1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Bùi Khương Hà
    Nguyễn Hữu Hồng Minh giới thiệu: "Sau trận bão em rối tung sợi khóc sợi cười / và ẩn mình vào kim tuyến đỏ / Anh sẽ chẳng thấy em đâu giữa đám màu sặc sỡ / Chẳng tìm thấy em đâu, em trốn vào hơi thở". Sợi kim tuyến đỏ ấy giới thiệu cho chúng ta một gương mặt mới của thơ nữ. Khương Hà Bùi tên thật là Bùi Khương Thanh Hà, sinh năm 1985 tại Gia Kiệm Đồng Nai, là người có thể được xem trẻ nhất của thơ trẻ Sài Gòn hôm nay.
    Đọc thơ Khương Hà Bùi, tôi bắt gặp những tình cảm tinh tế nhẹ nhàng, khao khát tình yêu, khao khát sống. Thơ Khương Hà đã được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Những bài thơ của Hà trên các website như www.thơtrẻ.com luôn dẫn đầu về số lượng có nhiều người truy cập. "Em tin vào huyền thoại về một tình yêu mạnh mẽ dang đôi cánh bay thẳng vào bão lốc", hay "bất chấp những sợi dây cương ghì chặt mình / bất chấp những vết thương không lành nổi / Em và anh / Mắt trong mắt nồng nàn như lửa / Thách thức cả bóng đêm lẫn mặt trời" cho thấy tình yêu trong thơ vẫn muôn đời mới lạ dù chúng ta đang sống ở thời đại nào.
    Tôi còn nghĩ, những bài thơ thường không thể thoát ra khỏi biên tuyến chiều sâu tâm hồn tác giả. Cách nhìn sự vật thế nào, vô tư hồn nhiên hay tỉ mỉ dưới nhiều góc cạnh, sẽ còn tùy thuộc vào sự lắng nghiệm của từng độ tuổi. Dù sao theo tôi, thơ Khương Hà Bùi vẫn là một tín hiệu sáng sủa, góp phần mang lại nhiều hy vọng cho sự phát triển của thơ trẻ Sài Gòn.

    Kim tuyến đỏ (chùm thơ Bùi Khương Hà )
    Tôi

    Biết chẳng thể nào tôi giữ tôi ở lại
    Tôi đành thả tôi đi
    Cơn gió màu đỏ cuốn về đâu nỗi buồn mật đắng?
    Nắng nhả lửa trên cánh đồng trưa vắng
    xác xơ bầm dập luống cày?
    Tôi bắt gặp tuổi thơ mình đi hoang
    Hai cánh mỏng đậu lại đầu ngọn vông nhìn tổ chim ri chết sững
    Những quả trứng màu nhiệm thưở xưa đã vỡ từ trong cổ tích
    Nào phải tôi tinh nghịch!
    Kìa hai con mắt đỏ chìm trong ao nước
    Đau buồn chi tôi?
    Tôi đành để tôi bay qua núi qua đồi
    Sạt qua những lùm cây tôi thấy mình rỉ máu
    Xác tín rằng máu rơi xuống nhưng hoa sẽ không mọc lên
    như khi chàng hoàng tử dẫm gai tìm mẹ
    Tôi đành tự liếm vết thương mình
    Nghe khan giọng một con mắt cất lời than ảo não
    Có loài hoa nào tưởng niệm niềm tin?
    Ráo hoảnh con mắt kia tôi bất chợt bật cười
    Ở nơi tuổi trẻ bắt đầu
    tôi vẫn còn mơ đôi hài bảy dặm!
    Dẹp một bên tôi với những giấc mơ chỉ để mà chiêm ngắm
    Tôi tất tả giục tôi ra đi
    Tôi thả tôi trôi vượt thác vượt ghềnh
    Theo dòng sông tôi, tôi òa vào biển lớn
    Phía những đợt sóng trắng già nua tôi lại gặp mình ở đó
    Lạc loài như con hải âu đậu một mình nơi kè đá nhỏ
    Tôi lặng lẽ nhìn tôi chăm chăm
    Rồi năm năm, mười năm, hai mươi năm?
    Tôi chưa kịp nhớ khuôn mặt tôi
    đã thấy tôi lại đứng bên thi thể tuổi thơ mình dạo trước
    Tôi cần mẫn chôn ngày xưa
    Tôi cài hoa trắng nơi ngực
    Trong nước mắt tôi gặp lại mình ngầu đục
    Có lời kinh nào dành cho bia mộ trơn?
    Vô lý
    Thật đáng chán những con chim hiền lành bay đi lúc rạng sáng và bay về tổ lúc cuối ngày
    Hót mãi một khúc nhạc đơn điệu
    Thật đáng chán những bình minh rực rỡ tinh mơ và mặt trời lộng lẫy buổi chiều
    Và trăng thì cứ tròn như quả trứng!
    Ước gì ngày chỉ có những buổi sáng âm u, những sớm sương mù
    Những hoàng hôn chập choạng
    nâu xỉn và cũ kỹ
    Chỉ có tiếng cú rúc giữa khuya vắng từ rừng hoang tĩnh mịch
    Hay tiếng rơi vỗ cánh lao thẳng xuống
    - từ tháp chuông nhà thờ -
    sạt đất.
    Và bầu trời chỉ nên trăng khuyết
    Những ngôi sao chỉ nên được thấy ở hoang mạc mênh mông
    Mưa chỉ nên rớt xuống những cánh đồng
    Gió đừng bay tới nơi không núi đồi, cây cỏ
    Biển sẽ lâu già nếu thôi sóng vỗ
    Suối đừng ra sông, suối ngược về nguồn
    Con dế âu sầu thôi đừng ngủ muộn
    Máu đừng chảy mà hóa thạch con tim
    Còn anh, anh cứ việc đi tìm
    Sau trận bão em rối tung sợi khóc sợi cười
    và ẩn mình vào kim tuyến đỏ
    Anh chẳng tìm thấy em đâu giữa đám chỉ màu sặc sỡ
    Chẳng tìm thấy em đâu, em trốn vào hơi thở
    Em tìm cách trú ngụ trong nỗi buồn của anh
    Dằn vặt anh về những điều đổ vỡ
    Và ám ảnh anh về những sự ra đi...
    Anh cứ việc làm ra vẻ chẳng hiểu gì
    Cứ việc tìm nắng trong mưa, tìm mưa trong nắng
    Em giấu mình trong đám mây xám xịt nặng nề
    Nhất định không buông mình rơi xuống!
    Rồi mùa xuân qua sẽ chẳng tới mùa hè
    Lá xanh mãi giữa mùa thu vội vã
    Chồi non cứ nảy giữa mùa đông giá
    Năm đếm ngược từng ngày...
    Anh có bực mình và nổi giận với em không?
    Em vô lý trong từng suy nghĩ
    Thôi đừng nghe và tin vào những điều hoang tưởng...
    Mặc kệ em đi!
    Thụy du
    Trượt qua những đồi dốc nhấp nhô
    Đường nhuộm trăng
    trơn lì
    hay đá sỏi
    cũng không ngăn nổi em và anh lao về miền ngược gió
    Ôi cơn gió từ thuở hồng hoang còn lang thang mãi trên cánh đồng đêm lạnh
    Múa vi vu vọng tưởng trùng khơi...
    Anh
    Ngửa bàn tay
    Sấp bàn tay
    Trốn tìm rồi chạy đuổi
    Tay lại tìm nắm lấy bàn tay
    Em tin vào huyền thoại về một tình yêu mạnh mẽ dang đôi cánh bay thẳng vào bão lốc
    bất chấp những sợi dây cương ghì chặt mình
    bất chấp những vết thương không lành nổi
    Em và anh
    Mắt trong mắt nồng nàn như lửa
    Thách thức cả bóng đêm lẫn mặt trời!
    Lướt theo điệu buồn của cỏ
    Gió mê mải ru thời gian bằng dư âm ngày cũ
    Xin anh giữ chặt vai em
    cùng quay những vòng xoay chóng mặt
    Thảo nguyên rỉ máu từ những hố sâu rền rĩ đòi trở lại là hoang mạc
    Quằn quại nỗi đau tìm về khởi thủy
    Một vòng xoay
    Hai vòng xoay
    Vũ trụ sinh sôi từ những vòng xoay đơn giản nhất
    Từ xưa và rất xưa?
    Hỡi cơn gió mấy ngàn năm vọng tưởng sóng cồn
    Xin gài vào đêm những giấc mơ tình yêu nồng nàn môi ngọt
    Em và anh
    Say đắm tìm, say đắm yêu, say đắm tin
    Say đắm điệu múa thảo nguyên mộng mị đường về
    Một khuya nào bão rớt
    Hạnh phúc đổ ngược lên trời triệu triệu vì sao.
    Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Đã viết bao nhiêu lá thư tình
    Gửi xuống lòng sông
    Chờ đợi?
    Con nước cứ cuốn trôi mất niềm hy vọng
    Mong manh - như tình yêu của em.
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Đã khóc bao nhiêu giọt nước mắt?
    (Nỗi đau thật ra có hình hài)
    Mỗi trái bàng rơi là mỗi lần se thắt
    Sông vẫn vô tâm nhận chìm tất cả
    Và im lặng - như anh.
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Mải miết dang rộng vòng tay
    Rợp mát khúc sông này
    Để nhận về chút hững hờ gió thổi
    Chút hững hờ đủ làm run rẩy
    Đủ làm trái tim đau
    Em vẫn hiểu từ lâu
    Chỉ biết dang tay thì làm sao giữ nổi
    Khi tình yêu cần ích kỷ cho mình!
    Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
    Mặc mùa hạ ghim nghìn mũi tên mưa
    Mặc mùa thu những lá thư vàng úa
    Giọt nước mắt theo mùa đông cằn cỗi
    Vẫn âm thầm khắc khoải
    Nuôi dưỡng ngọn lửa xanh
    Đợi mùa xuân để bừng cháy trên cành
    Như tình yêu em dành cho anh
    Đâu chỉ vài ngày...
    Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai?
    Mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
    Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã :
    Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình.
    Ngày nhớ
    Có một thiên đường ở tận xa xôi
    Con chim mang giấc mơ hồn nhiên một thời
    háo hức bay đi
    tìm hoài chẳng thấy
    Đành rệu rã quay về gục đầu nơi gạc tổ?
    Ngày nhớ anh
    Nắng hoang hoải nụ cười thiên sứ
    Tôi cất tiếng hời ru chiếc lá buổi chiều
    Vệt khói cuối ngày ai đốt
    Vẽ vào hư không khuôn mặt của lãng quên?
    Tôi vẽ vào đời mình một cành giấu tên
    Một cành cho ấu thơ
    Một cành cho cha mẹ
    Một cành đầy hoa
    Một cành trơ trụi lá
    Và một cành khúc khuỷu những lo toan
    Cành cuối cùng gầy như ngón tay anh
    Tôi run rẩy chạm vào thân thuộc
    Xưa
    Ngày xưa...
    Nghe sâu thẳm tim mình nhói buốt
    Dường như ai đó chờ tôi phía thiên đường?
    Lạc trong cơn mê sảng
    Tôi gọi người khản giọng
    Chỉ bãi hoang cất lời đồng vọng :
    ?o?ở đâu? ... ở đâu?... ở đâu?...?
    Mặt trời cúi nhìn tôi lo âu
    Gió vi vút thốc tung vòm lá
    Làm sao tìm?
    Làm sao tin?
    Đã tuyệt dấu những hồi quang quá khứ?
    Chiều nay
    Ngớ ngẩn cuộn mình vào nỗi nhớ
    Tôi ngồi ru chiếc lá bay
    Hát rằng :
    "Muối chua, chanh mặn, đường cay
    Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau?" *
    © eVăn 2004

