1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Rabindranath Tagore - Nhà thơ lớn Ấn Độ ​
    Mai Thế Phụ ​
    Ông là nhà thơ lớn của Ấn Độ, đồng thời là nhà tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và đạo diễn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ và hoạ sĩ.Tagore là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel Văn chương vào năm 1913.
    Rabindranath Tagore sinh ngày 7.5.1861 ttại Calcutta, thuộc một dòng họ có công khai phá từ cuối thế kỷ XVII vùng đất mà sau này trở thành Calcutta, một hải cảng lớn trên bơ biển phía Đông, bên vịnh Bengal,thủ đô của Ấn Độ từ 1772 đến 1912.Gia đình Tagore sở hữu một tài sản trong công ty Anh-Đông Ấn với các hoạt động ngân hàng thương mại. Ông nội và cha của Rabindranath là những người rất tôn trọng truyền thống dân tộc và Ấn giáo nhưng đồng thời cũng là những người ủng hộ nhiệt tình công cuộc cải cách xã hội và tôn giáo ở Ấn Độ. Rabindranath là con thứ 14 trong một gia đình mà các anh, chị đều là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia; văn chương và âm nhạc ngự trị trong sinh hoạt gia đình.Đồng thời họ còn quan tâm đến đời sống các giai tầng khác nhau trong xã hội Ấn Độ. Rabindranath học ở trường không nhiều, chủ yếu là học ở nhà với các gia sư giỏi. Năm 17 tuổi, cậu được cha gửi sang Anh học với ý đồ muốn cậu trở thành một công chức Ấn Độ hoặc một luật sư. Nhưng Rabindranath chỉ thích thú theo các giáo trình văn chương,đồng thời dành thời gian tìm hiểu đời sống xã hội và âm nhạc.Và chỉ sau 18 tháng, cậu lại trở về tiếp tục học hỏi ở quê nhà và bắt đàu thử tài về thơ văn và âm nhạc. Tập thơ đầu tay của Tagore viết bằng tiếng Bengala Sandhya Sangeet( Dạ khúc) ra mắt năm 1882. Cũng trong năm này, tập Nirjharer Swapna Banga(sự thức tỉnh của nguồn cội) được xuất bản, thể hiện tài năng của Tagore và gây được tiếng vang. Ngoài văn chương, nghệ thuật, ông cũng chú tâm đến các vấn đề chính trị, tham gia hoạt động chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 12.1910, ông mở trường học ở Santinikitan, thầy và trò cùng sống khắc khổ trong môi trường thiên nhiên. Sau này, vào năm 1921, ngôi trường trở thành trường đại học quốc tế Visva Bharati, chuyên truyền bá những tư tưởng truyền thống của Ấn Độ về văn hoá và đạo đức. Sau thế chiến thứ nhất, Tagore đi nhiều nước( Châu Âu, Mỹ, các nước Đông Á và có qua cả Sàigòn) để tuyên truyền lý tưởng hoà bình.
    Ngay từ thập niên 1880, song song với nhiều hoạt động phong phú, Tagore đã viết rất nhiều, đủ các thể loại. Giọng thơ của ông, và cả con người ông, tưởng như rất đạo, như hoàn toàn thoát tục, mà thực ra, lại rát đời, rất thực tế. Ở Tagore, người ta không tìm thấy những vấn đề thời sự nóng bỏng, những nhân vật cụ thể- như nhiều nhà thơ của thế kỷ XX thường đề cập đến. Tất cả các vấn đề này ,trong thơ của Tagore,và cả trong kịch đều có nói đến, nhưng nói theo cách của ông, nghĩa là bằng hình tượng, bằng ngụ ngôn giống cách nói của kinh Phật hay kinh thánh. Theo văn của Tagore và nền văn học Ấn Độ nói chung, từ xưa đến nay dễ làm cho người đọc say mê bởi cái bản sắc vừa rất đạo vừa rất đời, giọng nói thì như một nhà truyền giáo mà truyện lại là chuyện hàng ngày của cuộc đời. Một vở kịch có nội dung chiến tranh gay gắt, nhưng dùng điển tích của Phật giáo. Một vở kịch khác nói về tình yêu được khai thác từ sự tích trong bản sử thi cổ cách đây hơn ba nghìn năm của Ấn Độ...Chúa trong thơ Tagore khác hẳn chúa trong thơ của Paul Claudel ( 1868- 1955) hay thơ của Charle pegyu ( 1873 - 1914) ở Pháp, không phải là một vị chúa nào cụ thể của một tôn giáo nào cụ thể trong nền văn minh đa thần đa giáo của Ấn Độ, mà là một hình ảnh đẹp đẽ, nơi ta có thể hướng lòng tin và gửi gắm tâm sự của mình, tưởng rất cao xa nhưng lại rất gần gũi. Thực tế cuộc đời khi vào thơ Tagore, đã trở thành suy nghĩ, tâm trạng thành những ước mơ, hy vọng, những nỗi khát khao cháy bỏng. Lời thơ thường nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng ẩn bên trong những sức sống mãnh liệt, say mê... Tầm lớn lao của Tagore ở đó.
    Các tác phẩm hay nhất của ông là tập thơ: Shatabdir Surdsha ( hoàng hôn của thế kỷ, 1899) đề cập đến bản chất tàn tệ của chủ nghĩa đế quốc, tập thơ Gitannjali ( thơ dâng , 1910 )gồm 103 bài, tiểu thuyết Gora ( 1910) miêu tả cuộc đấu tranh chống thực dân và những mâu thuẫn trong nội bộ một gia đình tư sản, tập thơ Dshedin Tchaitanja Mor ( khi tinh thần ta được giải phóng, 1937) lên án bọn phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha... Hầu hết thơ, văn, kịch của Tagore đều do tác giả tự dịch từ tiếng Bengali sang tiếng Anh. Một số tác phẩm ông viết thẳng bằng tiếng Anh.
    Tagore để lại khoảng 1000 bài thơ, 24 vở kịch, 8 tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn, trên 2000 bài hát và rất nhiều tiểu luận. ông mất năm 1941 tại Calcutta..
  2. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    về thơ Tagore, các bạn đọc ở đây nhé
    Người làm vườn- Không gian tâm linh - Không gian tình yêu
    TS Nguyễn Bích Thuý
    ĐHSP TPHCM ​
    Ở " người làm vườn" nhà thơ thiên tài Rabindrant Tagore đã sử dụng phạm trù không gian( với sự kế thừa quan niệm truyền thống của Ấn Độ) như một phương tiện biểu đạt quan trọng để phân tích cấu trúc bên trong của thế giới nội tâm nhân vật trữ tình và khám phá tình yêu trên phương diện mới của tư duy sáng tạo.
    Tagore không lựa chọn một không gian chuẩn mực, mà từ những hiện tượng thiên nhiên cụ thể hay kỳ ảo , ông phân cấp thành nhiều dạng thức đa dạng: không gianvũ trụ, không gian truyền thống, không gian mùa. và trong cách lý giải của nhà thơ, không gian nào cũng được nới mở kích cỡ đến vô tận để biểu thị vẻ đẹp tâm hồn huyền ảo vô biên.
    Không gian vũ trụ
    Bao gồm các thiên thể như: Bầu trời, trăng sao, mây gió, biển cả... được nhân tính hoá. Dụng ý nghệ thuật của nhà thơ là muốn được hoà tan cái bao la vô cùng của thiên nhien vào thế giới nội tâm của con người và trong màu trời bất diệt, chân trời vô tận ấy, tâm hồn con người sẽ đạt đến đích vô biên.
    Các hình ảnh nhân hoá không gian vũ trụ có đường liên tưởng tới dạng và lạ: " mặt trăng mệt nhaọc trải ánh xanh xao trên cửa sổ nơi anh đang ngồi" (b.63) " những đám mây trắng lười lĩnh không buồn bay" (b.55) " sao im lìm khép cánh" " Sao nín thở đếm thời gian" " trăng ẻo lả bơi trong đếm chìm lặng" ( b. 67) " bầu trời nhói đau"( b.39)
    Trong số này, hình ảnh" Mây" xuất hiện đậm đặc, được nhân hoá thành người bạn tâm giao và biểu đạt hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình, khi xao xuyến vẩn vơ mơ hồ không sao giải thích được:" mây lang thang tụ tập ở riềm trời như kẻ bại vong" (b.53) hay sự trào dâng mãnh liệt: " mây đen trong ngực anh nổi bão táp trả lời" ( b.32)
    Bên cạnh một không gian vũ trụ với các hiện tượng thiên nhiên hiện hữu, còn có một khoảng không gian huyền bí, hư ảo trong " người làm vườn" nhưng ý nghĩa hình tượng có màu sắc tôn giáo này được Tagore " ảo hoá" để trở thành một không gian " viễn cảnh" Ở đó, các trạng thái tình cảm và lạc thú tình yêu được diễn tả siêu thoát huyền diệu: Bên kia bao la, miền xa xôi khó tìm, nơi tận cùng xa nhất" (b.5) Giấc mơ cô đơn ( b.18_ Mộng đẹp kiếp trước ( b.30) Thính đường vũ trụ bao la ( b.74) miền hoang vu.. (b.82)
    Với không gian huyền bí này, ảo ảnh- hiện thực, quá khứ - hiện tại tương lai bất phân đan xen nhau. Tâm trạng tình nhân tỏ bày ở mọi góc đọ: rộn ràng,thèm khát, nồng nhiệt đắm say, hy vọng, mỏng manh cô đơn, không cảm xúc...
    Không gian truyền thống
    Là không gian trần thế, không gian hiển thị, hình tượng không gian này vừa lạ, lại vừa quen. Là quen, khi nó được hiển thị bằng những vật chuẩn truyền thống, bằng cuộc sống dời thường cụ thể, gần gũi, chân chất, xóm làng đồng quê mộc mạc yên bình, ngôi nhà nhỏ, cánh đồng cỏ, dòng sông ruộng lúa chiếc cầu cũ.. Ở trong không gian quen thuộc này, tâm trạng nhân vật trữ tình là một sự ổn định hài hoà.
