1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tham khảo dư luận về "Bóng đè" của Đỗ Hoàng Diệu

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Le_Matador, 13/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Matador

    Le_Matador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết sơ bộ chút nhỉ. Hiện có:
    62,5% số phiếu đánh giá tác phẩm là "quái thai, dâm loạn".
    25% đánh giá tác phẩm là "tầm phào, nông cạn".
    4,2% đánh giá tác phẩm là "thường thôi".
    4,2% đánh giá tác phẩm là "mới mẻ".
    4,2% đánh giá tác phẩm là "xuất sắc".
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cũng lạ là có rất nhiều bài phê bình, cũng như tán tụng Bóng đè, nhất là trên Talawas. Bóng đè liệu có đáng để mấy bác đầu hói như NGuyên NGọc, PX Nguyên.... tốn nhiều giấy mực cũng như thời gian như vậy ko? Đây là bài mới của THuận trả lời PX NGuyên.
    Thuận
    Dàn đồng ca

    1. Đọc bài của Phạm Xuân Nguyên, tôi không hề giận anh chút nào mà thấy vui vui. Thế mới lạ chứ. Nhờ bài viết của anh khéo người ta chú ý thêm một chút về tiểu thuyết của tôi. Paris 11 tháng 8, từ lúc nhắm mắt đưa chân rời nhà máy in, chưa được báo lớn nào giật cho một cái tít.
    Tôi đồ rằng anh Nguyên đọc bài viết của tôi hơi nhanh nên bức xúc vội vàng, rồi lại phản hồi chỉ bằng ba cái nhấp chuột (một bài báo Tết thì bao nhiêu cái nhấp chuột hở anh?). Trong bài «Ôi mắt em là ánh nước hồ thu», không chỉ với riêng anh, tôi gợi ý tất cả những ai muốn đề cao Bóng đè nên tìm những cách độc đáo hơn một chút. Dàn đồng ca nhắc đi nhắc lại điệp khúc «dân tộc, truyền thống, ám chỉ, tượng trưng », thính giả không thể không có cảm giác cả nhạc trưởng lẫn diễn viên đều ít động não. Lần về nước vừa rồi, tôi đi cắt tóc ở phố Hàng Lược. Ba mươi phút cứng người nhìn múa kéo, tôi cũng được nghe một lời tâm sự thế này: «Chị ơi, trước khi làm thợ, em là cựu diễn viên Nhà hát Giao hưởng, em giải nghệ từ ba năm nay, đồng ca bây giờ chẳng ai muốn nghe, mừng Đảng mừng xuân bây giờ chỉ phục vụ bộ đội Trường Sa, bộ đội Trường Sa ra điều kiện một đồng ca phải trả thuế ba tình ca, ca sĩ phải vừa trẻ vừa xinh, vừa quần áo thiếu vải vừa uốn éo nhiệt tình?».
    Lời nhận xét «tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước» của Đoàn Cầm Thi về Paris 11 tháng 8 (chứ không về Thuận - anh Nguyên trích dẫn không chính xác rồi đấy nhé) ra đời nửa năm nay chẳng có ai luộc lại. Tiểu thuyết thứ ba này của tôi được một người nữa trong nghề viết cho một bài là Nguyễn Chí Hoan. «Chuỗi hoạt kê về sống và chết» đăng ở báo Người Hà Nội tháng 11 vừa rồi. Anh Nguyên có dùng kính lúp, hoăc các phương pháp tân kì hơn để kiểm tra, cũng khó lòng tìm thấy «tinh tế, duyên dáng, chua xót, hài hước». Nói xa nói gần cũng không. Ám chỉ cũng không. Tạo liên tưởng cũng không. Tôi cũng ngán nghe đồng ca lắm anh Nguyên ạ. Thà ai đấy cứ buột miệng chửi cho mấy tiếng thật bậy, còn dễ chịu hơn.
