1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Thơ Liêu Phúc Minh
    Liêu Phúc Minh quê gốc tại Triều Châu, Trung Quốc. Cô sinh năm 1980 ở Sài Gòn; tốt nghiệp Đại học Kinh tế; hiện là biên dịch viên tiếng Hoa và tiếng Anh. Minh đến với thơ như "một vũ điệu của riêng mình", "tìm cách bay bổng thoát ra khỏi những trạng thái suy kiệt vì công việc với nhịp sống căng thẳng đô thị?". Cô không giấu sức mạnh của mình trong vỏ bọc ngôn ngữ, mà phơi bày ý tưởng một cách tự do, phóng khoáng. Đó cũng là nét độc đáo của cô trong trào lưu chung của thơ nữ trẻ Sài Gòn hiện nay.

    Ngoài làm thơ, Liêu Phúc Minh còn tham gia dịch thuật. Cô đang thực hiện việc dịch tác phẩm Cục cưng Thượng Hải của Vệ Tuệ, nhà văn nữ trẻ thuộc ?olàn sóng mới? đang gây dư luận ở Trung Quốc.

    Dưới đây eVăn giới thiệu chùm thơ Liêu Phúc Minh với sự cộng tác tuyển chọn của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh.

    Vũ điệu riêng tôi (chùm thơ)
    Em...
    Có lẽ em,
    không là người duy nhất bị mưa làm ướt sũng
    cơn mưa âm âm không giải nổi nhiệt mùa hè
    cũng không là kẻ độc nhất đến ngã tư bất chợt khựng lại
    ngẫm hướng đi.
    Em vẫn để những bông hoa héo trong bình
    tờ báo cũ bị mèo cào rách nát, không thấy mặt chữ dưới gầm bàn
    chiếc váy xanh cả tuần chẳng ủi hóa màu xám nhàu nhò
    Và em,
    chưa bao giờ tròn trịa
    khi trái đất chỉ mang hình ê-líp;
    chưa bao giờ chỉn chu
    khi loay hoay bứt phá vỏ bọc;
    chưa bao giờ hoàn mỹ
    khi ai cũng tìm cách thỏa mãn chính mình.
    Em
    chỉ là em!

    Những chiếc áo
    Có đôi khi
    tôi muốn trút bỏ những bộ quần áo không hợp với mình
    tay nọ xọ chân kia, vướng víu, ngoằn ngoèo, luộm thuộm
    như trút bỏ những đeo đẳng triền miên bám riết không tài nào lẩn tránh
    Ám ảnh đời người.

    Nhưng người ta vẫn thường mặc đấy thôi
    quàng xiên quơ vội chiếc áo trùm lên đầu
    Bất kể nhỏ - to, lớn - bé, dày - mỏng
    hợp - không hợp, thời trang - không thời trang
    kín - không kín, hở - không hở
    rộng thùng thình hay bó sát
    hoa hòe hoa sói, lố lăng nhăng nhít
    Phủ lên những giáo điều, những quy tắc
    quờ quạng tìm người phối ngẫu.

    Những chiếc áo khoát trên người sáng - trưa - chiều - tối
    như:
    một thói quen được mặc định
    một quy luật cần chấp nhận
    một định mệnh đã an bài.

    Có những chiếc áo chưa bao giờ thuộc về tôi
    miễn cưỡng trùm lên người
    Những chiếc áo đôi khi làm tôi sang trọng hơn và đôi khi khiến tôi nhếch nhác
    Những chiếc áo có thể biến tôi thành một mệnh phụ phu nhân và đày tôi thành con ở
    Những chiếc áo khiến người ta nhìn tôi bằng ánh hào quang của chiếc cà sa Đường Tam Tạng vượt ngàn dặm đi thỉnh kinh
    phút chốc biến tôi thành Thánh nhân, hóa thân đức Phật từ bi bác ái
    Những chiếc áo có thể phù phép tôi thành quỷ dữ
    đưa tôi xuống địa ngục
    Những chiếc áo xui người khác ngước nhìn tôi đầy ngưỡng mộ, thán phục
    và nguýt dài bằng cái nhìn khinh bỉ một tên ăn mày khất thực

    Điều ước của tôi thật đơn giản:
    Có được chiếc áo của riêng mình?!
    Đôi mắt
    Chiều nay
    trong tiếng đàn piano ướt đẫm nước mưa
    tôi chợt nghĩ về những bà hoàng của trăm năm nghìn năm truớc
    những Từ Hy Thái Hậu, Võ Tắc Thiên
    với ảo vọng quyền lực thiêu đốt nung người
    mạnh mẽ bạo liệt hơn cả giới mày râu

    Tiếng chuông gió leng keng
    đưa tôi về hiện thực
    một căn phòng, một con người, một máy tính
    nhạc rock và cà phê giảm stress

    Đôi khi muốn mình là một tiểu thiên sứ vô vị
    thánh nhân mục ruỗng đóng băng hàn cảm xúc
    nước mắt không gọi là nước mắt
    nỗi nhớ không gọi là nhớ
    đêm đêm đứng hát bên cửa sổ
    gương mặt hoa tươi khô héo dần.

    Con quạ đen trong tôi bất chợt mỉm cười
    tôi lại bắt đầu trở về uốn lượn như rắn
    Có đôi mắt nhìn tôi đăm đắm
    phút chốc ăn tươi nuốt sống, phút dịu dàng nâng đỡ, phút nhìn tôi trách móc
    như thế tôi được là tôi
    đôi mắt như một bức tranh thủy mặc với hai màu đen trắng
    ẩn hiện đâu đó chung quanh.


    Vũ điệu riêng tôi


    Tôi khiêu vũ trên tấm thảm đời mình
    bằng điệu Rumba phăng te phá cách
    Những cô gái múa vũ điệu Nghê Thường
    ngước nhìn tôi
    Những người nhảy Valse
    ngước nhìn tôi

    Mùa thu vội vã dẫm đạp lên mùa hè
    mùa xuân bước qua mùa đông bằng những chuyến tàu siêu tốc
    tôi vẫn nhảy phăng te
    qua những định kiến
    những buồn vui
    trôi nổi cuộc đời

    Không bắt đầu
    Không kết thúc

    Phố Tàu
    ( tặng những người bạn Hoa của tôi )
    Quán trà đầu ngõ,
    dăm ba cụ già ngồi đánh cờ tướng
    mạn đàm Tam Quốc, Đông Chu
    Trường Giang có bao lớp sóng xô
    mấy lớp anh hùng
    Khổng Phu Tử đa đoan thần số
    bà xẩm bưng hủ tiếu mời chào thực khách
    í ới gọi thằng cháu đang hí hửng kể chuyện Tây Du.