    Chọn lói so sánh và nhân hoá khác lạ để miêu tả không gian truyền thống, nhà thơ tạo nên một không giann hoà đồng giữa thiên nhiên và con người. Đây là không gian lý tưởng để nhân vật trữ tình bộc lộ và hoà nhập cảm xúc, tâm trạng: Lá trên cây không rì rào, nước dưới sông nằm im, nằm im như thanh kiếm trên gối người lính gác ngủ khì" (b. "Ánh mắt bình minh hãy còn mệt mỏi và không gian nặng trĩu sương mai" Trong làn sương mong manh, hương cỏ ướt lười biếng còn trương fmình trên mặt ddất" (b.13) " Mật đất cằn khô nằm há hốc thèm nước dưới ánh nắng đốt thiêu" (b.7)
    Khi gây ấn tượng về một ko gian tường trưng, ước lệ thì những vật chuyển truyền thống: vườn cây, hồ nước, rừng xanh.. được Tagore" huyền ảo hoá" bằng các ẩn dụ. Như vậy, không gian truyền thống trong " người làm vườn" được " huyền ảo hoá" đã bổ sung, nhấn mạnh cho sự thể hiện tâm trạng trữ tình.
    Trong khồng gian truyền thống quen và lạ, đời sống tình cảm của nhân vật trữ tình - một hiện thực tình thần được thể hiện bằng bút pháp huyền ảo đã không tồn tại với ý nghĩa vốn có mà gợi mở điều huyền bí kỳ diệu của thế giới tâm linh.
    Không gian mùa
    Mùa tạo nên một không gian kỳ ảo, bộc lộ những đắm say tình tứ và nỗi buồn êm dịu của tâm trạng tình nhân.
    Tagore khám phá không gian tâm tưởng tập trung ở hai mùa : xuân, thu. Lối diễn đạt ẩn dụ khi miêu tả không gian mùa rất thích hợp với trí tưởng tượng lãng mạn của ông. Chọn mùa xuân, mùa thu làm không gian thích hợp của tâm trạng trữ tình là sự lựa chọn có chủ đích: là cách đánh giá và bộc lộ quan điểm thẩm mỹ của nhà thơ.
    Mùa xuân- mùa tình yêu , là cảm thức về sự sinh sôi của sức trẻ. Mùa xuân trong " người làm vườn" thể hiện qua các hình ảnh so sánh cùng những ẩn dụ lạ. Sự tưởng tưởng tượng kỳ diệu của hình tượng" mùa xuân - người tình nhân lơ đãng của đất" đã làm chuyển hoá cả không gian.
    Khôgn gian mùa xuân tạo nên sắc diện thơ tình Tagore tươi trẻ tràn đầy sinh lực. HƯơng xuân, sắc xuân lan toả lắng đọng trong " người làm vườn" Nó đem tới cho chúng ta bức chân sung: nhà thơ tình mùa xuân Tagore.
    Mùa thu, đây là không gian llý tưởng để nhân vật trũ tình bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm. Cảm xúc đem lại từ mùa thu là nỗi buồn dịu êm. Cs thể là nhà thơ đã không ngụ ý chọn mùa thu làm không gian riêng cho những khoảnh khắc tâm trạng tình nhân. Bởi trong" người làm vườn" bóng dáng thu chỉ ẩn hiện thấp thoáng qua những lựa chọn mang tính biểu trưng. Tuy nhiên màu sắc Thu trong " người làm vườn" đã làm tăng hơn tính gợi hình tượng của không gian: " Không gian xanh dịu" (b.21) " mùa thu vàng ửng" (b.46) " bóng mây thu lướt trên đồng lúa vàng xanh" (b.84) " ánh nắng ngả màu xám trên đồng cỏ hoang liêu" (b.14)
    Khôgn gian hè gợi nhắc nhiều nhất trong " người làm vườn" nhưng mùa hè chỉ làm nền cho trạng thái tình cảm nồng nhiệt rạo rực: " hè sẽ tới bồng bềnh trôi trên sóng gió phương Nam" ( b.52) " cánh đồng thở hổn hển, bụi đường nóng bốc hơi. Trong đám lá um tùm bồ câu trắng thi nhau gù" (b.55) " vào tháng năm mặt trời nắng gắt, tuyét tan thành nước" ( b.83)
    Không gian Đêm và không gian Im lặng là dấu ấn sáng tạo của tư duy nghệ thuật Tagore, Trong hai hình tượng không gian này, hà thơ diễn tả kỳ ảo những biến dổi tinh vi mỏng mảnh của tâm hồn.
    Đêm, không gian tình nhân êm đềm, lặng trôi, xa vắng, ở đó tình nhan được sống với chính mình. Đem che chở bao bọc , nhập tràn tình yêu nhưng đồng thời là sức nặng của cô đơn, của chia ly.
    Không gian đêm diễn tả hết những cung bậc tâm trạng tình nhân. Nó hiện diện với tất cả sắc độ, là nơi hẹn hò. " KHi tôi đi một mình ban đêm đến chỗ người yêu hò hẹn, chim không hót, gió không thổi mà của hai bên đường đóng lặng im" ( b.9) Là nơi tình nhân dâng cho nhau tình yêu: " Đêm thâm u, sao lẩn trong mây, gió đang nỉ non qua kẽ lá.. em sẽ ghì chặt đầu anh vào lòng, rôi fcứ thế thủ thỉ cùng tim anh trong tịnh mịch dịu trầm " ( b.29)
    Không ít bài thơ trong" Người làm vườn" nói tới sự cô đơn, quạnh hiu cô liêu chìm lặng của đêm khi miêu tả trạng thái chia ly, trống vắng, mất mát.. nhưng tuyệt nhiên không thấy nỗi ai oán sâu xa của một tâm hồn kiệt quệ, và nếu có đau khổ thì cũng là sự khổ hạnh siêu phàm: " Đừng đi đâu xa em yêu, nếu chưa xin phép. Suốt đêm anh đã canh chừng, giờ đây mí mắt đã trĩu nặng vì buồn ngu. Anh sợ mất em khi đã ngủ say. Đừng đi đâu xa, em yêu, nếu chưa xin phép" (b.34)
    Nửa đêm, là thời khắc được chọn để viên dũng tướng thỉnh cầu tình yêu của hoàng hậu (b.1) để ẩn sĩ từ giã gia đình đi tìm Thượng Đế. Nửa đêm, là thời khắc chuyển giao hư ảo đã biến hạnh phúc trần gian( vợ, con , gia đình) thành ảo ảnh ( b.75) Đem là thời điểm thần chết đến thăm và đón" Con người - cô dâu" về với thế giới tâm linh: " hãy đến vào lúc nửa đêm khuya thao thức. KHoác cho ta tấm áo màu đỏ sẫm. Nắm chặt tay ta rồi dẫn ta đi" (b.81)
    Không gian im lặng khơi gợi cảm thức sâu xa của tình yêu hy sinh, tình yêu dâng hiến và sự cao thương cao quý. Trong không gian im lặng, tagore không triết lý về âm thanh nhưng ông dùng nó để diễn tả hoàn mỹ tâm trạng tình nhân. Khi ấy, hình tượng thơ sẽ trở thành ngôn ngữ kết tinh nhatá" Hãy cho anh ngồi xuống bên em và hãy để môi anh làm công việc của nó trong lặng im và trong ánh sao mờ" (b.39) ...
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    về thơ Tagore, các bạn đọc ở đây nhé
    Người làm vườn- Không gian tâm linh - Không gian tình yêu
    TS Nguyễn Bích Thuý
    ĐHSP TPHCM ​
    Ở " người làm vườn" nhà thơ thiên tài Rabindrant Tagore đã sử dụng phạm trù không gian( với sự kế thừa quan niệm truyền thống của Ấn Độ) như một phương tiện biểu đạt quan trọng để phân tích cấu trúc bên trong của thế giới nội tâm nhân vật trữ tình và khám phá tình yêu trên phương diện mới của tư duy sáng tạo.
    Tagore không lựa chọn một không gian chuẩn mực, mà từ những hiện tượng thiên nhiên cụ thể hay kỳ ảo , ông phân cấp thành nhiều dạng thức đa dạng: không gianvũ trụ, không gian truyền thống, không gian mùa. và trong cách lý giải của nhà thơ, không gian nào cũng được nới mở kích cỡ đến vô tận để biểu thị vẻ đẹp tâm hồn huyền ảo vô biên.
    Không gian vũ trụ
    Bao gồm các thiên thể như: Bầu trời, trăng sao, mây gió, biển cả... được nhân tính hoá. Dụng ý nghệ thuật của nhà thơ là muốn được hoà tan cái bao la vô cùng của thiên nhien vào thế giới nội tâm của con người và trong màu trời bất diệt, chân trời vô tận ấy, tâm hồn con người sẽ đạt đến đích vô biên.
