1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ld3i

    ld3i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phần 3:
    LMY: Còn thơ của Nguyễn Duy?
    NTT: Chất folklor trong thơ Nguyễn Duy rất mạnh. Nếu Nguyễn Duy mà đi theo con đường tìm tòi phương Tây, chắc chắn sẽ thất bại. Những bài thơ viết theo kiểu Thơ Mới, thơ chống Mỹ... của Nguyễn Duy rất ít thành công. Nguyễn Duy là một người chơi dân gian, đã chơi những ?otửng từng tưng?, ?odửng dừng dưng?... như bà Xuân Hương chơi ?zhõm hòm hom?o. Cái dân gian của Nguyễn Duy cũng hóm. Nguyễn Duy là người vừa đau đời nhưng cũng vừa yêu đời. Ông biết đến nỗi đau của những người xa tổ quốc, đến nỗi đau bán vàng, đến tất cả những nỗi đau có ở đời. Những bài mộc mạc dân gian như bài Cây tre ngày xưa, khi mới in ra sao mà mới thế, thích thế, bây giờ đọc lại thấy vẫn dễ chịu. Ðó là cái thiên hướng mạnh nhất của Nguyễn Duy. Nhiều bài viết tưng tửng, không phải hay lắm mà đám đông vẫn thích thú và ghi nhớ.
    NTK: Tôi còn nhớ câu thơ Nguyễn Duy viết về cái mái tăng (nilon) của lính chiến ?onghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa?. Mô tả cái mái tăng nilon căng ở giữa hai lùm cây mà nói được như thế thì rất xúc động. Hay là hai câu thơ: ?oỞ đây là tấm lòng ta, núi dài sông rộng cũng là ở đây?. Nguyễn Duy là một người rất dân dã. Nếu như bài nào của anh cái chất dân dã ấy vừa với văn hoá thì hay, khi anh chất một cách quá trớn thì cảm thấy như là anh ta áp đặt.
    NTT: Có một thời dường như Nguyễn Duy hạ mình xuống tiếng vỗ tay của đám đông để làm thơ. Anh thích tiếng vỗ tay thì anh hạ thơ mình xuống, chính sự hạ xuống ấy lại được đám đông rất thích. Có thể đó là cách của Nguyễn Duy, vì thế mà nhiều bài đọc chán lắm.
    NTK: Nguyễn Duy có một trường ca lục bát về Trường Sơn: Trường Sơn ngọn lửa và con đường chưa in. Ðọc xong tôi thấy sự máu thịt với Trường Sơn chưa được. Anh dùng những suy tư, những con đường rừng ngoằn nghèo như ruột ngựa... rất thông minh, cái đó thuộc tài thơ nhưng chưa phải thơ. Ở một khía cạnh nào đó người ta thấy Nguyễn Duy trạng, một chất trạng như anh Tạo nói là "dửng dừng dưng", mà không phải ai cũng "dửng dừng dưng" như vậy được đâu.
    NTT: Tôi rất phục Nguyễn Duy ở cái chỗ thơ anh khiến người ta tưởng dễ nhưng chịu không làm được. Tưởng dễ nhưng nó vẫn tạo ra một ảnh hưởng văn hoá và thi pháp đối với một số người làm thơ. Cái thi pháp nằm ở đâu? Dễ, để người ta hiểu nhưng cái thi pháp cũng là nằm chỗ đó.
    LMY: Xin tò mò được hỏi, vậy trong đời thơ, hai ông có ảnh hưởng tư tưởng của nhà thơ nào không?
    NTT: Tôi thích nhất Hàn Mặc Tử, Essenin, và García Lorca. Thơ họ rất trong, rất lạ, buồn muốt ruột, họ đều viết về trăng rất hay, và cả ba đều chết trẻ. Tôi phục thơ của những ông W. Whitman, Vosnessenski, Neruda... Thơ họ mạnh về tư tưởng. Nhưng tôi lại hay đọc Thơ Ðường... Có thể thời đầu tôi ảnh hưởng Hàn Mặc Tử, sau thì thoát ngay, bập vào Thơ chống Mỹ, rồi thơ Tây, thơ Nga... Nhưng vài chục năm nay không thích chịu ảnh hưởng ai, mà thấy đây đó có người ảnh hưởng mình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sự ám ảnh Hàn Mặc Tử lại trở về.
    NTK: Tôi cũng thích Hàn Mạc Tử, Essenin và García Lorca, nhưng nếu nói về ảnh hưởng thì ở phương Tây tôi ảnh hưởng P. Neruda. Tôi rất thích cái cách ngang tàng, đi lại ngả nghiêng trong thơ của ông.
    LMY: Với hai thế hệ thơ đàn anh chống Pháp và chống Mỹ, thế hệ thơ các ông có học hỏi được gì không?
    NTK: Có chứ. Tôi có một định nghĩa về sáng tác là: khởi đầu sáng tác là bắt chước, anh chưa tự tin thì anh phải bắt chước. Ngày xưa, người tôi bắt chước là ông Anh Ngọc trong đơn vị, giá làm được một bài thơ như ông ấy thì mình sướng biết chừng nào. Hay xa hơn nữa là thơ tiền chiến, tôi phục nhiều người nhưng rất thích thơ Ðinh Hùng. Ông Ðinh Hùng cứ chiếm đoạt thơ tôi, mặc dù thơ tôi cũng là thứ thơ không ổn định, cái gì hay thật hay, cái gì rườm rà thật rườm rà.
    NTT: Nói về thơ sau 1975, trong miền Nam người tôi biết là ông Bùi Giáng. Cái mông lung phiêu bồng của ông và cái cá tính của ông khiến nhiều người phục. Nhưng có một thời tôi thích thơ Nguyên Sa, thơ Nguyên Sa không chỉ học trò thích mà giới trí thức trẻ cũng thích. Thơ Nguyên Sa có cái đẹp riêng. ?oTrời hôm nay 15 hay 16, tuổi của nàng tôi nhớ chỉ 13?... Cái vu vơ này rất hay, rất học trò, nhưng vu vơ được như thế là phải tài lắm.
    NTK: Thơ Việt Nam, nói thích thì tôi thích nhiều, nhưng thích nhất là Nguyễn Bắc Sơn. Cách lập luận, thi ảnh của Nguyễn Bắc Sơn rất đẹp, ?ota về với nhau vợ chồng không đám cưới, khi em thành sương phụ áo mầu đen, anh bán đi chồng sách quý nuôi em?...
    NTT: Những câu thơ ấy vẫn chỉ là tự sự. Nguyên Sa mới mẻ hơn Nguyễn Bắc Sơn nhiều. Nguyên Sa đã viết những câu thơ như thế này, không thể không nhớ: ?oHơi thở mới nguyên của đồng tiền mừng tuổi?, hay ?oTháp épphen kiễng mình trong sương khuya?, rồi ?oÐêm nay Nga buồn như một con chó ốm, như con mèo ngái ngủ trên tay anh?... Thơ chứa đầy cảm giác, rất mới. Ngay cả việc đưa tên người con gái vào thơ cũng đã thấy khác với những cái tên như Oanh, Uyên... trong thơ Nguyễn Bính thời trước nhiều.
    NTT: Tôi nghĩ khen chê không quan trọng, vấn đề là anh có quan tâm đến các giá trị thực sự hay không. Hoài Thanh có nói: ?oNếu anh khen đúng thì anh là bạn, nhưng nếu anh chê đúng thì anh là thầy?.
    NTK: Về Hoài Thanh, chúng ta cần biết điều này: những thi sĩ cùng thời với ông Hoài Thanh, như ông Lan Sơn, phê bình rằng: ?oThợ may Hoài Thanh đã may sẵn chiếc áo anh anh em em và bắt các thi sĩ mặc vào, và ông ta không nghĩ rằng các thi sĩ đã lớn vượt hơn chiếc áo đó?. Cho nên số phận của các thi sĩ Việt Nam là luôn luôn lớn quá, vượt qua các nhà phê bình.
    NTT: Không hẳn hoàn toàn như thế. Chức năng của các nhà phê bình là khơi gợi, các nhà nghiên cứu mới chính là người đi nghiên cứu cái mà nhà phê bình đã khơi gợi ra. Ông Hoàng Ngọc Hiến là một nhà nghiên cứu, nhưng ông lại có biệt tài khơi gợi ra những ý tưởng sắc bén như một nhà phê bình tài năng, nên ông có những bài phê bình mà các nhà sáng tác rất đáng đọc.
    NTK: Thế mới là hay. Bản chất Hoàng Ngọc Hiến rất thi sĩ. Nói chuyện với ông sẽ thấy cái chất đó.
