1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

    I - Lý luận - Tham Khảo ​



    - Thơ tự do và con đường tất yếu của thi ca - Võ Tấn Cường ( trang 1)
    - Bản chất ngôn ngữ và tính hư cấu trong thơ hiện đại - Nguyễn Hữu Hồng Minh ( trang 1)
    - Đám đông thơ - Nguyễn Đức Tùng ( trang 1)
    - Kafka nghĩ về thơ - Gustav Janouch ( trang 1)
    - Tác phẩm thơ: Thừa và thiếu - Lý Đợi ( trang 1 )
    - Điểm tâm tính danh - hay là thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI - Lý Đợi ( trang 1)
    - Quán tưởng và thi pháp - Allen Ginsberg ( trang 1)
    - Mới - một tiêu chuẩn định giá thi ca - Nguyễn Đăng Điệp ( trang 2)
    - Thi sĩ là ai ? - Lý đợi ( trang 2)
    - Thơ trẻ... mất ngủ ( trang 2)
    - Một vài suy nghĩ... - Trịnh Tuấn ( trang 2)
    - NHÀ THƠ VÀ THẾ GIỚI - Diễn từ Nobel của Wislawa Szymborska - (trang 3)
    - Trong những đường hầm của thi ca - Ngô Tự Lập ( trang 4)
    -Trần Đăng Khoa: ''''Suốt đời tôi là vận động viên leo núi'''' - theo VNexpress (trang 4)
    - Liệu pháp Thơ -Nguyễn Đức Tùng - Talawas.org
    -Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác -Hoàng Hưng - báo Lao Ðộng Xuân 93 ( trang 4)
    - Thơ tự do, thơ có vần , và thơ tân hình thức. - Nguyễn Ðức Tùng ( © 2003 talawas )(trang 4)
    - Vũ Quần Phương: ''''Tôi hơi sa đà vào việc nói chuyện thơ'''' - theo thể thao và văn hoá (trang 5)
    - Nhà thơ Trần Ninh Hồ: '''' Thơ không cần ăn theo kiểu cầm hơi '''' - theo VNN ( trang 5)



    II - Phê bình văn học về các tác giả - tác phẩm​


    - Chiều Hương Giang - Thơ VN làm cảm hứng sáng tác nhạc giao hưởng tại Mỹ ( TTXVN ) ( trang 1)
    - Nhà thơ Phan Huyền Thư - Phan Huyền Thư - Người đàn bà nằm nghiêng! - Hà Tâm- (VietNamNet) ( trang 1)
    - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi - Những kỷ niệm khó quên - Minh Thụy - Thu Hà (VietNamNet) ( trang 2)
    - Nhà thơ Nguyễn Bính - Nhớ nhà thơ "chân quê" - Nguyễn Tý ( VNN) ( trang 2)
    - Thi sĩ Nguyễn Bính trong hồi ức của nhà thơ ?" soạn giả Kiên Giang ( trang 1)
    - Nhà thơ Nguyễn Duy - Duyên thơ với lịch thơ ( VNN ) ( trang 2)
    - Nhà thơ Thanh Thảo: Thơ chính là số phận (Báo Nhân dân) ( trang 2)
    - Nhà thơ Lê Thị Kim : Đời thơ đã nhận kiếp tằm... - Túc Hạnh - VNN (trang 3)
    - Tấm chân tình đằng sau những tiếng cười - Vài nét về nhà thơ Tú Mỡ - Nguyễn Tý - VNN ( trang 3)
    - Dương Tường với ?oThơ ngoài lời? - Đào Bá Đoàn ( VNN ) ( trang 4)
    - P.N Thường Đoan - người miệt mài "Đếm cát" - Thanh Chung - VNN ( trang 4)
    - Trịnh Cung-Trịnh Công Sơn và mối đồng cảm từ bài thơ "Thiên sứ" -Trịnh Thế Vinh ( VNN ) (trang 4)
    - Rabindranath Tagore - Nhà thơ lớn Ấn Độ - Mai Thế Phụ ( trang 5)
    - Người làm vườn- Không gian tâm linh - Không gian tình yêu - TS Nguyễn Bích Thuý ĐHSP TPHCM ( trang 5)
    -Thơ Nguyễn Vĩnh Tiến: câu chuyện lôi thôi của con chồn hoang Nguyễn Hữu Hồng Minh - eVăn 2004(trang 5)
    - Chế Lan Viên - tháp Bayon bốn mặt là ông? - Lê Quang Đức ( trang 5)



    III - Trao đổi ( thành viên) ​


    - " Học Quên Để Nhớ", Đặng Vương Hưng - Nhungtamhonlangman & Hoabaoxuan ( trang 3)
    - TỪ NHỮNG BÀI VIẾT THEO CẢM XÚC... - Quan_Di_Ngo ( trang 3)
    - Vài điều về TRÍ TƯỞNG TƯỢNG và tác dụng của nó với việc sáng tạo nghệ thuật - Quan_Di_Ngo (trang 3)
    - Đôi dòng cảm nhận về tập thơ ĐÀN của Dương Tường -Quan_Di_Ngo ( trang 4)
    - Văn chương, chữ nghĩa và tiền - Quan_Di_Ngo ( trang 4)