    Cao lâu mở rộng cửa quang lâm
    cô gái đỏ tươi trong chiếc áo sườn xám
    món Dim Sum thơm lừng
    văng vang khúc ca về mối tình Lương ?" Chúc
    Tây ba-lô tìm đến China Town
    thăm chùa Thiên Hậu
    cô bán hàng cười tươi như hoa
    gặp ai cũng gọi ông chủ.

    Đêm,
    những ngọn đèn ***g khêu gợi
    mùa đông cũng thế
    mùa hè cũng thế
    không lạnh lẽo chuyện phòng the mà ấm nồng hơi thở
    cuộc sống sinh sôi.
    Đêm cuối cùng của đông
    Đêm cuối cùng của mùa đông
    tuyết vẫn rơi màu đen nhạt
    Gió trốn biệt vào một góc mài dao
    cứa hơi lạnh lên những ngọn cây trơ trọi cành
    Những cây trúc nhạt dần màu sắc
    nép mình co ro
    Chiếc lá cuối cùng rồi cũng rơi
    tản bay vào những ngõ nhà xưa

    Mặc cho Đông tím và thu vàng
    những đứa trẻ bị bỏ rơi vẫn kiên cường nở nụ cười
    ngẩng đầu nhìn trời đêm
    có triệu triệu vì sao đang rơi xuống
    những đường chỉ tay
    không còn là kịch bản ngày mai phải diễn xuất
    © eVăn 2004
  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Văn học có cần quảng cáo?

    Cách đây gần 3 năm, nhà thơ Anh Ngọc đã có một mẩu quảng cáo trên một tờ báo về tập thơ vừa in của mình. Sự kiện này ít nhiều làm xôn xao trong làng văn nghệ vì tác phẩm quảng cáo là ''''mặt hàng đặc biệt''''. Nhà thơ Anh Ngọc quảng cáo: ''''Tác giả không thể nói thơ mình hay dở ra sao, nhưng chỉ chắc chắn một điều là đã trung thực đến tận cùng và dốc cạn cả hồn mình khi đặt bút. Còn cao hơn cả tình yêu và tình bạn, còn mạnh hơn cả niềm tuyệt vọng chính là sự cảm thông của con người với con người. Vì vậy, tác giả vô cùng biết ơn những ai đã và sẽ bớt chút thời gian (và có thể cả tiền bạc) để đến với thơ mình, và càng biết ơn hơn nữa nếu nhận được những hồi âm chân tình...''''.