    2. Có lẽ tôi và anh Nguyên không nên tranh luận thêm nữa vì chúng ta không có cái gì chung với nhau để mà làm cơ sở. Nguyên tắc của anh là: chị không được viết về em. Nguyên tắc của tôi là: trong văn học không có quan hệ cá nhân. Nguyên tắc của anh là: tác giả không nên diễn giải tác phẩm. Nguyên tắc của tôi là: người cầm bút phải bảo vệ quan điểm sáng tác. Và tôi đã tận dụng các cuộc phỏng vấn hiếm hoi để mang độc giả tới gần phong cách của mình, để bước qua các câu hỏi ngoài lề: Chị đã sang Pháp bằng máy bay hay đường thủy? Chị có thể kể về một ngày của chị ở Paris? Chồng chị là một họa sĩ nổi tiếng, bố chồng chị là một nhà thơ nổi tiếng, chị có tự hào về họ không? Con trai chị vẫn được về Việt Nam để ăn thịt gà luộc chấm xì dầu Chin Su?? Tôi tin là câu trả lời của tôi về nhân vật Liên (cám ơn anh đã trích dẫn) sẽ khiến độc giả trở nên độc lập hơn, và nhận ra rằng lời nhận xét của Đoàn Cầm Thi in trên bìa 4 rất hay nhưng không phải cách hiểu duy nhất. Kiều và Thị Nở, tôi tránh từ xa. Anna Karenina, tôi cũng tránh từ xa. Nói chung cái bóng nào cũng đáng sợ. Chinatown viết trước đó một năm cũng khiến tôi nhìn trước nhìn sau. Nhẩy qua bóng mình chưa chắc đã dễ.
    3. Câu trả lời phỏng vấn của tôi trong eVăn nguyên văn như thế này:
    Câu hỏi: Thân phận tha hương nơi xứ người là nguồn đề tài quen thuộc, nhiều nhà văn dùng để câu khách, còn với riêng chị??
    Trả lời: Nếu muốn câu khách thì tôi sẽ chọn đề tài ********, đang bị Ban Tư tưởng Văn hoá cho vào tầm ngắm và được độc giả Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, xốn xang. Với tôi, đề tài chỉ là cái cớ, viết về nó như thế nào mới là quan trọng.
    Khi đăng lại, nó đã bị cắt đi như anh Nguyên thấy. Nếu cần kiểm tra, anh có thể liên lạc với nhà báo Phạm Ngọc Lương. Hy vọng bản gốc vẫn được giữ lại.
    ******** có thể là một đề tài câu khách? Điều ấy phụ thuộc vào cách tác giả đối xử với nó. Dưới đây là một thí dụ.
    «Linda mặt ngang» ra đời từng ấy năm chưa được dàn đồng ca nào để ý, chỉ nhận được không ít nhận xét đa âm, người ta tranh luận vì sao cái *** động đĩ vào tay Đỗ Kh. lại vừa bằng hai ngón tay và bé chút xíu, giữa cái *** và âm hộ âm đạo thì cái nào cao quí, giữa cái *** gái đồng trinh và cái *** gái điếm thì cái nào sướng hơn cái nào? Gay cấn đến độ chính tác giả còn phải viết thêm «Nhớ Linda». Rồi Phạm Thị Hoài lên tiếng, trọng tài «Sờ Linda» hóa ra khiêu khích chẳng kém cầu thủ Linda. Mấy khi văn học Việt được dịp vui vẻ và ít lạc đề. Cái *** Linda lù lù ra đấy, hình thù kích thước rõ ràng, bảo nó tượng trưng, ám chỉ cái gì bây giờ? Phương pháp diễn nôm văn học có dùng cả mười ngón tay lẫn lòng bàn tay lẫn lưng bàn tay cũng không nặn nó thành dân tộc và truyền thống.
    Chúc anh Nguyên viết được nhiều báo Tết, kiếm được bộn tiền chơi xuân! Tôi tin là anh phải vắt chân lên cổ mà nhấn chuột. Hàng chục dàn đồng ca đang ồn ào đâu đó. Dàn đồng ca nào cũng mong anh góp một hơi. Dàn đồng ca Nhà hát Giao hưởng thì đã giải nghệ từ lâu nhưng dàn đồng ca Hội Nhà văn Hà Nội nơi anh Nguyên vừa được bầu làm phó chủ tịch chẳng biết bao giờ mới cầm sổ hưu?
  3. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    chị Diệu có vui không nhỉ. giọng lạc quan tí, vẫn có tới 4,2%
    chỉ có 62,5% không thích thôi
  4. aido_mizzuki