    Các hình ảnh nhân hoá không gian vũ trụ có đường liên tưởng tới dạng và lạ: " mặt trăng mệt nhaọc trải ánh xanh xao trên cửa sổ nơi anh đang ngồi" (b.63) " những đám mây trắng lười lĩnh không buồn bay" (b.55) " sao im lìm khép cánh" " Sao nín thở đếm thời gian" " trăng ẻo lả bơi trong đếm chìm lặng" ( b. 67) " bầu trời nhói đau"( b.39)
    Trong số này, hình ảnh" Mây" xuất hiện đậm đặc, được nhân hoá thành người bạn tâm giao và biểu đạt hiệu quả tâm trạng của nhân vật trữ tình, khi xao xuyến vẩn vơ mơ hồ không sao giải thích được:" mây lang thang tụ tập ở riềm trời như kẻ bại vong" (b.53) hay sự trào dâng mãnh liệt: " mây đen trong ngực anh nổi bão táp trả lời" ( b.32)
    Bên cạnh một không gian vũ trụ với các hiện tượng thiên nhiên hiện hữu, còn có một khoảng không gian huyền bí, hư ảo trong " người làm vườn" nhưng ý nghĩa hình tượng có màu sắc tôn giáo này được Tagore " ảo hoá" để trở thành một không gian " viễn cảnh" Ở đó, các trạng thái tình cảm và lạc thú tình yêu được diễn tả siêu thoát huyền diệu: Bên kia bao la, miền xa xôi khó tìm, nơi tận cùng xa nhất" (b.5) Giấc mơ cô đơn ( b.18_ Mộng đẹp kiếp trước ( b.30) Thính đường vũ trụ bao la ( b.74) miền hoang vu.. (b.82)
    Với không gian huyền bí này, ảo ảnh- hiện thực, quá khứ - hiện tại tương lai bất phân đan xen nhau. Tâm trạng tình nhân tỏ bày ở mọi góc đọ: rộn ràng,thèm khát, nồng nhiệt đắm say, hy vọng, mỏng manh cô đơn, không cảm xúc...
    Không gian truyền thống
    Là không gian trần thế, không gian hiển thị, hình tượng không gian này vừa lạ, lại vừa quen. Là quen, khi nó được hiển thị bằng những vật chuẩn truyền thống, bằng cuộc sống dời thường cụ thể, gần gũi, chân chất, xóm làng đồng quê mộc mạc yên bình, ngôi nhà nhỏ, cánh đồng cỏ, dòng sông ruộng lúa chiếc cầu cũ.. Ở trong không gian quen thuộc này, tâm trạng nhân vật trữ tình là một sự ổn định hài hoà.
    Chọn lói so sánh và nhân hoá khác lạ để miêu tả không gian truyền thống, nhà thơ tạo nên một không giann hoà đồng giữa thiên nhiên và con người. Đây là không gian lý tưởng để nhân vật trữ tình bộc lộ và hoà nhập cảm xúc, tâm trạng: Lá trên cây không rì rào, nước dưới sông nằm im, nằm im như thanh kiếm trên gối người lính gác ngủ khì" (b. "Ánh mắt bình minh hãy còn mệt mỏi và không gian nặng trĩu sương mai" Trong làn sương mong manh, hương cỏ ướt lười biếng còn trương fmình trên mặt ddất" (b.13) " Mật đất cằn khô nằm há hốc thèm nước dưới ánh nắng đốt thiêu" (b.7)
    Khi gây ấn tượng về một ko gian tường trưng, ước lệ thì những vật chuyển truyền thống: vườn cây, hồ nước, rừng xanh.. được Tagore" huyền ảo hoá" bằng các ẩn dụ. Như vậy, không gian truyền thống trong " người làm vườn" được " huyền ảo hoá" đã bổ sung, nhấn mạnh cho sự thể hiện tâm trạng trữ tình.
    Trong khồng gian truyền thống quen và lạ, đời sống tình cảm của nhân vật trữ tình - một hiện thực tình thần được thể hiện bằng bút pháp huyền ảo đã không tồn tại với ý nghĩa vốn có mà gợi mở điều huyền bí kỳ diệu của thế giới tâm linh.
    Không gian mùa
    Mùa tạo nên một không gian kỳ ảo, bộc lộ những đắm say tình tứ và nỗi buồn êm dịu của tâm trạng tình nhân.
    Tagore khám phá không gian tâm tưởng tập trung ở hai mùa : xuân, thu. Lối diễn đạt ẩn dụ khi miêu tả không gian mùa rất thích hợp với trí tưởng tượng lãng mạn của ông. Chọn mùa xuân, mùa thu làm không gian thích hợp của tâm trạng trữ tình là sự lựa chọn có chủ đích: là cách đánh giá và bộc lộ quan điểm thẩm mỹ của nhà thơ.
    Mùa xuân- mùa tình yêu , là cảm thức về sự sinh sôi của sức trẻ. Mùa xuân trong " người làm vườn" thể hiện qua các hình ảnh so sánh cùng những ẩn dụ lạ. Sự tưởng tưởng tượng kỳ diệu của hình tượng" mùa xuân - người tình nhân lơ đãng của đất" đã làm chuyển hoá cả không gian.
    Khôgn gian mùa xuân tạo nên sắc diện thơ tình Tagore tươi trẻ tràn đầy sinh lực. HƯơng xuân, sắc xuân lan toả lắng đọng trong " người làm vườn" Nó đem tới cho chúng ta bức chân sung: nhà thơ tình mùa xuân Tagore.
    Mùa thu, đây là không gian llý tưởng để nhân vật trũ tình bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm. Cảm xúc đem lại từ mùa thu là nỗi buồn dịu êm. Cs thể là nhà thơ đã không ngụ ý chọn mùa thu làm không gian riêng cho những khoảnh khắc tâm trạng tình nhân. Bởi trong" người làm vườn" bóng dáng thu chỉ ẩn hiện thấp thoáng qua những lựa chọn mang tính biểu trưng. Tuy nhiên màu sắc Thu trong " người làm vườn" đã làm tăng hơn tính gợi hình tượng của không gian: " Không gian xanh dịu" (b.21) " mùa thu vàng ửng" (b.46) " bóng mây thu lướt trên đồng lúa vàng xanh" (b.84) " ánh nắng ngả màu xám trên đồng cỏ hoang liêu" (b.14)
    Khôgn gian hè gợi nhắc nhiều nhất trong " người làm vườn" nhưng mùa hè chỉ làm nền cho trạng thái tình cảm nồng nhiệt rạo rực: " hè sẽ tới bồng bềnh trôi trên sóng gió phương Nam" ( b.52) " cánh đồng thở hổn hển, bụi đường nóng bốc hơi. Trong đám lá um tùm bồ câu trắng thi nhau gù" (b.55) " vào tháng năm mặt trời nắng gắt, tuyét tan thành nước" ( b.83)
    Không gian Đêm và không gian Im lặng là dấu ấn sáng tạo của tư duy nghệ thuật Tagore, Trong hai hình tượng không gian này, hà thơ diễn tả kỳ ảo những biến dổi tinh vi mỏng mảnh của tâm hồn.
    Đêm, không gian tình nhân êm đềm, lặng trôi, xa vắng, ở đó tình nhan được sống với chính mình. Đem che chở bao bọc , nhập tràn tình yêu nhưng đồng thời là sức nặng của cô đơn, của chia ly.
    Không gian đêm diễn tả hết những cung bậc tâm trạng tình nhân. Nó hiện diện với tất cả sắc độ, là nơi hẹn hò. " KHi tôi đi một mình ban đêm đến chỗ người yêu hò hẹn, chim không hót, gió không thổi mà của hai bên đường đóng lặng im" ( b.9) Là nơi tình nhân dâng cho nhau tình yêu: " Đêm thâm u, sao lẩn trong mây, gió đang nỉ non qua kẽ lá.. em sẽ ghì chặt đầu anh vào lòng, rôi fcứ thế thủ thỉ cùng tim anh trong tịnh mịch dịu trầm " ( b.29)
    Không ít bài thơ trong" Người làm vườn" nói tới sự cô đơn, quạnh hiu cô liêu chìm lặng của đêm khi miêu tả trạng thái chia ly, trống vắng, mất mát.. nhưng tuyệt nhiên không thấy nỗi ai oán sâu xa của một tâm hồn kiệt quệ, và nếu có đau khổ thì cũng là sự khổ hạnh siêu phàm: " Đừng đi đâu xa em yêu, nếu chưa xin phép. Suốt đêm anh đã canh chừng, giờ đây mí mắt đã trĩu nặng vì buồn ngu. Anh sợ mất em khi đã ngủ say. Đừng đi đâu xa, em yêu, nếu chưa xin phép" (b.34)
    Nửa đêm, là thời khắc được chọn để viên dũng tướng thỉnh cầu tình yêu của hoàng hậu (b.1) để ẩn sĩ từ giã gia đình đi tìm Thượng Đế. Nửa đêm, là thời khắc chuyển giao hư ảo đã biến hạnh phúc trần gian( vợ, con , gia đình) thành ảo ảnh ( b.75) Đem là thời điểm thần chết đến thăm và đón" Con người - cô dâu" về với thế giới tâm linh: " hãy đến vào lúc nửa đêm khuya thao thức. KHoác cho ta tấm áo màu đỏ sẫm. Nắm chặt tay ta rồi dẫn ta đi" (b.81)
    Không gian im lặng khơi gợi cảm thức sâu xa của tình yêu hy sinh, tình yêu dâng hiến và sự cao thương cao quý. Trong không gian im lặng, tagore không triết lý về âm thanh nhưng ông dùng nó để diễn tả hoàn mỹ tâm trạng tình nhân. Khi ấy, hình tượng thơ sẽ trở thành ngôn ngữ kết tinh nhatá" Hãy cho anh ngồi xuống bên em và hãy để môi anh làm công việc của nó trong lặng im và trong ánh sao mờ" (b.39) ...
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Khoảng tối của thi ca
    Inrasara
    Thi ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho những tâm hồn mệt mỏi.
    Ở đâu và bất kỳ thời đại nào cũng có những tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng. Chính nơi đó thi ca có mặt. Nhưng thơ có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của hy vọng.
    Như thế, xã hội tính bao giờ cũng là một trong những yếu tính của thi ca. dù xã hội đó là sự thống khổ của cả đám đông, nỗi ưu tư của một nhóm hay chỉ là cái uẩn khúc trong tâm thức của một cá thể biệt lập.