    Từ mẩu quảng cáo của nhà thơ Anh Ngọc.
    Đó là một ngày tháng 11 năm 2001, nhà thơ Anh Ngọc đã đến một toà soạn báo tại Hà Nội đề nghị dành cho mình ít ''''đất'''' để đăng quảng cáo, trả tiền theo đúng giá quy định của tòa soạn. Cả tòa soạn này đã ngỡ ngàng khi biết nhà thơ định quảng cáo... tập thơ vừa in của mình. Đó là tập thơ ''''Mạnh hơn tuyệt vọng''''. Bạn bè ngỡ ngàng, độc giả ngạc nhiên. Nhưng Anh Ngọc chỉ cười và ''''bình tĩnh'''' giải thích: Trong thời buổi kinh tế thị trường, thơ văn cũng là thứ ''''hàng hóa đặc biệt'''', quảng cáo để độc giả biết tới cũng là một kênh chuyển tải ''''đứa con tinh thần'''' của mình. Tuy nhiên, không giống như các mặt hàng khác, Anh Ngọc cho rằng, quảng cáo tác phẩm văn học cần nhất là tính khách quan...
    Tôi đã tìm đến gia thất của Anh Ngọc ở khu tập thể nhà binh nằm trên ''''phố máy tính'''' Lý Nam Đế, thấy Anh Ngọc ngồi bập bùng đàn ghi-ta say sưa hát những tình khúc Trịnh Công Sơn. Anh bảo: "Cả tập thơ ''''Mạnh hơn tuyệt vọng'''' anh dành gửi tặng hương hồn người nhạc sĩ tài hoa mà mình vô cùng yêu dấu. Anh Ngọc yêu Trịnh nên muốn tập thơ của mình viết tặng Trịnh phải được nhiều người biết đến?"
    Thực ra, ý định quảng cáo anh đã nung nấu từ lâu. ''''Mạnh hơn tuyệt vọng'''' là hàng hóa anh miệt mài sáng tác, rèn giũa nên cần được sẻ chia cùng công chúng. Là một người ''''sống'''' trong ''''ngôi nhà thơ'''', Anh Ngọc hiểu rõ một sự ''''trớ trêu'''': Các nhà thơ, nhà văn mỗi khi in sách mới, thơ mới đều phải bỏ ra một số lượng lớn tặng bạn văn. Nhưng người được tặng lại ít đọc, sách hay bị trôi vào quên lãng, phủ bụi thời gian. Còn người thực sự yêu thơ lại không có hoặc không biết địa chỉ để mua, để thưởng thức thơ. Thế là Anh Ngọc đi quảng cáo cho thơ mình và trả tiền đoàng hoàng! Đơn giản, anh nghĩ mình cũng như bao khách hàng cần quảng cáo khác.
    Khi nhà thơ Anh Ngọc ''''tung'''' mẩu quảng cáo ''''mời đọc sách'''' lên báo, có rất nhiều người hỏi: Sao không làm theo kiểu ''''truyền thống'''' là nhờ bạn bè hoặc giới phê bình viết giới thiệu về tập thơ? Nhà thơ Anh Ngọc đã trả lời rất sòng phẳng: ''''Tôi thấy đó cũng là một kiểu quảng cáo mà thôi, thậm chí nó còn bị cho là trá hình. Tôi không cho phép mình làm điều đó. Đơn giản, quan niệm của tôi là thơ cũng cần quảng cáo một cách sòng phẳng. Tôi cũng rất khách quan, trong mẩu quảng cáo thơ mình, tôi không hề nói tác phẩm hay dở như thế nào. Nhưng có điều, tôi quảng cáo rằng, tôi đã viết hết mình. Còn chất lượng như thế nào là phụ thuộc vào sự đánh giá của độc giả...''''
    Trước Anh Ngọc, không phải chưa có ai giới thiệu tác phẩm của mình theo kiểu đặc biệt này. Tiền lệ, đã có nhiều báo chí đăng tải giới thiệu sách mới. Nhà văn có quyền giới thiệu tác phẩm của mình với những hình thức thích hợp. Độc giả là người mua hàng, họ có quyền lựa chọn những kênh tuyên truyền phù hợp và độ tin cậy cao để tìm đến những tác phẩm đích thực. Ngày nay, trong hoạt động văn chương xuất hiện không ít những buổi hội thảo, giới thiệu thơ văn, những cuộc thi, trao giải đầy hoành tráng mà ai dám chắc không nhuốm màu thị trường? Rồi những tập thơ mới, văn mới được tung hô đầy rẫy trên mặt báo.
    Ngay sau khi Anh Ngọc đăng mẩu quảng cáo thơ trên báo, không ít ý kiến đã tỏ thái độ khen, chê. Đó là một điều bình thường trong văn học và báo chí. Trong số ý kiến chê, nhiều người cho rằng, nếu mang ''''đứa con tinh thần'''' của mình rêu rao trên mặt báo thì chẳng khác gì quảng cáo... xà phòng, thuốc đánh răng, dầu gội đầu... Thưởng thức và thẩm định văn học phải để ''''hữu xạ tự nhiên hương''''. Độc giả là cán cân công bằng nhất trước mỗi tác phẩm, tại sao phải ''''trắng trợn'''' quảng cáo?
    Nhưng, trong phần trả lời phỏng vấn một tờ báo xung quanh chuyện nhà thơ Anh Ngọc quảng cáo thơ, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn nói: ''''Đừng bận tâm về những kẻ hay bĩu môi. Phần lớn họ thuộc loại người chẳng có gì vừa ý, chế nhạo người khác chỉ để tự tôn mình. Sách in không bán được, họ bĩu môi: Sách dở! Bán được nhiều, họ bĩu môi: Sách thị trường. Sách được nhiều người tìm đọc, khen ngợi, họ cũng sẽ bĩu môi: Dở thế mà cũng khen!''''. Nhiều người đồng tình với ý kiến của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nhà văn tự quảng cáo sách phải chăng cũng là hình thức "tự đề kháng" tích cực, cần ủng hộ trong bối cảnh nhà văn nhiều nhưng phát hành đìu hiu như hiện nay?
    Mạnh dạn quảng cáo hay âm thầm bán lẻ?
    Sự kiện "quảng cáo thơ" khá hiếm trong đời sống văn học VN. Với nhiều nước trên thế giới, hầu như nhà văn chỉ việc sáng tác, khâu chuyển tải tới bạn đọc đã có người khác lo. Nhưng ở Việt Nam, chuyện bỏ tiền ra để quảng cáo về ''''đứa con tinh thần'''' vừa ra "lò" của nhà văn thường... ngập ngừng, e dè vì sợ khác với ''''lối đi truyền thống'''' là phê bình, giới thiệu. Vậy, việc quảng cáo tác phẩm văn học ở Việt Nam nên làm mạnh dạn, không ngại ngần hay âm thầm bỏ qua?
    Thật lòng mà nói, trước nhà thơ Anh Ngọc không phải không có người mang tác phẩm của mình lên báo chí để quảng bá. Lần giở những tạp chí, những tờ báo từ thế kỷ trước, thấy có không ít những kiểu quảng cáo khác nhau về sách văn học. Vào những năm 1930-1945, nhiều tờ báo của Việt Nam đã đăng những bài thơ, những giới thiệu về sách mới bên cạnh các mẩu quảng cáo chữa bệnh, phòng khám Đông, Tây y... Rồi những truyện dài kỳ, tiểu thuyết lãng mạn, kiếm hiệp được đăng kéo dài từ số này sang số khác hoặc được đóng khung, in ảnh bìa kèm vài dòng giới thiệu trên báo. Thời kỳ đó, những thể loại kể trên được công chúng ham mê nên quảng cáo rất có tác dụng.