    aido_mizzuki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    Đồng chấy ơi, vui là chắc, tới những 4,2% khen là xuất sắc (quá nhiều) và lại có những 62,5% đã đồng cảm với chị Diệu nữa cơ mà ^^
    Ghê thật một cuộc bình chọn mà có tơí 62,5% dâm loạn và quái thai...
    Đọc lại tỷ lệ phần trăm thấy cuộc đời cũng bi đát phết:
    Ngoài 62,5% quái thai và dâm loạn, lại có những 25% tầm phào, nông cạn. Tổng cộng là 87,5% dưới trung bình.
    Có 4,2% thường thôi
    Chỉ còn lại có 8,4 % là mới mẻ và suất sắc ^^
    tổng cộng là 100,1 % (dư 0,1% chắc do anh nào tính thêm cái bóng).
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    He he, cô Thuận này nhận xét giống mình quá
    Đọc bài của bác Phạm xuân Nguyên ở dưới thì thấy xem ra các nhà văn nhà phê bình của chúng ta tranh luận chả hơn các kiểu cãi cọ linh tinh ở bên topic bóng đè ở box tác phẩm văn học là mấy. Mà tớ không hiểu nổi các bác già như Nguyên Ngọc hay Phạm xuân Nguyên, chả giống gừng cay, tranh luận toàn theo kiểu chày cối, lý luận thì xơ cứng, người ta bẻ lại vài nhát đã không biết phải làm thế nào hơn là lái cuộc tranh luận sang hướng đả kích cá nhân. Tiêu cực, kém xây dựng
  6. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Update kết quả tiếp nhỉ. Hiện có:
    54,8% số phiếu đánh giá tác phẩm là "quái thai, dâm loạn".
    29% đánh giá tác phẩm là "tầm phào, nông cạn".
    6,5% đánh giá tác phẩm là "thường thôi".
    6,5% đánh giá tác phẩm là "mới mẻ".
    3,2% đánh giá tác phẩm là "xuất sắc".
  7. TrueArt

    TrueArt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Larra !!!
    Có lần huynh bảo với tôi Rượu chỉ là cứu cánh, và rượu sẽ tưới lên những linh hồn đang nguội lạnh để chúng cháy lên. Huynh còn nhớ?!!
    Có lần Huynh với cả ta uống dưới Cuối ngõ. Ta uống 3 chai, huynh uống 2. Với huynh, cái ngày đó huynh còn phải nót thuốc Tây mỗi bận mà như thế đã là quá. Nhưng huynh vẫn uống.
    Ta đèo huynh về, rồi sau đó kêu bé Minh cùng xuống quán để lấy xe của ta về, huynh còn nhớ chứ?!!
    Bóng đè đâu phải là cái l` gì để dung nhập mảy may vào dòng máu của huynh ngày xưa.
    Hay giờ huynh đã khác rồi ?!!
    Được TrueArt sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 18/12/2005
  8. Tristian_the_fall