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 13/07/2004
  2. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Võ Tấn Cường
    Thơ tự do và con đường tất yếu của thi ca
    Một nhà thơ trẻ nói: "Tôi làm thơ tự do để xác lập quyền tự do của bản thể." Câu nói như sự xác tín mở ra cái nhìn về tầm vóc của nhà thơ và con đường của thi ca hiện đại. Hành trình của thi ca đi về đâu? Câu hỏi luôn ám ảnh tâm thức sáng tạo của nhà thơ và các nhà phê bình thơ. Thi ca hiện đại đang trên hành trình mở hướng về cõi vô tận của cái đẹp và tình thương. Hành trình của thi ca chính là sự trở về cõi uyên nguyên của vũ trụ, sự nguyên sơ của cảm xúc, sự non tươi của tư duy và sự trong trẻo, âm vang của ngôn ngữ. Con đường tất yếu của thi ca chính là sự rũ bỏ những ràng buộc của vần điệu, niêm luật và rào cản của lý trí để trở về với giá trị đích thực của thi ca và bản thể của nhà thơ.
    Khởi thuỷ của ngôn ngữ là lời nói. Ban đầu, lời nói là chuỗi âm thanh không niêm luật, vần điệu và biểu hiện một cách tự do tư tưởng, cảm xúc của con người. Ở Việt Nam, kể từ khi chữ Hán được sử dụng làm văn tự, hơn mười thế kỷ qua, thi ca bị "cầm tù" trong những vần điệu, niêm luật của thơ Ðường, thơ Tống và thơ cổ điển Trung Quốc.Thơ Mới ra đời cũng chỉ là sự giải thoát nửa vời khỏi những ảnh hưởng của vần điệu, niêm luật thơ Trung Quốc. Trường phái Xuân Thu Nhã Tập hình thành có sự đột phá về hình thức và tư duy thơ nhưng đáng tiếc lại sa vào vũng lầy duy lý va đánh mất các thuộc tính cơ bản của thi ca.
    Thơ lục bát, song thất lục bát- thể thơ truyền thống của dân tộc đã tạo nên sự ổn định,"đóng băng" về nhịp điệu, vần điệu và các mô-tip thẩm mỹ. Chính vì thế việc viết một bài thơ lục bát hay quả là một thử thách quá lớn đối với nhà thơ. Một nhà thơ tâm sự: "Tôi có thể viết được một bài thơ lục bát. Nhưng điều này giống như sự đoạ đày bởi vì tôi sẽ bị lệ thuộc, bị cầm tù bởi vần điệu, nhịp điệu của nó." Thơ Ðường, Thơ Mới và các thể thơ dân tộc là thơ điệu ngâm nên phong phú về niêm luật, vần điệu. Vần điệu thi ca có sức quyến rũ và dễ cầm tù tâm hồn nhà thơ. Vần điệu chỉ là một biểu hiện của thuộc tính thơ. Chính vì thế vần điệu, nhịp điệu thi ca luôn biến đổi theo tâm trạng nhà thơ và sự biến động của thời đại, sự thay đổi của các trường phái, trào lưu thi ca.
    Nhà thơ cổ điển lấy cái đẹp của thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cái đẹp của thi ca. Nhà thơ hiện đại lấy bản ngã làm thước đo vũ trụ. Bản ngã của nhà thơ hiện đại luôn là sự khám phá, kiếm tìm. Nhà thơ hiện đại luôn có ý hướng vươn tới tự do trong cả ý thức và trong quá trình sáng tạo thi ca. Chính vì thế, đối với nhà thơ hiện đại, thơ tự do trở thành con đường tất yếu. Thơ tự do không phải là sự phản kháng đối với thơ niêm luật mà chính là biểu hiện sự tìm tòi, khám phá nhịp điệu thời đại và giọng điệu của nhà thơ hiện đại. Quá trình sáng tạo thơ tự do luôn là sự bắt đầu liên tục và không có điểm dừng.
    Nhà thơ hiện đại kiến tạo thế giới thông qua ngôn ngữ thi ca. Bản thân ý nghĩa của thơ tự đã xác lập các thuộc tính của thơ tự do. Ngôn từ của thơ tự do bùng vỡ như pháo hoa ngũ sắc, không xác định ranh giới, độ dài ngắn, biên độ giữa các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ. Thuộc tính của thơ tự do phải biểu hiện qua mọi bình diện, từ cảm xúc đến tư duy, từ hình tượng đến cấu tứ, từ nhịp diệu đến giọng điệu. Nếu nhà thơ không tự ý thức về tính tất yếu của thơ tự do thì không nên làm thơ tự do. Chính khí chất, cá tính của nhà thơ qui định thái độ lựa chọn phương thức thể hiện. Nhà thơ không hình thành nhịp điệu thi ca trong tâm hồn thì sự kiếm tìm những nhịp điệu ở bên ngoài chỉ là vay mượn, chạy theo chủ nghĩa hình thức và bài thơ chỉ là những ý tưởng nhân văn rời rạc, chắp vá.
    Thơ tự do không vần, câu thơ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh hoạt không có nghĩa là thiếu sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành bài thơ. Chính cảm xúc, năng lượng tâm linh và lo-gich nội tại của sự vật sẽ kết dính các hình ảnh, chi tiết và ngôn ngữ thi ca.
    Thi ca đang trên hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại. Dù thi ca cộng hưởng với âm nhạc và hội họa nhưng nó vẫn phải soi bóng vào chính nó để giữ lại những thuộc tính của thi ca. Con đường thi ca luôn mở ra những lối rẽ, khúc quanh đầy bí ẩn. Mỗi nhà thơ đều đi tìm một lối đi, một phương thức thể hiện cho riêng mình nhưng xu thế chung của vận động thi ca vẫn là hướng đến thơ tự do. Thơ tự do chính là sự trở về của khởi thuỷ ngôn ngữ nhưng được biến đổi về chất, nâng lên tầm cao mới phù hợp với nhịp điệu tâm hồn con người hiện đại và nhịp điệu của thời đại.
    © 2004 talawas
    || kienn79.
  3. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Võ Tấn Cường
    Thơ tự do và con đường tất yếu của thi ca
    Một nhà thơ trẻ nói: "Tôi làm thơ tự do để xác lập quyền tự do của bản thể." Câu nói như sự xác tín mở ra cái nhìn về tầm vóc của nhà thơ và con đường của thi ca hiện đại. Hành trình của thi ca đi về đâu? Câu hỏi luôn ám ảnh tâm thức sáng tạo của nhà thơ và các nhà phê bình thơ. Thi ca hiện đại đang trên hành trình mở hướng về cõi vô tận của cái đẹp và tình thương. Hành trình của thi ca chính là sự trở về cõi uyên nguyên của vũ trụ, sự nguyên sơ của cảm xúc, sự non tươi của tư duy và sự trong trẻo, âm vang của ngôn ngữ. Con đường tất yếu của thi ca chính là sự rũ bỏ những ràng buộc của vần điệu, niêm luật và rào cản của lý trí để trở về với giá trị đích thực của thi ca và bản thể của nhà thơ.
    Khởi thuỷ của ngôn ngữ là lời nói. Ban đầu, lời nói là chuỗi âm thanh không niêm luật, vần điệu và biểu hiện một cách tự do tư tưởng, cảm xúc của con người. Ở Việt Nam, kể từ khi chữ Hán được sử dụng làm văn tự, hơn mười thế kỷ qua, thi ca bị "cầm tù" trong những vần điệu, niêm luật của thơ Ðường, thơ Tống và thơ cổ điển Trung Quốc.Thơ Mới ra đời cũng chỉ là sự giải thoát nửa vời khỏi những ảnh hưởng của vần điệu, niêm luật thơ Trung Quốc. Trường phái Xuân Thu Nhã Tập hình thành có sự đột phá về hình thức và tư duy thơ nhưng đáng tiếc lại sa vào vũng lầy duy lý va đánh mất các thuộc tính cơ bản của thi ca.
    Thơ lục bát, song thất lục bát- thể thơ truyền thống của dân tộc đã tạo nên sự ổn định,"đóng băng" về nhịp điệu, vần điệu và các mô-tip thẩm mỹ. Chính vì thế việc viết một bài thơ lục bát hay quả là một thử thách quá lớn đối với nhà thơ. Một nhà thơ tâm sự: "Tôi có thể viết được một bài thơ lục bát. Nhưng điều này giống như sự đoạ đày bởi vì tôi sẽ bị lệ thuộc, bị cầm tù bởi vần điệu, nhịp điệu của nó." Thơ Ðường, Thơ Mới và các thể thơ dân tộc là thơ điệu ngâm nên phong phú về niêm luật, vần điệu. Vần điệu thi ca có sức quyến rũ và dễ cầm tù tâm hồn nhà thơ. Vần điệu chỉ là một biểu hiện của thuộc tính thơ. Chính vì thế vần điệu, nhịp điệu thi ca luôn biến đổi theo tâm trạng nhà thơ và sự biến động của thời đại, sự thay đổi của các trường phái, trào lưu thi ca.
    Nhà thơ cổ điển lấy cái đẹp của thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cái đẹp của thi ca. Nhà thơ hiện đại lấy bản ngã làm thước đo vũ trụ. Bản ngã của nhà thơ hiện đại luôn là sự khám phá, kiếm tìm. Nhà thơ hiện đại luôn có ý hướng vươn tới tự do trong cả ý thức và trong quá trình sáng tạo thi ca. Chính vì thế, đối với nhà thơ hiện đại, thơ tự do trở thành con đường tất yếu. Thơ tự do không phải là sự phản kháng đối với thơ niêm luật mà chính là biểu hiện sự tìm tòi, khám phá nhịp điệu thời đại và giọng điệu của nhà thơ hiện đại. Quá trình sáng tạo thơ tự do luôn là sự bắt đầu liên tục và không có điểm dừng.
    Nhà thơ hiện đại kiến tạo thế giới thông qua ngôn ngữ thi ca. Bản thân ý nghĩa của thơ tự đã xác lập các thuộc tính của thơ tự do. Ngôn từ của thơ tự do bùng vỡ như pháo hoa ngũ sắc, không xác định ranh giới, độ dài ngắn, biên độ giữa các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ. Thuộc tính của thơ tự do phải biểu hiện qua mọi bình diện, từ cảm xúc đến tư duy, từ hình tượng đến cấu tứ, từ nhịp diệu đến giọng điệu. Nếu nhà thơ không tự ý thức về tính tất yếu của thơ tự do thì không nên làm thơ tự do. Chính khí chất, cá tính của nhà thơ qui định thái độ lựa chọn phương thức thể hiện. Nhà thơ không hình thành nhịp điệu thi ca trong tâm hồn thì sự kiếm tìm những nhịp điệu ở bên ngoài chỉ là vay mượn, chạy theo chủ nghĩa hình thức và bài thơ chỉ là những ý tưởng nhân văn rời rạc, chắp vá.
    Thơ tự do không vần, câu thơ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh hoạt không có nghĩa là thiếu sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành bài thơ. Chính cảm xúc, năng lượng tâm linh và lo-gich nội tại của sự vật sẽ kết dính các hình ảnh, chi tiết và ngôn ngữ thi ca.
    Thi ca đang trên hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại. Dù thi ca cộng hưởng với âm nhạc và hội họa nhưng nó vẫn phải soi bóng vào chính nó để giữ lại những thuộc tính của thi ca. Con đường thi ca luôn mở ra những lối rẽ, khúc quanh đầy bí ẩn. Mỗi nhà thơ đều đi tìm một lối đi, một phương thức thể hiện cho riêng mình nhưng xu thế chung của vận động thi ca vẫn là hướng đến thơ tự do. Thơ tự do chính là sự trở về của khởi thuỷ ngôn ngữ nhưng được biến đổi về chất, nâng lên tầm cao mới phù hợp với nhịp điệu tâm hồn con người hiện đại và nhịp điệu của thời đại.
    © 2004 talawas
    || kienn79.
  4. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Bản chất ngôn ngữ và tính hư cấu trong thơ hiện đại
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Là một người làm thơ trẻ cảm giác của tôi về Ngày Thơ Việt Nam cũng thật tươi trẻ. Đó là ngày thơ lên ngôi. Tôi nghĩ rằng trong tận cùng tâm hồn của mỗi nhà thơ ít hay nhiều đều ánh lên những niềm vui và tự hào về Ngày Thơ. Đó là ngày tôn vinh công việc nhọc nhằn của các nhà thơ, những người lao động cần mẫn đến khô hạn trên cánh đồng cảm xúc và ngôn ngữ.

    Năm ngoái nhân dịp lần đầu tiên tổ chức Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu - Hà Nội, một phóng viên của báo điện tử Vietnam Net có hỏi tôi: ?oLà một nhà thơ trẻ, anh nghĩ thế nào về thơ hôm nay và hãy cho biết những suy nghĩ của anh ở góc độ thơ Trẻ ảnh hưởng và kế thừa như thế nào từ thơ truyền thống ?" thơ đương đại??. Đây là một câu hỏi thú vị nhưng hóc búa. Cuối cùng thì tôi đã từ chối không trả lời cuộc phỏng vấn này vì không dễ trả lời. Nhưng suốt thời gian một năm qua khi có dịp tôi vẫn thường chiêm nghiệm về câu hỏi. Bởi không dừng lại ở một câu phỏng vấn (vì bài báo đã hoàn thành và đã được đưa lên mạng từ lâu), mà ý nghĩa của câu hỏi này, theo tôi, liên quan rất nhiều đến những cuộc tìm kiếm mới, những con đường đi mới của các những người làm thơ trẻ hôm nay.

    Theo tôi, thơ Trẻ và thơ truyền thống có những đặc điểm sau:

    1. Thơ Trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thơ truyền thống. Nói cách khác, không có thơ truyền thống thì không thể có phong trào gọi là thơ Trẻ được. Sự tiếp nối này chẳng có gì khác biệt, đó là thơ của thế hệ mới, thơ của những người trẻ tuổi hôm nay. Họ đang ở giữa dòng chảy tiếp cận với nhiều luồng thông tin văn hóa, chứng kiến những thay đổi chóng mặt trên toàn thế giới. Và đặc biệt hơn, những đổi thay ở một đất nước dân chủ và đổi mới. Bắt đầu ủng hộ, triển khai mọi hướng. Có xu thế thăm dò và cổ vũ mọi tìm kiếm, mọi thể nghiệm trong nghệ thuật Thơ của người viết trẻ?Tôi nói như thế liệu có lạc quan quá không? Nhưng bản thân tôi trước sau vẫn dự cảm như thế và đã viết đúng như thế. Đó là thế hệ dò tìm, phác họa chân dung, gương mặt của chính mình sau chiến tranh. Nói cách khác, giả sử cha anh chúng tôi đã sinh trưởng vào thời điểm như chúng tôi, thế hệ của e-mail, chat, internet?, khi thông tin đang mở rộng và thu hẹp lại thế giới, thì chắc họ cũng phải trăn trở, cũng phải thể nghiệm như chúng tôi. Không còn cách nào khác. Và chúng tôi, nếu sinh ra vào bối cảnh đất nước đang có chiến tranh thì cũng phải lên đường cầm súng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là niềm tin, lòng tự hào và ý thức dân tộc. Gần đây có tác phẩm ?oNgười Trung Hoa xấu xí? của nhà văn Trung Quốc Bá Dương gây dư luận đã được giới thiệu mấy kỳ trên báo Văn gghệ Trẻ. Và tôi biết ở Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức đang hoàn chỉnh tác phẩm ?oNgười Việt tự ngắm mình?. Viết ra điều này, tôi muốn nói rằng mỗi người, mỗi thế hệ đều có những thời điểm và có lịch sử cho riêng mình. Chính vì điều ấy, có nhiều bài phê bình cho rằng thơ Trẻ đang có xu hướng phủ nhận những thành tựu trong quá khứ. Theo tôi, đó là những nhận định không xác đáng, thiếu căn cứ và sai lầm. Sự thật để có thể viết mới hơn cha anh họ, những thế hệ đi trước, thì những nhà thơ trẻ trước hết phải nghiên cứu, học tập, hệ thống. Và khi thực sự am hiểu họ sẽ thấy những thành tựu đã làm được trong quá khứ thật không đơn giản. Điều đó bắt buộc họ phải tôn trọng những giá trị đã làm ra. Trên cái nền ấy họa may họ tiếp tục phác vẽ những gương mặt thơ tương lai. Bởi vì mỗi thời đại, mỗi thế hệ chỉ có một gương mặt Thơ. Những cái tên, những ?ođỉnh thơ? hay ?onúi thơ? như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền?đến Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Trúc Thông, Ý Nhi, Hoàng Hưng?là những cột mốc đã ghi dấu và sẽ ghi dấu trong lịch sử thi ca. Những tác phẩm, tài năng ấy đặt trên một nền tảng, bao trùm một bối cảnh lịch sử lớn. Thơ Trẻ chỉ cách tân thành công khi hiểu được tiến trình của thơ hôm nay là có sự đóng góp, nổ lực của nhiều thế hệ. Như một ý thơ của nhà thơ Tây Ban Nha, Antonio Porchia: ?o Tất cả những gì thay đổi sẽ để lại một vực thẳm sâu ở ngay bên cạnh sự thay đổi?.