    NTT: Về phê bình, tôi vẫn căm nhất chuyện không cho thơ cách tân phát triển. Ðiều đó chứng tỏ là không thực có tự do sáng tạo. Muốn con đường văn học mở ra, phải để cho cách tân trình thị. Ở Mỹ có dân chủ về thơ ca. Còn ở Việt Nam làm một nhà cách tân hai lần khó, một là khó đối với mình, có cách tân được hay không, hai là ai công bố cho anh. Nguyễn Khải bảo, làm nhà văn ở ta khôn nhất là mình tự biên tập mình, khôn thứ hai là không để lộ cái điều khôn của mình. Cái này không chỉ nói riêng cho mình mà còn nói cho cả một nền văn chương. Thơ cách tân có thể phá vỡ qui chuẩn đã được thiết lập, nhưng trong sự phá vỡ ấy nó sẽ thiết lập ra một qui chuẩn mới, tạo ra một vẻ đẹp khác. Nó giống như phá nhà tranh xây nhà lầu. Ông Thạch Quỳ nói rằng: trong bảo tàng ở Anh người ta có giữ một cái thước mét, nhà phê bình thơ ở Việt Nam thỉnh thoảng nên đưa cái thước mét của mình qua đo lại xem nó có hụt hay không. Ðiều ấy có thể làm được, nhưng không thể đo cái tâm tư con người thời nay bằng cái thước giá trị cũ. Không thể đo chiều cao cách tân bằng cái thước mét cũ, mà khi mỗi giá trị mới mở ra phải có những cái thước mới để đo. Hôm ông Hữu Thỉnh đi nhận giải thưởng ở ASEAN về, chiêu đãi mấy anh em, tôi nói: Nếu ngày mai tôi còn sống, tôi sẽ tiếp tục bàn câu chuyện giá trị với anh. Giải thưởng chỉ mang tính nhất thời, còn thơ mang giá trị thực, bền vững hơn cả những giải thưởng. Nói về giải thưởng, Ðặng Thái Sơn rất chân thành: Giải thưởng giúp tôi nổi tiếng để dễ dàng tiếp xúc với công chúng; còn P. Neruda thì nói: Giải thưởng như phấn trang điểm trên cánh ****, khi con **** bay, phấn màu rơi rụng và tôi vẫn bay như một con ****. Neruda thì nói cao siêu, Ðặng Thái Sơn thì nói thực dụng, nhưng đều nói đúng những giá trị. Có những giải thưởng hay sự nổi tiếng chỉ là phù phiếm, cuối cùng anh có để lại điều gì giá trị hay không, điều ấy mới quan trọng.
    NTK: Chúng ta đang sống trong những giá trị giả và đầy rẫy những giá trị giả. Tại sao Nguyễn Trọng Tạo viết về Văn Cầm Hải và Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Thuỵ Kha viết về Phan Huyền Thư, Hoàng Hưng viết về Nguyễn Quốc Chánh, Thanh Thảo viết về Nguyễn Ðỗ?? Như vậy cũng là kế thừa sự nhân văn của ông cha ta. Xuân Diệu viết về các nhà thơ cổ điển để viết về chống Mỹ. Tôi và ông Tạo cũng phải biết ơn ông Xuân Diệu, không có ông ấy còn lâu chúng tôi mới được ủng hộ. Khi chấm giải cuộc thi thơ báo Văn Nghệ xong, ông ấy thổn thển đi bộ lên gác nhà tôi, bảo em được giải rồi. Ðối với lớp trẻ, bọn tôi bây giờ hoàn toàn không có sự xoa đầu, đấy là cuộc chơi bình đẳng của nghệ thuật. Và anh Tạo là người vì một nền văn học mới. Nói thẳng, nếu không có anh Tạo, rất nhiều người không được ra ánh sáng, nhất là Văn Cầm Hải và Vi Thuỳ Linh.
    NTT: Tôi ủng hộ thơ trẻ là ủng hộ những giá trị mới. Nhưng hễ tôi ủng hộ ai là thơ người ấy liền bị "đánh". Trường hợp Văn Cầm Hải và Vi Thuỳ Linh là bị dội nhiều nhất. Người ta đem thơ Hải, thơ Linh ra phê phán, khi thì coi nó như đống rác cũ, khi thì đòi xét lại lý lịch, khi thì khép tội họ cổ vũ cái ác, khi thì hạ thơ họ trong ******** đồi truỵ... Rồi người ta "đánh" sang tôi, bảo tôi là Don Quijotte ảo tưởng về thơ trẻ. Ðến giờ thì những nhà thơ trẻ ấy đã tự khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn cùng với những nhà thơ trẻ khác mà tôi từng phát hiện và ủng hộ, thậm chí có người còn được ngoài nước coi như một hiện tượng. Gần đây Hoàng Hưng giới thiệu với tôi cây bút trẻ Lý Ðợi ở Sài Gòn, và tôi đã chọn giới thiệu trên trang thơ báo Lao Ðộng cuối tuần. Thơ Lý Ðợi rất khó đọc, nhưng có thể cảm được. Chưa rõ sẽ đi tới đâu, nhưng tôi rất tôn trọng sự tìm tòi mạnh mẽ ở cây bút này. Tôi có bảo Lý Ðợi là, nếu cháu cảm thấy mình có thể trở nhà thơ lớn thì phải biết rằng thơ được làm bằng máu. Còn tài năng thần đồng thì phải nhỏ tuổi như Trần Ðăng Khoa hồi bé, chả có ai thành thần đồng ở tuổi hai mươi mấy.
    LMY: Hai ông có nhận xét gì về nhà thơ Trần Ðăng Khoa?
    NTK: Bi kịch nhất của Trần Ðăng Khoa là nhảy tọt từ một đứa trẻ con sang ông già. Anh ta không có tuổi trẻ, một ông cụ non.
    LMY: Thế còn ?oChân dung và đối thoại??
    NTK: Chẳng ra cái gì, nói thế cho nó nhanh. Ðấy là một người mánh khoé. Không bao giờ tôi nghĩ Khoa là người có tài. Khoa là một kênh thông tin mà người âm đã mượn để thông báo một điều gì trong thời chống Mỹ, và xong là xong.
    NTT: Tôi không thích cuốn sách đó. Nó gây phản cảm đối với tôi. Một cuốn sách giả giọng chọc ghẹo, làm người ta tò mò nhiều hơn là cảm phục. Tôi đã ví nó giống sự kiện anh bán dạo xu hào bắp cải bị đổ xe trước cửa Nhà Hát Lớn khiến đám đông ùn đến. Cuốn sách đó là một sự đánh tráo nghệ thuật trong những nhận định có tính hóng hớt và cóp nhặt, tuy cũng có đôi bài tốt và có sự hóm hỉnh thông minh.
    NTK: Không, láu cá thì đúng hơn. Không thể gọi đó là thông minh được, vì thông minh thì phải có học vấn cao.
    NTT: Thông minh là thông minh thôi. Thông minh chả cần học vấn. Nhưng nói Khoa láu cá thì đúng.
    NTK: Láu cá và mánh khoé. Nói chung là một cái chiếu làng, bầy đủ các đít của các ông trong làng, có một tý của anh lý trưởng, có một tý của thằng mõ làng...
    NTT: Tôi thấy Khoa khiêm tốn giả vờ.
    NTK: Lúc nào cũng nhận mình là người nhà quê. Nhận như thế là người nhà quê nhục với Khoa đấy.
  2. ld3i

    ld3i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phần 4:
    LMY: Vậy hai ông quan tâm đến những cuốn sách mang tính phê bình về nghệ thuật nào trong thời gian gần đây?
    NTK: Hiện nay, nếu nói về phê bình thì không có cuốn nào vượt trội như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh?"Hoài Chân thời trước. Thời chống Mỹ thì không có nhà phê bình lớn, nhưng có những phát hiện lớn. Ví dụ ông Hoài Thanh tiếp tục phát hiện ra Nguyễn Duy, Chế Lan Viên phát hiện ra Thanh Thảo. Còn việc bênh vực cho một giọng thơ Trần Ðăng Khoa lúc đó thì có người bị động, có người chủ động. Ông Ngô Viết Dinh khi đưa thơ Trần Ðăng Khoa lên, bị chửi: Làm gì có thằng trẻ con làm thơ kiểu đó. Ông Dinh phải đi xác nhận tại địa phương là có người như thế.
    NTT: Đọc bài người ta "đánh" Phan Khôi thời Nhân văn-Giai phẩm, tôi lại nhớ nhất câu thơ ?ođùng một cái, kêu éc éc ngang, bịt mồm bịt miệng, trói chân trói tay...? của ông Phan Khôi, phản ứng việc họ "đánh" mình, chứ không nhớ cái bài đánh đá ấy.
    NTK: Thời đó có phê bình, nhưng là phê bình xu phụ. Có lần tôi đã nói, thời đại đã tìm ra hai chú cún giữ cửa văn học là Hà Minh Ðức và Phan Cự Ðệ, và một kịch sĩ Nguyễn Ðình Thi, thì coi như xong một thời.
    NTT: 50 năm lại đây, tôi thấy có cuốn Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu là đọc được. Nhưng trong tập này có một bài tôi đọc rất khó chịu, rất tởm lợm, đó là bài viết chửi Văn Cao. Thái độ hằn học báng bổ lộ rõ vẻ xu phụ đã làm cho người đọc có cảm giác bị xúc phạm. Ðến nỗi khi Xuân Diệu qua đời, tôi đến rủ Văn Cao đi đưa đám, Văn Cao đã từ chối. Tôi phải nói khó, nghĩa tử là nghĩa tận, Văn Cao mới chịu đi.
    NTK: Trong các tập nhật ký hoặc hồi ký có tính phê bình thì tôi thích nhất là Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng. Hồi đấy ông đã viết: ?oThèm quá, thèm làm một câu thơ bằng Tiếng Việt mình chứ không như lũ Xuân Diệu, Huy Cận làm thơ bằng tiếng Pháp?. Hay ông có những câu phê bình rất kinh: ?oNguyễn Ðỗ Cung là người rất thích cứu người chết đuối, nhưng ông lại không biết bơi?...
    NTT: Phê bình khuyên đen khuyên đỏ của ta thường theo nhà tuyên huấn chứ ít theo nhà phê bình.
    NTK: Ðó là phê bình hành quyết. Trong hồi ký văn học, vừa rồi ông Ðào Xuân Quý kể một chi tiết rất hay: Ngày hôm trước tất cả đều ủng hộ ông Nguyên Ngọc với Đề Dẫn, nhưng ông Tố Hữu xuống nói: Cái này mà mới à, phải xem lại! Thế là ngày hôm sau mọi người quay lại hết. Một thời đã có nhiều chuyện như thế. Ví dụ như khi Hoàng Cầm bị bắt giam, công an hứa sẽ tha ông về trước Tết, lúc đó Việt kiều ở Pháp viết thư về đề nghị trả tự do cho ông Cầm. Công an báo cáo lên, đồng chí Lê Ðức Thọ cũng bảo, thế thì xem lại kẻo bắt oan người ta, nhưng khi công an báo cáo với Tố Hữu thì ông nói: ?oÐòi nhân quyền hở? Tăng thêm một năm nữa cho biết thế nào là đòi nhân quyền...?. Ðúng một năm sau ông Cầm mới được thả ra.