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trò chuyện với Lý Đợi: Thơ Rác và Thơ Dơ
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    eVăn: Thời gian gần đây, Thơ trẻ Sài Gòn có nhiều biến động, mà đáng chú ý nhất có lẽ là những sáng tác của nhóm Mở Miệng. Đã có nhiều tranh cãi, đánh giá trái ngược nhau về nhóm thơ này. Dưới đây là cuộc trao đổi của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh với Lý Đợi, cây viết chủ chốt, linh hồn của nhóm Mở Miệng và là người phát ngôn cho cả nhóm.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh: Tôi có nghe Viện Goethe (Đức) tại Hà Nội có dự tính mời các anh ra giao lưu với độc giả yêu thơ thủ đô. Sự thật ra sao?
    Lý Đợi: Đó là một kế hoạch của viện này, chứ chưa phải là sự thật. Sau khi họ mời nhà văn Bùi Ngọc Tấn (mà nhà văn này thì biết rồi), họ nghĩ (tất nhiên có sự giới thiệu) nên chăng là mời Mở Miệng (nhóm này thì chưa biết rồi). Đáng lý ra, chúng tôi đã có buổi đọc - giao lưu vào tối 25/9? nhưng lại một chuyện khác, Phan Bá Thọ phải sánh duyên cùng Vũ Thị Bình tại Continental hotel - một nơi rất nghiêm trọng, sang và cổ xưa nhất Sài Gòn. Không đi sao được. Thế là chúng tôi phải hoãn lại ngày 2/10... nhưng lại trúng Quốc khánh Đức, tất nhiên Viện Goethe phải thấy vụ này quan trọng hơn (như kiểu Mở Miệng thấy vụ cưới Bá Thọ)? rồi Viện về nhà mới, rồi đón Phó thủ tướng Đức, rồi ASEM thượng đỉnh, rồi tết Tây, Ta? Kết quả, vị đại diện thương lượng lại với chúng tôi vào tháng 2/2005 (khách sạn trả lại, mất tiền đặt cọc, Viện chịu). Đầu xuân hoa lá và trẻ trung. Ông viện trưởng viết thư thông báo việc này, ai liên quan thì đều biết.
    - Tại sao Phan Bá Thọ lại có liên quan tới chuyện này? Tôi nghĩ anh đang nói đùa.
    - Hoàn toàn nghiêm túc. Mở Miệng gồm tôi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán. Tất nhiên không có thi sĩ Phan, nhưng 5 chúng tôi, cùng Lê Kiệt họa sĩ lại sống và làm việc tại La Hán Phòng. Nơi ổ chuột và bệ rạc nhất. Lại cùng ý hướng nghệ thuật. Với lại, do Nguyễn Quán - nhỏ tuổi nhất, làm việc dại dột, lấy vợ và lên Phước Long (nơi này thì biết rồi) ẩn cư, xa lánh thị phi và văn trường, chúng tôi đã đề nghị Goethe mời Phan Bá Thọ (OK hơn). Vậy là, mời Mở Miệng thành mời La Hán Phòng. Ở La Hán Phòng, cưới Continental; ở La Hán Phòng và đi viện Goethe, tất nhiên phải tuần tự rồi.
    - Nhà phê bình và nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn trước kia đã có bàn về kỹ thuật sử dụng ?orác? trong truyện của Donald Barthelme, và trong thơ của Uyên Nguyên. Gần đây, trong một dịp trao đổi với tôi về ?orác trong thơ?, ông có đưa ra ý tưởng như sau: ?oMột người làm thơ đủ sức sử dụng ?~rác?T như chất liệu trong bài thơ, thì có thể làm nó thành một tác phẩm nghệ thuật hảo hạng. Nhưng nếu người làm thơ chỉ đem ?~rác?T vào tác phẩm, mà không đủ sức sử dụng rác như chất liệu, thì bài thơ có nguy cơ chỉ là một đống rác.? Tôi thấy ý kiến này đáng suy ngẫm?Anh nghĩ sao?
    - OK thôi! Vì Donald Barthelme thì chúng ta biết rồi, lô-gô của ông bảo đảm cho ông được sống ngoài sự xoi mói của kẻ khác, tự do mà phát biểu, làm việc? Còn về nhận định của nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (trong các việc ông đã làm, theo quan điểm của tôi - người tiếp nhận, thì nhạc là OK nhất, vậy xin được phép gọi ông là ?okhúc tác gia?), tôi không có ý kiến gì.
    Tuy nhiên, trước đây tôi có đọc một bài viết của nhà thơ Trần Tiến Dũng về ?oVật liệu của cảm xúc?. Tôi chia sẻ với nhà thơ này về quan điểm: vật liệu thì khác với chất liệu. Tôi cũng cho rằng, nhiều người không phân biệt được đâu là vật liệu, và đâu là chất liệu? Cho nên, việc chúng tôi đang dùng Rác như là vật liệu hay chất liệu, là phản ánh thái độ và tình trạng của chúng tôi với thẩm mỹ chung của thơ Việt. Và với góc nhìn méo mó, thì sẽ phản ánh quan điểm ấu trĩ và lạc hậu.
    Tiện thể, nói rõ hơn, thơ dơ hay thơ rác chẳng qua là một cách nói ăn gian - làm sang (dù bóng gió), đang chơi trò cưỡng đoạt cái khái niệm Rác thật. Còn thơ thì làm sao đẻ ra rác được. Tác phẩm của Mở Miệng còn không đẻ nổi ra Thơ (theo thẩm mỹ chính thống & truyền thống), làm sao đẻ nổi ra Thơ Rác. Thơ & Rác, làm hai việc, khó lắm đấy? Về tác phẩm của chúng tôi, ai biết đọc cũng nói thế này: Nó phô diễn một kỹ thuật - một thủ pháp nhiều hơn là truyền rao một thông điệp trong nội dung. Như ngụ ngôn cái dao trong nhà bếp (vật dụng) và cái dao nằm trong bụng kẻ khác (hung khí). Đừng để ý tới hung khí, không có nó ở đây, dù dao rất nhọn và sắc bén.
    - Hãy khoan! Gượm đã! Xin ngắt lời anh ở đây để bổ sung, theo tôi, khái niệm ?othơ rác?, ?othơ dơ? khởi đầu từ nhà thơ Inrasara ghép cho Mở Miệng không phải là mới. Đầu những năm 1995 nhà thơ Đỗ Trung Quân có nói với tôi anh đang chuẩn bị một thi phẩm có tên ?oThơ và Rác?. Không biết có nhà xuất bản nào chịu cấp giấy phép để in không? Còn thơ dơ, thiết tưởng tập ?oTôi vẽ mặt tôi? của Lê Minh Quốc (NXB Văn hóa Thông tin 1994) vẫn giữ ngôi vị "quán quân" cho đến hôm nay. Các anh chỉ là người ?oăn theo? thôi?
    - Nếu nói về lịch sử thơ - cũng như lịch sử sáng tác, thì dài dòng và phải có chuyên môn sâu xa - hiểm hóc [búa]. Tôi với anh hình như không có đủ chuyên môn trong vụ này. Có một điều ai cũng chắc chắc là Đỗ Trung Quân không phải là người khởi đầu ra bất cứ thứ gì (tính cho tới lúc này, 10/2004). Hôm nay, ai còn nói tới chuyện hay - dở, cũ - mới, đúng - sai... tôi nghĩ kẻ đó đang tự lừa dối mình... Một phần mềm vi tính chuyên về sáng tác có thể minh chứng cho điều này. Nếu nhập vào lệnh yêu cầu, chẳng hạn viết một bài thơ về mùa thu (với một trái lựu đạn chẳng hạn), với dữ kiện A, B, C... thì trong khoảng 30 giây, nó đã cho ra vài chục bài thơ khác nhau. Theo các kiểu, các thể loại, các trường phái... trên thế giới đã có. Tất nhiên, thêm vài kiểu không giống ai của nó. Còn chất lượng, thì khỏi phải bàn; ý tưởng, trí nhớ, thẩm mỹ và kỹ thuật của một bộ não lớn mà... Nói lòng vòng như thế, để thấy rằng, chúng tôi không còn quan tâm tới chuyện cũ - mới, đúng - sai. Hãy nói sang chuyện khác đi.
    - Tôi thích hình ảnh ?oưỡn ngực? về phía thơ của các anh. Nhưng tôi chỉ thấy ?ongực?. Còn ?othơ?, bao giờ cho đến tháng Mười đây?
    - Một phần cho câu trả lời này, mấy câu trên tôi đã có đề cập. Còn các phần còn lại, thì các bài viết trước trên các diễn đàn văn học liên mạng, cũng như các tác phẩm, lối sống của chúng tôi đã thay lời muốn nói. Nói một cách ngắn gọn, chúng tôi không làm thơ, lấy thơ đâu mà tìm. Còn chuyện ưỡn ngực, tôi nghĩ sẽ thấy bụng nhiều hơn. Xứ nhậu mà. Khi nào đến tháng Mười, anh sẽ biết tháng Chín đã qua; và cũng biết luôn rằng, chúng tôi chỉ làm ra những tác phẩm thôi.
    - Nhưng những tác phẩm đó, cũng phải gọi bằng tên gì cụ thể chứ. Nhà thơ không làm thơ thì làm gì?
    - Tất nhiên. Nhưng nếu chỉ gọi Thơ như xưa nay đã gọi thì hóa ra chúng tôi đang lấp liếm [mép], như kiểu ăn vụng liếm mép. Mà nghĩ ra một tên gọi khác, thì lại lười và cũng sợ mình phản bội tinh thần của chính mình. Có gì đâu mà cũng bày đặt gọi tên. Nói như kiểu Phan Bá Thọ, ai dám gọi tác phẩm của chúng tôi là Thơ - như nó vốn thế, thì kẻ đó là Anh hùng (kiểu Trương Nghệ Mưu em nhỏ). Nếu chỉ gọi theo cho có, hoặc gồng mình, thì đó là Anh hùng kiểu Mỹ (chơi chữ nhé, có hai phim chỗ này). Anh thích Nghệ Mưu chứ?
    - Tôi thích Trương Nghệ Mưu?Ầy dà, nhưng có lẽ chúng ta hãy trở về với thơ "dơ" và "rác" đi.
    - Nếu anh hay đọc báo tin tức, quốc tế cũng như trong nước, anh sẽ thấy có nhiều vụ rất nhảm nhí, nhưng cũng bị làm ầm lên đó. Thời buổi thông tin mà, chỉ cần thay đổi cách nhìn, anh sẽ đón nhận được vô số cái khác, mà đôi khi những cái đó sẽ làm thay đổi tầm nhìn cuộc đời mà xưa nay anh không biết, hoặc cố tình không biết. Người ta quan tâm tới chúng tôi, vì có lẽ chúng tôi có ý đồ thay đổi góc nhìn của họ... Mỗi ngày ra đường lượm một cọng rác, liên tục trong mười năm, sau đó làm một tác phẩm thì khác xa với chuyện mua một xe rác về làm. Niềm tin vào việc mình làm mới là quan trọng.
    - Để độc giả tiện theo dõi, anh có thể cho một ví dụ cụ thể?
    - Ví dụ này, tôi phải xin lỗi nhà thơ Dương Tường, vì thực tình tôi không có ý gì, chỉ mượn tác phẩm thơ ngoài lời (ý nói tập Đàn) để làm ví dụ thôi. Muốn làm một tập thơ như của ông, thậm chí tốt hơn, thì đâu có gì khó. Nếu có ai đó làm để chứng minh rằng mình làm tốt hơn, thì chỉ mất một tuần, một tháng là xong (trong khi Đàn chắc phải làm lâu hơn thế rất nhiều); và với tập đó, làm chỉ để vứt đi.
    Khi nhìn thái độ của Dương Tường với tập Đàn, cũng thế, tôi thấy dường như ông không đủ niềm tin để sống với nó. Thấy thế giới làm (có kiến thức, có nhiều thông tin rộng như ông thì phải thấy thôi), ông cũng làm; làm rồi, cũng chứng minh rồi: Tôi là người tiến bộ? Anh cũng xem Đàn rồi, tôi cũng nghĩ nhiều về Đàn rồi, và chúng ta cùng biết rồi. Niềm tin vào công việc là vậy, Đàn không đủ niềm tin, nên không đủ sức thuyết phục là thế.
    - Chuyển sang ý khác. Có người nhận xét rằng Mở Miệng và những hiện tượng thơ gần đây là đợt sóng thứ hai của thơ trẻ Việt Nam. Đợt sóng thứ nhất là những Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải?Anh nghĩ sao?
    - Nếu có đợt sóng thứ nhất như anh nói, thì phải kể thêm Nguyễn Hữu Hồng Minh (người nặng ký) nữa chứ. Có điều tôi không thích quy kết và rút ra kết luận kiểu này. Ai cũng một thời trẻ trai mà.
    Tôi không thích đi vào lịch sử văn học kiểu sóng thay nhau vỗ bờ. Nghe nói những người nào đã vào trong lịch sử rồi thì còn lâu mới được ra. Tự do vẫn tốt hơn chứ anh.
    - Dưới con mắt nhiều người, Mở Miệng chỉ là một đám phá phách, lăng nhăng. Các anh nghĩ sao? Tôi muốn hỏi quan điểm của các anh về văn hóa và truyền thống.
    - Thần chết chỉ kính nể những người phụ nữ mang bầu, vì họ lại sinh ra sự sống. Cái may của những người còn trẻ là họ có đủ thời gian để tạo ra văn hóa và truyền thống của họ. Những người không còn trẻ thì thường co xu hướng gìn giữ những gì đã tạo ra. Nếu việc gìn giữ này là tích cực, trọng tự do và dân chủ... thì họ chính là bà bầu, họ có cơ hội sinh ra thế hệ sau. Còn không, thần chết sẽ bế họ đi, không một dấu vết để lại. Tôi kinh tởm những kẻ nịnh bợ là như thế, họ chỉ lo tìm cách thuốc những người nổi tiếng, những người đã thành đạt công nhận sự tồn tại của mình. Đáng ra thì phải ngược lại mới đúng.
    © eVăn 2004
    ______________________
    Phụ lục:
    eVăn: Đi kèm với bài phỏng vấn này, thoạt tiên chúng tôi muốn giới thiệu một chùm thơ của Lý Đợi do tòa soạn tuyển chọn. Nhưng khi trao đổi, Lý Đợi nói rằng tinh thần cũng như hình thức thể hiện của những bài thơ trước đây có thể không còn đúng, thậm chí trái ngược với quan niệm về thơ của anh hiện nay. Vì vậy, để bạn đọc có thể hiểu "diện mạo" của thơ Lý Đợi hiện nay, chúng tôi cho đăng những bài được sáng tác gần đây nhất của anh trong phần phụ lục này như một tài liệu tham khảo.
    Chùm thơ này khá dài, tổng cộng gần 40 bài. Do hạn chế về tốc độ truy cập, chúng tôi chỉ giới thiệu một số bài .
    Chùm thơ Lý Đợi:
    (tham khảo)
    XÁC ƯỚP TRỞ LẠI - F2
    * Tặng em nhỏ Bùi Chát thi sĩ