    2. Từ góc độ cá nhân, theo tôi, đã làm nghệ thuật, làm thơ không thể không bị ảnh hưởng. Tôi vẫn quan niệm, thi ca hiện đại là làm mới lại ngôn ngữ, trả lại cho ngôn ngữ sự trung tính lười biếng của nó. Thực ra ngôn ngữ rất ít hoạt động. Nó ?ongủ? là chính. Nó chỉ thức dậy và quậy tung náo loạn do ý thức điều khiển của bộ não và cảm giác. Nó cũng không có từ đẹp hay từ xấu. Từ đẹp hay xấu là do cảm quan cá nhân của người sử dụng và bối cảnh sử dụng. Có nghĩa, bản chất ngôn ngữ vốn trong suốt. Việc ?otô màu? cho nó là do cảm tính của người sử dụng hay các nhà thơ. Chúng ta thường ác cảm và sử dụng ngôn ngữ theo những thói quen. Điều đó thật nguy hiểm cho thơ. Bởi nó đã làm cản trở rất nhiều về cách tiếp nhận. Và chúng ta chưa bao giờ đủ dũng cảm để đi hết tận cùng bản chất dù chỉ một Từ để thấy nó khiếp đảm và khủng khiếp như thế nào? Mà thơ là gì nếu không phải tạo ấn tượng từ những liên kết Từ hay những tổ hợp Từ? Có một sự thật, các nhà thơ, nhà văn Việt Nam thường hay ?obày trò?, hư cấu chuyện của người khác, thậm chí tạo những ?ophản đề? từ những nhân vật lớn trong lịch sử như Gia Long, Quang Trung, Hồ Chí Minh? nhưng lại không chịu nổi, thậm chí ?ođi thưa kiện? khi có ai đó ngay trong thời đại của mình dám ?ohư cấu? về mình. Họ cho rằng họ quan trọng hơn lịch sử hay lớn hơn lịch sử chăng? Đó là một ảo tưởng hèn kém. Cái nữa, cho thấy cái tôi hẹp hòi còn xoay trở rất khó khăn với nhiều định kiến của họ. Tại sao khi họ dám xây dựng, tạo ra được 1 nhân vật thì lại không dám để mình biến thành một nhân vật trong mắt kẻ khác? Cho dù nói phỏng theo J.P. Sartre: ?oĐó là địa ngục?. Điều đó càng khó khăn cho các thể nghiệm thơ khi thực tế của thơ Việt cần phải phá vỡ mọi cấu trúc, trường phái, mọi lý thuyết đã dựng sẵn và có sẵn. Dò tìm gương mặt mới, hậu hiện đại. Hỗn loạn, phi tuyến tính và vô giới hạn.

    Những nhà thơ trẻ thường hay ?oăn sẵn? và chịu ảnh hưởng ở thời kỳ đầu. Họ bị hớp hồn bởi trường lũy các thành tựu. Họ bị các bóng tượng đài ám ảnh. Sẽ chỉ có một số ít trong số họ bứt ra ?onhiễu từ? đó để có khả năng trở thành những tác giả đi lâu dài với thơ, tiếp cận được bản chất lớn lao của nghệ thuật Thơ.

    Cũng sẽ có nhiều nhà thơ trẻ không thể bứt ra khỏi cái bóng quá lớn của thần tượng họ. Họ đã bị hút tê liệt như nam châm hút sắt. Họ không thể có được tiếng nói của riêng mình. Họ đã thở qua vòm họng của kẻ khác. Họ tự diễn đạt sự nhu nhược của mình bằng lưỡi của người khác.

    3. Có thi sĩ tôi bị ảnh hưởng đôi nét ban đầu, trong số đó nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một. Và sự thật, tôi luôn tìm cách ?obắn hạ? ông trong tâm thức của mình. Nhiều khi để thơ hay, độc sáng hơn chúng ta cần phải ?okhai tử? một vài nhà thơ mà chúng ta yêu mến. Và tôi đã vượt qua được. Cũng như nhiều ý niệm về nghệ thuật thơ của nhà thơ Vladimir Holan (qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu) rất tương đồng với tôi. Tôi cảm thấy tâm thức tôi được lay động và thức tỉnh. Vấn đề của thơ Trẻ bây giờ là cứ phải tiếp lửa nhưng cần bước qua được những gì thế kỷ trước đã làm. Nếu không chúng ta sẽ chỉ là những cái bóng nhạt mờ và câm lặng.

    Như vậy thấy rõ các nhà thơ trẻ không thể không ảnh hưởng thơ truyền thống và thơ của các nhà thơ lẫy lừng đi trước trong và ngoài nước. Từ ảnh hưởng để kế thừa, từ kế thừa và cắt bỏ là một cuộc chiến đấu nghệ thuật kinh hoàng và gian nan. Đó là những thử thách nặng nề của những nhà thơ trẻ trên biên trường ngữ nghĩa. Bởi vậy, nếu có một Ham-lét thi sĩ thì chàng ta sẽ nói sao? Chắc có lẽ là: ?oTồn tại hay sáng tạo???

    Đà Nẵng, mồng Một Tết Giáp Thân, 2004
    nguồn "eVan.VnExpress.net"
    || kienn79.
  5. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Bản chất ngôn ngữ và tính hư cấu trong thơ hiện đại
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    Là một người làm thơ trẻ cảm giác của tôi về Ngày Thơ Việt Nam cũng thật tươi trẻ. Đó là ngày thơ lên ngôi. Tôi nghĩ rằng trong tận cùng tâm hồn của mỗi nhà thơ ít hay nhiều đều ánh lên những niềm vui và tự hào về Ngày Thơ. Đó là ngày tôn vinh công việc nhọc nhằn của các nhà thơ, những người lao động cần mẫn đến khô hạn trên cánh đồng cảm xúc và ngôn ngữ.

    Năm ngoái nhân dịp lần đầu tiên tổ chức Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu - Hà Nội, một phóng viên của báo điện tử Vietnam Net có hỏi tôi: ?oLà một nhà thơ trẻ, anh nghĩ thế nào về thơ hôm nay và hãy cho biết những suy nghĩ của anh ở góc độ thơ Trẻ ảnh hưởng và kế thừa như thế nào từ thơ truyền thống ?" thơ đương đại??. Đây là một câu hỏi thú vị nhưng hóc búa. Cuối cùng thì tôi đã từ chối không trả lời cuộc phỏng vấn này vì không dễ trả lời. Nhưng suốt thời gian một năm qua khi có dịp tôi vẫn thường chiêm nghiệm về câu hỏi. Bởi không dừng lại ở một câu phỏng vấn (vì bài báo đã hoàn thành và đã được đưa lên mạng từ lâu), mà ý nghĩa của câu hỏi này, theo tôi, liên quan rất nhiều đến những cuộc tìm kiếm mới, những con đường đi mới của các những người làm thơ trẻ hôm nay.

    Theo tôi, thơ Trẻ và thơ truyền thống có những đặc điểm sau:

    1. Thơ Trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thơ truyền thống. Nói cách khác, không có thơ truyền thống thì không thể có phong trào gọi là thơ Trẻ được. Sự tiếp nối này chẳng có gì khác biệt, đó là thơ của thế hệ mới, thơ của những người trẻ tuổi hôm nay. Họ đang ở giữa dòng chảy tiếp cận với nhiều luồng thông tin văn hóa, chứng kiến những thay đổi chóng mặt trên toàn thế giới. Và đặc biệt hơn, những đổi thay ở một đất nước dân chủ và đổi mới. Bắt đầu ủng hộ, triển khai mọi hướng. Có xu thế thăm dò và cổ vũ mọi tìm kiếm, mọi thể nghiệm trong nghệ thuật Thơ của người viết trẻ?Tôi nói như thế liệu có lạc quan quá không? Nhưng bản thân tôi trước sau vẫn dự cảm như thế và đã viết đúng như thế. Đó là thế hệ dò tìm, phác họa chân dung, gương mặt của chính mình sau chiến tranh. Nói cách khác, giả sử cha anh chúng tôi đã sinh trưởng vào thời điểm như chúng tôi, thế hệ của e-mail, chat, internet?, khi thông tin đang mở rộng và thu hẹp lại thế giới, thì chắc họ cũng phải trăn trở, cũng phải thể nghiệm như chúng tôi. Không còn cách nào khác. Và chúng tôi, nếu sinh ra vào bối cảnh đất nước đang có chiến tranh thì cũng phải lên đường cầm súng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là niềm tin, lòng tự hào và ý thức dân tộc. Gần đây có tác phẩm ?oNgười Trung Hoa xấu xí? của nhà văn Trung Quốc Bá Dương gây dư luận đã được giới thiệu mấy kỳ trên báo Văn gghệ Trẻ. Và tôi biết ở Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức đang hoàn chỉnh tác phẩm ?oNgười Việt tự ngắm mình?. Viết ra điều này, tôi muốn nói rằng mỗi người, mỗi thế hệ đều có những thời điểm và có lịch sử cho riêng mình. Chính vì điều ấy, có nhiều bài phê bình cho rằng thơ Trẻ đang có xu hướng phủ nhận những thành tựu trong quá khứ. Theo tôi, đó là những nhận định không xác đáng, thiếu căn cứ và sai lầm. Sự thật để có thể viết mới hơn cha anh họ, những thế hệ đi trước, thì những nhà thơ trẻ trước hết phải nghiên cứu, học tập, hệ thống. Và khi thực sự am hiểu họ sẽ thấy những thành tựu đã làm được trong quá khứ thật không đơn giản. Điều đó bắt buộc họ phải tôn trọng những giá trị đã làm ra. Trên cái nền ấy họa may họ tiếp tục phác vẽ những gương mặt thơ tương lai. Bởi vì mỗi thời đại, mỗi thế hệ chỉ có một gương mặt Thơ. Những cái tên, những ?ođỉnh thơ? hay ?onúi thơ? như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền?đến Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Trúc Thông, Ý Nhi, Hoàng Hưng?là những cột mốc đã ghi dấu và sẽ ghi dấu trong lịch sử thi ca. Những tác phẩm, tài năng ấy đặt trên một nền tảng, bao trùm một bối cảnh lịch sử lớn. Thơ Trẻ chỉ cách tân thành công khi hiểu được tiến trình của thơ hôm nay là có sự đóng góp, nổ lực của nhiều thế hệ. Như một ý thơ của nhà thơ Tây Ban Nha, Antonio Porchia: ?o Tất cả những gì thay đổi sẽ để lại một vực thẳm sâu ở ngay bên cạnh sự thay đổi?.