    Ngày nay, trước khi có mẩu quảng cáo của nhà thơ Anh Ngọc, hầu như chưa có ai làm ''''chuyện lạ đời'''' này. Nhà văn Việt Nam hiện đại chưa có thói quen ''''tiếp thị'''' tác phẩm của mình qua kênh quảng bá rộng rãi như những mặt hàng khác? Điều này vừa đúng mà vừa chưa hợp lý. Hầu hết người viết sách đều xem việc quảng bá sách phải được thực hiện theo đúng ''''phép tắc'''', nghĩa là thông qua giới thiệu, phê bình. Việc chuyển tải đến công chúng phải trang trọng đúng với ý nghĩa ''''hữu xạ tự nhiên hương'''' của văn học. Nhưng sau mẩu quảng cáo của Anh Ngọc, nhiều nhà văn cũng ''''giật mình'''' thừa nhận, việc quảng cáo tác phẩm văn học chắc chắn phải có! Chẳng có gì e ngại khi tác phẩm văn học cũng là thứ hàng hóa, ở dạng đặc biệt. Mà đã là hàng hóa thì bao giờ cũng cần quảng cáo!
    Nói về vấn đề này, nhà thơ Phạm Tiến Duật cho rằng: "Tác giả tự quảng cáo sách văn học chẳng có gì sai. Tuy nhiên, các bài tự giới thiệu tác phẩm văn học phải được viết một cách nghiêm túc, trang trọng và khách quan".
    Nhưng hiệu quả của quảng cáo đến đâu? Lâu nay, quá trình ''''mang thơ của mình đến với mọi người'''' được chú ý nhiều nhất, hiệu quả nhất có lẽ là ''''nhà thơ lục bát Nguyễn Duy''''. Đó là việc in thơ vào lịch Tết của anh. Vừa bán lịch có tiền tiêu rủng rẻng lại vừa ''''phát'''' được thơ. Mà đặc biệt ở chỗ, thơ in vào lịch thì bất cứ lúc nào công chúng nhìn vào lịch là thấy thơ, thấy Nguyễn Duy ở đó. Nguyễn Duy ''''chơi độc'''' nhưng hầu như chẳng có ai dám bắt chước anh vì không dám... ''''liều''''. Hơn nữa cách này cũng khó, không phải ai có thơ cũng cũng dám làm. Mới đây, chúng ta đã bán được hơn một vạn tập thơ Hồ Xuân Hương tái bản tại Mỹ. Trước đó, việc giới thiệu, quảng cáo được làm rất cẩn thận và rộng rãi. Mang được thơ Hồ Xuân Hương đến được nước Mỹ xa xôi là một quá trình không hề đơn giản. Nhưng công chúng Mỹ mua không vì ''''nể'''' nhau, mà mua để thưởng thức thì càng khó hơn. Vậy mà chúng ta đã làm được, phải chăng là nhờ quảng cáo?
    ''''Sửa mình để thích ứng với cuộc chơi''''?
    Nhiều nước trên thế giới, việc quảng bá sách văn học đến tay công chúng luôn được xem là khâu quan trọng, gắn chặt với quá trình sáng tác và tái sinh tác phẩm của nhà văn. Hệ thống nhà xuất bản của họ luôn có các kênh thông tin để theo dõi chặt chẽ những giải thưởng văn học. Giải văn học cho người cao tuổi, thiếu nhi, người tàn tật hay người bị AIDS..., bất cứ giải nào cũng được các nhà xuất bản quan tâm, thậm chí nâng đỡ.
    Hơn thế, để ''''nắm đằng chuôi'''', nhiều nhà xuất bản tiến hành ký hợp đồng với các tác giả được giải. Tác phẩm nào được ký hợp đồng với nhà xuất bản thì nắm thành công về ''''đầu ra''''. Nhà xuất bản in tác phẩm được giải bán mà không bao giờ lo ế vì độc giả của họ có niềm tin vào sự chọn lựa của nhà xuất bản. Và chính các giải thưởng văn học mới là lời quảng cáo chân chính, khách quan nhất đối với độc giả. Ở Việt Nam, năm nào cũng có nhiều giải thưởng văn học, cũng dành cho mọi đối tượng khác nhau nhưng chất lượng và sự quan tâm của công chúng luôn là điều đáng bàn. Hơn nữa, ''''mối liên hệ'''' giữa nhà xuất bản với các giải này hầu như đang ở dạng... sơ khai!
    Từng đi đọc thơ, đi giao lưu ở rất nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Duy cho rằng: Phải tìm cách giới thiệu phù hợp với đẳng cấp của từng sản phẩm. Trên thế giới, họ quảng cáo và bán sách trên mạng Internet. Ở các nhà sách của Nga, Mỹ, Pháp..., những buổi giới thiệu sách luôn được tổ chức trang trọng và công chúng luôn đón nhận nhiệt tình. Đây là cách giới thiệu thông thường mà thế giới thường sử dụng từ nhiều thế kỷ nay trong khi ở Việt Nam còn quá hiếm. Khi cuốn sách ra đời, nhà sách bảo trợ tổ chức buổi tiếp xúc của tác giả với công chúng. Tác giả tự giới thiệu sách của mình trước công chúng tại một hay nhiều nhà sách. Bao giờ chúng ta làm được điều này?
    Nhiều nhà văn từng mong ước, giá như Hội Nhà văn VN nên có một bộ phận chuyên phụ trách tuyên truyền tác phẩm văn học như nhiều nước trên thế giới. Điều này chúng ta rất nên làm. Bởi vì, khi đó, nhà văn VN sẽ mạnh dạn giới thiệu về ''''đứa con tinh thần'''' của mình mà không còn e dè, âm thầm bỏ qua nữa...!
    Thụy Du - VNN
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Văn học có cần quảng cáo?

    Cách đây gần 3 năm, nhà thơ Anh Ngọc đã có một mẩu quảng cáo trên một tờ báo về tập thơ vừa in của mình. Sự kiện này ít nhiều làm xôn xao trong làng văn nghệ vì tác phẩm quảng cáo là ''''mặt hàng đặc biệt''''. Nhà thơ Anh Ngọc quảng cáo: ''''Tác giả không thể nói thơ mình hay dở ra sao, nhưng chỉ chắc chắn một điều là đã trung thực đến tận cùng và dốc cạn cả hồn mình khi đặt bút. Còn cao hơn cả tình yêu và tình bạn, còn mạnh hơn cả niềm tuyệt vọng chính là sự cảm thông của con người với con người. Vì vậy, tác giả vô cùng biết ơn những ai đã và sẽ bớt chút thời gian (và có thể cả tiền bạc) để đến với thơ mình, và càng biết ơn hơn nữa nếu nhận được những hồi âm chân tình...''''.