    Đây thôn vĩ dạ? - Vâng! - F2

    Sao em không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền

    Gió theo lối gió, mây đường mây;
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
    Có chở ai về kịp tối nay?

    Mơ khách đường xa, khách đường xa;
    Áo em trắng quá nhìn không ra
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà


    Kiều cậy em thay mình mẩy - F2

    Cậy em, em có chịu nhời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
    Giữa đàng đứt gánh tương tưa,
    Giao loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kem,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kề,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề hẹn hai.
    Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lài nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
    Chiếc vành với bức tờ mây,
    Duyên này thì giữ vật nầy của chung.
    Dù em nên vợ nên chùng,
    Xót người bạc mệnh, ắt lùng chẳng quên
    Mất người còn chút của tuên,
    Phím đàn với mảnh hương nguền ngày xưa.
    Mai sau dù có bao giừa,
    Đốt lò hương ấy, so tưa phím này
    Trông ra ngọn cỏ gốc cây
    Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
    Hồn còn mang nặng lời thề,
    Nát thân bồ liễu, đền nghề trúc mai.
    Dạ đài cách mặt khuất lài,
    Rảy xin chén nước cho ngài thác oan.
    Bây giờ trâm gãy bình toan,
    Kể sao cho siết muôn voàn ái ân!
    Trăm nghìn gửi lạy tình qân,
    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
    Phận sao phận bạc như vôi,
    Đã đành nước chảy huê trôi lỡ làng.
    Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
    Thôi thôi! thiếp đã phụ chàng từ đây!

    Nếu muốn chàng cứ leo cây.
    Bey bey?!


    Mang tiếng thu đông tây - F2

    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ?

    Em không nghe rừng thu
    Lá thu kêu xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Nó ca bài cải lương?

    Về - F2

    Bỏ trăng gió lại cho đời
    Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
    Bỏ người yêu bỏ bóng ma
    Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
    Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con

    Khi về ngựa chạy bon bon
    Hai tay nắm chắc hai hòn thạch anh


    Xác ướp trở lại - F2

    Chia xa rồi anh mới thấy em
    Như một thời thơ thiếu nhỏ
    Em về trắng đầy cong khung nhớ
    Mưa mấy mùa
    mây mấy độ thu
    Vườn thức một mùi hoa đi vắng
    Em vẫn đây mà em ở đâu

    Chiều Âu Lâu
    bóng chữ động chân cầu

    Tiêu [đời những dòng] chảy

    Hoa trắng thôi cài trên áo tím [kiểu Huế] - F2

    Lâu quá không về thăm xóm đạo
    Từ ngày binh lửa cháy quê hương
    Khói bom che lấp chân trời cũ
    Che cả người thương nóc giáo đường
    ......................................................

    Nghĩ lại thấy cũng bình thường
    Chiến tranh nào có ai lường được đâu
    Xá chi một mối tình đầu

    Thời gian xuôi ngược bên cầu cá tra
    Thôi, cho qua!


    Đùn đẩy trách nhiệm - F2

    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
    Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi
    - Không liên quan gì đến tôi!

    Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng Nhăng Nhít - F2

    Cố nhân rời lầu Hoàng Hạc ở phía tây, đi xuống Dương châu trong mùa hoa khói tháng ba. Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào trong trời xanh; chỉ trông thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.

    Mùa này ở Dương châu có thể không đẹp lắm vì lũ lụt triền miên, ngoại trừ mấy cảnh chết chóc, đói nghèo có thể làm thơ được. Ở những nơi khác thì thú vị hơn? nhưng đấy là ý kiến của riêng tại hạ, còn muốn đi thì tùy hỉ mũi, không thể cản trở vì dân chủ [trì] là quan trọng? cũng là xu thế chung của thế giới ngày nay & mai sau dù có bao giờ

    Nếu vẫn giữ ý định như cũ, vậy xin mời! [mọc cánh]