    NTT: Nói về chuyện này thì buồn lắm. Thời bài thơ Tản mạn thời tôi sống của tôi bị rầy rà, có ông bạn công an khuyên tôi không được ra khỏi quân đội; ở trong quân đội mình như vẫn được bảo vệ, ra khỏi quân đội là dễ bị bắt lắm. Số phận của những nhà văn phản kháng cực kỳ nguy hiểm, nhưng mạnh nhất, có ý nghĩa nhất của văn chương chính là tính phản kháng. Từ ?ophản kháng? nói ở Việt Nam thì hơi nghiêm trọng, vì đúng nghĩa của phản kháng là dội ngược lại. Nhưng nếu không có tinh thần phản kháng, không thể có nền văn học sâu sắc được. Văn học yêu nước tồn tại là nhờ tinh thần phản kháng quân thù. Bản chất của văn chương là phản kháng và chia sẻ. Phản kháng cái ác, cái xấu, tất nhiên rồi. Nhưng trong sâu xa còn có cả sự phản kháng cái đẹp nữa - cái đẹp đã lỗi thời. Nếu công nhận cái đẹp toàn mỹ thì xong thế giới rồi, vĩnh viễn không thể đẻ ra thêm cái đẹp nào nữa. Chúng ta nên nhìn nhận từ «phản kháng» như một thuật ngữ văn học, chứ không nên chỉ đặt nó trong phạm trù chính trị.
    NTK: Năm 1984, tôi in truyện Ðêm trăng muộn trên trang nhất báo Văn Nghệ, Trưởng phòng bảo vệ của Bộ tư lệnh thông tin cầm tờ báo ném vào mặt tôi: ?oQuân đội nuôi anh để anh nói xấu quân đội à??. Sau đó đang từ chỗ được quý trọng, tôi bị đối xử quay ngoắt lại. Rồi tôi làm trang báo của quân đội, in truyện của Nguyễn Duy, có câu ?oTrong chiến tranh thì ai cũng thắng, chỉ có nhân dân là thua?. Lại bị phê một lần nữa. Rồi năm 89, tôi có bài về Bulgakov, in ở Tạp chí Sông Hương, và người ta nói với tôi một cách rất ?ocông bằng? là: Có hai phương án, một là ông ra khỏi quân đội, hai là xuống đơn vị làm phó trung đoàn trưởng, còn nếu ông muốn ở lại quân đội lam van nghe thì chúng tôi không thể bảo vệ được ông. Tôi chọn từ giã quân đội từ đó.
    © 2004 talawas
    Tin vui cho bạn đọc Talawas:
    http://www.talawas.org/talaDB/donate.html
  3. ld3i

    ld3i Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Phần 4:
    LMY: Vậy hai ông quan tâm đến những cuốn sách mang tính phê bình về nghệ thuật nào trong thời gian gần đây?
    NTK: Hiện nay, nếu nói về phê bình thì không có cuốn nào vượt trội như Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh?"Hoài Chân thời trước. Thời chống Mỹ thì không có nhà phê bình lớn, nhưng có những phát hiện lớn. Ví dụ ông Hoài Thanh tiếp tục phát hiện ra Nguyễn Duy, Chế Lan Viên phát hiện ra Thanh Thảo. Còn việc bênh vực cho một giọng thơ Trần Ðăng Khoa lúc đó thì có người bị động, có người chủ động. Ông Ngô Viết Dinh khi đưa thơ Trần Ðăng Khoa lên, bị chửi: Làm gì có thằng trẻ con làm thơ kiểu đó. Ông Dinh phải đi xác nhận tại địa phương là có người như thế.
    NTT: Đọc bài người ta "đánh" Phan Khôi thời Nhân văn-Giai phẩm, tôi lại nhớ nhất câu thơ ?ođùng một cái, kêu éc éc ngang, bịt mồm bịt miệng, trói chân trói tay...? của ông Phan Khôi, phản ứng việc họ "đánh" mình, chứ không nhớ cái bài đánh đá ấy.
    NTK: Thời đó có phê bình, nhưng là phê bình xu phụ. Có lần tôi đã nói, thời đại đã tìm ra hai chú cún giữ cửa văn học là Hà Minh Ðức và Phan Cự Ðệ, và một kịch sĩ Nguyễn Ðình Thi, thì coi như xong một thời.
    NTT: 50 năm lại đây, tôi thấy có cuốn Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu là đọc được. Nhưng trong tập này có một bài tôi đọc rất khó chịu, rất tởm lợm, đó là bài viết chửi Văn Cao. Thái độ hằn học báng bổ lộ rõ vẻ xu phụ đã làm cho người đọc có cảm giác bị xúc phạm. Ðến nỗi khi Xuân Diệu qua đời, tôi đến rủ Văn Cao đi đưa đám, Văn Cao đã từ chối. Tôi phải nói khó, nghĩa tử là nghĩa tận, Văn Cao mới chịu đi.
    NTK: Trong các tập nhật ký hoặc hồi ký có tính phê bình thì tôi thích nhất là Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng. Hồi đấy ông đã viết: ?oThèm quá, thèm làm một câu thơ bằng Tiếng Việt mình chứ không như lũ Xuân Diệu, Huy Cận làm thơ bằng tiếng Pháp?. Hay ông có những câu phê bình rất kinh: ?oNguyễn Ðỗ Cung là người rất thích cứu người chết đuối, nhưng ông lại không biết bơi?...
    NTT: Phê bình khuyên đen khuyên đỏ của ta thường theo nhà tuyên huấn chứ ít theo nhà phê bình.
    NTK: Ðó là phê bình hành quyết. Trong hồi ký văn học, vừa rồi ông Ðào Xuân Quý kể một chi tiết rất hay: Ngày hôm trước tất cả đều ủng hộ ông Nguyên Ngọc với Đề Dẫn, nhưng ông Tố Hữu xuống nói: Cái này mà mới à, phải xem lại! Thế là ngày hôm sau mọi người quay lại hết. Một thời đã có nhiều chuyện như thế. Ví dụ như khi Hoàng Cầm bị bắt giam, công an hứa sẽ tha ông về trước Tết, lúc đó Việt kiều ở Pháp viết thư về đề nghị trả tự do cho ông Cầm. Công an báo cáo lên, đồng chí Lê Ðức Thọ cũng bảo, thế thì xem lại kẻo bắt oan người ta, nhưng khi công an báo cáo với Tố Hữu thì ông nói: ?oÐòi nhân quyền hở? Tăng thêm một năm nữa cho biết thế nào là đòi nhân quyền...?. Ðúng một năm sau ông Cầm mới được thả ra.
    NTT: Nói về chuyện này thì buồn lắm. Thời bài thơ Tản mạn thời tôi sống của tôi bị rầy rà, có ông bạn công an khuyên tôi không được ra khỏi quân đội; ở trong quân đội mình như vẫn được bảo vệ, ra khỏi quân đội là dễ bị bắt lắm. Số phận của những nhà văn phản kháng cực kỳ nguy hiểm, nhưng mạnh nhất, có ý nghĩa nhất của văn chương chính là tính phản kháng. Từ ?ophản kháng? nói ở Việt Nam thì hơi nghiêm trọng, vì đúng nghĩa của phản kháng là dội ngược lại. Nhưng nếu không có tinh thần phản kháng, không thể có nền văn học sâu sắc được. Văn học yêu nước tồn tại là nhờ tinh thần phản kháng quân thù. Bản chất của văn chương là phản kháng và chia sẻ. Phản kháng cái ác, cái xấu, tất nhiên rồi. Nhưng trong sâu xa còn có cả sự phản kháng cái đẹp nữa - cái đẹp đã lỗi thời. Nếu công nhận cái đẹp toàn mỹ thì xong thế giới rồi, vĩnh viễn không thể đẻ ra thêm cái đẹp nào nữa. Chúng ta nên nhìn nhận từ «phản kháng» như một thuật ngữ văn học, chứ không nên chỉ đặt nó trong phạm trù chính trị.
    NTK: Năm 1984, tôi in truyện Ðêm trăng muộn trên trang nhất báo Văn Nghệ, Trưởng phòng bảo vệ của Bộ tư lệnh thông tin cầm tờ báo ném vào mặt tôi: ?oQuân đội nuôi anh để anh nói xấu quân đội à??. Sau đó đang từ chỗ được quý trọng, tôi bị đối xử quay ngoắt lại. Rồi tôi làm trang báo của quân đội, in truyện của Nguyễn Duy, có câu ?oTrong chiến tranh thì ai cũng thắng, chỉ có nhân dân là thua?. Lại bị phê một lần nữa. Rồi năm 89, tôi có bài về Bulgakov, in ở Tạp chí Sông Hương, và người ta nói với tôi một cách rất ?ocông bằng? là: Có hai phương án, một là ông ra khỏi quân đội, hai là xuống đơn vị làm phó trung đoàn trưởng, còn nếu ông muốn ở lại quân đội lam van nghe thì chúng tôi không thể bảo vệ được ông. Tôi chọn từ giã quân đội từ đó.
    © 2004 talawas
    Tin vui cho bạn đọc Talawas:
    http://www.talawas.org/talaDB/donate.html
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Cầm: ''Tôi vẫn là chàng thi sĩ đa tình''

    Tác giả của "Lá diêu bông", "Cây tam cúc", "Bên kia sông Đuống" đã ở tuổi xưa nay hiếm. Một trận ốm khiến ông già yếu hơn, đôi chân không còn đứng vững nhưng ở nhà thơ vẫn toát lên phong thái của một chàng hoàng tử lãng du.
    - Với sức khỏe như hiện nay, liệu ông có thai nghén một dự định sáng tác nào?