    Bóng tối nhất thiết thuộc về sự vật. Nó là một phần của sự vật. Nó còn quan trọng hơn ánh sáng, vì nó đi trước ánh sáng. Tuy thế, cái làm nên ý nghĩa là nỗ lực vươn ra ánh sáng. Vươn ra ánh sáng nhưng luôn lưu giữ bóng tối sâu thẳm như là nền đất qua đó nó thúc đẩy chúng ta ý thức vươn vượt.
    Vươn ra nhưng vẫn còn lưu giữ. Vươn ra và lưu lại. Như là ra đi mà vẫn còn ở lại. Quá trình co kéo này có mặt thường trực nơi tâm hồn kẻ sáng tạo. Khốn khổ và bất trắc cực độ. Chính nơi khoảng giữa chênh vênh này, thi sĩ buộc phải cư trú.
    Cư trú trong vùng đêm sáng, hắn lên đường thám hiểm mọi ngõ ngách tâm hồn mình và tâm hồn người cùng thời. Hắn cố gắng nói lên tiếng nói quyết liệt của mình.
    Do đó, đừng đòi hỏi mọi sự mạch lạc và sáng sủa ở thi ca. Tệ hại không kém là khuynh hướng tự khuấy đục làm ra vẻ sâu thẳm của những dòng nước cạn. Sức hấp dẫn của thơ không chỉ ở bề nổi nơi tất cả được bày ra giữa ban ngày mà chính là ở đường biên ẩn khuất của đêm sáng huyền nhiệm, nơi cuộc chiến trong tâm hồn con người còn nóng hổi hơi thở.
    Thơ trẻ hôm nay đang đi theo những nẻo đường riêng và có định phận riêng của nó. Có những khuôn mặt thơ sinh ra trong ánh sáng dễ dãi và cũng đã dễ dãi chấp nhận nó, bám cứng lấy nó. "Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng" (Chế Lan Viên).
    Có những người thơ trẻ nuôi hoài vọng làm nhà kỹ thuật hậu thời. Bày biện, xếp đặt, kết hợp, uốn vặn con chữ như là trò luyện đan ngôn ngữ với hy vọng một ngày đẹp trời nào đó bật lên thứ hoa tâm linh ngẫu nhĩ.
    Nhưng làm sao có thể cách tân thi ca khi anh còn chưa kinh qua cuộc nổ lớn nơi tâm thức? Chưa bị những mảnh vụn của cuộc nổ vùi dập đồng thời nâng đỡ và hối thúc anh lên tiếng nói?
    Không hiếm người trẻ tuổi dũng cảm lặn sâu xuống đáy thẳm bóng tối và cố gắng trồi lên. Rồi, vì nóng vội mong bày ra ánh sáng những chồi biếc còn non tơ, nên khi vừa giáp mặt với cái nắng nhiệt đới đầu tiên, nhúm lá nõn kia tức khắc bị đốt cháy tàn lụi.
    Hoặc kiêu hãnh muốn cất lên tiếng nói lạ biệt vừa bắt gặp từ cuộc khai phá. Quá lạ biệt, quá kiêu hãnh để rồi nhận lấy ngay sau đó bao phản hồi của cơn lũ những cái nhìn ái ngại kẻ cả, cái bĩu môi dè sẻn hay cuộc chụp mũ thô bạo. Hãi sợ, tiếng nói chợt co rúm vào vỏ sò cô độc hay muốn có mặt ?" đã vội vã giải giáp, trở lại nói nhỏ nhẹ trên con đường mòn.
    Những số ít luôn luôn đứng vững.
    Sẵn sàng gây hưng phấn và tin tưởng. Những sinh thể tự giú mình thật lâu giữa đêm tối vô danh. Chờ đợi trong câm lặng ẩn mật, hoài thai và tự chín. Để đến một giây phút định mệnh, hiển lộ. Từ từ, khỏe khoắn và chắc chắn. Như mặt trời nhô lên khỏi chân trời. Từ từ cháy sáng đồng thời mang ánh sáng đến soi sáng các sinh thể sẵn lòng đón nhận. Dù sinh thể đó chỉ là một cá thể dị biệt, một nhóm người hay cả một đám đông rộng lớn.
    Và, bao giờ cũng là ánh sáng.
    ( E-Văn . VNExpress )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Khoảng tối của thi ca
    Inrasara
    Thi ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho những tâm hồn mệt mỏi.
    Ở đâu và bất kỳ thời đại nào cũng có những tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng. Chính nơi đó thi ca có mặt. Nhưng thơ có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của hy vọng.
    Như thế, xã hội tính bao giờ cũng là một trong những yếu tính của thi ca. dù xã hội đó là sự thống khổ của cả đám đông, nỗi ưu tư của một nhóm hay chỉ là cái uẩn khúc trong tâm thức của một cá thể biệt lập.
    Bóng tối nhất thiết thuộc về sự vật. Nó là một phần của sự vật. Nó còn quan trọng hơn ánh sáng, vì nó đi trước ánh sáng. Tuy thế, cái làm nên ý nghĩa là nỗ lực vươn ra ánh sáng. Vươn ra ánh sáng nhưng luôn lưu giữ bóng tối sâu thẳm như là nền đất qua đó nó thúc đẩy chúng ta ý thức vươn vượt.
    Vươn ra nhưng vẫn còn lưu giữ. Vươn ra và lưu lại. Như là ra đi mà vẫn còn ở lại. Quá trình co kéo này có mặt thường trực nơi tâm hồn kẻ sáng tạo. Khốn khổ và bất trắc cực độ. Chính nơi khoảng giữa chênh vênh này, thi sĩ buộc phải cư trú.
    Cư trú trong vùng đêm sáng, hắn lên đường thám hiểm mọi ngõ ngách tâm hồn mình và tâm hồn người cùng thời. Hắn cố gắng nói lên tiếng nói quyết liệt của mình.
    Do đó, đừng đòi hỏi mọi sự mạch lạc và sáng sủa ở thi ca. Tệ hại không kém là khuynh hướng tự khuấy đục làm ra vẻ sâu thẳm của những dòng nước cạn. Sức hấp dẫn của thơ không chỉ ở bề nổi nơi tất cả được bày ra giữa ban ngày mà chính là ở đường biên ẩn khuất của đêm sáng huyền nhiệm, nơi cuộc chiến trong tâm hồn con người còn nóng hổi hơi thở.
    Thơ trẻ hôm nay đang đi theo những nẻo đường riêng và có định phận riêng của nó. Có những khuôn mặt thơ sinh ra trong ánh sáng dễ dãi và cũng đã dễ dãi chấp nhận nó, bám cứng lấy nó. "Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng" (Chế Lan Viên).
    Có những người thơ trẻ nuôi hoài vọng làm nhà kỹ thuật hậu thời. Bày biện, xếp đặt, kết hợp, uốn vặn con chữ như là trò luyện đan ngôn ngữ với hy vọng một ngày đẹp trời nào đó bật lên thứ hoa tâm linh ngẫu nhĩ.
    Nhưng làm sao có thể cách tân thi ca khi anh còn chưa kinh qua cuộc nổ lớn nơi tâm thức? Chưa bị những mảnh vụn của cuộc nổ vùi dập đồng thời nâng đỡ và hối thúc anh lên tiếng nói?
    Không hiếm người trẻ tuổi dũng cảm lặn sâu xuống đáy thẳm bóng tối và cố gắng trồi lên. Rồi, vì nóng vội mong bày ra ánh sáng những chồi biếc còn non tơ, nên khi vừa giáp mặt với cái nắng nhiệt đới đầu tiên, nhúm lá nõn kia tức khắc bị đốt cháy tàn lụi.
    Hoặc kiêu hãnh muốn cất lên tiếng nói lạ biệt vừa bắt gặp từ cuộc khai phá. Quá lạ biệt, quá kiêu hãnh để rồi nhận lấy ngay sau đó bao phản hồi của cơn lũ những cái nhìn ái ngại kẻ cả, cái bĩu môi dè sẻn hay cuộc chụp mũ thô bạo. Hãi sợ, tiếng nói chợt co rúm vào vỏ sò cô độc hay muốn có mặt ?" đã vội vã giải giáp, trở lại nói nhỏ nhẹ trên con đường mòn.
    Những số ít luôn luôn đứng vững.
    Sẵn sàng gây hưng phấn và tin tưởng. Những sinh thể tự giú mình thật lâu giữa đêm tối vô danh. Chờ đợi trong câm lặng ẩn mật, hoài thai và tự chín. Để đến một giây phút định mệnh, hiển lộ. Từ từ, khỏe khoắn và chắc chắn. Như mặt trời nhô lên khỏi chân trời. Từ từ cháy sáng đồng thời mang ánh sáng đến soi sáng các sinh thể sẵn lòng đón nhận. Dù sinh thể đó chỉ là một cá thể dị biệt, một nhóm người hay cả một đám đông rộng lớn.
    Và, bao giờ cũng là ánh sáng.
    ( E-Văn . VNExpress )
  6. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    le miserable post:
    Cuộc trò chuyện cuối cùng với Tố Hữu​
    ? Lê Thọ Bình (Theo PL TP.HCM)
    16:52'''''''' 02/07/2004 (GMT+7)
    Tôi có may mắn là, trong vòng chục năm trở lại đây, mỗi năm ít nhất cũng được gặp Tố Hữu, cây đại thụ của nền thi ca cách mạng Việt Nam 2 lần vào các kỳ họp Quốc hội. Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XI diễn ra vào cuối năm Nhâm Ngọ không thấy ông tới. Hỏi ra mới biết ông đang trọng bệnh và nằm viện dài ngày. Cuộc trò chuyện mà tôi ghi lại dưới đây diễn ra vào kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa X. Không ngờ rằng đấy lại là lần cuối cùng tôi được gặp Tố Hữu. Vào hồi 9 giờ 15 phút ngày 9/12/2002, Tố Hữu đã trút hơi thở cuối cùng. Xin ghi lại cuộc đối thoại này như một lời tiễn biệt...