    Từ mẩu quảng cáo của nhà thơ Anh Ngọc.
    Đó là một ngày tháng 11 năm 2001, nhà thơ Anh Ngọc đã đến một toà soạn báo tại Hà Nội đề nghị dành cho mình ít ''''đất'''' để đăng quảng cáo, trả tiền theo đúng giá quy định của tòa soạn. Cả tòa soạn này đã ngỡ ngàng khi biết nhà thơ định quảng cáo... tập thơ vừa in của mình. Đó là tập thơ ''''Mạnh hơn tuyệt vọng''''. Bạn bè ngỡ ngàng, độc giả ngạc nhiên. Nhưng Anh Ngọc chỉ cười và ''''bình tĩnh'''' giải thích: Trong thời buổi kinh tế thị trường, thơ văn cũng là thứ ''''hàng hóa đặc biệt'''', quảng cáo để độc giả biết tới cũng là một kênh chuyển tải ''''đứa con tinh thần'''' của mình. Tuy nhiên, không giống như các mặt hàng khác, Anh Ngọc cho rằng, quảng cáo tác phẩm văn học cần nhất là tính khách quan...
    Tôi đã tìm đến gia thất của Anh Ngọc ở khu tập thể nhà binh nằm trên ''''phố máy tính'''' Lý Nam Đế, thấy Anh Ngọc ngồi bập bùng đàn ghi-ta say sưa hát những tình khúc Trịnh Công Sơn. Anh bảo: "Cả tập thơ ''''Mạnh hơn tuyệt vọng'''' anh dành gửi tặng hương hồn người nhạc sĩ tài hoa mà mình vô cùng yêu dấu. Anh Ngọc yêu Trịnh nên muốn tập thơ của mình viết tặng Trịnh phải được nhiều người biết đến?"
    Thực ra, ý định quảng cáo anh đã nung nấu từ lâu. ''''Mạnh hơn tuyệt vọng'''' là hàng hóa anh miệt mài sáng tác, rèn giũa nên cần được sẻ chia cùng công chúng. Là một người ''''sống'''' trong ''''ngôi nhà thơ'''', Anh Ngọc hiểu rõ một sự ''''trớ trêu'''': Các nhà thơ, nhà văn mỗi khi in sách mới, thơ mới đều phải bỏ ra một số lượng lớn tặng bạn văn. Nhưng người được tặng lại ít đọc, sách hay bị trôi vào quên lãng, phủ bụi thời gian. Còn người thực sự yêu thơ lại không có hoặc không biết địa chỉ để mua, để thưởng thức thơ. Thế là Anh Ngọc đi quảng cáo cho thơ mình và trả tiền đoàng hoàng! Đơn giản, anh nghĩ mình cũng như bao khách hàng cần quảng cáo khác.
    Khi nhà thơ Anh Ngọc ''''tung'''' mẩu quảng cáo ''''mời đọc sách'''' lên báo, có rất nhiều người hỏi: Sao không làm theo kiểu ''''truyền thống'''' là nhờ bạn bè hoặc giới phê bình viết giới thiệu về tập thơ? Nhà thơ Anh Ngọc đã trả lời rất sòng phẳng: ''''Tôi thấy đó cũng là một kiểu quảng cáo mà thôi, thậm chí nó còn bị cho là trá hình. Tôi không cho phép mình làm điều đó. Đơn giản, quan niệm của tôi là thơ cũng cần quảng cáo một cách sòng phẳng. Tôi cũng rất khách quan, trong mẩu quảng cáo thơ mình, tôi không hề nói tác phẩm hay dở như thế nào. Nhưng có điều, tôi quảng cáo rằng, tôi đã viết hết mình. Còn chất lượng như thế nào là phụ thuộc vào sự đánh giá của độc giả...''''
    Trước Anh Ngọc, không phải chưa có ai giới thiệu tác phẩm của mình theo kiểu đặc biệt này. Tiền lệ, đã có nhiều báo chí đăng tải giới thiệu sách mới. Nhà văn có quyền giới thiệu tác phẩm của mình với những hình thức thích hợp. Độc giả là người mua hàng, họ có quyền lựa chọn những kênh tuyên truyền phù hợp và độ tin cậy cao để tìm đến những tác phẩm đích thực. Ngày nay, trong hoạt động văn chương xuất hiện không ít những buổi hội thảo, giới thiệu thơ văn, những cuộc thi, trao giải đầy hoành tráng mà ai dám chắc không nhuốm màu thị trường? Rồi những tập thơ mới, văn mới được tung hô đầy rẫy trên mặt báo.
    Ngay sau khi Anh Ngọc đăng mẩu quảng cáo thơ trên báo, không ít ý kiến đã tỏ thái độ khen, chê. Đó là một điều bình thường trong văn học và báo chí. Trong số ý kiến chê, nhiều người cho rằng, nếu mang ''''đứa con tinh thần'''' của mình rêu rao trên mặt báo thì chẳng khác gì quảng cáo... xà phòng, thuốc đánh răng, dầu gội đầu... Thưởng thức và thẩm định văn học phải để ''''hữu xạ tự nhiên hương''''. Độc giả là cán cân công bằng nhất trước mỗi tác phẩm, tại sao phải ''''trắng trợn'''' quảng cáo?
    Nhưng, trong phần trả lời phỏng vấn một tờ báo xung quanh chuyện nhà thơ Anh Ngọc quảng cáo thơ, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn nói: ''''Đừng bận tâm về những kẻ hay bĩu môi. Phần lớn họ thuộc loại người chẳng có gì vừa ý, chế nhạo người khác chỉ để tự tôn mình. Sách in không bán được, họ bĩu môi: Sách dở! Bán được nhiều, họ bĩu môi: Sách thị trường. Sách được nhiều người tìm đọc, khen ngợi, họ cũng sẽ bĩu môi: Dở thế mà cũng khen!''''. Nhiều người đồng tình với ý kiến của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nhà văn tự quảng cáo sách phải chăng cũng là hình thức "tự đề kháng" tích cực, cần ủng hộ trong bối cảnh nhà văn nhiều nhưng phát hành đìu hiu như hiện nay?
    Mạnh dạn quảng cáo hay âm thầm bán lẻ?
    Sự kiện "quảng cáo thơ" khá hiếm trong đời sống văn học VN. Với nhiều nước trên thế giới, hầu như nhà văn chỉ việc sáng tác, khâu chuyển tải tới bạn đọc đã có người khác lo. Nhưng ở Việt Nam, chuyện bỏ tiền ra để quảng cáo về ''''đứa con tinh thần'''' vừa ra "lò" của nhà văn thường... ngập ngừng, e dè vì sợ khác với ''''lối đi truyền thống'''' là phê bình, giới thiệu. Vậy, việc quảng cáo tác phẩm văn học ở Việt Nam nên làm mạnh dạn, không ngại ngần hay âm thầm bỏ qua?
    Thật lòng mà nói, trước nhà thơ Anh Ngọc không phải không có người mang tác phẩm của mình lên báo chí để quảng bá. Lần giở những tạp chí, những tờ báo từ thế kỷ trước, thấy có không ít những kiểu quảng cáo khác nhau về sách văn học. Vào những năm 1930-1945, nhiều tờ báo của Việt Nam đã đăng những bài thơ, những giới thiệu về sách mới bên cạnh các mẩu quảng cáo chữa bệnh, phòng khám Đông, Tây y... Rồi những truyện dài kỳ, tiểu thuyết lãng mạn, kiếm hiệp được đăng kéo dài từ số này sang số khác hoặc được đóng khung, in ảnh bìa kèm vài dòng giới thiệu trên báo. Thời kỳ đó, những thể loại kể trên được công chúng ham mê nên quảng cáo rất có tác dụng.