    Tristian_the_fall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    903
    Đã được thích:
    0
    Trích từ "Một số hiện tượng trong đời sống văn nghệ 2005: Ồn ào không mới mẻ", ANTG cuối tháng số 53, tháng 12/2005:
    Một hiện tượng, được gọi là hiệu ứng truyền thông năm 2005, chính là tập truyện ngắn ?oBóng đè? của Đỗ Hoàng Diệu. Người ta thật sự ngạc nhiên vì sự ồn ào xung quanh nó (chứ không phải chính nó). Không biết bao nhiêu bài báo nói về ?oBóng đè? dù cho nó không có gì mới, ngoại trừ việc ai đó coi chuyện tính dục trong văn chương là mới mẻ.
    Một số người được coi là cấp tiến đã ?othả mồi? cho các cuộc tranh luận bằng cách tung ra những bài ca ngợi đầu điên, sau đó mặc nhiên vừa ngồi nhìn thiên hạ chửi mình vừa cười khẩy. Đỗ Hoàng Diệu suy cho cùng cũng là một người khôn khéo khi biết tìm những nhân vật có tiếng tăm làm phương tiện lobby cho tên tuổi mình. Chỉ tiếc là sự thẳng thắn của công luận đã làm Diệu không im lặng được lâu. Diệu lên diễn đàn, gặp mặt báo chí giới thiệu sách và tìm cách trả lời phỏng vấn thanh minh cho mình. Có nhà phê bình đã chỉ ra sự thật rằng, Nguyễn Huy Thiệp chỉ mất có một câu, còn Đỗ Hoàng Diệu đã phải mất cả một cuốn sách để nói về những điều mình muốn nói, đó là sự lai tạp về văn hoá.
    Điều đáng nói nhất về hiện tượng ?oBóng đè? không phải là chính nó mà là những người tạo ra hiện tượng đó. Một số người nhân danh nhà phê bình hay có những danh xưng rất kêu lên tiếng ngợi ca ?oBóng đè? nhưng lại để nhằm mục đích cá nhân, nói những điều mình ấm ức. Những kẻ núp bóng, ăn theo người sáng tác như thế không mới, muốn mượn tác phẩm người khác để nói tiếng của mình cũng không mới, nó thể hiện sự không minh bạch và thiếu thẳng thắn của những người ngợi ca ?oBóng đè? mà thôi. Và đừng bắt nhà văn phải cho ta những gì mà anh ta không có, cũng đừng gán thêm những phẩm chất nào đó lên một tác phẩm mà nó không thể mang nổi. Hãy để nó tự là nó và nó tự lớn lên?
    Có nhà văn lão thành lại cho rằng, bạn đọc có thể cảm nhận được những suy nghĩ, những cách viết của Diệu. Nhưng là bạn đọc nào kia? Nếu coi bạn đọc thực sự là những người đang ra hiệu và mua những cuốn sách về đọc thì có lẽ nhà văn đã có những dự đoán thiếu căn cứ. Trên hầu hết các diễn đàn có topic về Đỗ Hoàng Diệu, người ta đều nhận được những ý kiến khá đa chiều, có khen và có chê, nhưng chủ đạo đều thấy rõ rằng, cô đã không tạo được bất cứ điều gì mới mẻ, ngoại trừ cái tên Đỗ Hoàng Diệu bắt đầu một tham vọng được đứng tên bên cạnh các nhà văn. Mà việc đứng tên đó kể ra cũng là một sự khập khiễng.
    Nhiều người thử đưa ra suy đoán, có thể Đỗ Hoàng Diệu ảnh hưởng dòng văn học linglei của Trung Quốc. Nhưng thực chất, đó là sự so sánh khập khiễng điển hình mà nhiều người thích gán ghép những khái niệm ưa dùng. Dường như trên các diễn đàn trực tuyến, những phân tích của các thành viên lại thấu đáo hơn là trên các phương tiện truyền thông chính thống. Thành viên ?oThổ phỉ? của diễn đàn ?otathy? đã có những phân tích khá kỹ lưỡng về Đỗ Hoàng Diệu: ?oĐỗ Hoàng Diệu viết về ********, trong cái nghĩa thấp kém của từ này. Đừng gán cho nhân vật của Diệu những tính từ to tát như ?oám ảnh vì một thứ tội tổ tông?, hay ?ovấn đề của chị lớn hơn rất nhiều số phận đàn bà?? Đỗ Hoàng Diệu đại diện cho một lớp người trẻ lười biếng không mang trong mình một phông văn hoá nào đủ mạnh. Các nhân vật trong truyện của Diệu nghèo nàn đến lạ về cuộc sống tinh thần. Một lớp người sống lạc hậu và hời hợt cả về vật chất và tinh thần, sẽ bị xã hội ngày nay đẩy ra bên đường?? Đỗ Hoàng Diệu tưởng như đã tạo ra được một luồng gió mới, nhưng *** thì chưa ao giờ mới, cách cài đặt vụng về như Diệu cũng không có gì mới. Đó là chưa kể đến việc, cách viết dài dòng miên man của Diệu là cách viết quá thịnh hành của lớp nhà văn Sài Gòn trước năm 1975 được di cư sáng hải ngoại và được kéo dài trong số đó với những sáng tác được đăng tải trên tạp chí Hợp lưu?
    Điểm qua vài chuyện, nhặt lấy vài điều, để thấy rằng những hiện tượng mà chúng ta tưởng đã mới đến tinh khôi thì hoá ra chỉ là hình thức mới của những chuyện cũ mòn. Đừng tưởng đỏ là chín. Và có lẽ chúng ta đã quá vồ vập với cái mới, dù đó chỉ là hình thức mới. Bài viết này không bày tỏ những lo ngại về sự suy thoái, về sự xuống cấp hay sa đoạ?Bởi thực ra những trào lưu có vẻ mới như thế, giống như trào lưu performance trong hội hoạ, khi không được công chúng đón nhận, nó sẽ phải tự triệt tiêu mình mà thôi?
    Ngô Ngạn Tổ
  9. guillotine

    guillotine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    0
    hơi nhạt
    hơi phô
    một vài đoạn viết tốt
    có điểm nhấn
    nhưng chỉ thấy cảm giác như nước ốc nhạt, ko thích thú lắm.
  10. gio_mua_dong_bac2001

    gio_mua_dong_bac2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Nếu là bình luận thì chắc tôi không đủ chữ, nhưng ít ra cũng phô bày chút cảm giác riêng khi đọc Bóng đè.
    Lấy cái sự xem một bức tranh khoả thân để so sánh. Khi ngắm người đàn bà trần truồng trong tranh đó, cái đầu tiên ập đến với tôi rõ ràng là thứ cảm xúc bản năng - ********, sau đó, khi tập trung xem kỹ hơn, tự thấy có sự lắng xuống của những thèm khát và trỗi dậy sự thăng hoa những điều đẹp đẽ của bức tranh.
    Đọc bóng đè thì hơi khác một chút. Cũng là cảm giác ******** nhưng sau đó vẫn tiếp tục là ******** - nhưng là thứ ******** không bao cao su với gái điếm..........Kỳ lạ thật....
    Được gio_mua_dong_bac2001 sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 19/12/2005

Chia sẻ trang này