    2. Từ góc độ cá nhân, theo tôi, đã làm nghệ thuật, làm thơ không thể không bị ảnh hưởng. Tôi vẫn quan niệm, thi ca hiện đại là làm mới lại ngôn ngữ, trả lại cho ngôn ngữ sự trung tính lười biếng của nó. Thực ra ngôn ngữ rất ít hoạt động. Nó ?ongủ? là chính. Nó chỉ thức dậy và quậy tung náo loạn do ý thức điều khiển của bộ não và cảm giác. Nó cũng không có từ đẹp hay từ xấu. Từ đẹp hay xấu là do cảm quan cá nhân của người sử dụng và bối cảnh sử dụng. Có nghĩa, bản chất ngôn ngữ vốn trong suốt. Việc ?otô màu? cho nó là do cảm tính của người sử dụng hay các nhà thơ. Chúng ta thường ác cảm và sử dụng ngôn ngữ theo những thói quen. Điều đó thật nguy hiểm cho thơ. Bởi nó đã làm cản trở rất nhiều về cách tiếp nhận. Và chúng ta chưa bao giờ đủ dũng cảm để đi hết tận cùng bản chất dù chỉ một Từ để thấy nó khiếp đảm và khủng khiếp như thế nào? Mà thơ là gì nếu không phải tạo ấn tượng từ những liên kết Từ hay những tổ hợp Từ? Có một sự thật, các nhà thơ, nhà văn Việt Nam thường hay ?obày trò?, hư cấu chuyện của người khác, thậm chí tạo những ?ophản đề? từ những nhân vật lớn trong lịch sử như Gia Long, Quang Trung, Hồ Chí Minh? nhưng lại không chịu nổi, thậm chí ?ođi thưa kiện? khi có ai đó ngay trong thời đại của mình dám ?ohư cấu? về mình. Họ cho rằng họ quan trọng hơn lịch sử hay lớn hơn lịch sử chăng? Đó là một ảo tưởng hèn kém. Cái nữa, cho thấy cái tôi hẹp hòi còn xoay trở rất khó khăn với nhiều định kiến của họ. Tại sao khi họ dám xây dựng, tạo ra được 1 nhân vật thì lại không dám để mình biến thành một nhân vật trong mắt kẻ khác? Cho dù nói phỏng theo J.P. Sartre: ?oĐó là địa ngục?. Điều đó càng khó khăn cho các thể nghiệm thơ khi thực tế của thơ Việt cần phải phá vỡ mọi cấu trúc, trường phái, mọi lý thuyết đã dựng sẵn và có sẵn. Dò tìm gương mặt mới, hậu hiện đại. Hỗn loạn, phi tuyến tính và vô giới hạn.

    Những nhà thơ trẻ thường hay ?oăn sẵn? và chịu ảnh hưởng ở thời kỳ đầu. Họ bị hớp hồn bởi trường lũy các thành tựu. Họ bị các bóng tượng đài ám ảnh. Sẽ chỉ có một số ít trong số họ bứt ra ?onhiễu từ? đó để có khả năng trở thành những tác giả đi lâu dài với thơ, tiếp cận được bản chất lớn lao của nghệ thuật Thơ.

    Cũng sẽ có nhiều nhà thơ trẻ không thể bứt ra khỏi cái bóng quá lớn của thần tượng họ. Họ đã bị hút tê liệt như nam châm hút sắt. Họ không thể có được tiếng nói của riêng mình. Họ đã thở qua vòm họng của kẻ khác. Họ tự diễn đạt sự nhu nhược của mình bằng lưỡi của người khác.

    3. Có thi sĩ tôi bị ảnh hưởng đôi nét ban đầu, trong số đó nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một. Và sự thật, tôi luôn tìm cách ?obắn hạ? ông trong tâm thức của mình. Nhiều khi để thơ hay, độc sáng hơn chúng ta cần phải ?okhai tử? một vài nhà thơ mà chúng ta yêu mến. Và tôi đã vượt qua được. Cũng như nhiều ý niệm về nghệ thuật thơ của nhà thơ Vladimir Holan (qua bản dịch của nhà thơ Diễm Châu) rất tương đồng với tôi. Tôi cảm thấy tâm thức tôi được lay động và thức tỉnh. Vấn đề của thơ Trẻ bây giờ là cứ phải tiếp lửa nhưng cần bước qua được những gì thế kỷ trước đã làm. Nếu không chúng ta sẽ chỉ là những cái bóng nhạt mờ và câm lặng.

    Như vậy thấy rõ các nhà thơ trẻ không thể không ảnh hưởng thơ truyền thống và thơ của các nhà thơ lẫy lừng đi trước trong và ngoài nước. Từ ảnh hưởng để kế thừa, từ kế thừa và cắt bỏ là một cuộc chiến đấu nghệ thuật kinh hoàng và gian nan. Đó là những thử thách nặng nề của những nhà thơ trẻ trên biên trường ngữ nghĩa. Bởi vậy, nếu có một Ham-lét thi sĩ thì chàng ta sẽ nói sao? Chắc có lẽ là: ?oTồn tại hay sáng tạo???