    Tai hoạ quả là khó tránh.
    _______________

  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Trò chuyện với Lý Đợi: Thơ Rác và Thơ Dơ
    Nguyễn Hữu Hồng Minh
    eVăn: Thời gian gần đây, Thơ trẻ Sài Gòn có nhiều biến động, mà đáng chú ý nhất có lẽ là những sáng tác của nhóm Mở Miệng. Đã có nhiều tranh cãi, đánh giá trái ngược nhau về nhóm thơ này. Dưới đây là cuộc trao đổi của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh với Lý Đợi, cây viết chủ chốt, linh hồn của nhóm Mở Miệng và là người phát ngôn cho cả nhóm.
    Nguyễn Hữu Hồng Minh: Tôi có nghe Viện Goethe (Đức) tại Hà Nội có dự tính mời các anh ra giao lưu với độc giả yêu thơ thủ đô. Sự thật ra sao?
    Lý Đợi: Đó là một kế hoạch của viện này, chứ chưa phải là sự thật. Sau khi họ mời nhà văn Bùi Ngọc Tấn (mà nhà văn này thì biết rồi), họ nghĩ (tất nhiên có sự giới thiệu) nên chăng là mời Mở Miệng (nhóm này thì chưa biết rồi). Đáng lý ra, chúng tôi đã có buổi đọc - giao lưu vào tối 25/9? nhưng lại một chuyện khác, Phan Bá Thọ phải sánh duyên cùng Vũ Thị Bình tại Continental hotel - một nơi rất nghiêm trọng, sang và cổ xưa nhất Sài Gòn. Không đi sao được. Thế là chúng tôi phải hoãn lại ngày 2/10... nhưng lại trúng Quốc khánh Đức, tất nhiên Viện Goethe phải thấy vụ này quan trọng hơn (như kiểu Mở Miệng thấy vụ cưới Bá Thọ)? rồi Viện về nhà mới, rồi đón Phó thủ tướng Đức, rồi ASEM thượng đỉnh, rồi tết Tây, Ta? Kết quả, vị đại diện thương lượng lại với chúng tôi vào tháng 2/2005 (khách sạn trả lại, mất tiền đặt cọc, Viện chịu). Đầu xuân hoa lá và trẻ trung. Ông viện trưởng viết thư thông báo việc này, ai liên quan thì đều biết.
    - Tại sao Phan Bá Thọ lại có liên quan tới chuyện này? Tôi nghĩ anh đang nói đùa.
    - Hoàn toàn nghiêm túc. Mở Miệng gồm tôi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán. Tất nhiên không có thi sĩ Phan, nhưng 5 chúng tôi, cùng Lê Kiệt họa sĩ lại sống và làm việc tại La Hán Phòng. Nơi ổ chuột và bệ rạc nhất. Lại cùng ý hướng nghệ thuật. Với lại, do Nguyễn Quán - nhỏ tuổi nhất, làm việc dại dột, lấy vợ và lên Phước Long (nơi này thì biết rồi) ẩn cư, xa lánh thị phi và văn trường, chúng tôi đã đề nghị Goethe mời Phan Bá Thọ (OK hơn). Vậy là, mời Mở Miệng thành mời La Hán Phòng. Ở La Hán Phòng, cưới Continental; ở La Hán Phòng và đi viện Goethe, tất nhiên phải tuần tự rồi.
    - Nhà phê bình và nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc-Tuấn trước kia đã có bàn về kỹ thuật sử dụng ?orác? trong truyện của Donald Barthelme, và trong thơ của Uyên Nguyên. Gần đây, trong một dịp trao đổi với tôi về ?orác trong thơ?, ông có đưa ra ý tưởng như sau: ?oMột người làm thơ đủ sức sử dụng ?~rác?T như chất liệu trong bài thơ, thì có thể làm nó thành một tác phẩm nghệ thuật hảo hạng. Nhưng nếu người làm thơ chỉ đem ?~rác?T vào tác phẩm, mà không đủ sức sử dụng rác như chất liệu, thì bài thơ có nguy cơ chỉ là một đống rác.? Tôi thấy ý kiến này đáng suy ngẫm?Anh nghĩ sao?
    - OK thôi! Vì Donald Barthelme thì chúng ta biết rồi, lô-gô của ông bảo đảm cho ông được sống ngoài sự xoi mói của kẻ khác, tự do mà phát biểu, làm việc? Còn về nhận định của nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (trong các việc ông đã làm, theo quan điểm của tôi - người tiếp nhận, thì nhạc là OK nhất, vậy xin được phép gọi ông là ?okhúc tác gia?), tôi không có ý kiến gì.
    Tuy nhiên, trước đây tôi có đọc một bài viết của nhà thơ Trần Tiến Dũng về ?oVật liệu của cảm xúc?. Tôi chia sẻ với nhà thơ này về quan điểm: vật liệu thì khác với chất liệu. Tôi cũng cho rằng, nhiều người không phân biệt được đâu là vật liệu, và đâu là chất liệu? Cho nên, việc chúng tôi đang dùng Rác như là vật liệu hay chất liệu, là phản ánh thái độ và tình trạng của chúng tôi với thẩm mỹ chung của thơ Việt. Và với góc nhìn méo mó, thì sẽ phản ánh quan điểm ấu trĩ và lạc hậu.
    Tiện thể, nói rõ hơn, thơ dơ hay thơ rác chẳng qua là một cách nói ăn gian - làm sang (dù bóng gió), đang chơi trò cưỡng đoạt cái khái niệm Rác thật. Còn thơ thì làm sao đẻ ra rác được. Tác phẩm của Mở Miệng còn không đẻ nổi ra Thơ (theo thẩm mỹ chính thống & truyền thống), làm sao đẻ nổi ra Thơ Rác. Thơ & Rác, làm hai việc, khó lắm đấy? Về tác phẩm của chúng tôi, ai biết đọc cũng nói thế này: Nó phô diễn một kỹ thuật - một thủ pháp nhiều hơn là truyền rao một thông điệp trong nội dung. Như ngụ ngôn cái dao trong nhà bếp (vật dụng) và cái dao nằm trong bụng kẻ khác (hung khí). Đừng để ý tới hung khí, không có nó ở đây, dù dao rất nhọn và sắc bén.
    - Hãy khoan! Gượm đã! Xin ngắt lời anh ở đây để bổ sung, theo tôi, khái niệm ?othơ rác?, ?othơ dơ? khởi đầu từ nhà thơ Inrasara ghép cho Mở Miệng không phải là mới. Đầu những năm 1995 nhà thơ Đỗ Trung Quân có nói với tôi anh đang chuẩn bị một thi phẩm có tên ?oThơ và Rác?. Không biết có nhà xuất bản nào chịu cấp giấy phép để in không? Còn thơ dơ, thiết tưởng tập ?oTôi vẽ mặt tôi? của Lê Minh Quốc (NXB Văn hóa Thông tin 1994) vẫn giữ ngôi vị "quán quân" cho đến hôm nay. Các anh chỉ là người ?oăn theo? thôi?
    - Nếu nói về lịch sử thơ - cũng như lịch sử sáng tác, thì dài dòng và phải có chuyên môn sâu xa - hiểm hóc [búa]. Tôi với anh hình như không có đủ chuyên môn trong vụ này. Có một điều ai cũng chắc chắc là Đỗ Trung Quân không phải là người khởi đầu ra bất cứ thứ gì (tính cho tới lúc này, 10/2004). Hôm nay, ai còn nói tới chuyện hay - dở, cũ - mới, đúng - sai... tôi nghĩ kẻ đó đang tự lừa dối mình... Một phần mềm vi tính chuyên về sáng tác có thể minh chứng cho điều này. Nếu nhập vào lệnh yêu cầu, chẳng hạn viết một bài thơ về mùa thu (với một trái lựu đạn chẳng hạn), với dữ kiện A, B, C... thì trong khoảng 30 giây, nó đã cho ra vài chục bài thơ khác nhau. Theo các kiểu, các thể loại, các trường phái... trên thế giới đã có. Tất nhiên, thêm vài kiểu không giống ai của nó. Còn chất lượng, thì khỏi phải bàn; ý tưởng, trí nhớ, thẩm mỹ và kỹ thuật của một bộ não lớn mà... Nói lòng vòng như thế, để thấy rằng, chúng tôi không còn quan tâm tới chuyện cũ - mới, đúng - sai. Hãy nói sang chuyện khác đi.
    - Tôi thích hình ảnh ?oưỡn ngực? về phía thơ của các anh. Nhưng tôi chỉ thấy ?ongực?. Còn ?othơ?, bao giờ cho đến tháng Mười đây?
    - Một phần cho câu trả lời này, mấy câu trên tôi đã có đề cập. Còn các phần còn lại, thì các bài viết trước trên các diễn đàn văn học liên mạng, cũng như các tác phẩm, lối sống của chúng tôi đã thay lời muốn nói. Nói một cách ngắn gọn, chúng tôi không làm thơ, lấy thơ đâu mà tìm. Còn chuyện ưỡn ngực, tôi nghĩ sẽ thấy bụng nhiều hơn. Xứ nhậu mà. Khi nào đến tháng Mười, anh sẽ biết tháng Chín đã qua; và cũng biết luôn rằng, chúng tôi chỉ làm ra những tác phẩm thôi.
    - Nhưng những tác phẩm đó, cũng phải gọi bằng tên gì cụ thể chứ. Nhà thơ không làm thơ thì làm gì?
    - Tất nhiên. Nhưng nếu chỉ gọi Thơ như xưa nay đã gọi thì hóa ra chúng tôi đang lấp liếm [mép], như kiểu ăn vụng liếm mép. Mà nghĩ ra một tên gọi khác, thì lại lười và cũng sợ mình phản bội tinh thần của chính mình. Có gì đâu mà cũng bày đặt gọi tên. Nói như kiểu Phan Bá Thọ, ai dám gọi tác phẩm của chúng tôi là Thơ - như nó vốn thế, thì kẻ đó là Anh hùng (kiểu Trương Nghệ Mưu em nhỏ). Nếu chỉ gọi theo cho có, hoặc gồng mình, thì đó là Anh hùng kiểu Mỹ (chơi chữ nhé, có hai phim chỗ này). Anh thích Nghệ Mưu chứ?
    - Tôi thích Trương Nghệ Mưu?Ầy dà, nhưng có lẽ chúng ta hãy trở về với thơ "dơ" và "rác" đi.
    - Nếu anh hay đọc báo tin tức, quốc tế cũng như trong nước, anh sẽ thấy có nhiều vụ rất nhảm nhí, nhưng cũng bị làm ầm lên đó. Thời buổi thông tin mà, chỉ cần thay đổi cách nhìn, anh sẽ đón nhận được vô số cái khác, mà đôi khi những cái đó sẽ làm thay đổi tầm nhìn cuộc đời mà xưa nay anh không biết, hoặc cố tình không biết. Người ta quan tâm tới chúng tôi, vì có lẽ chúng tôi có ý đồ thay đổi góc nhìn của họ... Mỗi ngày ra đường lượm một cọng rác, liên tục trong mười năm, sau đó làm một tác phẩm thì khác xa với chuyện mua một xe rác về làm. Niềm tin vào việc mình làm mới là quan trọng.
    - Để độc giả tiện theo dõi, anh có thể cho một ví dụ cụ thể?
    - Ví dụ này, tôi phải xin lỗi nhà thơ Dương Tường, vì thực tình tôi không có ý gì, chỉ mượn tác phẩm thơ ngoài lời (ý nói tập Đàn) để làm ví dụ thôi. Muốn làm một tập thơ như của ông, thậm chí tốt hơn, thì đâu có gì khó. Nếu có ai đó làm để chứng minh rằng mình làm tốt hơn, thì chỉ mất một tuần, một tháng là xong (trong khi Đàn chắc phải làm lâu hơn thế rất nhiều); và với tập đó, làm chỉ để vứt đi.
    Khi nhìn thái độ của Dương Tường với tập Đàn, cũng thế, tôi thấy dường như ông không đủ niềm tin để sống với nó. Thấy thế giới làm (có kiến thức, có nhiều thông tin rộng như ông thì phải thấy thôi), ông cũng làm; làm rồi, cũng chứng minh rồi: Tôi là người tiến bộ? Anh cũng xem Đàn rồi, tôi cũng nghĩ nhiều về Đàn rồi, và chúng ta cùng biết rồi. Niềm tin vào công việc là vậy, Đàn không đủ niềm tin, nên không đủ sức thuyết phục là thế.
    - Chuyển sang ý khác. Có người nhận xét rằng Mở Miệng và những hiện tượng thơ gần đây là đợt sóng thứ hai của thơ trẻ Việt Nam. Đợt sóng thứ nhất là những Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải?Anh nghĩ sao?
    - Nếu có đợt sóng thứ nhất như anh nói, thì phải kể thêm Nguyễn Hữu Hồng Minh (người nặng ký) nữa chứ. Có điều tôi không thích quy kết và rút ra kết luận kiểu này. Ai cũng một thời trẻ trai mà.
    Tôi không thích đi vào lịch sử văn học kiểu sóng thay nhau vỗ bờ. Nghe nói những người nào đã vào trong lịch sử rồi thì còn lâu mới được ra. Tự do vẫn tốt hơn chứ anh.
    - Dưới con mắt nhiều người, Mở Miệng chỉ là một đám phá phách, lăng nhăng. Các anh nghĩ sao? Tôi muốn hỏi quan điểm của các anh về văn hóa và truyền thống.
    - Thần chết chỉ kính nể những người phụ nữ mang bầu, vì họ lại sinh ra sự sống. Cái may của những người còn trẻ là họ có đủ thời gian để tạo ra văn hóa và truyền thống của họ. Những người không còn trẻ thì thường co xu hướng gìn giữ những gì đã tạo ra. Nếu việc gìn giữ này là tích cực, trọng tự do và dân chủ... thì họ chính là bà bầu, họ có cơ hội sinh ra thế hệ sau. Còn không, thần chết sẽ bế họ đi, không một dấu vết để lại. Tôi kinh tởm những kẻ nịnh bợ là như thế, họ chỉ lo tìm cách thuốc những người nổi tiếng, những người đã thành đạt công nhận sự tồn tại của mình. Đáng ra thì phải ngược lại mới đúng.
    © eVăn 2004
    ______________________
    Phụ lục:
    eVăn: Đi kèm với bài phỏng vấn này, thoạt tiên chúng tôi muốn giới thiệu một chùm thơ của Lý Đợi do tòa soạn tuyển chọn. Nhưng khi trao đổi, Lý Đợi nói rằng tinh thần cũng như hình thức thể hiện của những bài thơ trước đây có thể không còn đúng, thậm chí trái ngược với quan niệm về thơ của anh hiện nay. Vì vậy, để bạn đọc có thể hiểu "diện mạo" của thơ Lý Đợi hiện nay, chúng tôi cho đăng những bài được sáng tác gần đây nhất của anh trong phần phụ lục này như một tài liệu tham khảo.
    Chùm thơ này khá dài, tổng cộng gần 40 bài. Do hạn chế về tốc độ truy cập, chúng tôi chỉ giới thiệu một số bài .
    Chùm thơ Lý Đợi:
    (tham khảo)
    XÁC ƯỚP TRỞ LẠI - F2
    * Tặng em nhỏ Bùi Chát thi sĩ


    Đây thôn vĩ dạ? - Vâng! - F2

    Sao em không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền

    Gió theo lối gió, mây đường mây;
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?
    Có chở ai về kịp tối nay?