    - Cách đây khoảng 6 tháng, trước khi ngã, tôi đã định cầm bút sáng tác một tập thơ. Vẫn là suy tư hoài niệm về những gì mình đã sống. Mọi tư liệu cũng như xúc cảm đã được chuẩn bị nhưng cái họa đến không lường được. Sau một thời gian dài, trí nhớ và sức khỏe được hồi phục dần dần, hiện nay tôi lại bắt tay vào viết.
    - Trở lại một chút với thơ văn Hoàng Cầm, trong số rất nhiều tác phẩm, ông nghĩ tác phẩm nào ghi dấu ấn Hoàng Cầm rõ nét nhất?
    - Khác với Xuân Diệu, Huy Cận xuất hiện trên văn đàn bằng các tác phẩm thi ca. Tên tuổi Hoàng Cầm lại được nhiều người yêu mến từ thể loại kịch thơ. Ngày ấy được xem vở kịch ngắn ở Nhà hát lớn chỉ trong hai mươi phút, tôi đã muốn viết một cái gì đó. Rồi lần lượt các vở kịch thơ Bóng giai nhân, Hận Nam Quan và sau này là vở Kiều Loan ra đời, gây tiếng vang đối với thời đó.
    - Kịch thơ là một thể loại khó, tại sao khi còn trẻ, ông đã chọn thử sức với thể loại này?
    - Tôi mê kịch thơ như một cái gì rất tự nhiên, mới mẻ. Được xem diễn viên đẹp, ngâm nga những ca khúc của mình, tôi cảm giác như những câu thơ được thổi vào một hồn cốt. Cái khó nhất của kịch thơ chính là tìm sự dung hòa giữa hai thể loại này. Nếu như kịch là câu chuyện có tính vấn đề, có diễn biến dồn dập thì thơ lại là cái gì rất mênh mang dàn trải. Tôi muốn mình phải vượt qua sự ngăn cách đó, và cho đến nay vở kịch Kiều Loan đã phần nào làm tôi ưng ý. Tôi cũng nhớ nó nhất vì sự ra đời của nó và hành trình đến với công chúng thật gian nan. Khi đoàn được phép biểu diễn ở Nhà hát Lớn 5 đêm, ngay sáng hôm đó công diễn được đón nhận rất hào hứng. Vé của hai hôm sau bán sạch nhưng trong thời điểm nhạy cảm, chính phủ đô hộ luôn gây sức ép và vở kịch thơ không tiếp tục được công chiếu theo kế hoạch. Sau này, chúng tôi đã đi diễn ở quê và nơi nào cũng rất thành công, được nhân dân đón nhận.
    - Và người đóng nhân vật Kiều Loan cũng chính là vợ của thi sĩ, nàng Tuyết Khanh ngày ấy hiện giờ ra sao?
    - Tuyết Khanh quê ở Hải Phòng, khi tìm diễn viên chính cho vở kịch này tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Và khi gặp Tuyết Khanh, thì ngay lập tức tôi bị chinh phục bởi vẻ đẹp và giọng nói ngọt ngào. Một thời gian sau, chúng tôi kết hôn, nhưng sống cùng nhau chỉ trong hơn một năm, từ năm 1947 đến năm 1948 và có với nhau một cô con gái. Sau này, do chiến tranh thất lạc khi đất nước giải phóng, tôi về Hà Nội, bà ấy lại vào Sài Gòn. Rồi Tuyết Khanh sang Mỹ, mang theo cả cô con gái của chúng tôi. Cách đây vài năm, cháu lại diễn vở Kiều Loan.
    - Đọc thơ Hoàng Cầm, người ta tặng ông danh hiệu thi sĩ đa tình, ông nghĩ sao?
    - Người ta gọi tôi là đa tình có lẽ vì biết phần nào những câu chuyện tình yêu hơn tuổi của tôi. Nhưng nếu không có cái đa tình ấy thì cũng sẽ không có những Cây tam cúc hay Lá diêu bông, không có thơ Hoàng Cầm. Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ. Mà cái đa tình ở đây đâu đơn thuần là tình yêu lứa đôi. Bản chất của anh thi sĩ đã vốn sẵn máu phong tình, cho đến bây giờ tôi vẫn thế. Tôi còn dành cái tình đậm sâu cho một vùng quê sinh ra mình.
    - Nếu trong phong trào thơ mới, trước ông các thi sĩ thường chịu ảnh hưởng của thơ Pháp với các trào lưu khác nhau thì sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm của ông?
    - Thế hệ các nhà thơ già như chúng tôi nói tiếng Pháp từ khi biết đọc, coi văn hóa Pháp là một nguồn mạch thứ hai nuôi dưỡng cảm hứng thơ ca. Đó là sự ảnh hưởng của cả một trào lưu chứ không riêng một tác giả nào. Khi mười sáu, mười bảy tuổi, tôi rất mê các nhà thơ lãng mạn như La Martine, Affrè de Musset. Khi đã trưởng thành hơn một chút, tôi thường chịu ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực như Baudelaire, Verlaine. Nhưng cái ghi dấu ấn đậm nhất trong thơ tôi là đặc trưng của văn hóa vùng miền. Một vùng quê kinh bắc với dòng sông Đuống và những cô gái quan họ.
    - Người ta thấy trong thơ Hoàng Cầm có một vùng tâm linh vừa rất mờ, vừa rất thực, khi viết những dòng thơ "nghe như có ai đọc bên tai" đó, sự chi phối của lý trí như thế nào?
    - Trước khi cầm bút, bao giờ tôi cũng có sự suy tư trăn trở về tình yêu, hạnh phúc. Vùng miền tâm linh đó không phải là cái gì xa vời mà chính là những kỷ niệm sâu lắng nhất. Nó quen thuộc, thân thương với mình trong suốt những năm ấu thơ và đến lúc đó nó nhập vào mình như vô thức nhưng lại rất thực. Cái dòng sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ" đó đã gắn bó với tôi từ những năm lên tám, chín tuổi. Và khi tôi xa Kinh Bắc, chứng kiến những hình ảnh người phụ nữ trăn trở nghĩ suy về số phận của mình thì cái dáng nằm nghiêng nghiêng của con sông ấy cũng là dáng vẻ của sự suy tư, trăn trở cho số phận dân tộc mình. Rồi khi viết diêu bông, tôi nào có định nghĩa được nó là cái gì. Chỉ có điều trong cảm giác của tôi "diêu bông" chính là cái mình cần tìm. Sau này tôi đi tìm cách giải nghĩa lại hai chữ diêu bông thì thấy diêu là nhẹ nhàng, phiêu diêu, không có thực như ma, còn bông lại là sự cụ thể khiến người ta nghĩ ngay đến sự yên ấm.
    - Là một trong số ít những nhà thơ của thế hệ trước còn tồn tại, ông nghĩ gì về những sáng tác của các nhà thơ trẻ hiện nay?
    - Các nhà thơ trẻ hiện nay đang cố bươn mình lên, bứt phá. Họ muốn phá vỡ cái cũ bởi thơ hiện nay rất ít khi đi theo thể loại lục bát, tứ tuyệt. Họ đang tìm tòi hình thức mới để thể hiện con người và cuộc sống họ đang sống. Như Vi Thùy Linh, dám thẳng thắn đưa những quan điểm sống của mình vào thơ, đó là những tiếng thơ rất táo bạo. Nhưng để gọi tên thành một thi sĩ thì hơi khó. Nếu ở thời của chúng tôi, chỉ trong 12 năm, trên văn đàn nở rộ những tên tuổi, cây đa, cây đề như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Phạm Huy Thông, rồi Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử thì ngày nay, để người đọc nhớ đến và thuộc tên nhà thơ vẫn còn rất khó.
    - Theo ông, nguyên nhân không có một gương mặt nào nổi trội trong làng thơ trẻ hiện nay là do đâu?
    - Ở thời tôi, khi Xuân Diệu chưa xuất hiện, Thế Lữ đã thành danh. Khi Xuân Diệu gửi bài đến báo của Thế Lữ, ngay lập tức, ông đã nhận ra một tài năng thơ ca. Nhưng ông muốn cho tài năng ấy thật chín. Bài nào Xuân Diệu gửi đến, ông cũng viết nhận xét rất kỹ nhưng không cho đăng báo. Suốt một quá trình dài như thế, thơ Xuân Diệu gửi báo phải đến gần 100 bài, khi đó Thế Lữ mới để tài năng thơ ca này xuất hiện. Và khi ấy, Xuân Diệu không cần phải khẳng định mình nhiều, khán giả đón nhận ông. Nói như thế để thấy, các báo và nhà xuất bản được coi là bà đỡ cho nhà thơ. Nếu bị ghẻ lạnh, nhà thơ sẽ không có cách nào đến được với độc giả. Mà bây giờ, người muốn in thơ phải tự bỏ tiền túi ra in nói gì đến chuyện được dìu dắt như thời của chúng tôi.
    ( VNExpress )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Cầm: ''Tôi vẫn là chàng thi sĩ đa tình''

    Tác giả của "Lá diêu bông", "Cây tam cúc", "Bên kia sông Đuống" đã ở tuổi xưa nay hiếm. Một trận ốm khiến ông già yếu hơn, đôi chân không còn đứng vững nhưng ở nhà thơ vẫn toát lên phong thái của một chàng hoàng tử lãng du.
    - Với sức khỏe như hiện nay, liệu ông có thai nghén một dự định sáng tác nào?
    - Cách đây khoảng 6 tháng, trước khi ngã, tôi đã định cầm bút sáng tác một tập thơ. Vẫn là suy tư hoài niệm về những gì mình đã sống. Mọi tư liệu cũng như xúc cảm đã được chuẩn bị nhưng cái họa đến không lường được. Sau một thời gian dài, trí nhớ và sức khỏe được hồi phục dần dần, hiện nay tôi lại bắt tay vào viết.