    Nhà thơ Tố Hữu.
    Lại cũng vẫn như những kỳ họp Quốc hội trước, kỳ này ông lại tới. Vẫn với tư cách khách mời. Ông lặng lẽ đi vào hàng ghế dành cho khách mời, lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ghi chép. Giờ giải lao ông thơ thẩn thả bách bộ trong khuôn viên Hội trường Ba Đình, lúc nhận lời chào của người này, lúc gật đầu với người kia. Hết giờ giải lao, các đại biểu đã hết trong Hội trường. Hôm đó, trời Hà Nội se lạnh. Ông vẫn ung dung thả bách bộ. Ở phía trong kia, Hội trường Ba Đình, các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Chưa bao giờ vấn đề đấu tranh chống tham nhũng lại được nói nhiều đến thế. Chưa bao giờ các đại biểu miền núi lại kêu gọi hãy ?ođừng bỏ rơi? đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đến thế. Ông vào đến cửa Hội trường. Một đại biểu của tỉnh Tuyên Quang đang kết thúc bài phát biểu của mình bằng 4 câu thơ của ông ?oMình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không?/ Phố đông còn nhớ bản làng / Sáng đèn còn nhớ ánh trăng giữa rừng.?
    Ông dừng lại như để nghe cho rõ. Tôi chào ông. Ông cầm tay tôi chậm rãi bước xuống các bậc thang đi trở ra khuôn viên Hội trường. Vừa đi vừa nói: ?oDân là gốc của nước. Nước là của mọi người dân, còn cách mạng thì như con thuyền mà dân trao cho Đảng làm người cầm lái. Con thuyền đi tới đích thắng lợi là nhờ sức dân?. Bác kính yêu của chúng ta đã từng dạy như vậy... Dân mà không có sức thì làm sao đẩy con thuyền cách mạng tới đích thắng lợi được?. Tôi còn nhớ hôm ấy ông nói rất nhiều về những điều Bác dạy. Ông kéo tôi ngồi xuống chiếc ghế đá. Một chiếc lá vàng bị làn gió lạnh cuốn tới đặt ngay cạnh ông ngồi. Ông cầm chiếc lá giơ lên và ngắm rất kỹ. Không hiểu lúc ấy ông nghĩ gì. Chẳng hiểu sao tôi lại hỏi ông một câu hết sức ?ogiáo khoa?:
    - Thưa ông, ông từng là một chính khách, rồi lại là một nhà thơ. Thực ra thì bây giờ ông thích con người chính khách hay con người nhà thơ trong ông?
    - Ái chà chà, chi mà ?ochơi? nhau ghê rứa hề? - ông cười khà khà, rất to - Nói chơi vậy thôi chứ, thực ra thì tôi là Tố Hữu!
    - Nhưng có một dạo ông đã từng tuyên bố: ?oRất chân thật chia ba phần tươi đỏ...??
    Ông lại cầm chiếc lá vàng giơ lên trước mắt, vừa chăm chú ngắm vừa nói:
    - Đấy là một cách nói ấy mà...
    - Nhưng mà cái thuở ?oLàm Bí thư hoài có bí thơ??
    Ông trao chiếc lá vàng vào tay tôi rồi cất giọng ngâm nga:
    - Làm Bí thư đâu chuyện giấy tờ / Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ / Phải đâu tim cứng thành quân dấu? Càng thấu nhân tình đến vần thơ.
    Phía bên trong Hội trường Ba Đình tiếng ông Ngô Đình Loan (đại biểu Bắc Ninh) đang sang sảng vang lên: ?o...Chúng ta đã nói hết cả ngôn từ rồi mà nạn tham nhũng vẫn không giảm...?. Các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về chống tham nhũng.
    - Vậy chống bằng cách nào? - Tôi hỏi ông.
    Ông không nói gì, đưa bàn tay phải lên ngang cổ họng mình, làm bộ kéo đến xoẹt một cái. Rồi ông nhìn tôi nheo mắt, tặc lưỡi: Cứ phải thế!
    - Ở cái thời ông còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tham nhũng có trầm trọng như vậy không?
    - Trước đây, khi còn chiến tranh, từ trên xuống dưới, ai ai cũng lo đánh giặc. Đánh giặc xong rồi ai cũng lo bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, phức tạp nhiều hơn...
    Nói rồi ông trầm ngâm. Rồi ông trăn trở... Thấy ông có vẻ buồn, tôi chuyển sang đề tài khác:
    - Nhiều người cứ tiếc rằng Tố Hữu ít làm thơ tình quá...
    - Ở đời không nên dạy người khác phải yêu như thế nào. Tuy nhiên có thêm dăm bảy bài thơ tình nữa thì cũng tốt. Mà không có nữa thì đời cũng đã quá nhiều người làm thơ tình rồi. Đến như Xuân Diệu là tuyệt chiêu...
    - Lại cũng có ý kiến cho rằng giá mà Tố Hữu chỉ theo một nghiệp thơ...
    - Tôi cho rằng nói như vậy là ngộ nhận. Tôi đi làm cách mạng không phải là muốn hay không muốn, mà là cuộc đời vốn phải thế. Trong xã hội có người cầm cày, có người cầm búa, có người cầm súng, lại phải có người cầm bút chứ. Nếu người nào có khả năng gì thì nên sử dụng triệt để khả năng đó. Người ta nói: ?oChính trị tức là nghệ thuật sử dụng khả năng?. Tôi làm chính trị tức là sử dụng khả năng làm thơ của mình để làm cách mạng.
    ?oCó khổ đau nào đau khổ hơn / Trái tim tự xát muối cô đơn...?.
    - Gần đây ông hay viết những câu thơ đại loại như vậy. Phải chăng ông đang cảm thấy cô đơn?
    - Không! Không đâu, tôi không cô đơn. Ngay cả khi tôi nói tôi cô đơn thì đấy cũng chỉ là tiếng một con chim gọi bạn mà thôi. - Trầm ngâm một lúc, ông quay sang hỏi tôi,- Này, cậu có biết không, một con gà trống dậy sớm hơn những con khác, nó cất tiếng gáy. Ban đầu là tiếng gáy cô độc, sau đó có vài con gáy theo và cuối cùng là cả bầy gà cùng gáy. Đấy, cô độc mà có cô đơn đâu?
    - Nhưng thực tình thì ông có sợ cảm giác cô đơn không?
    - Trên đời này ngoài cái chết và cái đói ra, thì đau khổ nhất của con người là cô đơn. Cô đơn nghĩa là mình không có bạn. Cái đó đừng trách đời mà hãy tự trách mình. Đời đáng yêu lắm lắm. Đời luôn rộng mở cho tất cả mọi người đến với nhau. Chỉ vì anh quay lưng lại với đời nên anh mới cảm thấy cô đơn mà thôi. Nhưng mà ?oSợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm/ Ta vẫn là ta ta với ta?. Cái quan trọng nhất anh có luôn là anh hay không mà thôi. Tố Hữu luôn là Tố Hữu, với mọi người và với nhân dân.
    - Tại sao gần đây ông hay nhắc tới hai tiếng NHÂN DÂN?
    - Thế tôi hỏi cậu nhân dân đã thực sự sung sướng chưa?
    - Có thể chưa phải là lúc để tổng kết cuộc đời mình, nhưng nếu nhìn lại quãng đời đã qua thì có điều gì ?ođáng ra phải quên đi? mà ông lại cứ nhớ, còn những điều gì ?o đáng ra phải nhớ? mà ông lại quên không?
    - Thực ra thì tôi nhớ cả những điều đáng ra phải quên đi và không bao giờ quên những điều đáng nhớ.
    - Trong những điều ?ođáng ra phải quên đi? ấy thì có điều gì mà cho ông làm lại từ đầu ông sẽ làm khác đi không?
    - Nhiều, nhiều chứ! Ví dụ, trước đây tôi không tài nào chịu nổi 2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương ?oGió lùa gian gác xép/ Đời tàn trong ngõ hẹp?, mặc dù 2 câu thơ này rất hay. Hay lắm!. Đáng ra lúc ấy mình phải hiểu, phải thông cảm. Đấy là nỗi đau của một tâm hồn bế tắc. Đáng ra mình phải thương họ, phải hướng dẫn họ cùng tham gia cách mạng với mình để khỏi ?oĐời tàn trong ngõ hẹp?.
    - Trong núi thơ ca đồ sộ của mình nếu phải chọn chỉ một câu thôi thì ông sẽ chọn câu nào?
    - Nói như người ta hay nói: ?oCâu hay nhất là câu tôi chưa viết?, còn trong những câu tôi đã viết rồi thì có lẽ tôi chọn ?oTừ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim?. Chả hiểu sao lúc ấy mới 17-18 tuổi mà mình lại viết được những câu như thế.
    Nói rồi ông trầm ngâm. Dường như ông đang nhớ về thời trai trẻ tung hoành ngang dọc của mình, cái thuở mà ?oHồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim?.
    - Trước đây, năm nào cũng vậy, mỗi khi mùa xuân tới Tố Hữu đều có một bài thơ. Liệu tết năm nay những người yêu thơ có còn được thưởng thức thơ Tố Hữu nữa không?
    - Thơ là cảm hứng. Cảm hứng lên thì ghi lại. Mùa xuân là bắt đầu một thời kỳ mới, vì vậy cảm hứng thường xuất hiện. Hy vọng là cảm hứng sẽ xuất hiện trong tôi.
    Ông nói, rồi chậm trãi đứng lên, lững thững đi vào Hội trường Ba Đình. Tôi không đi theo ông, nhưng tôi hình dung rất rõ: ông vén tấm màn nhung đỏ che cửa, bước trên tấm thảm đỏ vào Hội trường, đi lại hàng ghế dành cho khách mời, lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ghi chép...