    Ngày nay, trước khi có mẩu quảng cáo của nhà thơ Anh Ngọc, hầu như chưa có ai làm ''''chuyện lạ đời'''' này. Nhà văn Việt Nam hiện đại chưa có thói quen ''''tiếp thị'''' tác phẩm của mình qua kênh quảng bá rộng rãi như những mặt hàng khác? Điều này vừa đúng mà vừa chưa hợp lý. Hầu hết người viết sách đều xem việc quảng bá sách phải được thực hiện theo đúng ''''phép tắc'''', nghĩa là thông qua giới thiệu, phê bình. Việc chuyển tải đến công chúng phải trang trọng đúng với ý nghĩa ''''hữu xạ tự nhiên hương'''' của văn học. Nhưng sau mẩu quảng cáo của Anh Ngọc, nhiều nhà văn cũng ''''giật mình'''' thừa nhận, việc quảng cáo tác phẩm văn học chắc chắn phải có! Chẳng có gì e ngại khi tác phẩm văn học cũng là thứ hàng hóa, ở dạng đặc biệt. Mà đã là hàng hóa thì bao giờ cũng cần quảng cáo!
    Nói về vấn đề này, nhà thơ Phạm Tiến Duật cho rằng: "Tác giả tự quảng cáo sách văn học chẳng có gì sai. Tuy nhiên, các bài tự giới thiệu tác phẩm văn học phải được viết một cách nghiêm túc, trang trọng và khách quan".
    Nhưng hiệu quả của quảng cáo đến đâu? Lâu nay, quá trình ''''mang thơ của mình đến với mọi người'''' được chú ý nhiều nhất, hiệu quả nhất có lẽ là ''''nhà thơ lục bát Nguyễn Duy''''. Đó là việc in thơ vào lịch Tết của anh. Vừa bán lịch có tiền tiêu rủng rẻng lại vừa ''''phát'''' được thơ. Mà đặc biệt ở chỗ, thơ in vào lịch thì bất cứ lúc nào công chúng nhìn vào lịch là thấy thơ, thấy Nguyễn Duy ở đó. Nguyễn Duy ''''chơi độc'''' nhưng hầu như chẳng có ai dám bắt chước anh vì không dám... ''''liều''''. Hơn nữa cách này cũng khó, không phải ai có thơ cũng cũng dám làm. Mới đây, chúng ta đã bán được hơn một vạn tập thơ Hồ Xuân Hương tái bản tại Mỹ. Trước đó, việc giới thiệu, quảng cáo được làm rất cẩn thận và rộng rãi. Mang được thơ Hồ Xuân Hương đến được nước Mỹ xa xôi là một quá trình không hề đơn giản. Nhưng công chúng Mỹ mua không vì ''''nể'''' nhau, mà mua để thưởng thức thì càng khó hơn. Vậy mà chúng ta đã làm được, phải chăng là nhờ quảng cáo?
    ''''Sửa mình để thích ứng với cuộc chơi''''?
    Nhiều nước trên thế giới, việc quảng bá sách văn học đến tay công chúng luôn được xem là khâu quan trọng, gắn chặt với quá trình sáng tác và tái sinh tác phẩm của nhà văn. Hệ thống nhà xuất bản của họ luôn có các kênh thông tin để theo dõi chặt chẽ những giải thưởng văn học. Giải văn học cho người cao tuổi, thiếu nhi, người tàn tật hay người bị AIDS..., bất cứ giải nào cũng được các nhà xuất bản quan tâm, thậm chí nâng đỡ.
    Hơn thế, để ''''nắm đằng chuôi'''', nhiều nhà xuất bản tiến hành ký hợp đồng với các tác giả được giải. Tác phẩm nào được ký hợp đồng với nhà xuất bản thì nắm thành công về ''''đầu ra''''. Nhà xuất bản in tác phẩm được giải bán mà không bao giờ lo ế vì độc giả của họ có niềm tin vào sự chọn lựa của nhà xuất bản. Và chính các giải thưởng văn học mới là lời quảng cáo chân chính, khách quan nhất đối với độc giả. Ở Việt Nam, năm nào cũng có nhiều giải thưởng văn học, cũng dành cho mọi đối tượng khác nhau nhưng chất lượng và sự quan tâm của công chúng luôn là điều đáng bàn. Hơn nữa, ''''mối liên hệ'''' giữa nhà xuất bản với các giải này hầu như đang ở dạng... sơ khai!
    Từng đi đọc thơ, đi giao lưu ở rất nhiều nước trên thế giới, Nguyễn Duy cho rằng: Phải tìm cách giới thiệu phù hợp với đẳng cấp của từng sản phẩm. Trên thế giới, họ quảng cáo và bán sách trên mạng Internet. Ở các nhà sách của Nga, Mỹ, Pháp..., những buổi giới thiệu sách luôn được tổ chức trang trọng và công chúng luôn đón nhận nhiệt tình. Đây là cách giới thiệu thông thường mà thế giới thường sử dụng từ nhiều thế kỷ nay trong khi ở Việt Nam còn quá hiếm. Khi cuốn sách ra đời, nhà sách bảo trợ tổ chức buổi tiếp xúc của tác giả với công chúng. Tác giả tự giới thiệu sách của mình trước công chúng tại một hay nhiều nhà sách. Bao giờ chúng ta làm được điều này?
    Nhiều nhà văn từng mong ước, giá như Hội Nhà văn VN nên có một bộ phận chuyên phụ trách tuyên truyền tác phẩm văn học như nhiều nước trên thế giới. Điều này chúng ta rất nên làm. Bởi vì, khi đó, nhà văn VN sẽ mạnh dạn giới thiệu về ''''đứa con tinh thần'''' của mình mà không còn e dè, âm thầm bỏ qua nữa...!
    Thụy Du - VNN
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Thận Nhiên ở lại cùng ''Tổ quốc''

