu khích, Paris 11 tháng 8 chạm vào nỗi đau của nhân vật, của nhân loại?.
    Nhà phê bình (bà chị) viết như thầy giáo lớp mười (của cô em) giảng văn.
    Cú nhấp ba, trở lại bài phỏng vấn Thuận, đoạn Thuận giải thích cho người đọc về nhân vật của mình:
    ?oTôi đã muốn xây dựng một nhân vật chính ngoại cỡ: nếu ?otôi? của Chinatown không ngừng giễu cợt quá khứ và hiện thực thì Liên của Paris 11 tháng 8 lại hoàn toàn lãnh đạm: Hà Nội hay Paris? Làm cán bộ công đoàn hay đi tắm cho người già? Tiếp tục hay kết thúc cuộc sống độc thân? Nên về nước hay nên ở lại? Người này tốt hay xấu? Việc này đúng hay sai? Tương lai tươi hồng hay đen tối?... chưa câu hỏi nào được Liên đặt ra. Nhưng có lẽ bi kịch của nhân vật này không nằm ở sự lãnh đạm trong tính cách mà ở cái khối mâu thuẫn khác thường: Liên chưa từng hy vọng mà lại bình tĩnh đón nhận thất vọng, Liên chưa từng yêu mà lại chán yêu, Liên chưa từng tiếp xúc mà lại chai sạn, Liên chưa từng sống mà lại muốn chết. Giữa tình yêu và danh dự, Anna Karenina xinh đẹp, thông minh, đa tình... không biết lựa chọn cái nào và Lev Tolstoy đã để nàng nhảy tàu tự vẫn. Hai thế kỷ trôi qua, tôi không có lý gì lập lại bi kịch đó lần nữa. Liên xấu xí, vụng về, vô cảm. Liên không có gì để lựa chọn. Tôi không bắt cô phải dằn vặt hay đắn đo, phải trải qua vài chục chương phân tích nội tâm mới được quyền chia tay cuộc sống. Nếu Liên là mâu thuẫn thì cái chết của cô lại mâu thuẫn hơn cả: nó vừa giống như một điều tất yếu, vừa có vẻ của một sự tình cờ, nó là một hành động có ý thức nhưng cũng rất nhiều phần vô thức, nó không khác một tai nạn thông thường lại khiến người ta liên tưởng tới một đồng mưu tự sát?.
    Nhà văn (cô em) diễn giải hơn cả nhà phê bình (bà chị) viết.
    Và lời kết không gì hơn tôi mượn lời của Thuận để nói với Thuận, chỉ thay tên tác phẩm Bóng đè bằng tên tác giả Thuận, và thay ?odân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng? bằng ?otinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước? là vừa đủ. Thuận (mượn qua mồm tôi) nói thế này:
    ?oMỗi độc giả có cách đọc riêng của mình. Tương tự, những người cầm bút theo đuổi những mục đích sáng tác khác nhau, các nhà phê bình áp dụng các phương pháp chuyên môn khác nhau. Tuy vậy, theo thiển ý của tôi, nếu ai đó muốn đề cao Thuận thì nên tìm những cách độc đáo hơn một chút. Chẳng lẽ cứ nói đến Thuận là phải tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước... Chẳng lẽ để ca ngợi một đôi mắt, chẳng còn câu nào ngoài cái câu muôn thuở: ?oÔi, mắt em là ánh nước hồ thu!? .
    Tôi chỉ nói với Thuận thế thôi, xin lỗi, báo Tết năm Tuất đang chờ tôi.
    Hà Nội 12.2005

    © 2005 talawas

Chia sẻ trang này