    Đà Nẵng, mồng Một Tết Giáp Thân, 2004
    nguồn "eVan.VnExpress.net"
    || kienn79.
  6. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đức Tùng
    Đám đông thơ
    Nỗi ao ước sâu xa trong mỗi người là đối diện với chính mình. Thơ không loại trừ những mâu thuẫn, nhưng kết hợp chúng ta vào với nỗi buồn, niềm vui, sự bất hạnh và may mắn, sự sợ hãi và tính hài hước. Trong một ngôn ngữ được cô đặc lại, những hình ảnh được nén lại, cuộc đời khai triển những chân trời bất định, xao động những ngã rẽ của tồn tại. Hành trình của tâm hồn đi sâu xuống những vực thẳm của ký ức tàn phai, của mất mát bị che dấu, của tình yêu bị bỏ lại bên đường, với ngọn đèn soi tỏ.
    Cuộc đời mỗi ngày trôi đi trong những ảo tưởng được dàn dựng, cái chết non yểu của trí tưởng tượng, cái chất tầm thường được nâng lên thành những quy ước, bắt bạn đầu hàng sớm ở tuổi trưởng thành, một ngày nhưng mãi mãi về sau.
    Khi được đọc lên giữa những người bạn, bài thơ giống như những huyền thoại được kể lại trong đêm đông, như sự thờ phượng của những bộ lạc mông muội đang tìm đường đi tới. Những bài thơ mà thực chất không phải là thơ, thường có tác dụng như sự rỉ sét, làm hủy hoại một căn nhà một trăm năm cũ: căn nhà của tâm hồn bạn. Thực sự trong yếu tính của nó, thơ có thể làm cho bạn rùng mình sợ hãi, vui vẻ hân hoan, hay buồn bã đau đớn, nhưng cuối cùng bao giờ cũng như một lực lượng mới, một cơn gió sắp xếp lại cánh đồng, một lưỡi dao cắt đứt vết thương, một mặt trời từ từ dâng lên từ mặt biển cong vút khi bạn đứng trên hải đảo một mình ngày hôm sau của một cơn bão, là sự tỉnh thức tột cùng của kiến thức, là sự hồi sinh êm dịu lách mình qua những tảng đá.
    Trở về với sự thật là trở về với chính mình, với vẻ đẹp thách thức các lực hút hướng tâm, chính là sự ly tâm, vốn là bản chất của tạo vật. Thơ là sự trầm tư liên tục, là sự thiền định mỗi ngày, làm bạn bị văng ra, bị chậm lại, trở thành cái trở thành, như một hòn sỏi lăn trong dòng suối, trở nên sắc cạnh, một đêm kia bạn nằm một mình trong bóng tối, bệnh tật, đau ở các khớp xương, đói nghèo, cô đơn, tha hương, giật mình thức dậy vì một thứ tiếng động lạ kỳ từ ngoài xa kia vọng lại, bạn nằm lắng nghe thật kĩ, dùng hết sức mạnh tâm hồn của mình, và ký ức vô tận, mới nhận ra rằng tiếng động kia là từ một hòn sỏi lăn đi trong dòng nước lũ khua ánh trăng.
    Các bậc thiền giả thường nhắc đến hơi thở. Hơi thở là đời sống từng giây từng phút. Thái độ tỉnh thức đối với từng hơi thở chính là sự tỉnh thức với tồn tại. Những chữ, những từ, những đơn vị của ngôn ngữ trong thơ là những đơn vị của hình ảnh, nhưng không phải chỉ là hình ảnh, những đơn vị của âm thanh, nhưng không phải chỉ là âm nhạc. Thông điệp của thơ có một cái gì giống như là không gian, hiện hữu trong sự vật, nhưng không phải là sự vật, xen kẻ và liên tục giữa các sự vật, nhưng không phải là chất ête trong các giả thuyết vật lý cổ điển, là sứ giả của chính bản thân mình. Thơ là thông điệp của sự thật, cái sự thật mà một đứa trẻ khi lớn lên được xã hội dạy dỗ là nên tránh xa, nên đè nén lại, nên lãng quên đi, nên từ chối. Sự thật về đất nước mình, về tổ quốc, về gia đình, về tình bạn và tình yêu, về sự dối trá, và sự dối trá lần thứ hai của sự dối trá. Thơ tập cho bạn sự lắng nghe bền bỉ, sự im lặng lý tính, khi chọn lựa những từ ngữ cho bài thơ sắp viết, nhà thơ chọn lựa chính những thành tố mới mẻ và nguyên thủy của đời sống, khơi cho chúng bật lên, nảy mầm từ đất sâu. Người đọc thơ tự mình loại bỏ những yếu tố không mới mẻ và không nguyên thủy, vì chính họ biết hơn ai hết rằng thơ cần cho họ không phải như một đám đông. Có những đám đông lớn từ quá khứ, và những đám đông nhỏ hơn từ hiện tại, trong các phong trào gọi là tiến bộ và hiện đại. Hơn bao giờ hết, thơ cần dẫn chúng ta đi xa ra ngoài các tâm điểm, ra ngoài các đám đông, chống lại các đám đông. Cảm nhận sự hiện hữu một cách chân thành, bạn đừng sợ hãi, ở cuối đường kia, một ngày nọ, thơ cũng chống lại sự cô đơn. Nhưng không phải bằng cái cách mà những quy phạm của đời sống đang dạy chúng ta.
    Không ai trả lời nổi cho bạn những câu hỏi đại loại như: bài thơ mới viết này có hay hay không, thậm chí có phải là thơ không? Hay đôi lúc bạn tự hỏi: bài thơ này thì cần thiết cho ai? Vì có vẻ như không ai cần đến nó. Nhưng thật ra, ở nơi không có thơ, đích thị, đám đông đã bước những bước đi lầm lạc. Bước đi theo cái bóng của chính mình hắt lại. Nhưng chính ra, nó không nên như thế.
    © 2004 talawas
    || kienn79.
  7. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đức Tùng
    Đám đông thơ
    Nỗi ao ước sâu xa trong mỗi người là đối diện với chính mình. Thơ không loại trừ những mâu thuẫn, nhưng kết hợp chúng ta vào với nỗi buồn, niềm vui, sự bất hạnh và may mắn, sự sợ hãi và tính hài hước. Trong một ngôn ngữ được cô đặc lại, những hình ảnh được nén lại, cuộc đời khai triển những chân trời bất định, xao động những ngã rẽ của tồn tại. Hành trình của tâm hồn đi sâu xuống những vực thẳm của ký ức tàn phai, của mất mát bị che dấu, của tình yêu bị bỏ lại bên đường, với ngọn đèn soi tỏ.
    Cuộc đời mỗi ngày trôi đi trong những ảo tưởng được dàn dựng, cái chết non yểu của trí tưởng tượng, cái chất tầm thường được nâng lên thành những quy ước, bắt bạn đầu hàng sớm ở tuổi trưởng thành, một ngày nhưng mãi mãi về sau.
    Khi được đọc lên giữa những người bạn, bài thơ giống như những huyền thoại được kể lại trong đêm đông, như sự thờ phượng của những bộ lạc mông muội đang tìm đường đi tới. Những bài thơ mà thực chất không phải là thơ, thường có tác dụng như sự rỉ sét, làm hủy hoại một căn nhà một trăm năm cũ: căn nhà của tâm hồn bạn. Thực sự trong yếu tính của nó, thơ có thể làm cho bạn rùng mình sợ hãi, vui vẻ hân hoan, hay buồn bã đau đớn, nhưng cuối cùng bao giờ cũng như một lực lượng mới, một cơn gió sắp xếp lại cánh đồng, một lưỡi dao cắt đứt vết thương, một mặt trời từ từ dâng lên từ mặt biển cong vút khi bạn đứng trên hải đảo một mình ngày hôm sau của một cơn bão, là sự tỉnh thức tột cùng của kiến thức, là sự hồi sinh êm dịu lách mình qua những tảng đá.
    Trở về với sự thật là trở về với chính mình, với vẻ đẹp thách thức các lực hút hướng tâm, chính là sự ly tâm, vốn là bản chất của tạo vật. Thơ là sự trầm tư liên tục, là sự thiền định mỗi ngày, làm bạn bị văng ra, bị chậm lại, trở thành cái trở thành, như một hòn sỏi lăn trong dòng suối, trở nên sắc cạnh, một đêm kia bạn nằm một mình trong bóng tối, bệnh tật, đau ở các khớp xương, đói nghèo, cô đơn, tha hương, giật mình thức dậy vì một thứ tiếng động lạ kỳ từ ngoài xa kia vọng lại, bạn nằm lắng nghe thật kĩ, dùng hết sức mạnh tâm hồn của mình, và ký ức vô tận, mới nhận ra rằng tiếng động kia là từ một hòn sỏi lăn đi trong dòng nước lũ khua ánh trăng.
    Các bậc thiền giả thường nhắc đến hơi thở. Hơi thở là đời sống từng giây từng phút. Thái độ tỉnh thức đối với từng hơi thở chính là sự tỉnh thức với tồn tại. Những chữ, những từ, những đơn vị của ngôn ngữ trong thơ là những đơn vị của hình ảnh, nhưng không phải chỉ là hình ảnh, những đơn vị của âm thanh, nhưng không phải chỉ là âm nhạc. Thông điệp của thơ có một cái gì giống như là không gian, hiện hữu trong sự vật, nhưng không phải là sự vật, xen kẻ và liên tục giữa các sự vật, nhưng không phải là chất ête trong các giả thuyết vật lý cổ điển, là sứ giả của chính bản thân mình. Thơ là thông điệp của sự thật, cái sự thật mà một đứa trẻ khi lớn lên được xã hội dạy dỗ là nên tránh xa, nên đè nén lại, nên lãng quên đi, nên từ chối. Sự thật về đất nước mình, về tổ quốc, về gia đình, về tình bạn và tình yêu, về sự dối trá, và sự dối trá lần thứ hai của sự dối trá. Thơ tập cho bạn sự lắng nghe bền bỉ, sự im lặng lý tính, khi chọn lựa những từ ngữ cho bài thơ sắp viết, nhà thơ chọn lựa chính những thành tố mới mẻ và nguyên thủy của đời sống, khơi cho chúng bật lên, nảy mầm từ đất sâu. Người đọc thơ tự mình loại bỏ những yếu tố không mới mẻ và không nguyên thủy, vì chính họ biết hơn ai hết rằng thơ cần cho họ không phải như một đám đông. Có những đám đông lớn từ quá khứ, và những đám đông nhỏ hơn từ hiện tại, trong các phong trào gọi là tiến bộ và hiện đại. Hơn bao giờ hết, thơ cần dẫn chúng ta đi xa ra ngoài các tâm điểm, ra ngoài các đám đông, chống lại các đám đông. Cảm nhận sự hiện hữu một cách chân thành, bạn đừng sợ hãi, ở cuối đường kia, một ngày nọ, thơ cũng chống lại sự cô đơn. Nhưng không phải bằng cái cách mà những quy phạm của đời sống đang dạy chúng ta.
    Không ai trả lời nổi cho bạn những câu hỏi đại loại như: bài thơ mới viết này có hay hay không, thậm chí có phải là thơ không? Hay đôi lúc bạn tự hỏi: bài thơ này thì cần thiết cho ai? Vì có vẻ như không ai cần đến nó. Nhưng thật ra, ở nơi không có thơ, đích thị, đám đông đã bước những bước đi lầm lạc. Bước đi theo cái bóng của chính mình hắt lại. Nhưng chính ra, nó không nên như thế.
    © 2004 talawas
    || kienn79.
  8. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Lời người dịch: Gustav Janouch (1903-1968), sau này trở thành một nhà soạn nhạc nhẹ ở Praha, có may mắn gặp Kafka trong nhiều buổi trò chuyện thân mật và bình đẳng, về rất nhiều vấn đề. Lúc này Janouch mới 17 tuổi, Kafka[1] 37 tuổi, đã là tác giả của Hóa thân. Janouch coi ?ocon người vừa kỳ lạ vừa nhân hậu ấy? không phải chỉ như một nhà văn có tài, mà còn như một người thầy về tư tưởng và cách sống. Sau mỗi buổi, anh đều ghi lại các trao đổi (thật ra thời gian gặp gỡ chỉ diễn ra trong vòng trên dưới hai năm).
    Ba mươi năm sau, năm 1951, khi Kafka đã qua đời từ lâu và đã trở thành một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại, Janouch cho công bố những ghi chép trên dưới nhan đề: ?oTrò chuyện với Kafka?. Cuốn sách khiến cho những người thân nhất với Kafka (Max Brod, Dora Dymant) kinh ngạc vì trong đó họ tìm được đúng người bạn mà họ đã biết: đặc tính con người, cách trò chuyện, thái độ và quan niệm về cuộc sống, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị...
    Hai đoạn trích dưới đây dịch từ bản tiếng Pháp do Nhà xuất bản Maurice Nadeau nổi tiếng ấn hành: theo Nadeau, trong rất nhiều sách ông đã xuất bản, cuốn Trò chuyện với Kafka là cuốn tái bản nhiều nhất (hiện nay là loạt in trên 10.000 bản). Dưới đây chỉ là hai đoạn trích trong rất nhiều phát biểu ý kiến của Kafka riêng về thơ khi trao đổi với Janouch.
    Dù là của Kafka, đây cũng chỉ là một trong nhiều quan niệm về thơ; ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Điều đó chẳng có gì lạ giữa ?omột thế giới lâm vào hàng ngàn tốc độ và hàng ngàn nền văn hóa đối chọi nhau?, nhất là khi những phát biểu của Kafka cách chúng ta khoảng đã trên 80 năm.
    Tuy nhiên, đọc những bài thơ có ngôn từ ?otrong suốt? của Borges và Octavio Paz, hai nhà thơ vào loại lớn nhất của phương Tây còn sống đến cuối thế kỷ 20, ta thấy hình như họ rất gần với cách nghĩ và cách làm của Kafka. Vốn dường như không phân biệt thơ và văn xuôi, thiên tài của Kafka đặc biệt nhạy cảm với hoàn cảnh riêng biệt của mình (ngoài xã hội, ông là người Do Thái ở xứ đạo Thiên Chúa, nhà văn Séc viết bằng tiếng Đức; trong gia đình là xung đột giữa ông bố-thưong gia và đứa con-thi sĩ). Ngay từ những năm đầu đời của ông, ở Praha, đã có một không khí bài Do Thái nặng nề và ông sẽ luôn có cảm giác về một thế giới hằn thù như vậy. Đúng như lời E. Pawel, tác giả một cuốn tiểu sử về Kafka: ?oThế giới mà Kafka buộc phải nhìn nhận một cách tỉnh táo, tới mức ông thấy nó không sao chịu nổi, đó chính là thế giới chúng ta thời hậu Auschwitz, bên bờ vực của hủy diệt. Nếu tác phẩm của ông mang tính nổi loạn, đó không phải vì ông đã tìm được chân lý mà vì, là một con người, do không thể tìm được sự thật, ông đã khước từ mọi chân lý nửa vời hay giải pháp thỏa hiệp. Với những ảo ảnh rứt ra từ sâu thẳm của bản thân mình và trong một ngôn ngữ trong suốt như pha lê, ông đã tạo hình cho nỗi lo âu (angoisse) làm một kiếp người?.[2]
    Có điều kỳ lạ là, với một văn phong giản dị và trong suốt như vậy, tác phẩm của ông từ Vụ án đến Lâu đài qua truyện ngắn, tất cả đều mở ra vô vàn dẫn giải: ?oKhông có lời giải duy nhất cho ẩn ngữ. Thực sự không có ẩn ngữ, chỉ có ảnh hưởng qua lại chói lòa của những ngữ nghĩa với vô vàn khía cạnh?.[3]
    Những lời trao đổi ngắn ngủi của ông với Janouch cũng có cái gì giống vậy. (Hai trích đoạn dưới đây do người dịch đánh số).