    Mơ khách đường xa, khách đường xa;
    Áo em trắng quá nhìn không ra
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà


    Kiều cậy em thay mình mẩy - F2

    Cậy em, em có chịu nhời,
    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
    Giữa đàng đứt gánh tương tưa,
    Giao loan chắp mối tơ thừa mặc em.
    Kể từ khi gặp chàng Kem,
    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
    Sự đâu sóng gió bất kề,
    Hiếu tình khôn lẽ hai bề hẹn hai.
    Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lài nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
    Chiếc vành với bức tờ mây,
    Duyên này thì giữ vật nầy của chung.
    Dù em nên vợ nên chùng,
    Xót người bạc mệnh, ắt lùng chẳng quên
    Mất người còn chút của tuên,
    Phím đàn với mảnh hương nguền ngày xưa.
    Mai sau dù có bao giừa,
    Đốt lò hương ấy, so tưa phím này
    Trông ra ngọn cỏ gốc cây
    Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
    Hồn còn mang nặng lời thề,
    Nát thân bồ liễu, đền nghề trúc mai.
    Dạ đài cách mặt khuất lài,
    Rảy xin chén nước cho ngài thác oan.
    Bây giờ trâm gãy bình toan,
    Kể sao cho siết muôn voàn ái ân!
    Trăm nghìn gửi lạy tình qân,
    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
    Phận sao phận bạc như vôi,
    Đã đành nước chảy huê trôi lỡ làng.
    Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
    Thôi thôi! thiếp đã phụ chàng từ đây!

    Nếu muốn chàng cứ leo cây.
    Bey bey?!


    Mang tiếng thu đông tây - F2

    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ?

    Em không nghe rừng thu
    Lá thu kêu xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Nó ca bài cải lương?

    Về - F2

    Bỏ trăng gió lại cho đời
    Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
    Bỏ người yêu bỏ bóng ma
    Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
    Bây giờ riêng đối diện tôi
    Còn hai con mắt khóc người một con

    Khi về ngựa chạy bon bon
    Hai tay nắm chắc hai hòn thạch anh


    Xác ướp trở lại - F2

    Chia xa rồi anh mới thấy em
    Như một thời thơ thiếu nhỏ
    Em về trắng đầy cong khung nhớ
    Mưa mấy mùa
    mây mấy độ thu
    Vườn thức một mùi hoa đi vắng
    Em vẫn đây mà em ở đâu

    Chiều Âu Lâu
    bóng chữ động chân cầu

    Tiêu [đời những dòng] chảy

    Hoa trắng thôi cài trên áo tím [kiểu Huế] - F2

    Lâu quá không về thăm xóm đạo
    Từ ngày binh lửa cháy quê hương
    Khói bom che lấp chân trời cũ
    Che cả người thương nóc giáo đường
    ......................................................

    Nghĩ lại thấy cũng bình thường
    Chiến tranh nào có ai lường được đâu
    Xá chi một mối tình đầu

    Thời gian xuôi ngược bên cầu cá tra
    Thôi, cho qua!


    Đùn đẩy trách nhiệm - F2

    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
    Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi
    - Không liên quan gì đến tôi!

    Tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng Nhăng Nhít - F2

    Cố nhân rời lầu Hoàng Hạc ở phía tây, đi xuống Dương châu trong mùa hoa khói tháng ba. Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào trong trời xanh; chỉ trông thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.

    Mùa này ở Dương châu có thể không đẹp lắm vì lũ lụt triền miên, ngoại trừ mấy cảnh chết chóc, đói nghèo có thể làm thơ được. Ở những nơi khác thì thú vị hơn? nhưng đấy là ý kiến của riêng tại hạ, còn muốn đi thì tùy hỉ mũi, không thể cản trở vì dân chủ [trì] là quan trọng? cũng là xu thế chung của thế giới ngày nay & mai sau dù có bao giờ

    Nếu vẫn giữ ý định như cũ, vậy xin mời! [mọc cánh]

    Tai hoạ quả là khó tránh.
    _______________

  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lâm Thị Mỹ Dạ: ''Thơ như cuộc đời tràn đầy vết thương''

    "Tai tiếng thì nhiều, nhưng hình như tôi là một người bất cần: Ai nói xấu cũng được, tốt cũng được, bởi chỉ mình biết mình thôi. Họ có thể vu khống nhiều chuyện, mình không cần thanh minh, trừ tội giết người", nhà thơ tâm sự.
    - Nếu được làm lại cuộc đời, chị có "lầm lạc" làm một thi sĩ?
    - Tôi vẫn yêu thơ ca, văn học, cái đẹp. Khi nào cùng cực quá, tôi phải cười. Những khi khổ nhất cả về thân xác lẫn tinh thần, tôi vẫn có cảm giác nhẹ nhõm: Cuộc đời là vậy, khi mình không sống cho mình thì thấy hạnh phúc.
    - Chị thà sống dại, hơn là khôn ngoan bịt mắt nhìn đời?
    - Ở đời biết ai dại, ai khôn? Dại khôn theo quan niệm của từng người. Khôn của người này có khi là cái dại của người khác. Tôi sống đúng với những gì tôi nghĩ.
    - Chị nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng Lâm Thị Mỹ Dạ chỉ dừng ở sự thảng thốt, hồn nhiên, vô tư lự trước cuộc đời, một chút xót xa, đau đớn cho thân phận?
    - Thơ như cây cỏ, hoa lá. Tất cả tự nhiên mọc, đừng uốn éo, tạo dáng. Thế hệ chúng tôi đến với thơ rất khó khăn. Người ta cho rằng tư duy phụ nữ không bằng nam giới. Nhưng tôi nghĩ, sự tinh tế ở phụ nữ thường mạnh hơn ở đàn ông. Song dấn thân biểu hiện sự quyết liệt thì phụ nữ viết văn mạnh hơn phụ nữ làm thơ.
    - Theo đánh giá của chị thì thế giới thơ như thế nào?
    - Rất đa dạng. Có những người nghiêm túc, có những người dễ dãi. Họ nghĩ, làm thơ rất dễ nên làm hỏng thơ. Cho nên, có người nói, thơ bây giờ không còn là thơ. Điều đó cũng có cái đúng. Có những người tự dối mình, bất lực giữ tên mình. Nhưng tôi nghĩ, không nên đùa với thơ. Thơ như một cái đền thờ, bước vào đó thì đừng nên xem thường cái mà mình tôn thờ.
    - Vậy theo chị thơ có là "khu vườn chữa bệnh"?
    - Thơ vừa là nơi gây cho mình nhiều vết thương, mà cũng vừa là nơi xoa dịu, nhưng cũng không hẳn là một khu vườn chữa bệnh. Vì nếu như vậy, ai cũng nhảy vào đó. Thơ như cuộc đời đầy tràn vết thương. Trên đường đi vào thể nào cũng bị cào rách nát. Nhưng khi đến được thì đó là đích cuối cùng.
    - Cái đích cuối của nhà thơ ở Việt Nam là gì?
    - Thơ Việt Nam thiên về trữ tình, trong khi thơ thế giới in đậm tinh thần xã hội. Nhiều nhà thơ lớn của thế giới có thái độ phản kháng quyết liệt. Nền thơ ca của ta nên có tầm cao hơn để xứng với một đất nước anh hùng mà cũng nhiều bi kịch cá nhân trong thời bình.
    - Đối với thơ trẻ hôm nay, chị có cái nhìn cởi mở hơn những người khác?
    - Không nên đặt lớp trẻ vào cái nhìn cổ điển. Lớp trẻ có quyền sống trong thời của họ, phản ánh tâm trạng của họ. Họ có tài năng, có học, nhiều trường phái. Ai định hình được, làm cho người ta nhớ, phải thật có tài. Tôi thích Phan Huyền Thư, cách viết kín đáo, đàn bà, sâu sắc mà chừng mực, tuy không biết còn đi xa bao lâu. Thích Vi Thùy Linh thẳng thắn như roi quất, quyết liệt, trần trụi, nhưng trong thơ có những cái nhìn độc đáo, khác thường, những từ ngữ "huý kỵ".
    ( Lao Động )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lâm Thị Mỹ Dạ: ''Thơ như cuộc đời tràn đầy vết thương''

    "Tai tiếng thì nhiều, nhưng hình như tôi là một người bất cần: Ai nói xấu cũng được, tốt cũng được, bởi chỉ mình biết mình thôi. Họ có thể vu khống nhiều chuyện, mình không cần thanh minh, trừ tội giết người", nhà thơ tâm sự.
    - Nếu được làm lại cuộc đời, chị có "lầm lạc" làm một thi sĩ?
    - Tôi vẫn yêu thơ ca, văn học, cái đẹp. Khi nào cùng cực quá, tôi phải cười. Những khi khổ nhất cả về thân xác lẫn tinh thần, tôi vẫn có cảm giác nhẹ nhõm: Cuộc đời là vậy, khi mình không sống cho mình thì thấy hạnh phúc.
    - Chị thà sống dại, hơn là khôn ngoan bịt mắt nhìn đời?
    - Ở đời biết ai dại, ai khôn? Dại khôn theo quan niệm của từng người. Khôn của người này có khi là cái dại của người khác. Tôi sống đúng với những gì tôi nghĩ.
    - Chị nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng Lâm Thị Mỹ Dạ chỉ dừng ở sự thảng thốt, hồn nhiên, vô tư lự trước cuộc đời, một chút xót xa, đau đớn cho thân phận?
    - Thơ như cây cỏ, hoa lá. Tất cả tự nhiên mọc, đừng uốn éo, tạo dáng. Thế hệ chúng tôi đến với thơ rất khó khăn. Người ta cho rằng tư duy phụ nữ không bằng nam giới. Nhưng tôi nghĩ, sự tinh tế ở phụ nữ thường mạnh hơn ở đàn ông. Song dấn thân biểu hiện sự quyết liệt thì phụ nữ viết văn mạnh hơn phụ nữ làm thơ.
    - Theo đánh giá của chị thì thế giới thơ như thế nào?
    - Rất đa dạng. Có những người nghiêm túc, có những người dễ dãi. Họ nghĩ, làm thơ rất dễ nên làm hỏng thơ. Cho nên, có người nói, thơ bây giờ không còn là thơ. Điều đó cũng có cái đúng. Có những người tự dối mình, bất lực giữ tên mình. Nhưng tôi nghĩ, không nên đùa với thơ. Thơ như một cái đền thờ, bước vào đó thì đừng nên xem thường cái mà mình tôn thờ.
    - Vậy theo chị thơ có là "khu vườn chữa bệnh"?
    - Thơ vừa là nơi gây cho mình nhiều vết thương, mà cũng vừa là nơi xoa dịu, nhưng cũng không hẳn là một khu vườn chữa bệnh. Vì nếu như vậy, ai cũng nhảy vào đó. Thơ như cuộc đời đầy tràn vết thương. Trên đường đi vào thể nào cũng bị cào rách nát. Nhưng khi đến được thì đó là đích cuối cùng.
    - Cái đích cuối của nhà thơ ở Việt Nam là gì?
    - Thơ Việt Nam thiên về trữ tình, trong khi thơ thế giới in đậm tinh thần xã hội. Nhiều nhà thơ lớn của thế giới có thái độ phản kháng quyết liệt. Nền thơ ca của ta nên có tầm cao hơn để xứng với một đất nước anh hùng mà cũng nhiều bi kịch cá nhân trong thời bình.
    - Đối với thơ trẻ hôm nay, chị có cái nhìn cởi mở hơn những người khác?
    - Không nên đặt lớp trẻ vào cái nhìn cổ điển. Lớp trẻ có quyền sống trong thời của họ, phản ánh tâm trạng của họ. Họ có tài năng, có học, nhiều trường phái. Ai định hình được, làm cho người ta nhớ, phải thật có tài. Tôi thích Phan Huyền Thư, cách viết kín đáo, đàn bà, sâu sắc mà chừng mực, tuy không biết còn đi xa bao lâu. Thích Vi Thùy Linh thẳng thắn như roi quất, quyết liệt, trần trụi, nhưng trong thơ có những cái nhìn độc đáo, khác thường, những từ ngữ "huý kỵ".
    ( Lao Động )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Huy Cận 87 tuổi vẫn làm thơ tình