    _____________
    Lời bàn:
    Ôi bác Tố Hứu cao đạo thật, lo cho nước, cho dân đến giờ phút chót. Thật đúng như bác nói về cuộc đời của bác:
    .....
    "Sống là cho mà chết cũng là cho"
    ....
    chỉ mỗi tội mấy cụ phụ lão ở Phùng, Trôi, Nhổn (hà tây) cứ vừa đọc câu ấy, vừa vuốt râu cười tủm tỉm. Chẳng là vì do thổ âm ở các vùng đó thanh ngang nó cứ thành thanh sắc hết!!!
    Thân ái,
    Mọt Sách Già,
    Người ta lớn vì ngươi quỳ xuống
    Hỡi Nhân dân hãy đứng thẳng lên
  7. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    le miserable post:
    Cuộc trò chuyện cuối cùng với Tố Hữu​
    ? Lê Thọ Bình (Theo PL TP.HCM)
    16:52'''''''' 02/07/2004 (GMT+7)
    Tôi có may mắn là, trong vòng chục năm trở lại đây, mỗi năm ít nhất cũng được gặp Tố Hữu, cây đại thụ của nền thi ca cách mạng Việt Nam 2 lần vào các kỳ họp Quốc hội. Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XI diễn ra vào cuối năm Nhâm Ngọ không thấy ông tới. Hỏi ra mới biết ông đang trọng bệnh và nằm viện dài ngày. Cuộc trò chuyện mà tôi ghi lại dưới đây diễn ra vào kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa X. Không ngờ rằng đấy lại là lần cuối cùng tôi được gặp Tố Hữu. Vào hồi 9 giờ 15 phút ngày 9/12/2002, Tố Hữu đã trút hơi thở cuối cùng. Xin ghi lại cuộc đối thoại này như một lời tiễn biệt...
    Nhà thơ Tố Hữu.
    Lại cũng vẫn như những kỳ họp Quốc hội trước, kỳ này ông lại tới. Vẫn với tư cách khách mời. Ông lặng lẽ đi vào hàng ghế dành cho khách mời, lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ghi chép. Giờ giải lao ông thơ thẩn thả bách bộ trong khuôn viên Hội trường Ba Đình, lúc nhận lời chào của người này, lúc gật đầu với người kia. Hết giờ giải lao, các đại biểu đã hết trong Hội trường. Hôm đó, trời Hà Nội se lạnh. Ông vẫn ung dung thả bách bộ. Ở phía trong kia, Hội trường Ba Đình, các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Chưa bao giờ vấn đề đấu tranh chống tham nhũng lại được nói nhiều đến thế. Chưa bao giờ các đại biểu miền núi lại kêu gọi hãy ?ođừng bỏ rơi? đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao đến thế. Ông vào đến cửa Hội trường. Một đại biểu của tỉnh Tuyên Quang đang kết thúc bài phát biểu của mình bằng 4 câu thơ của ông ?oMình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa không?/ Phố đông còn nhớ bản làng / Sáng đèn còn nhớ ánh trăng giữa rừng.?
    Ông dừng lại như để nghe cho rõ. Tôi chào ông. Ông cầm tay tôi chậm rãi bước xuống các bậc thang đi trở ra khuôn viên Hội trường. Vừa đi vừa nói: ?oDân là gốc của nước. Nước là của mọi người dân, còn cách mạng thì như con thuyền mà dân trao cho Đảng làm người cầm lái. Con thuyền đi tới đích thắng lợi là nhờ sức dân?. Bác kính yêu của chúng ta đã từng dạy như vậy... Dân mà không có sức thì làm sao đẩy con thuyền cách mạng tới đích thắng lợi được?. Tôi còn nhớ hôm ấy ông nói rất nhiều về những điều Bác dạy. Ông kéo tôi ngồi xuống chiếc ghế đá. Một chiếc lá vàng bị làn gió lạnh cuốn tới đặt ngay cạnh ông ngồi. Ông cầm chiếc lá giơ lên và ngắm rất kỹ. Không hiểu lúc ấy ông nghĩ gì. Chẳng hiểu sao tôi lại hỏi ông một câu hết sức ?ogiáo khoa?:
    - Thưa ông, ông từng là một chính khách, rồi lại là một nhà thơ. Thực ra thì bây giờ ông thích con người chính khách hay con người nhà thơ trong ông?
    - Ái chà chà, chi mà ?ochơi? nhau ghê rứa hề? - ông cười khà khà, rất to - Nói chơi vậy thôi chứ, thực ra thì tôi là Tố Hữu!
    - Nhưng có một dạo ông đã từng tuyên bố: ?oRất chân thật chia ba phần tươi đỏ...??
    Ông lại cầm chiếc lá vàng giơ lên trước mắt, vừa chăm chú ngắm vừa nói:
    - Đấy là một cách nói ấy mà...
    - Nhưng mà cái thuở ?oLàm Bí thư hoài có bí thơ??
    Ông trao chiếc lá vàng vào tay tôi rồi cất giọng ngâm nga:
    - Làm Bí thư đâu chuyện giấy tờ / Lắng nghe cuộc sống gọi từng giờ / Phải đâu tim cứng thành quân dấu? Càng thấu nhân tình đến vần thơ.
    Phía bên trong Hội trường Ba Đình tiếng ông Ngô Đình Loan (đại biểu Bắc Ninh) đang sang sảng vang lên: ?o...Chúng ta đã nói hết cả ngôn từ rồi mà nạn tham nhũng vẫn không giảm...?. Các đại biểu Quốc hội đang thảo luận về chống tham nhũng.
    - Vậy chống bằng cách nào? - Tôi hỏi ông.
    Ông không nói gì, đưa bàn tay phải lên ngang cổ họng mình, làm bộ kéo đến xoẹt một cái. Rồi ông nhìn tôi nheo mắt, tặc lưỡi: Cứ phải thế!
    - Ở cái thời ông còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tham nhũng có trầm trọng như vậy không?
    - Trước đây, khi còn chiến tranh, từ trên xuống dưới, ai ai cũng lo đánh giặc. Đánh giặc xong rồi ai cũng lo bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, phức tạp nhiều hơn...
    Nói rồi ông trầm ngâm. Rồi ông trăn trở... Thấy ông có vẻ buồn, tôi chuyển sang đề tài khác:
    - Nhiều người cứ tiếc rằng Tố Hữu ít làm thơ tình quá...
    - Ở đời không nên dạy người khác phải yêu như thế nào. Tuy nhiên có thêm dăm bảy bài thơ tình nữa thì cũng tốt. Mà không có nữa thì đời cũng đã quá nhiều người làm thơ tình rồi. Đến như Xuân Diệu là tuyệt chiêu...
    - Lại cũng có ý kiến cho rằng giá mà Tố Hữu chỉ theo một nghiệp thơ...
    - Tôi cho rằng nói như vậy là ngộ nhận. Tôi đi làm cách mạng không phải là muốn hay không muốn, mà là cuộc đời vốn phải thế. Trong xã hội có người cầm cày, có người cầm búa, có người cầm súng, lại phải có người cầm bút chứ. Nếu người nào có khả năng gì thì nên sử dụng triệt để khả năng đó. Người ta nói: ?oChính trị tức là nghệ thuật sử dụng khả năng?. Tôi làm chính trị tức là sử dụng khả năng làm thơ của mình để làm cách mạng.
    ?oCó khổ đau nào đau khổ hơn / Trái tim tự xát muối cô đơn...?.
    - Gần đây ông hay viết những câu thơ đại loại như vậy. Phải chăng ông đang cảm thấy cô đơn?
    - Không! Không đâu, tôi không cô đơn. Ngay cả khi tôi nói tôi cô đơn thì đấy cũng chỉ là tiếng một con chim gọi bạn mà thôi. - Trầm ngâm một lúc, ông quay sang hỏi tôi,- Này, cậu có biết không, một con gà trống dậy sớm hơn những con khác, nó cất tiếng gáy. Ban đầu là tiếng gáy cô độc, sau đó có vài con gáy theo và cuối cùng là cả bầy gà cùng gáy. Đấy, cô độc mà có cô đơn đâu?
    - Nhưng thực tình thì ông có sợ cảm giác cô đơn không?
    - Trên đời này ngoài cái chết và cái đói ra, thì đau khổ nhất của con người là cô đơn. Cô đơn nghĩa là mình không có bạn. Cái đó đừng trách đời mà hãy tự trách mình. Đời đáng yêu lắm lắm. Đời luôn rộng mở cho tất cả mọi người đến với nhau. Chỉ vì anh quay lưng lại với đời nên anh mới cảm thấy cô đơn mà thôi. Nhưng mà ?oSợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm/ Ta vẫn là ta ta với ta?. Cái quan trọng nhất anh có luôn là anh hay không mà thôi. Tố Hữu luôn là Tố Hữu, với mọi người và với nhân dân.
    - Tại sao gần đây ông hay nhắc tới hai tiếng NHÂN DÂN?
    - Thế tôi hỏi cậu nhân dân đã thực sự sung sướng chưa?
    - Có thể chưa phải là lúc để tổng kết cuộc đời mình, nhưng nếu nhìn lại quãng đời đã qua thì có điều gì ?ođáng ra phải quên đi? mà ông lại cứ nhớ, còn những điều gì ?o đáng ra phải nhớ? mà ông lại quên không?
    - Thực ra thì tôi nhớ cả những điều đáng ra phải quên đi và không bao giờ quên những điều đáng nhớ.
    - Trong những điều ?ođáng ra phải quên đi? ấy thì có điều gì mà cho ông làm lại từ đầu ông sẽ làm khác đi không?
    - Nhiều, nhiều chứ! Ví dụ, trước đây tôi không tài nào chịu nổi 2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương ?oGió lùa gian gác xép/ Đời tàn trong ngõ hẹp?, mặc dù 2 câu thơ này rất hay. Hay lắm!. Đáng ra lúc ấy mình phải hiểu, phải thông cảm. Đấy là nỗi đau của một tâm hồn bế tắc. Đáng ra mình phải thương họ, phải hướng dẫn họ cùng tham gia cách mạng với mình để khỏi ?oĐời tàn trong ngõ hẹp?.