    --------------------------------------------------------------------------------

    Kafka nghĩ về thơ
    Gustav Janouch
    1- Hôm ấy tôi mang đến cho tiến sĩ Kafka số đặc biệt của tạp chí Séc Cerven, trong đó có bản dịch bài Ngoại ô của Guillaume Apollinaire, một bài thơ âm điệu mãnh liệt. Tuy nhiên Kafka đã đọc nó rồi. Ông nói với tôi:
    ?oTôi đã đọc bản dịch ngay lúc mới đăng. Trước đó tôi cũng đã đọc nguyên bản tiếng Pháp trong tập thơ Rượu.?
    Tôi hỏi:
    - Thế ông có cảm giác gì?
    - Sao? Bài thơ của Apollinaire hay bản dịch của Capek, ông hỏi lại, giọng khô khan như mỗi lần cần có sự chính xác.
    - Cả hai, và tôi hồn nhiên nói thêm ngay ý kiến của tôi: ?oTôi rất xúc động?.
    - Tôi hiểu điều đó, Kafka nói. Trên bình diện ngôn từ, đây là một kỳ công. Cả bài thơ lẫn bản dịch.
    Phản ứng của ông khiến tôi mạnh dạn hơn. Tôi phấn chấn vì ?okhám phá? của tôi được Kafka tán đồng, vì vậy tôi cố trình bày và lý giải chi tiết hơn niềm vui thích của tôi. Tôi nhắc lại đoạn đầu của bài thơ: tháp Eiffel so sánh với một cô mục đồng ngồi giữa đàn ô tô kêu khe khẽ; tôi gợi lại ngụ ý về đồng hồ khu phố Do Thái của Praha với chữ Hêbrơ, đoạn miêu tả các bức tường mã não và malakít của nhà thờ Venceslas và nhà thờ Saint Vit ở Hradchin, rồi tôi kết thúc như sau lời bình giá của tôi về tác phẩm Apollinaire: ?oBài thơ sau này là một vòng cung thơ rộng lớn, căng từ tháp Eiffel đến nhà thờ của chúng ta, ôm trùm cả sự đa dạng muôn màu của thế giới hiện đại?.
    - Phải, Kafka nói, vẻ tán thưởng. Bài thơ này quả là một tác phẩm nghệ thuật. Apollinaire đã tóm lược trong một kiểu ảo ảnh những gì mắt ông bắt gặp được. Thật là một nhà kỳ tài.
    Câu cuối cùng có một âm hưởng lập lờ hơi kỳ lạ. Dưới vẻ thán phục hiển nhiên, có một sự dè dặt không nói ra nhưng lại rất rõ, khiến cho dù không muốn, trong tôi có một hồi âm cứ tăng dần. Tôi nói:
    - Một nhà kỳ tài? Tôi không thích điều đó.
    - Tôi cũng vậy. Kafka trả lời ngay, dường như thoải mái hơn. Tôi không thích điêu luyện, tài khéo theo kiểu nghệ sĩ tung hứng đặt sự điêu luyện cao hơn mọi thứ. Nhưng thử hỏi một nhà thơ có đứng trên mọi thứ được không? Không! Anh ta là tù nhân của thế giới anh nhìn thấy và biểu hiện, giống như Chúa là tù nhân của vũ trụ Người sáng tạo ra. Để tự giải thoát, nhà thơ chiết xuất thế giới ấy tự chính mình. Đấy không phải là kỳ tích của một kỳ tài mà là một sự sinh nở, và giống như mọi sự sinh nở, nó cộng thêm vào cho cuộc sống. Nhưng đã bao giờ anh nghe nói tới một người đàn bà lại là một kỳ tài về sinh nở chưa.
    - Không, tôi chưa nghe thấy điều gì như vậy. Sinh nở và kỳ tài, hai cái đó không đi cùng với nhau.
    - Chắc chắn rồi, Kafka nói. Không có kỳ tài trong sinh nở. Có thể sinh dễ hoặc khó, nhưng bao giờ cũng đau đớn. Kỳ tài là việc của diễn viên hài. Nhưng diễn viên hài lại bắt đầu ở nơi nghệ sĩ dừng lại. Ta thấy rõ điều đó trong bài thơ của Apollinaire. Ông cô đúc các thể nghiệm không gian khác nhau của mình trong một ảo giác thời gian siêu cá nhân. Đó là một cuộn phim băng từ ông trải ra trước mắt chúng ta. Ông là một nghệ sĩ tung hứng, gợi cho người đọc một hình ảnh vui mắt. Đó không là công việc một người mua vui. Một nhà thơ phải sáp nhập được cách nhìn của mình vào thể nghiệm hàng ngày của người đọc. Để làm được như vậy, ông phải sử dụng một ngôn ngữ bề ngoài có vẻ không gồ ghề, mà thân thuộc với người đọc. Đây là một ví dụ.
    Nói vậy, tiến sĩ Kafka lấy trong ngăn kéo bàn giấy một cuốn sách nhỏ bìa màu ghi lục và đặt trước mặt tôi: ?oĐây là những truyện ngắn của Kleist[4], ông nói. Đây mới thực sự là thơ. Và ngôn ngữ của nó trong suốt, anh sẽ không tìm thấy ở đó trò hoa mỹ hay khoe mẽ gì. Kleist không phải là một người tung hứng mà cũng không phải là người giải trí công cộng. Toàn bộ cuộc đời ông diễn ra dưới áp lực của độ căng thấu thị giữa con người và số phận: ông đã đưa chúng ra ánh sáng và cố định chúng vào một ngôn ngữ trong suốt, ai cũng hiểu được. Cách nhìn của ông hướng tới việc trở thành một di sản những thể nghiệm, mỗi người đều có thể với tới. Kleist gắng đến được một mục đích như vậy, không cần dùng tới kỳ tích của ngôn từ, không cần bình giảng hoặc ám chỉ. Ông kết hợp khiêm nhường, thấu hiểu và kiên nhẫn, và điều đó tạo sức mạnh cần thiết cho mọi sinh nở. Vì vậy tôi luôn đọc lại ông. Nghệ thuật không phải là vấn đề gây kinh ngạc chốc lát, mà là nêu một tấm gương lâu bền. Truyện ngắn của Kleist chứng minh điều đó một cách sáng tỏ. Chúng là gốc của văn học Đức hiện đại?.
    2- Tiến sĩ Kafka tặng tôi một cuốn sách dày khổ nhỏ của tủ sách Reclam: tập Lá cỏ của nhà thơ Walt Whitman[5]: ?oBản dịch không được tốt lắm. Có đoạn, nó còn khá lủng củng. Nhưng ít nhất nó cũng cho ta một hình ảnh gần đúng về nhà thơ, một trong những nhà thơ lớn nhất đã tạo cảm hứng cho những hình thức mới của trữ tình hiện đại. Người ta có thể coi những bài thơ không vần của ông như mẫu của thơ tự do của Arno Holz, Emile Verhaeren, Paul Claudel và nhiều người nữa.
    Tôi vội lưu ý Kafka rằng Yaroslav Vrchlicky (Ở Praha, các chuyên gia lịch sử văn học đã cho rằng ông này ?omở một cánh cửa ra thế giới cho văn học Séc?) cũng đã dịch Lá cỏ ra tiếng Séc từ lâu với danh nghĩa một thử nghiệm và một thể hiện kỳ dị về ngôn ngữ.
    - Tôi hiểu, Kafka nói. Trên phương diện hình thức thơ, W. Whitman đã gây ra một tiếng vang lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tầm quan trọng thực sự không hề ở điều ấy. Ông ấy đã hội tụ sự chiêm nghiệm về thiên nhiên và văn minh, mà đối với ông là hoàn toàn đối kháng nhau. Ông đã tiến hành một thể nghiệm tổng hợp làm say lòng người bởi ông luôn ý thức được rằng mọi biến cố đều quá ư ngắn ngủi. Ông nói: ?oCuộc sống, đó chỉ là chút còn lại của cái chết?. Vì vậy ông đã trao hết lòng mình cho từng cuộng cỏ. Chính vì vậy mà từ rất lâu tôi đã bị ông mê hoặc. Tôi khâm phục sự hài hòa ấy giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ở Châu Mỹ, khi nổ ra cuộc chiến giữa các quốc gia Bắc Nam - cuộc chiến đã đánh dấu xung động mạnh của thế giới cơ giới hóa vốn là thế giới chúng ta ngày nay -, Walt Whitman đã làm y tá. Ông đã làm điều mà ngày nay chúng ta cần phải làm. Giúp người yếu, người bệnh, người bại trận. Ông thực sự là một người Kitô giáo, do vậy là một người quan trọng đặc biệt trong mối quan hệ chặt chẽ của ông với người Do Thái chúng tôi, bởi ông cho phép đo được một mức độ của tính nhân đạo.
    - Vậy là ông đã rất am hiểu những gì ông ấy viết?
    - Tôi không biết rõ sách ông bằng đời ông. Bởi chính đời ông mới thực sự là tác phẩm cốt yếu của ông. Cái gì ông viết ra, thơ hay tùy bút, chỉ là làn tro nóng hổi của những chùm lửa bắn ra từ một niềm tin nếm trải trong sự liên kết và hoạt động có hiệu quả.
    Đặng Thị Hạnh
    dịch từ Conversations avec Kafka, NXB Maurice Nadeau 1978
    Bài đã đăng trên báo Văn nghệ, 7/2/2004


    Chú thích:
    [1] Kafka: nhà văn Séc viết tiếng Đức (1883-1924)
    Tác phẩm chính: Lời tuyên án (1913), Hóa thân (1919), Trại cải huấn (1919). Sau khi mất: Vụ án (1925), Lâu đài (1926).
    [2]; [3] Ernest Pawel, Frantz Kafka hay ác mộng của lý tính, bản dịch tiếng Pháp, NXB Leuil 1988, tr. 587, 428
    [4] Kleist: nhà văn Đức (1777-1811), tác giả của nhiều kịch drame, truyện ngắn và hài kịch. Cuộc đời gặp nhiều gian truân và thất bại, ông tự tử năm 34 tuổi.
    [5] Walt Whitman: nhà thơ Mỹ (1819-1892), là người tự học, thợ in, nhà báo, từ 1855 đến 1892, ông ấn hành nhiều lần tập thơ Lá cỏ, được coi như tập thơ biểu hiện một cách lâu bền xúc cảm của người dân Mỹ.
    nguồn "eVan.VnExpress.net"
    || kienn79.
  9. kienn79

    kienn79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Lời người dịch: Gustav Janouch (1903-1968), sau này trở thành một nhà soạn nhạc nhẹ ở Praha, có may mắn gặp Kafka trong nhiều buổi trò chuyện thân mật và bình đẳng, về rất nhiều vấn đề. Lúc này Janouch mới 17 tuổi, Kafka[1] 37 tuổi, đã là tác giả của Hóa thân. Janouch coi ?ocon người vừa kỳ lạ vừa nhân hậu ấy? không phải chỉ như một nhà văn có tài, mà còn như một người thầy về tư tưởng và cách sống. Sau mỗi buổi, anh đều ghi lại các trao đổi (thật ra thời gian gặp gỡ chỉ diễn ra trong vòng trên dưới hai năm).
    Ba mươi năm sau, năm 1951, khi Kafka đã qua đời từ lâu và đã trở thành một trong những nhà văn lớn nhất của thời đại, Janouch cho công bố những ghi chép trên dưới nhan đề: ?oTrò chuyện với Kafka?. Cuốn sách khiến cho những người thân nhất với Kafka (Max Brod, Dora Dymant) kinh ngạc vì trong đó họ tìm được đúng người bạn mà họ đã biết: đặc tính con người, cách trò chuyện, thái độ và quan niệm về cuộc sống, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị...
    Hai đoạn trích dưới đây dịch từ bản tiếng Pháp do Nhà xuất bản Maurice Nadeau nổi tiếng ấn hành: theo Nadeau, trong rất nhiều sách ông đã xuất bản, cuốn Trò chuyện với Kafka là cuốn tái bản nhiều nhất (hiện nay là loạt in trên 10.000 bản). Dưới đây chỉ là hai đoạn trích trong rất nhiều phát biểu ý kiến của Kafka riêng về thơ khi trao đổi với Janouch.
    Dù là của Kafka, đây cũng chỉ là một trong nhiều quan niệm về thơ; ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Điều đó chẳng có gì lạ giữa ?omột thế giới lâm vào hàng ngàn tốc độ và hàng ngàn nền văn hóa đối chọi nhau?, nhất là khi những phát biểu của Kafka cách chúng ta khoảng đã trên 80 năm.
    Tuy nhiên, đọc những bài thơ có ngôn từ ?otrong suốt? của Borges và Octavio Paz, hai nhà thơ vào loại lớn nhất của phương Tây còn sống đến cuối thế kỷ 20, ta thấy hình như họ rất gần với cách nghĩ và cách làm của Kafka. Vốn dường như không phân biệt thơ và văn xuôi, thiên tài của Kafka đặc biệt nhạy cảm với hoàn cảnh riêng biệt của mình (ngoài xã hội, ông là người Do Thái ở xứ đạo Thiên Chúa, nhà văn Séc viết bằng tiếng Đức; trong gia đình là xung đột giữa ông bố-thưong gia và đứa con-thi sĩ). Ngay từ những năm đầu đời của ông, ở Praha, đã có một không khí bài Do Thái nặng nề và ông sẽ luôn có cảm giác về một thế giới hằn thù như vậy. Đúng như lời E. Pawel, tác giả một cuốn tiểu sử về Kafka: ?oThế giới mà Kafka buộc phải nhìn nhận một cách tỉnh táo, tới mức ông thấy nó không sao chịu nổi, đó chính là thế giới chúng ta thời hậu Auschwitz, bên bờ vực của hủy diệt. Nếu tác phẩm của ông mang tính nổi loạn, đó không phải vì ông đã tìm được chân lý mà vì, là một con người, do không thể tìm được sự thật, ông đã khước từ mọi chân lý nửa vời hay giải pháp thỏa hiệp. Với những ảo ảnh rứt ra từ sâu thẳm của bản thân mình và trong một ngôn ngữ trong suốt như pha lê, ông đã tạo hình cho nỗi lo âu (angoisse) làm một kiếp người?.[2]
    Có điều kỳ lạ là, với một văn phong giản dị và trong suốt như vậy, tác phẩm của ông từ Vụ án đến Lâu đài qua truyện ngắn, tất cả đều mở ra vô vàn dẫn giải: ?oKhông có lời giải duy nhất cho ẩn ngữ. Thực sự không có ẩn ngữ, chỉ có ảnh hưởng qua lại chói lòa của những ngữ nghĩa với vô vàn khía cạnh?.[3]
    Những lời trao đổi ngắn ngủi của ông với Janouch cũng có cái gì giống vậy. (Hai trích đoạn dưới đây do người dịch đánh số).