    Khi nhắc đến thơ tình, người ta không nghĩ ngay đến ông. Những đôi tình nhân tìm cái cuồng nhiệt mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu, đồng cảm với nỗi trăn trở của Hàn Mặc Tử, nhưng ít ai biết cho đến giờ, chàng thi sĩ của "Tràng giang" ngày xưa ấy vẫn yêu và yêu hết mình.
    "Tại sao lại nghĩ thơ tình chỉ dành cho những người trẻ tuổi, cho đến giờ tôi vẫn làm thơ. Tập thơ tình gồm 65 bài của tôi đã xuất bản và đến bây giờ tôi vẫn tiếp tục viết ", nhà thơ Huy Cận tâm sự. Thời gian làm mái tóc ông đã bạc trắng nhưng dường như phải ngả đầu trước tâm hồn trẻ trung của nhà thơ.
    Nếu như trong Lửa thiêng, người ta nghĩ nhiều đến một Huy Cận cô đơn giữa sông dài trời rộng thì sau này, độc giả dễ gặp một chàng thi sĩ đa tình và với rung động xao xuyến đến ngẩn ngơ. Ông hoài niệm về những mối tình trước đây, ông viết về tình yêu hiện nay dành cho vợ, và cả một tình yêu mơ màng đâu nữa đang lẩn quất trong cuộc sống. Ta nhớ lại những mùa yêu quá khứ/ Hoa xưa tươi, môi xưa thắm bao nhiêu. Những mùa yêu quá khứ, những mối tình đẹp đã đi qua cuộc đời nhà thơ nay được cóp nhặt lại làm giàu có hơn tâm hồn ông. Nhưng không vịn vào kỷ niệm, màu hoa xưa tươi ngày nào chỉ thôi thúc ông sống hết mình với hiện tại.
    Trong cuốn Hồi ký song đôi tập II, nhà thơ đã kể về những mối tình rất đẹp nhưng không thành, có mối tình đã thành rồi lại dang dở vì kháng chiến. Sau mỗi câu chuyện, người đọc thấy cái tình trẻ trung của người viết và cả nỗi niềm hoài niệm thật diệu vợi, xa xôi. Nhưng cao hơn thế, đằng sau nỗi buồn luôn ẩn hiện ngẫm suy, trăn trở về thân phận con người. Và khi trở về với hiện tại, Huy Cận lại dành cho người vợ của mình tình cảm thật trìu mến và biết ơn. Có lẽ là một giáo viên nên bà hiểu, sự đa cảm là một món quà trời cho người thi sĩ, bà chỉ hết lòng với người chồng của mình và tạo cảm hứng cho ông viết.
    Người ta yêu thơ tình Huy Cận vì một người đã ngoài cái tuổi "thất thập cổ lai hy" mà vẫn có cái ngẩn ngơ của một chàng trai và diễn tả thật hay về điều đó. Giã từ, từ giã hoa ân ái/ Một nửa tàn phai một nửa tươi/ Môi cắn máu thâm cho khỏi khóc/ Yêu em anh lại ngẩn ngơ cười (Trách yêu) Ngay khi gửi bài thơ trách, ba hôm sau tác giả bài thơ nhận được thư trả lời: "Bài thơ hay quá nhưng đã đi nhầm địa chỉ, vậy xin trả lại bài thơ cho tác giả". Và khi đọc lại bài thơ này, trong ánh mắt ông lộ rõ ánh long lanh xúc động, ông vui lắm vì bức thư trả lời này: "Mình trách yêu nhưng người ta không nhận có nghĩa là người ta khẳng định là có quên mình đâu". Một "người ta" nào đó nhà thơ không nói rõ, nhưng quả thực nó làm cho cuộc sống thi vị hơn rất nhiều.
    Với ông, thơ tình không chỉ là đặc ân cho tuổi trẻ. Là một trong hiếm hoi những nhà thơ lãng mạn thời kỳ 30-45 còn đóng góp, ông chứng tỏ với lớp nhà thơ trẻ sức sáng tác dồi dào của thế hệ đi trước. Nhưng Huy Cận vẫn dõi theo sáng tác của những cây bút trẻ. Họ viết về tình yêu, trăn trở nghĩ suy về cuộc sống, cũng như các chàng trai của năm 30 trước đây. Ông trân trọng cách tân, tìm tòi trong thơ họ nhưng vẫn cảm thấy một chút gì đó sự cách biệt với thế hệ đi trước. Ông nói "Ngôn từ của các bạn nhiều cái tế nhị, nhiều cách tân. Nhưng có một điều tôi thấy, thơ của các bạn bây giờ nhắc đến cái éo le nhiều quá. Quả thực trong đời rất nhiều cái éo le nhưng làm sao để thấp thoáng sau cái dang dở của bản thân mình để có sự ngẫm suy về thân phận con người".
    Sau lưng ông là một gia tài đồ sộ những tác phẩm văn thơ, nhưng trước mắt, ông vẫn rong ruổi đi tìm trong cuộc sống những tình yêu bình dị mà thật mơ màng. Và một ngày gần đây, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng chân dung của nhà thơ qua toàn tập Huy Cận với 30 tập thơ và 10 tập văn xuôi. Cái bóng thơ của ông vẫn toả rợp và mỗi ngày một xanh tươi.
    Thu Hà
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Huy Cận 87 tuổi vẫn làm thơ tình