    - Trong núi thơ ca đồ sộ của mình nếu phải chọn chỉ một câu thôi thì ông sẽ chọn câu nào?
    - Nói như người ta hay nói: ?oCâu hay nhất là câu tôi chưa viết?, còn trong những câu tôi đã viết rồi thì có lẽ tôi chọn ?oTừ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim?. Chả hiểu sao lúc ấy mới 17-18 tuổi mà mình lại viết được những câu như thế.
    Nói rồi ông trầm ngâm. Dường như ông đang nhớ về thời trai trẻ tung hoành ngang dọc của mình, cái thuở mà ?oHồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim?.
    - Trước đây, năm nào cũng vậy, mỗi khi mùa xuân tới Tố Hữu đều có một bài thơ. Liệu tết năm nay những người yêu thơ có còn được thưởng thức thơ Tố Hữu nữa không?
    - Thơ là cảm hứng. Cảm hứng lên thì ghi lại. Mùa xuân là bắt đầu một thời kỳ mới, vì vậy cảm hứng thường xuất hiện. Hy vọng là cảm hứng sẽ xuất hiện trong tôi.
    Ông nói, rồi chậm trãi đứng lên, lững thững đi vào Hội trường Ba Đình. Tôi không đi theo ông, nhưng tôi hình dung rất rõ: ông vén tấm màn nhung đỏ che cửa, bước trên tấm thảm đỏ vào Hội trường, đi lại hàng ghế dành cho khách mời, lặng lẽ ngồi nghe, lặng lẽ ghi chép...
    _____________
    Lời bàn:
    Ôi bác Tố Hứu cao đạo thật, lo cho nước, cho dân đến giờ phút chót. Thật đúng như bác nói về cuộc đời của bác:
    .....
    "Sống là cho mà chết cũng là cho"
    ....
    chỉ mỗi tội mấy cụ phụ lão ở Phùng, Trôi, Nhổn (hà tây) cứ vừa đọc câu ấy, vừa vuốt râu cười tủm tỉm. Chẳng là vì do thổ âm ở các vùng đó thanh ngang nó cứ thành thanh sắc hết!!!
    Thân ái,
    Mọt Sách Già,
    Người ta lớn vì ngươi quỳ xuống
    Hỡi Nhân dân hãy đứng thẳng lên
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Gia Dũng: "Tôi tin nên tôi làm!"
    "Ngàn năm thương nhớ" là tên tập thơ đồ sộ nhất Việt Nam hiện nay với độ dầy 2.400 trang, giá bán 360.000 đồng/quyển. Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được nhà thơ Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và tự bỏ tiền túi ra in. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, VietNamNet đã có buổi trò chuyện thẳng thắn với ông.
    - Để ra một tuyển tập thơ đồ sộ như vậy, ông đã phải đầu tư bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền?
    - Khoảng 5 năm và 120 triệu đồng.
    - Ông có kêu gọi sự tài trợ của một tổ chức hay cá nhân nào?
    - Tôi có đặt vấn đề với GS Nguyễn Đăng Hưng, người Bỉ gốc Việt hiện đang giảng dạy tại hai trường ĐHBK Hà Nội và ĐHBK TP.HCM với số tiền là 10 nghìn USD. GS đồng ý và mượn bản thảo mang về Bỉ, một tháng sau ông ta quay lại ra một số điều kiện nhưng tôi không đồng ý, có thể đấy cũng là một cách từ chối khéo của họ sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu. Còn cá nhân có ông Trần Huy Tản, Giám đốc Công ty Môi trường Hải Phòng hứa sẽ tài trợ 20 triệu đồng nếu được tham gia một bài thơ và khi nào sách in xong sẽ mua 100 cuốn là 30 triệu đồng. Nghĩa là tôi sẽ có 50 triệu đồng nếu gật đầu đồng ý, song với món tiền này tôi cũng đành phải từ chối vì thú thực thơ của ông ta kém quá.
    - Còn những tác giả có tác phẩm được tuyển chọn thì sao, họ có phải bỏ tiền ra in hay sẽ được hưởng nhuận bút theo như quy định?
    - Không những họ không mất tiền mà còn được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành. Sẽ có hai cách trả: nếu tác giả mua sách thì phải trả 300.000 đồng cho một cuốn, nếu không mua sách thì sẽ được hưởng nhuận bút 10% theo quy định là 18.000 đồng cho một bài chưa in ở đâu, còn đã từng in rồi thì được hưởng 40% của 10%, nghĩa là khoảng 7.800 đồng/bài. Hiện nay, trong túi tôi lúc nào cũng có vài ba chục phong bì đựng tiền nhuận bút để nếu tình cờ gặp tác giả tôi sẽ xin lỗi và gửi nhuận bút cho họ.
    - Nhưng đã có một số tác giả không đồng tình với cách làm này của ông, theo họ không những ông đã vi phạm luật bản quyền vì in thơ không xin phép mà lại còn tự sửa câu chữ làm hỏng ý thơ. Thậm chí có tác giả đã phản ứng một cách gay gắt, ông nghĩ sao?
    - Đúng ra, tôi cũng có lỗi vì không hỏi ý kiến tác giả trước khi in nhưng thử hỏi với hơn 600 tác giả trong cả nước tôi phải lần tìm địa chỉ như thế nào? Nói vậy thôi, cũng có nhiều tác giả biết tin tôi đang tuyển chọn tác phẩm cho tuyển tập đã gửi rất nhiều thơ của họ cho tôi, ví dụ như Vi Thùy Linh, Ngô Tự Lập... nhưng tôi không chọn được bài nào! Đối với một số tác giả kêu ca, phàn nàn về bài của họ bị sửa câu nọ, câu kia thì hiện giờ tôi vẫn đang giữ tất cả bản thảo, những tờ báo có in bài của họ để đối chứng xem tôi sửa hay bài của họ đã bị sửa từ trước. Còn nếu nói về việc vi phạm luật bản quyền thì phải hỏi lại xem họ đã đăng ký bản quyền hay chưa vì theo tôi được biết việc đăng ký bản quyền, nhất là thơ ở nước ta còn quá ít. Song buồn nhất vẫn là thái độ cực kỳ thô bạo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, khi không thấy tôi tặng sách liền tỏ vẻ bất cần, nói rất thiếu văn hóa, ví dụ như: "Anh xé đi, tôi không cần bài thơ của tôi in trong đấy, tôi nổi tiếng không phải vì thế".

    - Chứ không như một số người thường nghĩ "in cho là tốt lắm rồi"?
    - Tôi không quan niệm như thế.
    - Tính đến thời điểm này, ông đã thu hồi được bao nhiêu tiền?
    - Khoảng 2/3 số tiền với số sách bán được gần 500 cuốn.
    - Vậy những ai là đối tượng mua cuốn sách này của ông?
    - Hầu hết các tác giả và một số cơ quan như TCT Dầu khí Việt Nam và sắp tới có thể là UBND Thành phố Hà Nội.
    - Phải chăng do họ cũng có thơ in trong tuyển tập?
    - Không, nhưng họ là những con người hào hiệp, yêu thơ, họ mua để làm quà.
    - Trước khi bắt tay vào sưu tầm, tuyển chọn ông có nghĩ sẽ bán được sách để thu hồi vốn và có lãi?
    - Được chứ, tôi tin lắm chứ, chỉ vì tin nên tôi làm, nhưng làm sách mà hòa đã là giỏi lắm rồi và tôi vui vì được làm những công việc đó.
    - Sắp tới ông sẽ biên soạn cuốn gì?
    - Hồ Chí Minh tổng tập thơ 1, dày 1.600 trang và Nước non một dải. Riêng cuốn Hồ Chí Minh tổng tập đến tháng 8 này tôi sẽ hoàn tất bản thảo và hy vọng mùa xuân năm nay sách sẽ ra.
    - Xin cám ơn ông!
    Trần Mạnh Hào - VNN
    Thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, nhà thơ Đỗ Gia Dũng sinh ngày 15/8/1940 tại Thái Bình, từng làm biên tập viên cho tạp chí Văn nghệ Quân đội và nguyên là Chủ tịch Hội VHNT Hà Tuyên.
    Ông đã xuất bản 12 tập thơ như: Chiều trăng; Ngõ hoa vàng; Cánh cửa khép hờ...và biên soạn 16 tuyển tập có chất lượng được bạn đọc trân trọng đón nhận như: Chúng tôi đánh giặc và làm thơ (tập 1); Thơ Việt Nam 1945-2000; Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX...
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Gia Dũng: "Tôi tin nên tôi làm!"
    "Ngàn năm thương nhớ" là tên tập thơ đồ sộ nhất Việt Nam hiện nay với độ dầy 2.400 trang, giá bán 360.000 đồng/quyển. Đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được nhà thơ Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và tự bỏ tiền túi ra in. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, VietNamNet đã có buổi trò chuyện thẳng thắn với ông.
    - Để ra một tuyển tập thơ đồ sộ như vậy, ông đã phải đầu tư bao nhiêu thời gian và bao nhiêu tiền?
    - Khoảng 5 năm và 120 triệu đồng.
    - Ông có kêu gọi sự tài trợ của một tổ chức hay cá nhân nào?