    --------------------------------------------------------------------------------

    Kafka nghĩ về thơ
    Gustav Janouch
    1- Hôm ấy tôi mang đến cho tiến sĩ Kafka số đặc biệt của tạp chí Séc Cerven, trong đó có bản dịch bài Ngoại ô của Guillaume Apollinaire, một bài thơ âm điệu mãnh liệt. Tuy nhiên Kafka đã đọc nó rồi. Ông nói với tôi:
    ?oTôi đã đọc bản dịch ngay lúc mới đăng. Trước đó tôi cũng đã đọc nguyên bản tiếng Pháp trong tập thơ Rượu.?
    Tôi hỏi:
    - Thế ông có cảm giác gì?
    - Sao? Bài thơ của Apollinaire hay bản dịch của Capek, ông hỏi lại, giọng khô khan như mỗi lần cần có sự chính xác.
    - Cả hai, và tôi hồn nhiên nói thêm ngay ý kiến của tôi: ?oTôi rất xúc động?.
    - Tôi hiểu điều đó, Kafka nói. Trên bình diện ngôn từ, đây là một kỳ công. Cả bài thơ lẫn bản dịch.
    Phản ứng của ông khiến tôi mạnh dạn hơn. Tôi phấn chấn vì ?okhám phá? của tôi được Kafka tán đồng, vì vậy tôi cố trình bày và lý giải chi tiết hơn niềm vui thích của tôi. Tôi nhắc lại đoạn đầu của bài thơ: tháp Eiffel so sánh với một cô mục đồng ngồi giữa đàn ô tô kêu khe khẽ; tôi gợi lại ngụ ý về đồng hồ khu phố Do Thái của Praha với chữ Hêbrơ, đoạn miêu tả các bức tường mã não và malakít của nhà thờ Venceslas và nhà thờ Saint Vit ở Hradchin, rồi tôi kết thúc như sau lời bình giá của tôi về tác phẩm Apollinaire: ?oBài thơ sau này là một vòng cung thơ rộng lớn, căng từ tháp Eiffel đến nhà thờ của chúng ta, ôm trùm cả sự đa dạng muôn màu của thế giới hiện đại?.
    - Phải, Kafka nói, vẻ tán thưởng. Bài thơ này quả là một tác phẩm nghệ thuật. Apollinaire đã tóm lược trong một kiểu ảo ảnh những gì mắt ông bắt gặp được. Thật là một nhà kỳ tài.
    Câu cuối cùng có một âm hưởng lập lờ hơi kỳ lạ. Dưới vẻ thán phục hiển nhiên, có một sự dè dặt không nói ra nhưng lại rất rõ, khiến cho dù không muốn, trong tôi có một hồi âm cứ tăng dần. Tôi nói:
    - Một nhà kỳ tài? Tôi không thích điều đó.
    - Tôi cũng vậy. Kafka trả lời ngay, dường như thoải mái hơn. Tôi không thích điêu luyện, tài khéo theo kiểu nghệ sĩ tung hứng đặt sự điêu luyện cao hơn mọi thứ. Nhưng thử hỏi một nhà thơ có đứng trên mọi thứ được không? Không! Anh ta là tù nhân của thế giới anh nhìn thấy và biểu hiện, giống như Chúa là tù nhân của vũ trụ Người sáng tạo ra. Để tự giải thoát, nhà thơ chiết xuất thế giới ấy tự chính mình. Đấy không phải là kỳ tích của một kỳ tài mà là một sự sinh nở, và giống như mọi sự sinh nở, nó cộng thêm vào cho cuộc sống. Nhưng đã bao giờ anh nghe nói tới một người đàn bà lại là một kỳ tài về sinh nở chưa.
    - Không, tôi chưa nghe thấy điều gì như vậy. Sinh nở và kỳ tài, hai cái đó không đi cùng với nhau.
    - Chắc chắn rồi, Kafka nói. Không có kỳ tài trong sinh nở. Có thể sinh dễ hoặc khó, nhưng bao giờ cũng đau đớn. Kỳ tài là việc của diễn viên hài. Nhưng diễn viên hài lại bắt đầu ở nơi nghệ sĩ dừng lại. Ta thấy rõ điều đó trong bài thơ của Apollinaire. Ông cô đúc các thể nghiệm không gian khác nhau của mình trong một ảo giác thời gian siêu cá nhân. Đó là một cuộn phim băng từ ông trải ra trước mắt chúng ta. Ông là một nghệ sĩ tung hứng, gợi cho người đọc một hình ảnh vui mắt. Đó không là công việc một người mua vui. Một nhà thơ phải sáp nhập được cách nhìn của mình vào thể nghiệm hàng ngày của người đọc. Để làm được như vậy, ông phải sử dụng một ngôn ngữ bề ngoài có vẻ không gồ ghề, mà thân thuộc với người đọc. Đây là một ví dụ.
    Nói vậy, tiến sĩ Kafka lấy trong ngăn kéo bàn giấy một cuốn sách nhỏ bìa màu ghi lục và đặt trước mặt tôi: ?oĐây là những truyện ngắn của Kleist[4], ông nói. Đây mới thực sự là thơ. Và ngôn ngữ của nó trong suốt, anh sẽ không tìm thấy ở đó trò hoa mỹ hay khoe mẽ gì. Kleist không phải là một người tung hứng mà cũng không phải là người giải trí công cộng. Toàn bộ cuộc đời ông diễn ra dưới áp lực của độ căng thấu thị giữa con người và số phận: ông đã đưa chúng ra ánh sáng và cố định chúng vào một ngôn ngữ trong suốt, ai cũng hiểu được. Cách nhìn của ông hướng tới việc trở thành một di sản những thể nghiệm, mỗi người đều có thể với tới. Kleist gắng đến được một mục đích như vậy, không cần dùng tới kỳ tích của ngôn từ, không cần bình giảng hoặc ám chỉ. Ông kết hợp khiêm nhường, thấu hiểu và kiên nhẫn, và điều đó tạo sức mạnh cần thiết cho mọi sinh nở. Vì vậy tôi luôn đọc lại ông. Nghệ thuật không phải là vấn đề gây kinh ngạc chốc lát, mà là nêu một tấm gương lâu bền. Truyện ngắn của Kleist chứng minh điều đó một cách sáng tỏ. Chúng là gốc của văn học Đức hiện đại?.
    2- Tiến sĩ Kafka tặng tôi một cuốn sách dày khổ nhỏ của tủ sách Reclam: tập Lá cỏ của nhà thơ Walt Whitman[5]: ?oBản dịch không được tốt lắm. Có đoạn, nó còn khá lủng củng. Nhưng ít nhất nó cũng cho ta một hình ảnh gần đúng về nhà thơ, một trong những nhà thơ lớn nhất đã tạo cảm hứng cho những hình thức mới của trữ tình hiện đại. Người ta có thể coi những bài thơ không vần của ông như mẫu của thơ tự do của Arno Holz, Emile Verhaeren, Paul Claudel và nhiều người nữa.
    Tôi vội lưu ý Kafka rằng Yaroslav Vrchlicky (Ở Praha, các chuyên gia lịch sử văn học đã cho rằng ông này ?omở một cánh cửa ra thế giới cho văn học Séc?) cũng đã dịch Lá cỏ ra tiếng Séc từ lâu với danh nghĩa một thử nghiệm và một thể hiện kỳ dị về ngôn ngữ.
    - Tôi hiểu, Kafka nói. Trên phương diện hình thức thơ, W. Whitman đã gây ra một tiếng vang lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tầm quan trọng thực sự không hề ở điều ấy. Ông ấy đã hội tụ sự chiêm nghiệm về thiên nhiên và văn minh, mà đối với ông là hoàn toàn đối kháng nhau. Ông đã tiến hành một thể nghiệm tổng hợp làm say lòng người bởi ông luôn ý thức được rằng mọi biến cố đều quá ư ngắn ngủi. Ông nói: ?oCuộc sống, đó chỉ là chút còn lại của cái chết?. Vì vậy ông đã trao hết lòng mình cho từng cuộng cỏ. Chính vì vậy mà từ rất lâu tôi đã bị ông mê hoặc. Tôi khâm phục sự hài hòa ấy giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ở Châu Mỹ, khi nổ ra cuộc chiến giữa các quốc gia Bắc Nam - cuộc chiến đã đánh dấu xung động mạnh của thế giới cơ giới hóa vốn là thế giới chúng ta ngày nay -, Walt Whitman đã làm y tá. Ông đã làm điều mà ngày nay chúng ta cần phải làm. Giúp người yếu, người bệnh, người bại trận. Ông thực sự là một người Kitô giáo, do vậy là một người quan trọng đặc biệt trong mối quan hệ chặt chẽ của ông với người Do Thái chúng tôi, bởi ông cho phép đo được một mức độ của tính nhân đạo.
    - Vậy là ông đã rất am hiểu những gì ông ấy viết?
    - Tôi không biết rõ sách ông bằng đời ông. Bởi chính đời ông mới thực sự là tác phẩm cốt yếu của ông. Cái gì ông viết ra, thơ hay tùy bút, chỉ là làn tro nóng hổi của những chùm lửa bắn ra từ một niềm tin nếm trải trong sự liên kết và hoạt động có hiệu quả.
    Đặng Thị Hạnh
    dịch từ Conversations avec Kafka, NXB Maurice Nadeau 1978
    Bài đã đăng trên báo Văn nghệ, 7/2/2004