    - Trở lại một chút với thơ văn Hoàng Cầm, trong số rất nhiều tác phẩm, ông nghĩ tác phẩm nào ghi dấu ấn Hoàng Cầm rõ nét nhất?
    - Khác với Xuân Diệu, Huy Cận xuất hiện trên văn đàn bằng các tác phẩm thi ca. Tên tuổi Hoàng Cầm lại được nhiều người yêu mến từ thể loại kịch thơ. Ngày ấy được xem vở kịch ngắn ở Nhà hát lớn chỉ trong hai mươi phút, tôi đã muốn viết một cái gì đó. Rồi lần lượt các vở kịch thơ Bóng giai nhân, Hận Nam Quan và sau này là vở Kiều Loan ra đời, gây tiếng vang đối với thời đó.
    - Kịch thơ là một thể loại khó, tại sao khi còn trẻ, ông đã chọn thử sức với thể loại này?
    - Tôi mê kịch thơ như một cái gì rất tự nhiên, mới mẻ. Được xem diễn viên đẹp, ngâm nga những ca khúc của mình, tôi cảm giác như những câu thơ được thổi vào một hồn cốt. Cái khó nhất của kịch thơ chính là tìm sự dung hòa giữa hai thể loại này. Nếu như kịch là câu chuyện có tính vấn đề, có diễn biến dồn dập thì thơ lại là cái gì rất mênh mang dàn trải. Tôi muốn mình phải vượt qua sự ngăn cách đó, và cho đến nay vở kịch Kiều Loan đã phần nào làm tôi ưng ý. Tôi cũng nhớ nó nhất vì sự ra đời của nó và hành trình đến với công chúng thật gian nan. Khi đoàn được phép biểu diễn ở Nhà hát Lớn 5 đêm, ngay sáng hôm đó công diễn được đón nhận rất hào hứng. Vé của hai hôm sau bán sạch nhưng trong thời điểm nhạy cảm, chính phủ đô hộ luôn gây sức ép và vở kịch thơ không tiếp tục được công chiếu theo kế hoạch. Sau này, chúng tôi đã đi diễn ở quê và nơi nào cũng rất thành công, được nhân dân đón nhận.
    - Và người đóng nhân vật Kiều Loan cũng chính là vợ của thi sĩ, nàng Tuyết Khanh ngày ấy hiện giờ ra sao?
    - Tuyết Khanh quê ở Hải Phòng, khi tìm diễn viên chính cho vở kịch này tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Và khi gặp Tuyết Khanh, thì ngay lập tức tôi bị chinh phục bởi vẻ đẹp và giọng nói ngọt ngào. Một thời gian sau, chúng tôi kết hôn, nhưng sống cùng nhau chỉ trong hơn một năm, từ năm 1947 đến năm 1948 và có với nhau một cô con gái. Sau này, do chiến tranh thất lạc khi đất nước giải phóng, tôi về Hà Nội, bà ấy lại vào Sài Gòn. Rồi Tuyết Khanh sang Mỹ, mang theo cả cô con gái của chúng tôi. Cách đây vài năm, cháu lại diễn vở Kiều Loan.
    - Đọc thơ Hoàng Cầm, người ta tặng ông danh hiệu thi sĩ đa tình, ông nghĩ sao?
    - Người ta gọi tôi là đa tình có lẽ vì biết phần nào những câu chuyện tình yêu hơn tuổi của tôi. Nhưng nếu không có cái đa tình ấy thì cũng sẽ không có những Cây tam cúc hay Lá diêu bông, không có thơ Hoàng Cầm. Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ. Mà cái đa tình ở đây đâu đơn thuần là tình yêu lứa đôi. Bản chất của anh thi sĩ đã vốn sẵn máu phong tình, cho đến bây giờ tôi vẫn thế. Tôi còn dành cái tình đậm sâu cho một vùng quê sinh ra mình.
    - Nếu trong phong trào thơ mới, trước ông các thi sĩ thường chịu ảnh hưởng của thơ Pháp với các trào lưu khác nhau thì sự ảnh hưởng đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm của ông?
    - Thế hệ các nhà thơ già như chúng tôi nói tiếng Pháp từ khi biết đọc, coi văn hóa Pháp là một nguồn mạch thứ hai nuôi dưỡng cảm hứng thơ ca. Đó là sự ảnh hưởng của cả một trào lưu chứ không riêng một tác giả nào. Khi mười sáu, mười bảy tuổi, tôi rất mê các nhà thơ lãng mạn như La Martine, Affrè de Musset. Khi đã trưởng thành hơn một chút, tôi thường chịu ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng, siêu thực như Baudelaire, Verlaine. Nhưng cái ghi dấu ấn đậm nhất trong thơ tôi là đặc trưng của văn hóa vùng miền. Một vùng quê kinh bắc với dòng sông Đuống và những cô gái quan họ.
    - Người ta thấy trong thơ Hoàng Cầm có một vùng tâm linh vừa rất mờ, vừa rất thực, khi viết những dòng thơ "nghe như có ai đọc bên tai" đó, sự chi phối của lý trí như thế nào?
    - Trước khi cầm bút, bao giờ tôi cũng có sự suy tư trăn trở về tình yêu, hạnh phúc. Vùng miền tâm linh đó không phải là cái gì xa vời mà chính là những kỷ niệm sâu lắng nhất. Nó quen thuộc, thân thương với mình trong suốt những năm ấu thơ và đến lúc đó nó nhập vào mình như vô thức nhưng lại rất thực. Cái dòng sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ" đó đã gắn bó với tôi từ những năm lên tám, chín tuổi. Và khi tôi xa Kinh Bắc, chứng kiến những hình ảnh người phụ nữ trăn trở nghĩ suy về số phận của mình thì cái dáng nằm nghiêng nghiêng của con sông ấy cũng là dáng vẻ của sự suy tư, trăn trở cho số phận dân tộc mình. Rồi khi viết diêu bông, tôi nào có định nghĩa được nó là cái gì. Chỉ có điều trong cảm giác của tôi "diêu bông" chính là cái mình cần tìm. Sau này tôi đi tìm cách giải nghĩa lại hai chữ diêu bông thì thấy diêu là nhẹ nhàng, phiêu diêu, không có thực như ma, còn bông lại là sự cụ thể khiến người ta nghĩ ngay đến sự yên ấm.
    - Là một trong số ít những nhà thơ của thế hệ trước còn tồn tại, ông nghĩ gì về những sáng tác của các nhà thơ trẻ hiện nay?
    - Các nhà thơ trẻ hiện nay đang cố bươn mình lên, bứt phá. Họ muốn phá vỡ cái cũ bởi thơ hiện nay rất ít khi đi theo thể loại lục bát, tứ tuyệt. Họ đang tìm tòi hình thức mới để thể hiện con người và cuộc sống họ đang sống. Như Vi Thùy Linh, dám thẳng thắn đưa những quan điểm sống của mình vào thơ, đó là những tiếng thơ rất táo bạo. Nhưng để gọi tên thành một thi sĩ thì hơi khó. Nếu ở thời của chúng tôi, chỉ trong 12 năm, trên văn đàn nở rộ những tên tuổi, cây đa, cây đề như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Phạm Huy Thông, rồi Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử thì ngày nay, để người đọc nhớ đến và thuộc tên nhà thơ vẫn còn rất khó.
    - Theo ông, nguyên nhân không có một gương mặt nào nổi trội trong làng thơ trẻ hiện nay là do đâu?
    - Ở thời tôi, khi Xuân Diệu chưa xuất hiện, Thế Lữ đã thành danh. Khi Xuân Diệu gửi bài đến báo của Thế Lữ, ngay lập tức, ông đã nhận ra một tài năng thơ ca. Nhưng ông muốn cho tài năng ấy thật chín. Bài nào Xuân Diệu gửi đến, ông cũng viết nhận xét rất kỹ nhưng không cho đăng báo. Suốt một quá trình dài như thế, thơ Xuân Diệu gửi báo phải đến gần 100 bài, khi đó Thế Lữ mới để tài năng thơ ca này xuất hiện. Và khi ấy, Xuân Diệu không cần phải khẳng định mình nhiều, khán giả đón nhận ông. Nói như thế để thấy, các báo và nhà xuất bản được coi là bà đỡ cho nhà thơ. Nếu bị ghẻ lạnh, nhà thơ sẽ không có cách nào đến được với độc giả. Mà bây giờ, người muốn in thơ phải tự bỏ tiền túi ra in nói gì đến chuyện được dìu dắt như thời của chúng tôi.
    ( VNExpress )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phạm Thị Ngọc Liên: ''Cố vùng vẫy, nhưng không nổi loạn''
    "Thơ là thứ khao khát kỳ lạ buột ra từ trái tim. Nó khiến tôi mãn nguyện khi được bộc lộ ra thành câu chữ. Còn văn, tôi không thể chỉ viết ra bằng cảm xúc của mình mà phải hoá thân vào nhân vật, khóc cười cùng nhân vật. Nó chậm, âm ỉ và không dễ dàng chút nào", nhà văn nữ Phạm Thị Ngọc Liên tâm sự.
    - Ẩn ức mà chị từng viết "Em muốn giăng tay giữa trời mà hét" cách đây 12 năm, thực ra là gì?
    - Là nỗi khắc khoải về thân phận đàn bà. Tôi nghĩ, trong mỗi người đàn bà đều có những khao khát giống nhau: được yêu và hạnh phúc. Vì những điều đó, họ chấp nhận hy sinh và thua thiệt mà người đàn ông, hoặc cuộc đời dành cho mình. Chấp nhận, vì không thể, hoặc không dám phản kháng số phận. Nhưng, trong tâm hồn, họ ước mơ một sự thay đổi, thoát khỏi bế tắc của phận số. Giữa chuyện "muốn" và "làm" còn một khoảng cách rất xa. Nó vẫn mãi là sự ẩn ức, nỗi buồn, một thứ hạnh phúc đau đớn.