    - Tôi có đặt vấn đề với GS Nguyễn Đăng Hưng, người Bỉ gốc Việt hiện đang giảng dạy tại hai trường ĐHBK Hà Nội và ĐHBK TP.HCM với số tiền là 10 nghìn USD. GS đồng ý và mượn bản thảo mang về Bỉ, một tháng sau ông ta quay lại ra một số điều kiện nhưng tôi không đồng ý, có thể đấy cũng là một cách từ chối khéo của họ sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu. Còn cá nhân có ông Trần Huy Tản, Giám đốc Công ty Môi trường Hải Phòng hứa sẽ tài trợ 20 triệu đồng nếu được tham gia một bài thơ và khi nào sách in xong sẽ mua 100 cuốn là 30 triệu đồng. Nghĩa là tôi sẽ có 50 triệu đồng nếu gật đầu đồng ý, song với món tiền này tôi cũng đành phải từ chối vì thú thực thơ của ông ta kém quá.
    - Còn những tác giả có tác phẩm được tuyển chọn thì sao, họ có phải bỏ tiền ra in hay sẽ được hưởng nhuận bút theo như quy định?
    - Không những họ không mất tiền mà còn được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành. Sẽ có hai cách trả: nếu tác giả mua sách thì phải trả 300.000 đồng cho một cuốn, nếu không mua sách thì sẽ được hưởng nhuận bút 10% theo quy định là 18.000 đồng cho một bài chưa in ở đâu, còn đã từng in rồi thì được hưởng 40% của 10%, nghĩa là khoảng 7.800 đồng/bài. Hiện nay, trong túi tôi lúc nào cũng có vài ba chục phong bì đựng tiền nhuận bút để nếu tình cờ gặp tác giả tôi sẽ xin lỗi và gửi nhuận bút cho họ.
    - Nhưng đã có một số tác giả không đồng tình với cách làm này của ông, theo họ không những ông đã vi phạm luật bản quyền vì in thơ không xin phép mà lại còn tự sửa câu chữ làm hỏng ý thơ. Thậm chí có tác giả đã phản ứng một cách gay gắt, ông nghĩ sao?
    - Đúng ra, tôi cũng có lỗi vì không hỏi ý kiến tác giả trước khi in nhưng thử hỏi với hơn 600 tác giả trong cả nước tôi phải lần tìm địa chỉ như thế nào? Nói vậy thôi, cũng có nhiều tác giả biết tin tôi đang tuyển chọn tác phẩm cho tuyển tập đã gửi rất nhiều thơ của họ cho tôi, ví dụ như Vi Thùy Linh, Ngô Tự Lập... nhưng tôi không chọn được bài nào! Đối với một số tác giả kêu ca, phàn nàn về bài của họ bị sửa câu nọ, câu kia thì hiện giờ tôi vẫn đang giữ tất cả bản thảo, những tờ báo có in bài của họ để đối chứng xem tôi sửa hay bài của họ đã bị sửa từ trước. Còn nếu nói về việc vi phạm luật bản quyền thì phải hỏi lại xem họ đã đăng ký bản quyền hay chưa vì theo tôi được biết việc đăng ký bản quyền, nhất là thơ ở nước ta còn quá ít. Song buồn nhất vẫn là thái độ cực kỳ thô bạo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, khi không thấy tôi tặng sách liền tỏ vẻ bất cần, nói rất thiếu văn hóa, ví dụ như: "Anh xé đi, tôi không cần bài thơ của tôi in trong đấy, tôi nổi tiếng không phải vì thế".

    - Chứ không như một số người thường nghĩ "in cho là tốt lắm rồi"?
    - Tôi không quan niệm như thế.
    - Tính đến thời điểm này, ông đã thu hồi được bao nhiêu tiền?
    - Khoảng 2/3 số tiền với số sách bán được gần 500 cuốn.
    - Vậy những ai là đối tượng mua cuốn sách này của ông?
    - Hầu hết các tác giả và một số cơ quan như TCT Dầu khí Việt Nam và sắp tới có thể là UBND Thành phố Hà Nội.
    - Phải chăng do họ cũng có thơ in trong tuyển tập?
    - Không, nhưng họ là những con người hào hiệp, yêu thơ, họ mua để làm quà.
    - Trước khi bắt tay vào sưu tầm, tuyển chọn ông có nghĩ sẽ bán được sách để thu hồi vốn và có lãi?
    - Được chứ, tôi tin lắm chứ, chỉ vì tin nên tôi làm, nhưng làm sách mà hòa đã là giỏi lắm rồi và tôi vui vì được làm những công việc đó.
    - Sắp tới ông sẽ biên soạn cuốn gì?
    - Hồ Chí Minh tổng tập thơ 1, dày 1.600 trang và Nước non một dải. Riêng cuốn Hồ Chí Minh tổng tập đến tháng 8 này tôi sẽ hoàn tất bản thảo và hy vọng mùa xuân năm nay sách sẽ ra.
    - Xin cám ơn ông!
    Trần Mạnh Hào - VNN
    Thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, nhà thơ Đỗ Gia Dũng sinh ngày 15/8/1940 tại Thái Bình, từng làm biên tập viên cho tạp chí Văn nghệ Quân đội và nguyên là Chủ tịch Hội VHNT Hà Tuyên.
    Ông đã xuất bản 12 tập thơ như: Chiều trăng; Ngõ hoa vàng; Cánh cửa khép hờ...và biên soạn 16 tuyển tập có chất lượng được bạn đọc trân trọng đón nhận như: Chúng tôi đánh giặc và làm thơ (tập 1); Thơ Việt Nam 1945-2000; Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX...
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Đạo thơ trong nhạc

    Thơ khơi nguồn cảm hứng cho nhạc, nhạc chắp cánh cho thơ thăng hoa. Thế nhưng, đằng sau những cuộc hôn phối nghệ thuật này đôi khi lại xảy ra những chuyện "cơm không lành, canh không ngọt" giữa hai đồng tác giả.
    Tuần qua, người nhà của cố thi sĩ Kim Tuấn đến Trung tâm Bản quyền - Hội Nhạc sĩ Việt Nam để nhận tiền tác quyền bài thơ Lý cây bông (trong tập Thơ lý và thơ ngắn, NXB Văn nghệ TP HCM 2002), được nhạc sĩ T.Q.T phổ nhạc. Đến nơi, họ té ngửa bởi "đồng tác giả" đã nhanh tay "nhận giùm".
    Dù đã được năn nỉ "đừng làm lớn chuyện", nhưng chị Phương - vợ nhà thơ cũng không giấu được bức xúc: "Từ ngày nhà tôi mất, gia đình tôi rất ít quan tâm đến chuyện tác quyền. Sở dĩ lần này chúng tôi đến là do trung tâm mời. Vả lại tiền tác quyền cũng chẳng là bao. Thế nhưng, khi sự việc đã "lỡ" rồi, họ lại cắc cớ bắt con tôi phải chứng minh đó là tác phẩm của Kim Tuấn và là người nhà của tác giả. Tôi thấy đây là một kiểu làm ăn tắc trách cũng như xúc phạm đến người đã khuất. Bởi nếu không biết chúng tôi thì họ đã không mời. Riêng nhạc sĩ T.Q.T, tôi buộc phải đến xin lỗi gia đình tôi tại nhà nhưng cho đến nay không thấy ông ấy đến".
    Có một dạo, báo chí đăng tải chuyện ông nhạc sĩ ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu lấy thơ của bạn hiền ở tỉnh Bình Phước phổ đến 13 bài, mà vẫn "vô tư" không hề cho bạn được "đồng hành" với tên mình trên các bản nhạc. Nhà thơ nữ P.N Thường Đoan cũng từng không thấy tên mình đính kèm tên của nhạc sĩ Phú Quang (ca khúc Catina cà phê sáng), và bên nhạc sĩ Phan Khanh (ca khúc Mơ hồ) trong album của một nữ ca sĩ trẻ do Công ty Văn hóa tổng hợp Bến Thành sản xuất. Nhà thơ Nguyễn Hải Thảo cũng ngán ngẩm không kém khi bài thơ Xin đừng quên tôi được nhạc sĩ Quốc An phổ nhạc và được ca sĩ Đoan Trang hát nhiều lần nhưng chỉ có tác giả phần nhạc được giới thiệu. Sau khi báo chí lên tiếng, nhạc sĩ liền đặt lời 2 (vẫn giữ giai điệu) và đổi tựa là Forget me not để không còn dính chút gì đến Hải Thảo nữa.
    Nhạc sĩ Quốc An cũng từng kiện một công ty quảng cáo đã sử dụng "ca khúc của tôi" (Cây đàn sinh viên) trong một đoạn phim quảng cáo trên truyền hình mà không xin phép. Đáng ra phải là "ca khúc của chúng tôi" bởi anh đã phổ ca khúc này từ thơ của Thuận Thiên. Nhà thơ Nguyễn Hải Thảo cũng còn bài thơ Giả đò được Dzoãn Bình phổ nhạc nhưng tên tác giả thơ thì của... "ông bác sĩ nào đó bên quận 6" như lời Hải Thảo nói. Gần đây, trong một đĩa CD do H.T Production phát hành có bài hát nổi tiếng Nổi lửa lên em, đáng tiếc là chỉ có tên tác giả nhạc Huy Du mà sót tên tác giả thơ Lam Giang. Cũng có khi trên các văn bản vẫn ghi tên hai đồng tác giả một cách đàng hoàng, thế nhưng nếu có đơn vị nào đó mời giao lưu, thì... nhạc sĩ cứ thế mà "bốc" về hoàn cảnh ra đời của ca khúc, y như chỉ mỗi mình "rứt ruột đẻ ra"! Cũng chính vì thế mà bài Huế, tình yêu của tôi đã có lời cải biên: "Ôi Huế của tao, không phải Huế của mày...".
    Đa số các trường hợp "quên" tên tác giả thơ thường bị đổ là: "Do thiếu sót về khâu kỹ thuật, do họa sĩ design bìa, do biên tập, do người làm chương trình...". Nhiều nhà thơ cho biết, điều họ cần không phải là tiền bạc mà là "sự thừa nhận một cách tương xứng với đóng góp của họ để tạo thành tác phẩm?.
    ( Theo Thanh Niên )

Chia sẻ trang này