    Nhà thơ Thận Nhiên được dư luận ít nhiều biết đến trong số những người làm thơ hải ngoại hiện nay. Bắt đầu từ một dự định về thăm quê, anh bất ngờ tìm thấy sức mạnh níu chân anh lại. Nhà thơ đang có "âm mưu" sống hẳn trong nước và kiếm tiền bằng chính nghề viết.
    - Anh có mặt ở Sài Gòn đã lâu, vậy ý định ở lại VN của anh là thật hay đùa?
    - Khởi đầu, khi về đây tôi chỉ có ý định ở một tháng, sau đó có lẽ do đôi chân ham vui, tôi quyết định bỏ việc bên kia và ở lại chơi một thời gian. Rồi nấn ná mãi vẫn chưa đi được. Tôi thấy đời sống ở VN thú vị quá, có nhiều thay đổi nên cái chuyện ở lại của tôi như một triển hạn của niềm vui và sinh kế.
    - Thật sự thì anh định sinh kế bằng cách nào?
    - Cách đây khoảng gần một năm, nhà văn Phan Thị Vàng Anh giới thiệu cho tôi dịch một số sách tâm lý thanh thiếu niên. Nhu cầu để sinh tồn của tôi không lớn nên công việc này cũng tạm sống và tạm vui. Mỗi ngày ở đây, có khi tôi chỉ tiêu có 2 USD kể cả tiền ăn, tiền xăng, cà phê, thuốc lá. So với đời sống của tôi trước kia, con số 2 USD cũng thú vị đấy chứ.
    - Với công ước Berne sắp được thi hành thì việc dịch sách nước ngoài của anh sẽ gặp khó khăn, anh có sợ thất nghiệp?
    - Trong 15 năm ở Mỹ, tôi đã chuyển nhà chừng ấy lần, thay đổi công việc cũng từng ấy lần. Tâm lý chuẩn bị thất nghiệp và thay đổi đã luôn luôn nằm sẵn trong tôi, nên tôi không ngại lắm. Hiện nay loại sách tôi đang dịch khá mới và có ích cho đời sống thanh thiếu niên. Đi khắp trên các hiệu sách tôi chỉ thấy có vài cuốn của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là tương đồng với nó trong thị trường sách xô bồ hiện nay.
    - Đời sống quê nhà ảnh hưởng như thế nào đến các sáng tác của anh?
    - Đời sống ở đây ngồn ngộn nguyên liệu cho người viết. Tôi nghĩ rằng một người sống ở môi trường khác thì dễ có điều kiện phát hiện ra nhiều điều mà người sống quen với nó ngỡ là bình thường. Cảm xúc của họ cũng dễ bão hoà trước nguồn nguyên liệu ấy. Khi về đây, một số bạn bè viết lách của tôi cũng đồng ý với điều này. Khi ta sử dụng một ngôn ngữ và được sống trong môi trường của ngôn ngữ ấy thì chắc chắn thuận lợi hơn.
    Tôi đã sống một thời gian khá dài và cảm thấy mệt mỏi vì áp lực của đời sống bên ấy. Nói như vậy không có nghĩa là ở đây không có áp lực. Một phần nữa, tôi cảm thấy ở đây tôi có ích hơn cho đời sống trước hết của chính tôi và cho cộng đồng chung quanh. Với lại, cái công việc dính đến chữ nghĩa thích hợp với tôi hơn, mà điều ấy tôi không thể làm khi ở bên kia.
    - Một nhà thơ nữ vẫn đi chung với anh mới là lý do chính khiến anh ở lại, anh nghĩ sao?
    - Tất cả các lý do đều chính. Cô ấy là người tôi yêu quý và hiện nay đang giúp tôi cùng dịch sách. Cô ấy chính là "Tổ quốc" của tôi và tôi muốn được viết hoa sang trọng hai chữ ấy.
    - Và anh có định mang "Tổ quốc" đi theo không?
    - Tổ quốc không thể mang đi. Tổ quốc chỉ níu ta ở lại thôi.
    (Theo Thể Thao Văn Hoá)
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Thận Nhiên ở lại cùng ''Tổ quốc''

    Nhà thơ Thận Nhiên được dư luận ít nhiều biết đến trong số những người làm thơ hải ngoại hiện nay. Bắt đầu từ một dự định về thăm quê, anh bất ngờ tìm thấy sức mạnh níu chân anh lại. Nhà thơ đang có "âm mưu" sống hẳn trong nước và kiếm tiền bằng chính nghề viết.
    - Anh có mặt ở Sài Gòn đã lâu, vậy ý định ở lại VN của anh là thật hay đùa?
    - Khởi đầu, khi về đây tôi chỉ có ý định ở một tháng, sau đó có lẽ do đôi chân ham vui, tôi quyết định bỏ việc bên kia và ở lại chơi một thời gian. Rồi nấn ná mãi vẫn chưa đi được. Tôi thấy đời sống ở VN thú vị quá, có nhiều thay đổi nên cái chuyện ở lại của tôi như một triển hạn của niềm vui và sinh kế.
    - Thật sự thì anh định sinh kế bằng cách nào?
    - Cách đây khoảng gần một năm, nhà văn Phan Thị Vàng Anh giới thiệu cho tôi dịch một số sách tâm lý thanh thiếu niên. Nhu cầu để sinh tồn của tôi không lớn nên công việc này cũng tạm sống và tạm vui. Mỗi ngày ở đây, có khi tôi chỉ tiêu có 2 USD kể cả tiền ăn, tiền xăng, cà phê, thuốc lá. So với đời sống của tôi trước kia, con số 2 USD cũng thú vị đấy chứ.
    - Với công ước Berne sắp được thi hành thì việc dịch sách nước ngoài của anh sẽ gặp khó khăn, anh có sợ thất nghiệp?
    - Trong 15 năm ở Mỹ, tôi đã chuyển nhà chừng ấy lần, thay đổi công việc cũng từng ấy lần. Tâm lý chuẩn bị thất nghiệp và thay đổi đã luôn luôn nằm sẵn trong tôi, nên tôi không ngại lắm. Hiện nay loại sách tôi đang dịch khá mới và có ích cho đời sống thanh thiếu niên. Đi khắp trên các hiệu sách tôi chỉ thấy có vài cuốn của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là tương đồng với nó trong thị trường sách xô bồ hiện nay.
    - Đời sống quê nhà ảnh hưởng như thế nào đến các sáng tác của anh?
    - Đời sống ở đây ngồn ngộn nguyên liệu cho người viết. Tôi nghĩ rằng một người sống ở môi trường khác thì dễ có điều kiện phát hiện ra nhiều điều mà người sống quen với nó ngỡ là bình thường. Cảm xúc của họ cũng dễ bão hoà trước nguồn nguyên liệu ấy. Khi về đây, một số bạn bè viết lách của tôi cũng đồng ý với điều này. Khi ta sử dụng một ngôn ngữ và được sống trong môi trường của ngôn ngữ ấy thì chắc chắn thuận lợi hơn.
    Tôi đã sống một thời gian khá dài và cảm thấy mệt mỏi vì áp lực của đời sống bên ấy. Nói như vậy không có nghĩa là ở đây không có áp lực. Một phần nữa, tôi cảm thấy ở đây tôi có ích hơn cho đời sống trước hết của chính tôi và cho cộng đồng chung quanh. Với lại, cái công việc dính đến chữ nghĩa thích hợp với tôi hơn, mà điều ấy tôi không thể làm khi ở bên kia.
    - Một nhà thơ nữ vẫn đi chung với anh mới là lý do chính khiến anh ở lại, anh nghĩ sao?
    - Tất cả các lý do đều chính. Cô ấy là người tôi yêu quý và hiện nay đang giúp tôi cùng dịch sách. Cô ấy chính là "Tổ quốc" của tôi và tôi muốn được viết hoa sang trọng hai chữ ấy.
    - Và anh có định mang "Tổ quốc" đi theo không?
    - Tổ quốc không thể mang đi. Tổ quốc chỉ níu ta ở lại thôi.
    (Theo Thể Thao Văn Hoá)
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phạm Thị Ngọc Liên không thích thơ quá trần trụi