    Khi nhắc đến thơ tình, người ta không nghĩ ngay đến ông. Những đôi tình nhân tìm cái cuồng nhiệt mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu, đồng cảm với nỗi trăn trở của Hàn Mặc Tử, nhưng ít ai biết cho đến giờ, chàng thi sĩ của "Tràng giang" ngày xưa ấy vẫn yêu và yêu hết mình.
    "Tại sao lại nghĩ thơ tình chỉ dành cho những người trẻ tuổi, cho đến giờ tôi vẫn làm thơ. Tập thơ tình gồm 65 bài của tôi đã xuất bản và đến bây giờ tôi vẫn tiếp tục viết ", nhà thơ Huy Cận tâm sự. Thời gian làm mái tóc ông đã bạc trắng nhưng dường như phải ngả đầu trước tâm hồn trẻ trung của nhà thơ.
    Nếu như trong Lửa thiêng, người ta nghĩ nhiều đến một Huy Cận cô đơn giữa sông dài trời rộng thì sau này, độc giả dễ gặp một chàng thi sĩ đa tình và với rung động xao xuyến đến ngẩn ngơ. Ông hoài niệm về những mối tình trước đây, ông viết về tình yêu hiện nay dành cho vợ, và cả một tình yêu mơ màng đâu nữa đang lẩn quất trong cuộc sống. Ta nhớ lại những mùa yêu quá khứ/ Hoa xưa tươi, môi xưa thắm bao nhiêu. Những mùa yêu quá khứ, những mối tình đẹp đã đi qua cuộc đời nhà thơ nay được cóp nhặt lại làm giàu có hơn tâm hồn ông. Nhưng không vịn vào kỷ niệm, màu hoa xưa tươi ngày nào chỉ thôi thúc ông sống hết mình với hiện tại.
    Trong cuốn Hồi ký song đôi tập II, nhà thơ đã kể về những mối tình rất đẹp nhưng không thành, có mối tình đã thành rồi lại dang dở vì kháng chiến. Sau mỗi câu chuyện, người đọc thấy cái tình trẻ trung của người viết và cả nỗi niềm hoài niệm thật diệu vợi, xa xôi. Nhưng cao hơn thế, đằng sau nỗi buồn luôn ẩn hiện ngẫm suy, trăn trở về thân phận con người. Và khi trở về với hiện tại, Huy Cận lại dành cho người vợ của mình tình cảm thật trìu mến và biết ơn. Có lẽ là một giáo viên nên bà hiểu, sự đa cảm là một món quà trời cho người thi sĩ, bà chỉ hết lòng với người chồng của mình và tạo cảm hứng cho ông viết.
    Người ta yêu thơ tình Huy Cận vì một người đã ngoài cái tuổi "thất thập cổ lai hy" mà vẫn có cái ngẩn ngơ của một chàng trai và diễn tả thật hay về điều đó. Giã từ, từ giã hoa ân ái/ Một nửa tàn phai một nửa tươi/ Môi cắn máu thâm cho khỏi khóc/ Yêu em anh lại ngẩn ngơ cười (Trách yêu) Ngay khi gửi bài thơ trách, ba hôm sau tác giả bài thơ nhận được thư trả lời: "Bài thơ hay quá nhưng đã đi nhầm địa chỉ, vậy xin trả lại bài thơ cho tác giả". Và khi đọc lại bài thơ này, trong ánh mắt ông lộ rõ ánh long lanh xúc động, ông vui lắm vì bức thư trả lời này: "Mình trách yêu nhưng người ta không nhận có nghĩa là người ta khẳng định là có quên mình đâu". Một "người ta" nào đó nhà thơ không nói rõ, nhưng quả thực nó làm cho cuộc sống thi vị hơn rất nhiều.
    Với ông, thơ tình không chỉ là đặc ân cho tuổi trẻ. Là một trong hiếm hoi những nhà thơ lãng mạn thời kỳ 30-45 còn đóng góp, ông chứng tỏ với lớp nhà thơ trẻ sức sáng tác dồi dào của thế hệ đi trước. Nhưng Huy Cận vẫn dõi theo sáng tác của những cây bút trẻ. Họ viết về tình yêu, trăn trở nghĩ suy về cuộc sống, cũng như các chàng trai của năm 30 trước đây. Ông trân trọng cách tân, tìm tòi trong thơ họ nhưng vẫn cảm thấy một chút gì đó sự cách biệt với thế hệ đi trước. Ông nói "Ngôn từ của các bạn nhiều cái tế nhị, nhiều cách tân. Nhưng có một điều tôi thấy, thơ của các bạn bây giờ nhắc đến cái éo le nhiều quá. Quả thực trong đời rất nhiều cái éo le nhưng làm sao để thấp thoáng sau cái dang dở của bản thân mình để có sự ngẫm suy về thân phận con người".
    Sau lưng ông là một gia tài đồ sộ những tác phẩm văn thơ, nhưng trước mắt, ông vẫn rong ruổi đi tìm trong cuộc sống những tình yêu bình dị mà thật mơ màng. Và một ngày gần đây, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng chân dung của nhà thơ qua toàn tập Huy Cận với 30 tập thơ và 10 tập văn xuôi. Cái bóng thơ của ông vẫn toả rợp và mỗi ngày một xanh tươi.
    Thu Hà
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lê Đạt ủng hộ sự đánh cược với tương lai
    Nguyên Anh
    Nguyên Anh: Anh thấy để thơ phát triển cần những yếu tố gì?
    Lê Đạt: Khi ta nhìn lại thì thường chỉ nhớ đến những người làm thơ giỏi, tôi tin rằng thời Đường cũng có nhiều nhà thơ dở. Tôi thấy thế này, có nhiều người làm thơ giỏi thì đấy là cơ may của một thời đại. Người ta phải có tài mới làm được thơ hay chứ. Cổ nhân có câu rất hay thế này, có công mài sắt có ngày nên kim, mài sắt thì mới thành kim chứ mài gạch thì làm sao thành kim được.
    - Các cụ thường hay nói đến cái thiên thời địa lợi nhân hòa. Cái nhân hòa, ta nói nôm na là cơ chế, có thực sự ảnh hưởng được đến sự phát triển của thơ không?
    - Cơ chế có giá trị thật sự! Một cơ chế thông thoáng nó khuyến khích rất nhiều người làm thơ, khuyến khích rất nhiều người tìm tòi về thơ. Nhưng không có nghĩa là cứ thông thoáng là có thơ hay. Tất nhiên dù chưa có thơ hay thì chúng ta cũng không quên việc tạo điều kiện cho việc ra đời những bài thơ hay.
    - Có người nói sau khi có ngày nhà giáo, ngày nhà báo thì mới ra đời ngày nhà thơ. Phải chăng ngoài sự bất tử các nhà thơ cũng cần cam và hoa tươi?
    - Theo tôi không nên coi ngày rằm tháng giêng là ngày các nhà thơ! mà xem đấy là ngày của thơ, ngày dành cho thơ. Không phải ngày hội của các nhà thơ mà là ngày hội của thơ.
    - Thơ ca ?olên ngôi? thì... lợi bất cập hại như thế nào?
    - Đầu tư nhiều vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là nhiều người thích làm thơ. Nhưng có hại là nó khuyến khích tính chây lười của người làm thơ. Ngày xưa nhà thơ không có lương. Phải cố, để có bạn đọc, để thành nhà thơ. Chu cấp cho nhà thơ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Phải để môi trường sinh trưởng của thơ là hoàn toàn bình thường. Quan trọng hóa quá cũng không được.
    - Thơ có vai trò như thế nào đối với cuộc đời?
    - Thơ có ích lợi gì? Anh làm thơ ra đọc véo von, không hiểu có tác dụng gì không? Thơ, chính là một trong những lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc. Một cái cảnh nên thơ, không phải tự nó nên thơ, mà nó là do cái văn hóa mà các nhà thơ đã hình thành ra. Người nghệ sĩ làm cho cuộc đời đẹp hơn, sâu hơn. Người làm thơ, quan trọng nhất là tạo ra những cái nên thơ, những giá trị phi vật thể.
    - Những giá trị này càng phong phú càng tốt?
    - (Cười) Tôi đã từng nói, nếu một nước có trăm ông Lý Bạch thì chỉ có một ông thật còn lại là chín mươi chín Lý Bạch dởm. Phải làm sao để có một trăm ông nhà thơ khác nhau, không phấn đấu để chỉ có một ông thật.
    - Làm sao phân biệt được cảnh này nên thơ còn cảnh kia không nên thơ nữa? Có người bảo cái này nên thơ nhưng người khác lại bảo chả thơ tí tẹo nào, làm sao? Chân ngụy không phải dễ nhận diện được như người ta nghĩ.
    - Có người làm thơ đánh cược với hiện tại, có người làm thơ đánh cược với tương lai. Anh đánh cược với tương lai cũng rất tốt, nhưng anh đánh cược với thời gian thì anh chỉ có thiểu số độc giả, và chỉ nhờ cơ may và sự ủng hộ của thời gian thì thiểu số độc giả của anh mới thành đa số mà thôi. Nhưng tôi ủng hộ sự đánh cược với tương lai, bởi nó đòi hỏi anh hy sinh nhiều hơn, được ăn cả ngã về không. Nhưng nó hứa hẹn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều mới mẻ mà chúng ta không thể biết trước được. Nó sẽ mở mang nền thơ.
    - Có người tin rằng thơ phát triển rất thanh bình, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, nhưng cũng có lý luận cho rằng sự phát triển nói chung xuất phát từ sự mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Anh nghĩ thế nào?
    - Mỗi một thế hệ làm thơ đều phải tìm được tiếng nói riêng của mình. Thế hệ trẻ ra mà nói y hệt thế hệ trước thì trẻ để làm gì? Thực ra sự mâu thuẫn là tất yếu, có điều nó gay gắt hay không. Hồi thơ Mới xuất hiện, có ông nghè đòi chém Lưu Trọng Lư. Nói chung là phải hết sức bình tĩnh. Bao giờ mình cũng phải tin vào thời gian. Lớp cách tân không nên trách người ta hẹp hòi với mình quá. Những người cũ cũng không nên kêu ca chúng nó quậy phá quá phải chấm dứt ngay!
    - Những người bị coi là cũ thì thật ra cũng từng một thời vượt qua các bậc đàn anh của mình?
    - Ai cũng từng một thời là cái mới. Còn nếu cả đời chỉ là cũ thì thật khốn khổ. Nhưng theo tôi, những cái tồn tại đều là cái giá trị, đã vượt qua thời gian thì đều vẫn là cái còn đang mới. Chỉ có điều, ngoài những cái mới ấy, đời sống luôn đòi hỏi phải thêm nhiều cái mới hơn nữa! Phải ủng hộ. Thực ra một nền thơ hay nó như nhạc giao hưởng, nó nhiều bè khác nhau.
    - Người ta đang băn khoăn về sự tồn vong của thơ trước báo chí, thể thao, phim ảnh ... trước đây, đọc thơ như là một phép dưỡng tâm không thể thiếu được. Nhưng vẻ như bây giờ xem bóng đá Anh cuối tuần mới bức xúc đến mức thế. Thơ đang bị thử thách. Người ta đã nói đến cái chết của tiểu thuyết...
    - Tôi nghĩ những thách thức thời nào cũng có, nó chỉ thay đổi hình thức. Tôi không tin sự phát triển của văn hóa Pop bây giờ có thể tiêu diệt được thơ. Đời sống của Pop so với tuổi của thơ của tiểu thuyết là rất ngắn, đó không phải là sự ngẫu nhiên.
    - Nước Đức, một trong những cái nôi của thơ nơi từng sản sinh ra nhiều nhà thơ lớn của thế giới nhưng cuối cùng thì chủ nghĩa phát xít cũng vẫn cứ xuất hiện. Sức mạnh của thơ cũng có cái ngưỡng của nó mà thôi.
    - Chúng ta hãy quan tâm đến kết cục. Kết cục cũng đáng quan tâm lắm chứ. Kết cục là chế độ phát xít bị tiêu diệt mà thơ thì vẫn còn.
    ( Cuộc trò chuyện được thực hiện nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ hai (do Hội Nhà văn tổ chức), rằm tháng Giêng, 2004. )

  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lê Đạt ủng hộ sự đánh cược với tương lai
    Nguyên Anh
    Nguyên Anh: Anh thấy để thơ phát triển cần những yếu tố gì?
    Lê Đạt: Khi ta nhìn lại thì thường chỉ nhớ đến những người làm thơ giỏi, tôi tin rằng thời Đường cũng có nhiều nhà thơ dở. Tôi thấy thế này, có nhiều người làm thơ giỏi thì đấy là cơ may của một thời đại. Người ta phải có tài mới làm được thơ hay chứ. Cổ nhân có câu rất hay thế này, có công mài sắt có ngày nên kim, mài sắt thì mới thành kim chứ mài gạch thì làm sao thành kim được.
    - Các cụ thường hay nói đến cái thiên thời địa lợi nhân hòa. Cái nhân hòa, ta nói nôm na là cơ chế, có thực sự ảnh hưởng được đến sự phát triển của thơ không?
    - Cơ chế có giá trị thật sự! Một cơ chế thông thoáng nó khuyến khích rất nhiều người làm thơ, khuyến khích rất nhiều người tìm tòi về thơ. Nhưng không có nghĩa là cứ thông thoáng là có thơ hay. Tất nhiên dù chưa có thơ hay thì chúng ta cũng không quên việc tạo điều kiện cho việc ra đời những bài thơ hay.
    - Có người nói sau khi có ngày nhà giáo, ngày nhà báo thì mới ra đời ngày nhà thơ. Phải chăng ngoài sự bất tử các nhà thơ cũng cần cam và hoa tươi?
    - Theo tôi không nên coi ngày rằm tháng giêng là ngày các nhà thơ! mà xem đấy là ngày của thơ, ngày dành cho thơ. Không phải ngày hội của các nhà thơ mà là ngày hội của thơ.
    - Thơ ca ?olên ngôi? thì... lợi bất cập hại như thế nào?
    - Đầu tư nhiều vừa có lợi vừa có hại. Có lợi là nhiều người thích làm thơ. Nhưng có hại là nó khuyến khích tính chây lười của người làm thơ. Ngày xưa nhà thơ không có lương. Phải cố, để có bạn đọc, để thành nhà thơ. Chu cấp cho nhà thơ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Phải để môi trường sinh trưởng của thơ là hoàn toàn bình thường. Quan trọng hóa quá cũng không được.
    - Thơ có vai trò như thế nào đối với cuộc đời?
    - Thơ có ích lợi gì? Anh làm thơ ra đọc véo von, không hiểu có tác dụng gì không? Thơ, chính là một trong những lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc. Một cái cảnh nên thơ, không phải tự nó nên thơ, mà nó là do cái văn hóa mà các nhà thơ đã hình thành ra. Người nghệ sĩ làm cho cuộc đời đẹp hơn, sâu hơn. Người làm thơ, quan trọng nhất là tạo ra những cái nên thơ, những giá trị phi vật thể.
    - Những giá trị này càng phong phú càng tốt?
    - (Cười) Tôi đã từng nói, nếu một nước có trăm ông Lý Bạch thì chỉ có một ông thật còn lại là chín mươi chín Lý Bạch dởm. Phải làm sao để có một trăm ông nhà thơ khác nhau, không phấn đấu để chỉ có một ông thật.
    - Làm sao phân biệt được cảnh này nên thơ còn cảnh kia không nên thơ nữa? Có người bảo cái này nên thơ nhưng người khác lại bảo chả thơ tí tẹo nào, làm sao? Chân ngụy không phải dễ nhận diện được như người ta nghĩ.
    - Có người làm thơ đánh cược với hiện tại, có người làm thơ đánh cược với tương lai. Anh đánh cược với tương lai cũng rất tốt, nhưng anh đánh cược với thời gian thì anh chỉ có thiểu số độc giả, và chỉ nhờ cơ may và sự ủng hộ của thời gian thì thiểu số độc giả của anh mới thành đa số mà thôi. Nhưng tôi ủng hộ sự đánh cược với tương lai, bởi nó đòi hỏi anh hy sinh nhiều hơn, được ăn cả ngã về không. Nhưng nó hứa hẹn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều mới mẻ mà chúng ta không thể biết trước được. Nó sẽ mở mang nền thơ.
    - Có người tin rằng thơ phát triển rất thanh bình, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, nhưng cũng có lý luận cho rằng sự phát triển nói chung xuất phát từ sự mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Anh nghĩ thế nào?
    - Mỗi một thế hệ làm thơ đều phải tìm được tiếng nói riêng của mình. Thế hệ trẻ ra mà nói y hệt thế hệ trước thì trẻ để làm gì? Thực ra sự mâu thuẫn là tất yếu, có điều nó gay gắt hay không. Hồi thơ Mới xuất hiện, có ông nghè đòi chém Lưu Trọng Lư. Nói chung là phải hết sức bình tĩnh. Bao giờ mình cũng phải tin vào thời gian. Lớp cách tân không nên trách người ta hẹp hòi với mình quá. Những người cũ cũng không nên kêu ca chúng nó quậy phá quá phải chấm dứt ngay!
    - Những người bị coi là cũ thì thật ra cũng từng một thời vượt qua các bậc đàn anh của mình?
    - Ai cũng từng một thời là cái mới. Còn nếu cả đời chỉ là cũ thì thật khốn khổ. Nhưng theo tôi, những cái tồn tại đều là cái giá trị, đã vượt qua thời gian thì đều vẫn là cái còn đang mới. Chỉ có điều, ngoài những cái mới ấy, đời sống luôn đòi hỏi phải thêm nhiều cái mới hơn nữa! Phải ủng hộ. Thực ra một nền thơ hay nó như nhạc giao hưởng, nó nhiều bè khác nhau.
    - Người ta đang băn khoăn về sự tồn vong của thơ trước báo chí, thể thao, phim ảnh ... trước đây, đọc thơ như là một phép dưỡng tâm không thể thiếu được. Nhưng vẻ như bây giờ xem bóng đá Anh cuối tuần mới bức xúc đến mức thế. Thơ đang bị thử thách. Người ta đã nói đến cái chết của tiểu thuyết...
    - Tôi nghĩ những thách thức thời nào cũng có, nó chỉ thay đổi hình thức. Tôi không tin sự phát triển của văn hóa Pop bây giờ có thể tiêu diệt được thơ. Đời sống của Pop so với tuổi của thơ của tiểu thuyết là rất ngắn, đó không phải là sự ngẫu nhiên.
    - Nước Đức, một trong những cái nôi của thơ nơi từng sản sinh ra nhiều nhà thơ lớn của thế giới nhưng cuối cùng thì chủ nghĩa phát xít cũng vẫn cứ xuất hiện. Sức mạnh của thơ cũng có cái ngưỡng của nó mà thôi.
    - Chúng ta hãy quan tâm đến kết cục. Kết cục cũng đáng quan tâm lắm chứ. Kết cục là chế độ phát xít bị tiêu diệt mà thơ thì vẫn còn.
    ( Cuộc trò chuyện được thực hiện nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ hai (do Hội Nhà văn tổ chức), rằm tháng Giêng, 2004. )