    - Còn với "Thức đến sáng và mơ..." thì sao?
    - Đó là một nỗi cô đơn đẹp. Người đàn bà bằng lòng với chuyện "độc hành cùng mặt trăng", tìm những khoảnh khắc hạnh phúc.
    - Có người bảo chị kể tội đàn ông trong chuyện hơi nhiều. Vì sao thế?
    - Thật ra, tôi vẫn là người phụ nữ có tư tưởng phong kiến khi nghĩ rằng phụ nữ nên ở vị trí thứ nhì, để người đàn ông của mình đứng hàng thứ nhất. Nhưng ở vị trí thứ nhì đó, cô ta từng biến mình thành cái bóng của người đàn ông. Trong chuyện của tôi, nhân vật thứ hai thường bị chà đạp, bị lợi dụng, bị ruồng rẫy, phản bội, phải chấp nhận số phận không vui. Tôi chỉ muốn nhắc người phụ nữ rằng họ nên ý thức mình là ai, và nên yêu thương chính bản thân họ nhiều hơn.
    Còn những nhân vật nam của tôi thường đại diện cho lớp đàn ông hời hợt, ích kỷ và yếu hèn, xem nhẹ tình cảm của người phụ nữ. Cái "tội" đó, ai đã là phụ nữ đều cũng muốn kể chứ chẳng riêng gì tôi đâu. Trong một truyện ngắn, tôi có trích dẫn lời nữ nhà văn Pháp: "Phụ nữ vẫn thường yêu lầm người". Sự "lầm lẫn" này đôi khi người ta biết nhưng phải chấp nhận vì không thay đổi được điều gì, vì bị ràng buộc bởi xã hội, tư tưởng, nếp sống... Cho nên mới có những bi kịch gia đình: Nấp sau bức bình phong hạnh phúc bình yên là địa ngục, nơi cuộc sống chỉ tiếp tục bằng bổn phận và trách nhiệm, còn tình cảm thì đã lụi tàn.
    - Chị đã vùng vẫy khá lâu, đã nổi loạn để tìm một vị trí cho người phụ nữ. Kết quả đó thế nào?
    - Tôi cố vùng vẫy, nhưng không nổi loạn. Tôi ý thức được mình là một bản thể gồm người con, người mẹ, người chị, người yêu trong gia đình. Tôi biết phải chấp nhận điều gì, không phản ứng với điều gì. Đó là cuộc sống. Nhưng con người viết văn, làm thơ của tôi luôn gắng vượt lên trên vị trí kìm nén đó.
    - Nghề cầm bút giúp chị những gì?
    - Giúp... già đi rất nhanh. Theo tôi, người phụ nữ cầm bút khổ cực kỳ vì họ nhạy cảm hơn những phụ nữ bình thường khác. Họ có thể "thấy" trước mọi vấn đề và dễ day dứt vì những chi tiết nhỏ mọn mà người khác có thể bỏ qua. Điều duy nhất đem lại hạnh phúc cho họ là khả năng viết ra tất cả những gì đang ẩn chứa trong lòng.
    ( VNexpress )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phạm Thị Ngọc Liên: ''Cố vùng vẫy, nhưng không nổi loạn''
    "Thơ là thứ khao khát kỳ lạ buột ra từ trái tim. Nó khiến tôi mãn nguyện khi được bộc lộ ra thành câu chữ. Còn văn, tôi không thể chỉ viết ra bằng cảm xúc của mình mà phải hoá thân vào nhân vật, khóc cười cùng nhân vật. Nó chậm, âm ỉ và không dễ dàng chút nào", nhà văn nữ Phạm Thị Ngọc Liên tâm sự.
    - Ẩn ức mà chị từng viết "Em muốn giăng tay giữa trời mà hét" cách đây 12 năm, thực ra là gì?
    - Là nỗi khắc khoải về thân phận đàn bà. Tôi nghĩ, trong mỗi người đàn bà đều có những khao khát giống nhau: được yêu và hạnh phúc. Vì những điều đó, họ chấp nhận hy sinh và thua thiệt mà người đàn ông, hoặc cuộc đời dành cho mình. Chấp nhận, vì không thể, hoặc không dám phản kháng số phận. Nhưng, trong tâm hồn, họ ước mơ một sự thay đổi, thoát khỏi bế tắc của phận số. Giữa chuyện "muốn" và "làm" còn một khoảng cách rất xa. Nó vẫn mãi là sự ẩn ức, nỗi buồn, một thứ hạnh phúc đau đớn.
    - Còn với "Thức đến sáng và mơ..." thì sao?
    - Đó là một nỗi cô đơn đẹp. Người đàn bà bằng lòng với chuyện "độc hành cùng mặt trăng", tìm những khoảnh khắc hạnh phúc.
    - Có người bảo chị kể tội đàn ông trong chuyện hơi nhiều. Vì sao thế?
    - Thật ra, tôi vẫn là người phụ nữ có tư tưởng phong kiến khi nghĩ rằng phụ nữ nên ở vị trí thứ nhì, để người đàn ông của mình đứng hàng thứ nhất. Nhưng ở vị trí thứ nhì đó, cô ta từng biến mình thành cái bóng của người đàn ông. Trong chuyện của tôi, nhân vật thứ hai thường bị chà đạp, bị lợi dụng, bị ruồng rẫy, phản bội, phải chấp nhận số phận không vui. Tôi chỉ muốn nhắc người phụ nữ rằng họ nên ý thức mình là ai, và nên yêu thương chính bản thân họ nhiều hơn.
    Còn những nhân vật nam của tôi thường đại diện cho lớp đàn ông hời hợt, ích kỷ và yếu hèn, xem nhẹ tình cảm của người phụ nữ. Cái "tội" đó, ai đã là phụ nữ đều cũng muốn kể chứ chẳng riêng gì tôi đâu. Trong một truyện ngắn, tôi có trích dẫn lời nữ nhà văn Pháp: "Phụ nữ vẫn thường yêu lầm người". Sự "lầm lẫn" này đôi khi người ta biết nhưng phải chấp nhận vì không thay đổi được điều gì, vì bị ràng buộc bởi xã hội, tư tưởng, nếp sống... Cho nên mới có những bi kịch gia đình: Nấp sau bức bình phong hạnh phúc bình yên là địa ngục, nơi cuộc sống chỉ tiếp tục bằng bổn phận và trách nhiệm, còn tình cảm thì đã lụi tàn.
    - Chị đã vùng vẫy khá lâu, đã nổi loạn để tìm một vị trí cho người phụ nữ. Kết quả đó thế nào?
    - Tôi cố vùng vẫy, nhưng không nổi loạn. Tôi ý thức được mình là một bản thể gồm người con, người mẹ, người chị, người yêu trong gia đình. Tôi biết phải chấp nhận điều gì, không phản ứng với điều gì. Đó là cuộc sống. Nhưng con người viết văn, làm thơ của tôi luôn gắng vượt lên trên vị trí kìm nén đó.
    - Nghề cầm bút giúp chị những gì?
    - Giúp... già đi rất nhanh. Theo tôi, người phụ nữ cầm bút khổ cực kỳ vì họ nhạy cảm hơn những phụ nữ bình thường khác. Họ có thể "thấy" trước mọi vấn đề và dễ day dứt vì những chi tiết nhỏ mọn mà người khác có thể bỏ qua. Điều duy nhất đem lại hạnh phúc cho họ là khả năng viết ra tất cả những gì đang ẩn chứa trong lòng.
    ( VNexpress )
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bình Nguyên Trang: ''Tôi là một người trẻ bảo thủ''
    Là cây thơ trong Hội bút Hương đầu mùa năm nào, giờ khi đã là một phóng viên, Bình Nguyên Trang vẫn dành chỗ cho thơ. Sâu lắng, giàu cảm xúc nhưng chất chứa nhiều suy tư trăn trở, tập thơ "Chỉ em và chiếc bình pha lê biết" được nhiều bạn trẻ đón nhận.
    - Là một thành viên, theo chị, vì sao các cây bút trong Hội bút Hương đầu mùa bây giờ, ít người còn viết và thường chuyển qua làm báo?
    - Tôi không thể đại diện cho các bạn viết của tôi để nói về nguyên nhân vì sao các bạn không còn tiếp tục sáng tác nữa. Mỗi người sẽ có cách giải thích của mình. Tôi chỉ nghĩ sáng tạo văn chương là một con đường dài. Khi chúng tôi cầm bút và tham gia vào nhóm Hương đầu mùa, đó chỉ là bắt đầu của một con đường. Ai sẽ đi tới đâu là do chính họ. Việc chuyển qua làm báo có lẽ là cách lựa chọn tốt của những bạn yêu thích văn chương. Thôi thì dù viết báo hay viết văn cũng là cầm bút, cũng là gửi gắm được ít nhiều những suy nghĩ của mình, thoả mãn niềm say mê chữ nghĩa.
    - Chị có nhận xét gì về các nhà thơ trẻ hiện nay?
    - Tôi thường xuyên đọc thơ của các nhà thơ trẻ. Tôi thấy họ tự tin trong việc thể hiện chính mình. Họ là những người không chịu đi theo lối mòn cũ, họ muốn khai mở những lối mới. Tất nhiên khai mở thế nào, thành công đến đâu phải có thời gian. Các đàn anh đàn chị cũng đừng quá đòi hỏi họ phải thế này hay thế khác. Viết văn hay làm thơ là chuyện tự thân mỗi người cầm bút. Tôi trân trọng sự tìm tòi của các nhà thơ trẻ, những người cùng lứa và sau tôi.
    - Nhiều độc giả không chấp nhận sự đổi mới kỳ quặc trong thơ trẻ hiện nay, kiểu thơ Vi Thuỳ Linh, chị nghĩ sao về sự cách tân của họ?