    Chú thích:
    [1] Kafka: nhà văn Séc viết tiếng Đức (1883-1924)
    Tác phẩm chính: Lời tuyên án (1913), Hóa thân (1919), Trại cải huấn (1919). Sau khi mất: Vụ án (1925), Lâu đài (1926).
    [2]; [3] Ernest Pawel, Frantz Kafka hay ác mộng của lý tính, bản dịch tiếng Pháp, NXB Leuil 1988, tr. 587, 428
    [4] Kleist: nhà văn Đức (1777-1811), tác giả của nhiều kịch drame, truyện ngắn và hài kịch. Cuộc đời gặp nhiều gian truân và thất bại, ông tự tử năm 34 tuổi.
    [5] Walt Whitman: nhà thơ Mỹ (1819-1892), là người tự học, thợ in, nhà báo, từ 1855 đến 1892, ông ấn hành nhiều lần tập thơ Lá cỏ, được coi như tập thơ biểu hiện một cách lâu bền xúc cảm của người dân Mỹ.
    nguồn "eVan.VnExpress.net"
    || kienn79.
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tác phẩm thơ: Thừa và thiếu
    ( Lý Đợi )
    Hình như, theo thống kê năm 2001, mỗi năm nước ta xuất bản hơn 700 tập thơ, nghĩa là bình quân mỗi ngày khoảng 2 tập; mỗi ngày tốn khoảng 10 triệu đồng để in thơ. Mới nhìn thì cũng khá nhiều, nhưng chia theo đầu người thì không đáng là bao, nhất là so với các nhu cầu nhỏ khác như hút thuốc, ăn trầu chẳng hạn. Cho nên, vấn đề của việc xuất bản thơ không nằm ở chỗ số lượng tập thơ/số tiền in thơ như nhiều người tưởng, mà theo tôi, nằm ở chỗ: dù có in 1 triệu cuốn hay in 10 cuốn trong 1 năm thì với bạn đọc - công chúng, và với chính tác giả, thơ vẫn thừa và thiếu; vẫn khá là phung phí, đúng hơn là, vẫn chi phí không hoặc chưa hợp lý.

    Tại sao thế? Có hai lý do: Một, bởi số tiền in một tập thơ bao nhiêu (4 triệu, 5 triệu hay vô số triệu...!), không cần nói thì người làm thơ nào cũng biết. Biết, vì đối với đa số, đó là một chi phí khá cao, một chi phí thường phải so đo nhiều lần trước khi chi. Hai, dù với chi phí xuất bản khá cao so với thu nhập của người làm thơ, nhưng thường thì ai cũng cố in ra một tập (nhất là những tập đầu tay) để ?oxướng danh?, và nếu được, ?ođịnh danh?. Nhưng định danh không phải và không bằng cách tạo ra một dư luận lành mạnh và để người đọc tìm mua. Cũng không để bán theo lối thuần kinh doanh, mà là để tặng. Nhiều người nói, tặng là cách kiểm soát được số lượng và chất lượng độc giả. Nhưng công bằng mà xét, chưa hẳn tặng là kiểm soát được chất lượng độc giả, vì một phần lớn trong số thơ đó là tặng xã giao. Những người nhận được tập thơ, cũng trong tư thế xã giao, nhận cho có và rất ít đọc tập thơ đó. Một khi thơ đã ít được đọc, thì không thể bàn đến đời sống của thơ và chất lượng của thơ. Và càng không thể nói về công chúng thơ. Công chúng thơ ở Tp.HCM, theo tôi, chưa hẳn là những người làm thơ - những người trong cuộc và có liên quan đến thơ-văn học cũng như nghệ thuật. Bởi theo ý kiến của chính những người trong cuộc, những đối tượng này rất ít đọc, mà có đọc thì chỉ đọc chính mình, đọc vài tờ báo, hay tác phẩm của vài người bạn thân (hay gặp gỡ, tán gẫu, nhậu nhẹt). Càng không phải nằm ở những người ít hoặc không liên quan, vì nếu có, thì thơ đã không đến nỗi ở trong tình trạng chở củi về rừng - nghĩa là thơ thường chỉ đến nhà những nhà thơ - như hiện nay. Thế bạn đọc, công chúng thơ ở đâu? Đó là câu hỏi mà hiện nay rất khó tìm câu trả lời (có người cho là câu hỏi mơ hồ!). Tôi nghĩ, có lẽ họ không ở đâu cả, bởi họ không có thật như chúng ta tưởng. Tôi nghĩ, cũng sắp đến lúc để chúng ta can đảm mà nhìn nhận và nói lên điều đó.

    ***

    Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, công chúng thơ là những đối tượng không ổn định. Có nhiều người đọc rất nhiều, nhưng đọc như một thú vui. Có những người đọc vài cuốn, nhưng đọc mà nghiền ngẫm. Có người đọc chỉ để làm sang, cho có, cho được việc. . . Thơ hiện nay, so với âm nhạc, hội hoạ hay phim ảnh - nếu tính về số lượng công chúng -thì chẳng thấm vào đâu. Thơ đã đi qua thời hoàng kim của mình, thời mà người người đọc thơ, thời mà thơ được đồng nghĩa với giải trí. Dù thơ rất khó để giải trí. Thơ đang đối mặt với thời giải trí thật sự, giải trí bằng công nghệ (thế kỷ XXI); và có nguy cơ bị nuốt chửng. Cái nào thuộc về công nghệ, cái đó sẽ thắng thế trong giải trí. Thơ rất khó thuộc về công nghệ, dù chỉ ở mức xuất bản-quảng cáo hay tiếp thị. . . Cho nên, việc bỏ tiền ra in thơ, dù của tác giả nào, thì cũng rất dễ được xem là phiêu lưu, phung phí. Thơ đang cần cách tồn tại khác.

    Và chính cách thức và đi tìm cách thức tồn tại khác, mới là cái thiếu thực sự của thơ hiện nay. Nó cũng sẽ trả lời được câu hỏi là tại sao hiện nay, tại các nhà sách, rất ít tác phẩm thơ được bày bán, nhất là thơ của các tác giả trẻ. Dù người mua rải rác vẫn có. Như trong chương trình gặp mặt này, đại biểu chính thức có 46 người (gồm cả thơ văn), nhưng đâu dễ gì tìm được tác phẩm của tất cả họ ở các nhà sách; thậm chí ở hội nhà văn. Tác phẩm của họ, nói theo ngôn ngữ kinh doanh, không được tiếp thị và quảng bá chuyên nghiệp-uy tín nên rất khó chen chân lên kệ sách, vốn nhỏ hẹp và chỉ dành cho những ?ođại gia? trong văn học. Nhưng hỏi ngược lại, nếu được quảng bá, tiếp thị tốt thì có chắc thơ sẽ chen vào được danh sách thanh toán hóa đơn của người tiêu dùng hay không? Tôi cho là không. Bởi, thơ không giống những hàng hóa khác, nó chưa bao giờ là nhu yếu phẩm cần mua sắm thường xuyên, nó rất ít khi là một phương tiện hữu hiệu để giúp người sử dụng đạt mục đích. Và trong bối cảnh hiện nay, nó đang có xu hướng bị vô hình-bị hư vô hóa, đúng hơn là bị trực tuyến hóa. Nghĩa là, thơ đang thay đổi cách tồn tại, từ nhà xuất bản ra dịch vụ photocopy, từ trang giấy lên màn hình máy tính-Internet. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, vài tác giả trẻ ở Tp.HCM thích in vi tính và photo; thích in và đọc thơ trên các trang web; bởi ở đó rẻ hơn, linh hoạt và tiện ích hơn. Rẻ, linh hoạt và tiện ích là xu thế chung của xã hội hiện đại. Những người trẻ sống trong đó rất ngại bỏ ra một thời gian quá dài (như chờ xin giấy phép), một chi phí quá cao (vài triệu cho việc in 1 tập thơ) để chỉ làm một việc mà lẽ ra khá đơn giản và nhanh chóng. Hơn nữa, việc đó lại ít đem lại hiệu quả, thành tựu như họ mong muốn. Rồi những người có liên quan hoặc có quan tâm đến thơ, hay đến một tác giả nào đó, họ cũng có rất ít thời gian để tìm đọc hay rời bỏ cái máy tính nơi họ làm việc để đi mua hoặc đọc. Họ làm việc, giải trí trên máy tính, và vì thế, họ cũng sẽ (có thể) đọc thơ trên máy tính. Như bản thân tôi, khi có vài người muốn đọc thơ, tôi nói để in vi tính rồi gởi thì đa phần họ bảo gởi qua email đi, hay họ hỏi có website nào để đọc được không. Cần phải công nhận, đọc qua màn hình không thú và không bền như đọc qua bản in, nhưng với thơ, điều đó thường khắc phục được. Vì thơ thường ngắn và thường chiếm ít diện tích. Diện tích và không gian (theo nghĩa rộng của hai từ này) đang là vấn đề cần suy nghĩ hiện nay.

    ***

    Nhìn từ khía cạnh nào đó, in thơ cũng là việc chiếm khá nhiều diện tích. Hội nhà văn thường than (và trên thực tế) không đủ tiền (hay diện tích-tiền) để tài trợ hay tổ chức in ấn tác phẩm; các câu lạc bộ, các nhóm, các tác giả đơn lẻ cũng thế. Trong khi đó, giải pháp, triển vọng và dự phóng đang bày ra trước mắt. Tại sao không thực hiện một trang web thơ, trang web văn học, thậm chí văn hoá-nghệ thuật của hội? Làm được điều này, ít nhất cũng tạo ra được ba ưu thế. Một, công chúng sẽ tăng lên vì công nghệ mạng phát triển - nó đang là mốt, đang là nhu cầu thực tế. Hai, sẽ hạ thấp được mức chi phí xuất bản; nhiều người nói, với một phần tư chi phí xuất bản thơ của hội hiện nay lẽ ra có thể làm được một trang web với lượng tác phẩm lớn hơn gấp bội, hiệu quả tức thì và đại chúng hơn. Cuối cùng, tiện ích, sự kết nối, sự giao lưu của một trang web là rộng lớn và rất ít bị giới hạn. Tất nhiên để làm được điều này, cũng cần một ban biên tập có tâm huyết, cởi mở, chấp nhận cái mới, chấp nhận thay đổi và có hiểu biết rộng. Trang web phải là nơi chung sống thật sự của nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau; chấp nhận những so đo-tranh luận; để cuối cùng, hướng tới được sự phát triển thơ theo chiều hướng nghệ thuật chuyên nghiệp và khoa học.Còn nếu không, trang web đó cũng sẽ giống như một thư viện giữ toàn tác phẩm cũ-không đầy đủ, hơn là nơi để bạn đọc lui tới. Và tác phẩm thơ ngày càng bị đẩy ra khỏi không gian tồn tại của chính nó, nghĩa là bị cắt đứt sự sống; và công chúng sẽ càng ngày càng trở nên xa lạ với thơ. Thế là, tất cả thiện chí và nỗ lực để thơ được xuất bản rốt cuộc vẫn hoài công vô ích. Và, với thơ, vẫn còn tình trạng thừa và thiếu; thừa mà thiếu.

    ( Nguồn : VN - Express )






    Votrungh@  

Chia sẻ trang này