  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Liêu Phúc Minh
    Liêu Phúc Minh quê gốc tại Triều Châu, Trung Quốc. Cô sinh năm 1980 ở Sài Gòn; tốt nghiệp Đại học Kinh tế; hiện là biên dịch viên tiếng Hoa và tiếng Anh. Minh đến với thơ như "một vũ điệu của riêng mình", "tìm cách bay bổng thoát ra khỏi những trạng thái suy kiệt vì công việc với nhịp sống căng thẳng đô thị?". Cô không giấu sức mạnh của mình trong vỏ bọc ngôn ngữ, mà phơi bày ý tưởng một cách tự do, phóng khoáng. Đó cũng là nét độc đáo của cô trong trào lưu chung của thơ nữ trẻ Sài Gòn hiện nay.

    Ngoài làm thơ, Liêu Phúc Minh còn tham gia dịch thuật. Cô đang thực hiện việc dịch tác phẩm Cục cưng Thượng Hải của Vệ Tuệ, nhà văn nữ trẻ thuộc ?olàn sóng mới? đang gây dư luận ở Trung Quốc.

    Dưới đây eVăn giới thiệu chùm thơ Liêu Phúc Minh với sự cộng tác tuyển chọn của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh.

    Vũ điệu riêng tôi (chùm thơ)
    Em...
    Có lẽ em,
    không là người duy nhất bị mưa làm ướt sũng
    cơn mưa âm âm không giải nổi nhiệt mùa hè
    cũng không là kẻ độc nhất đến ngã tư bất chợt khựng lại
    ngẫm hướng đi.
    Em vẫn để những bông hoa héo trong bình
    tờ báo cũ bị mèo cào rách nát, không thấy mặt chữ dưới gầm bàn
    chiếc váy xanh cả tuần chẳng ủi hóa màu xám nhàu nhò
    Và em,
    chưa bao giờ tròn trịa
    khi trái đất chỉ mang hình ê-líp;
    chưa bao giờ chỉn chu
    khi loay hoay bứt phá vỏ bọc;
    chưa bao giờ hoàn mỹ
    khi ai cũng tìm cách thỏa mãn chính mình.
    Em
    chỉ là em!

    Những chiếc áo
    Có đôi khi
    tôi muốn trút bỏ những bộ quần áo không hợp với mình
    tay nọ xọ chân kia, vướng víu, ngoằn ngoèo, luộm thuộm
    như trút bỏ những đeo đẳng triền miên bám riết không tài nào lẩn tránh
    Ám ảnh đời người.

    Nhưng người ta vẫn thường mặc đấy thôi
    quàng xiên quơ vội chiếc áo trùm lên đầu
    Bất kể nhỏ - to, lớn - bé, dày - mỏng
    hợp - không hợp, thời trang - không thời trang
    kín - không kín, hở - không hở
    rộng thùng thình hay bó sát
    hoa hòe hoa sói, lố lăng nhăng nhít
    Phủ lên những giáo điều, những quy tắc
    quờ quạng tìm người phối ngẫu.

    Những chiếc áo khoát trên người sáng - trưa - chiều - tối
    như:
    một thói quen được mặc định
    một quy luật cần chấp nhận
    một định mệnh đã an bài.

    Có những chiếc áo chưa bao giờ thuộc về tôi
    miễn cưỡng trùm lên người
    Những chiếc áo đôi khi làm tôi sang trọng hơn và đôi khi khiến tôi nhếch nhác
    Những chiếc áo có thể biến tôi thành một mệnh phụ phu nhân và đày tôi thành con ở
    Những chiếc áo khiến người ta nhìn tôi bằng ánh hào quang của chiếc cà sa Đường Tam Tạng vượt ngàn dặm đi thỉnh kinh
    phút chốc biến tôi thành Thánh nhân, hóa thân đức Phật từ bi bác ái
    Những chiếc áo có thể phù phép tôi thành quỷ dữ
    đưa tôi xuống địa ngục
    Những chiếc áo xui người khác ngước nhìn tôi đầy ngưỡng mộ, thán phục
    và nguýt dài bằng cái nhìn khinh bỉ một tên ăn mày khất thực

    Điều ước của tôi thật đơn giản:
    Có được chiếc áo của riêng mình?!
    Đôi mắt
    Chiều nay
    trong tiếng đàn piano ướt đẫm nước mưa
    tôi chợt nghĩ về những bà hoàng của trăm năm nghìn năm truớc
    những Từ Hy Thái Hậu, Võ Tắc Thiên
    với ảo vọng quyền lực thiêu đốt nung người
    mạnh mẽ bạo liệt hơn cả giới mày râu

    Tiếng chuông gió leng keng
    đưa tôi về hiện thực
    một căn phòng, một con người, một máy tính
    nhạc rock và cà phê giảm stress

    Đôi khi muốn mình là một tiểu thiên sứ vô vị
    thánh nhân mục ruỗng đóng băng hàn cảm xúc
    nước mắt không gọi là nước mắt
    nỗi nhớ không gọi là nhớ
    đêm đêm đứng hát bên cửa sổ
    gương mặt hoa tươi khô héo dần.

    Con quạ đen trong tôi bất chợt mỉm cười
    tôi lại bắt đầu trở về uốn lượn như rắn
    Có đôi mắt nhìn tôi đăm đắm
    phút chốc ăn tươi nuốt sống, phút dịu dàng nâng đỡ, phút nhìn tôi trách móc
    như thế tôi được là tôi
    đôi mắt như một bức tranh thủy mặc với hai màu đen trắng
    ẩn hiện đâu đó chung quanh.


    Vũ điệu riêng tôi


    Tôi khiêu vũ trên tấm thảm đời mình
    bằng điệu Rumba phăng te phá cách
    Những cô gái múa vũ điệu Nghê Thường
    ngước nhìn tôi
    Những người nhảy Valse
    ngước nhìn tôi

    Mùa thu vội vã dẫm đạp lên mùa hè
    mùa xuân bước qua mùa đông bằng những chuyến tàu siêu tốc
    tôi vẫn nhảy phăng te
    qua những định kiến
    những buồn vui
    trôi nổi cuộc đời

    Không bắt đầu
    Không kết thúc

    Phố Tàu
    ( tặng những người bạn Hoa của tôi )
    Quán trà đầu ngõ,
    dăm ba cụ già ngồi đánh cờ tướng
    mạn đàm Tam Quốc, Đông Chu
    Trường Giang có bao lớp sóng xô
    mấy lớp anh hùng
    Khổng Phu Tử đa đoan thần số
    bà xẩm bưng hủ tiếu mời chào thực khách
    í ới gọi thằng cháu đang hí hửng kể chuyện Tây Du.

    Cao lâu mở rộng cửa quang lâm
    cô gái đỏ tươi trong chiếc áo sườn xám
    món Dim Sum thơm lừng
    văng vang khúc ca về mối tình Lương ?" Chúc
    Tây ba-lô tìm đến China Town
    thăm chùa Thiên Hậu
    cô bán hàng cười tươi như hoa
    gặp ai cũng gọi ông chủ.

    Đêm,
    những ngọn đèn ***g khêu gợi
    mùa đông cũng thế
    mùa hè cũng thế
    không lạnh lẽo chuyện phòng the mà ấm nồng hơi thở
    cuộc sống sinh sôi.
    Đêm cuối cùng của đông
    Đêm cuối cùng của mùa đông
    tuyết vẫn rơi màu đen nhạt
    Gió trốn biệt vào một góc mài dao
    cứa hơi lạnh lên những ngọn cây trơ trọi cành
    Những cây trúc nhạt dần màu sắc
    nép mình co ro
    Chiếc lá cuối cùng rồi cũng rơi
    tản bay vào những ngõ nhà xưa

    Mặc cho Đông tím và thu vàng
    những đứa trẻ bị bỏ rơi vẫn kiên cường nở nụ cười
    ngẩng đầu nhìn trời đêm
    có triệu triệu vì sao đang rơi xuống
    những đường chỉ tay
    không còn là kịch bản ngày mai phải diễn xuất
    © eVăn 2004

Chia sẻ trang này