    - Với tư cách là một người viết trẻ, tôi thấy mỗi sự tìm tòi của các bạn cùng thế hệ đều đáng quý. Thời gian sẽ sàng lọc mọi giá trị. Những gì còn lại sẽ ở lại với độc giả. Mỗi người có con đường của mình. Tôi có con đường của tôi. Và tôi cũng không buồn vì tôi đã không cách tân được như họ.
    - Nhiều nhà thơ nói rằng họ bị ghẻ lạnh bởi chính các nhà xuất bản không quan tâm nâng đỡ và độc giả không muốn đọc thơ họ, ý kiến của chị thế nào?
    - Tôi nghĩ nếu đã là tài năng thì đủ bản lĩnh để đi một mình, không cần viện tới sự nâng đỡ. Tình hình in sách bây giờ quá dễ dàng. Chỉ cần có một ít tiền là có thể in sách đẹp, ở bất kỳ NXB nào. Vấn đề nằm ở chỗ nội dung cuốn sách có hấp dẫn bạn đọc hay không mà thôi. Còn nếu nói bạn đọc đang ghẻ lạnh với thơ thì tôi nghĩ không phải. Tất nhiên bạn đọc có nhiều phương tiện giải trí để lựa chọn, và thơ không phải là món ăn bất kỳ thực khách nào cũng muốn xài. Bạn đọc của thơ ngày càng chọn lọc, đó là một điều tất yếu. Tôi tin rằng còn người làm thơ thì còn độc giả. Còn có những bài thơ hay, còn độc giả.
    - Với những tập thơ đã xuất bản của chị, chị thấy độc giả đón nhận thế nào?
    - Tôi không biết. Tôi nghĩ, có dăm ba người thích đọc thơ tôi.
    - Khi làm thơ chị viết theo sự đòi hỏi của cảm xúc hay chị có nghĩ đến việc mình phải thể hiện nó bằng hình thức như thế nào không?
    - Tôi viết một bài thơ khi tôi muốn, và chỉ khi tôi muốn. Vậy nên, hình thức không ở trong sự tính toán ấy. Cảm xúc là thứ duy nhất chế ngự tôi và lái ngòi bút của tôi đi. Tôi cho rằng cứ viết tận cùng những điều mình đang buồn, đang vui, đang chiêm nghiệm, thì dẫu ở một hình thức như thế nào cũng sẽ đều nhận được sự đồng cảm của bạn đọc. Tôi là một người trẻ bảo thủ. Tôi không chủ trương thay đổi hình thức. Thơ với tôi là cảm xúc, rung động, đơn thuần là vậy.
    - Thơ có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống hiện tại của chị?
    - Trong mọi trường hợp, thơ không có ý nghĩa nhiều với cuộc sống của tôi. Thơ chỉ có ý nghĩa với tôi lúc tôi buồn, lúc tôi một mình.
    ( TTVN.NEWS )
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Bình Nguyên Trang: ''Tôi là một người trẻ bảo thủ''
    Là cây thơ trong Hội bút Hương đầu mùa năm nào, giờ khi đã là một phóng viên, Bình Nguyên Trang vẫn dành chỗ cho thơ. Sâu lắng, giàu cảm xúc nhưng chất chứa nhiều suy tư trăn trở, tập thơ "Chỉ em và chiếc bình pha lê biết" được nhiều bạn trẻ đón nhận.
    - Là một thành viên, theo chị, vì sao các cây bút trong Hội bút Hương đầu mùa bây giờ, ít người còn viết và thường chuyển qua làm báo?
    - Tôi không thể đại diện cho các bạn viết của tôi để nói về nguyên nhân vì sao các bạn không còn tiếp tục sáng tác nữa. Mỗi người sẽ có cách giải thích của mình. Tôi chỉ nghĩ sáng tạo văn chương là một con đường dài. Khi chúng tôi cầm bút và tham gia vào nhóm Hương đầu mùa, đó chỉ là bắt đầu của một con đường. Ai sẽ đi tới đâu là do chính họ. Việc chuyển qua làm báo có lẽ là cách lựa chọn tốt của những bạn yêu thích văn chương. Thôi thì dù viết báo hay viết văn cũng là cầm bút, cũng là gửi gắm được ít nhiều những suy nghĩ của mình, thoả mãn niềm say mê chữ nghĩa.
    - Chị có nhận xét gì về các nhà thơ trẻ hiện nay?
    - Tôi thường xuyên đọc thơ của các nhà thơ trẻ. Tôi thấy họ tự tin trong việc thể hiện chính mình. Họ là những người không chịu đi theo lối mòn cũ, họ muốn khai mở những lối mới. Tất nhiên khai mở thế nào, thành công đến đâu phải có thời gian. Các đàn anh đàn chị cũng đừng quá đòi hỏi họ phải thế này hay thế khác. Viết văn hay làm thơ là chuyện tự thân mỗi người cầm bút. Tôi trân trọng sự tìm tòi của các nhà thơ trẻ, những người cùng lứa và sau tôi.
    - Nhiều độc giả không chấp nhận sự đổi mới kỳ quặc trong thơ trẻ hiện nay, kiểu thơ Vi Thuỳ Linh, chị nghĩ sao về sự cách tân của họ?
    - Với tư cách là một người viết trẻ, tôi thấy mỗi sự tìm tòi của các bạn cùng thế hệ đều đáng quý. Thời gian sẽ sàng lọc mọi giá trị. Những gì còn lại sẽ ở lại với độc giả. Mỗi người có con đường của mình. Tôi có con đường của tôi. Và tôi cũng không buồn vì tôi đã không cách tân được như họ.
    - Nhiều nhà thơ nói rằng họ bị ghẻ lạnh bởi chính các nhà xuất bản không quan tâm nâng đỡ và độc giả không muốn đọc thơ họ, ý kiến của chị thế nào?
    - Tôi nghĩ nếu đã là tài năng thì đủ bản lĩnh để đi một mình, không cần viện tới sự nâng đỡ. Tình hình in sách bây giờ quá dễ dàng. Chỉ cần có một ít tiền là có thể in sách đẹp, ở bất kỳ NXB nào. Vấn đề nằm ở chỗ nội dung cuốn sách có hấp dẫn bạn đọc hay không mà thôi. Còn nếu nói bạn đọc đang ghẻ lạnh với thơ thì tôi nghĩ không phải. Tất nhiên bạn đọc có nhiều phương tiện giải trí để lựa chọn, và thơ không phải là món ăn bất kỳ thực khách nào cũng muốn xài. Bạn đọc của thơ ngày càng chọn lọc, đó là một điều tất yếu. Tôi tin rằng còn người làm thơ thì còn độc giả. Còn có những bài thơ hay, còn độc giả.
    - Với những tập thơ đã xuất bản của chị, chị thấy độc giả đón nhận thế nào?
    - Tôi không biết. Tôi nghĩ, có dăm ba người thích đọc thơ tôi.
    - Khi làm thơ chị viết theo sự đòi hỏi của cảm xúc hay chị có nghĩ đến việc mình phải thể hiện nó bằng hình thức như thế nào không?
    - Tôi viết một bài thơ khi tôi muốn, và chỉ khi tôi muốn. Vậy nên, hình thức không ở trong sự tính toán ấy. Cảm xúc là thứ duy nhất chế ngự tôi và lái ngòi bút của tôi đi. Tôi cho rằng cứ viết tận cùng những điều mình đang buồn, đang vui, đang chiêm nghiệm, thì dẫu ở một hình thức như thế nào cũng sẽ đều nhận được sự đồng cảm của bạn đọc. Tôi là một người trẻ bảo thủ. Tôi không chủ trương thay đổi hình thức. Thơ với tôi là cảm xúc, rung động, đơn thuần là vậy.
    - Thơ có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống hiện tại của chị?
    - Trong mọi trường hợp, thơ không có ý nghĩa nhiều với cuộc sống của tôi. Thơ chỉ có ý nghĩa với tôi lúc tôi buồn, lúc tôi một mình.
    ( TTVN.NEWS )
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Bùi Khương Hà
    Nguyễn Hữu Hồng Minh giới thiệu: "Sau trận bão em rối tung sợi khóc sợi cười / và ẩn mình vào kim tuyến đỏ / Anh sẽ chẳng thấy em đâu giữa đám màu sặc sỡ / Chẳng tìm thấy em đâu, em trốn vào hơi thở". Sợi kim tuyến đỏ ấy giới thiệu cho chúng ta một gương mặt mới của thơ nữ. Khương Hà Bùi tên thật là Bùi Khương Thanh Hà, sinh năm 1985 tại Gia Kiệm Đồng Nai, là người có thể được xem trẻ nhất của thơ trẻ Sài Gòn hôm nay.
    Đọc thơ Khương Hà Bùi, tôi bắt gặp những tình cảm tinh tế nhẹ nhàng, khao khát tình yêu, khao khát sống. Thơ Khương Hà đã được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Những bài thơ của Hà trên các website như www.thơtrẻ.com luôn dẫn đầu về số lượng có nhiều người truy cập. "Em tin vào huyền thoại về một tình yêu mạnh mẽ dang đôi cánh bay thẳng vào bão lốc", hay "bất chấp những sợi dây cương ghì chặt mình / bất chấp những vết thương không lành nổi / Em và anh / Mắt trong mắt nồng nàn như lửa / Thách thức cả bóng đêm lẫn mặt trời" cho thấy tình yêu trong thơ vẫn muôn đời mới lạ dù chúng ta đang sống ở thời đại nào.
    Tôi còn nghĩ, những bài thơ thường không thể thoát ra khỏi biên tuyến chiều sâu tâm hồn tác giả. Cách nhìn sự vật thế nào, vô tư hồn nhiên hay tỉ mỉ dưới nhiều góc cạnh, sẽ còn tùy thuộc vào sự lắng nghiệm của từng độ tuổi. Dù sao theo tôi, thơ Khương Hà Bùi vẫn là một tín hiệu sáng sủa, góp phần mang lại nhiều hy vọng cho sự phát triển của thơ trẻ Sài Gòn.

    Kim tuyến đỏ (chùm thơ Bùi Khương Hà )
    Tôi

    Biết chẳng thể nào tôi giữ tôi ở lại
    Tôi đành thả tôi đi
    Cơn gió màu đỏ cuốn về đâu nỗi buồn mật đắng?
    Nắng nhả lửa trên cánh đồng trưa vắng
    xác xơ bầm dập luống cày?
    Tôi bắt gặp tuổi thơ mình đi hoang
    Hai cánh mỏng đậu lại đầu ngọn vông nhìn tổ chim ri chết sững
    Những quả trứng màu nhiệm thưở xưa đã vỡ từ trong cổ tích
    Nào phải tôi tinh nghịch!
    Kìa hai con mắt đỏ chìm trong ao nước
    Đau buồn chi tôi?
    Tôi đành để tôi bay qua núi qua đồi
    Sạt qua những lùm cây tôi thấy mình rỉ máu
    Xác tín rằng máu rơi xuống nhưng hoa sẽ không mọc lên
    như khi chàng hoàng tử dẫm gai tìm mẹ
    Tôi đành tự liếm vết thương mình
    Nghe khan giọng một con mắt cất lời than ảo não
    Có loài hoa nào tưởng niệm niềm tin?
    Ráo hoảnh con mắt kia tôi bất chợt bật cười
    Ở nơi tuổi trẻ bắt đầu
    tôi vẫn còn mơ đôi hài bảy dặm!
    Dẹp một bên tôi với những giấc mơ chỉ để mà chiêm ngắm
    Tôi tất tả giục tôi ra đi
    Tôi thả tôi trôi vượt thác vượt ghềnh
    Theo dòng sông tôi, tôi òa vào biển lớn
    Phía những đợt sóng trắng già nua tôi lại gặp mình ở đó
    Lạc loài như con hải âu đậu một mình nơi kè đá nhỏ
    Tôi lặng lẽ nhìn tôi chăm chăm
    Rồi năm năm, mười năm, hai mươi năm?
    Tôi chưa kịp nhớ khuôn mặt tôi
    đã thấy tôi lại đứng bên thi thể tuổi thơ mình dạo trước
    Tôi cần mẫn chôn ngày xưa
    Tôi cài hoa trắng nơi ngực
    Trong nước mắt tôi gặp lại mình ngầu đục
    Có lời kinh nào dành cho bia mộ trơn?
    Vô lý
    Thật đáng chán những con chim hiền lành bay đi lúc rạng sáng và bay về tổ lúc cuối ngày
    Hót mãi một khúc nhạc đơn điệu
    Thật đáng chán những bình minh rực rỡ tinh mơ và mặt trời lộng lẫy buổi chiều
    Và trăng thì cứ tròn như quả trứng!
    Ước gì ngày chỉ có những buổi sáng âm u, những sớm sương mù
    Những hoàng hôn chập choạng
    nâu xỉn và cũ kỹ
    Chỉ có tiếng cú rúc giữa khuya vắng từ rừng hoang tĩnh mịch
    Hay tiếng rơi vỗ cánh lao thẳng xuống
    - từ tháp chuông nhà thờ -
    sạt đất.
    Và bầu trời chỉ nên trăng khuyết
    Những ngôi sao chỉ nên được thấy ở hoang mạc mênh mông
    Mưa chỉ nên rớt xuống những cánh đồng
    Gió đừng bay tới nơi không núi đồi, cây cỏ
    Biển sẽ lâu già nếu thôi sóng vỗ
    Suối đừng ra sông, suối ngược về nguồn
    Con dế âu sầu thôi đừng ngủ muộn
    Máu đừng chảy mà hóa thạch con tim
    Còn anh, anh cứ việc đi tìm
    Sau trận bão em rối tung sợi khóc sợi cười
    và ẩn mình vào kim tuyến đỏ
    Anh chẳng tìm thấy em đâu giữa đám chỉ màu sặc sỡ
    Chẳng tìm thấy em đâu, em trốn vào hơi thở
    Em tìm cách trú ngụ trong nỗi buồn của anh
    Dằn vặt anh về những điều đổ vỡ
    Và ám ảnh anh về những sự ra đi...
    Anh cứ việc làm ra vẻ chẳng hiểu gì
    Cứ việc tìm nắng trong mưa, tìm mưa trong nắng
    Em giấu mình trong đám mây xám xịt nặng nề
    Nhất định không buông mình rơi xuống!
    Rồi mùa xuân qua sẽ chẳng tới mùa hè
    Lá xanh mãi giữa mùa thu vội vã
    Chồi non cứ nảy giữa mùa đông giá
    Năm đếm ngược từng ngày...
    Anh có bực mình và nổi giận với em không?
    Em vô lý trong từng suy nghĩ
    Thôi đừng nghe và tin vào những điều hoang tưởng...
    Mặc kệ em đi!
    Thụy du
    Trượt qua những đồi dốc nhấp nhô
    Đường nhuộm trăng
    trơn lì
    hay đá sỏi
    cũng không ngăn nổi em và anh lao về miền ngược gió
    Ôi cơn gió từ thuở hồng hoang còn lang thang mãi trên cánh đồng đêm lạnh
    Múa vi vu vọng tưởng trùng khơi...
    Anh
    Ngửa bàn tay
    Sấp bàn tay
    Trốn tìm rồi chạy đuổi
    Tay lại tìm nắm lấy bàn tay
    Em tin vào huyền thoại về một tình yêu mạnh mẽ dang đôi cánh bay thẳng vào bão lốc
    bất chấp những sợi dây cương ghì chặt mình
    bất chấp những vết thương không lành nổi
    Em và anh
    Mắt trong mắt nồng nàn như lửa
    Thách thức cả bóng đêm lẫn mặt trời!
    Lướt theo điệu buồn của cỏ
    Gió mê mải ru thời gian bằng dư âm ngày cũ
    Xin anh giữ chặt vai em
    cùng quay những vòng xoay chóng mặt
    Thảo nguyên rỉ máu từ những hố sâu rền rĩ đòi trở lại là hoang mạc
    Quằn quại nỗi đau tìm về khởi thủy
    Một vòng xoay
    Hai vòng xoay
    Vũ trụ sinh sôi từ những vòng xoay đơn giản nhất
    Từ xưa và rất xưa?
    Hỡi cơn gió mấy ngàn năm vọng tưởng sóng cồn
    Xin gài vào đêm những giấc mơ tình yêu nồng nàn môi ngọt
    Em và anh
    Say đắm tìm, say đắm yêu, say đắm tin
    Say đắm điệu múa thảo nguyên mộng mị đường về
    Một khuya nào bão rớt
    Hạnh phúc đổ ngược lên trời triệu triệu vì sao.
    Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Đã viết bao nhiêu lá thư tình
    Gửi xuống lòng sông
    Chờ đợi?
    Con nước cứ cuốn trôi mất niềm hy vọng
    Mong manh - như tình yêu của em.
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Đã khóc bao nhiêu giọt nước mắt?
    (Nỗi đau thật ra có hình hài)
    Mỗi trái bàng rơi là mỗi lần se thắt
    Sông vẫn vô tâm nhận chìm tất cả
    Và im lặng - như anh.
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Mải miết dang rộng vòng tay
    Rợp mát khúc sông này
    Để nhận về chút hững hờ gió thổi
    Chút hững hờ đủ làm run rẩy
    Đủ làm trái tim đau
    Em vẫn hiểu từ lâu
    Chỉ biết dang tay thì làm sao giữ nổi
    Khi tình yêu cần ích kỷ cho mình!
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Mặc mùa hạ ghim nghìn mũi tên mưa
    Mặc mùa thu những lá thư vàng úa
    Giọt nước mắt theo mùa đông cằn cỗi
    Vẫn âm thầm khắc khoải
    Nuôi dưỡng ngọn lửa xanh
    Đợi mùa xuân để bừng cháy trên cành
    Như tình yêu em dành cho anh
    Đâu chỉ vài ngày...
    Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai?
    Mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
    Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã :
    Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình.
    Ngày nhớ
    Có một thiên đường ở tận xa xôi
    Con chim mang giấc mơ hồn nhiên một thời
    háo hức bay đi
    tìm hoài chẳng thấy
    Đành rệu rã quay về gục đầu nơi gạc tổ?
    Ngày nhớ anh
    Nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ
    Tôi cất tiếng hời ru chiếc lá buổi chiều
    Vệt khói cuối ngày ai đốt
    Vẽ vào hư không khuôn mặt của lãng quên?
    Tôi vẽ vào đời mình một cành giấu tên
    Một cành cho ấu thơ
    Một cành cho cha mẹ
    Một cành đầy hoa
    Một cành trơ trụi lá
    Và một cành khúc khuỷu những lo toan
    Cành cuối cùng gầy như ngón tay anh
    Tôi run rẩy chạm vào thân thuộc
    Xưa
    Ngày xưa...
    Nghe sâu thẳm tim mình nhói buốt
    Dường như ai đó chờ tôi phía thiên đường?
    Lạc trong cơn mê sảng
    Tôi gọi người khản giọng
    Chỉ bãi hoang cất lời đồng vọng :
    ?o?ở đâu? ... ở đâu?... ở đâu?...?
    Mặt trời cúi nhìn tôi lo âu
    Gió vi vút thốc tung vòm lá
    Làm sao tìm?
    Làm sao tin?
    Đã tuyệt dấu những hồi quang quá khứ?
    Chiều nay
    Ngớ ngẩn cuộn mình vào nỗi nhớ
    Tôi ngồi ru chiếc lá bay
    Hát rằng :
    "Muối chua, chanh mặn, đường cay
    Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau?" *
    © eVăn 2004

Chia sẻ trang này