    "Vị trí xứng đáng và hạnh phúc mà một phụ nữ muốn đạt được chính là vị trí mà tình yêu đem lại cho người phụ nữ ấy trong trái tim người đàn ông của họ. Mọi vị trí khác trong xã hội chỉ là hàng thứ yếu mà thôi", nhà thơ tâm sự.
    - Trong cả văn và thơ của chị thường chứa chất nỗi ẩn ức, chị có thể gọi tên cụ thể hơn những nỗi niềm đó?
    - Đó là những khắc khoải về thân phận đàn bà, những ẩn ức về nỗi khao khát được yêu và được hạnh phúc. Tôi cũng giống như nhiều phụ nữ khác, thường ao ước có một hạnh phúc bền vững, dài lâu, một cuộc tình trọn vẹn, hoàn hảo. Chúng tôi có thể hy sinh nhiều thứ, dâng hiến nhiều thứ, chấp nhận thua thiệt để đạt được điều ao ước. Để rồi, chúng tôi luôn thất vọng, đau khổ vì điều đó. Bởi trong thế gian, chẳng có gì hoàn hảo cả.
    - Cái nhìn của chị về những nhân vật đàn ông thường hiện lên ích kỷ, yếu hèn, hiếm thấy mẫu người đẹp. Nguyên nhân gì khiến chị thường xây dựng những motif ấy?
    - Tôi không cố tình như thế. Tuy nhiên, với những mẫu đàn ông đẹp, tôi thấy chẳng có gì để nói cả. Nếu có nói, cũng chỉ để khen ngợi sự tốt đẹp của họ. Vậy có gì hấp dẫn? Còn mẫu đàn ông ích kỷ, yếu hèn lại có quá nhiều thứ để đề cập. Họ là một thế giới muôn mặt, tốt xấu chen lẫn. Khám phá họ là cả một vấn đề.
    - Người đàn bà trong thơ chị rất táo bạo, vùng vẫy với những khát khao, còn chị trong đời thường là người như thế nào?
    - Nếu gọi là táo bạo thì một vài nhà thơ nữ hiện nay vượt xa tôi nhiều. Theo chủ quan, tôi chỉ viết ra những ao ước bình thường của một phụ nữ bình thường. Tất nhiên, trong cuộc sống có những ao ước đạt được và những ao ước ngoài tầm tay. Tôi không cấm tôi khao khát và hy vọng, nhất là ở trong thơ. Ngoài đời, tôi là một khối mâu thuẫn: vừa khao khát, vừa cam chịu. Vừa hy vọng, vừa thất vọng. Nhưng xin khẳng định: Tôi chỉ vùng vẫy với những khao khát của tôi, chứ không nổi loạn.
    - Trong một truyện ngắn của mình, chị từng trích lời một nhà văn Pháp: "Phụ nữ vẫn thường yêu lầm người", trong thực tế chị có nằm ngoài sự "yêu lầm" đó?
    - Tôi cũng chỉ là phụ nữ thôi nên khó tránh khỏi quy luật mà Simone De Beauvoir đề cập. Bạn có đọc mấy câu thơ này của tôi chưa: ?oCám ơn anh đã không tráo trở phút đầu tiên/ nên em có một khoảng lớn thời gian nhầm lẫn/ cám ơn anh đã quay lưng cúi mặt/ để em biết đó là đời/ và sự thật/ chân dung anh??
    - Khi làm thơ, chị có ý thức tìm đến với những hình thức đổi mới cách tân để thu hút sự chú ý của độc giả?
    - Tôi không muốn thu hút độc giả chỉ bằng hình thức. Tôi luôn nghĩ rằng ruột của quả cam sẽ quyết định việc người ta có mua nó hay không, hơn là cái vỏ. Tuy nhiên, để đừng bị thoái hóa, tôi vẫn ý thức để chăm sóc ?ocái vỏ? của mình, sao cho nó vẫn giữ được cảm tình đối với mắt nhìn của người khác.
    - Độc giả đón nhận những tác phẩm của chị và một số tác giả cùng lứa với chị nhưng vẫn chưa thể quen với nhưng kiểu thơ quá mới, đến kỳ quặc, chị nhận xét thế nào về thơ trẻ hiện nay?
    - Bản thân chữ thơ đã nói lên tính cách của thơ. Dù cổ điển hay cách tân, thơ cũng phải nói lên được vẻ đẹp của sự vật hoặc trí tuệ. Quan trọng hơn, nó phải chuyển tải bằng cảm xúc, Nếu không làm được những điều đó, hoặc gây phản cảm cho người đọc, thơ sẽ không còn là thơ. Tôi rất ủng hộ những tìm tòi, thể hiện mới trong cách làm thơ, miễn là nó giữ được tính lãng mạn truyền thống. Ngoài ra, tôi không thích kiểu làm thơ bí hiểm, quái dị, đánh đố trong câu chữ. Tôi cũng không thích kiểu thơ quá trần trụi, quá thô thiển nấp dưới hai chữ ?ocách tân?.
    - Hiện nay, nhà thơ thường phải bỏ tiền ra in và có khi mang về nhà làm kỷ niệm, chị nghĩ thế nào về hiện tượng này?
    -Vì kinh tế thị trường thôi. Thơ là mặt hàng rất kén chọn người mua. Phải là người có lòng với thơ ca lắm mới bỏ tiền ra mua một cuốn đem về đọc. Các nhà xuất bản đặt nặng vấn đề kinh doanh, không thể để tiền của mình hứng bụi trên kệ dài ngày. Vì thế, họ ít mặn mà trong chuyện in thơ. Các nhà thơ yêu đứa con tinh thần, muốn giới thiệu cho bạn đọc thì phải tự bỏ tiền ra in. Còn việc mang về nhà làm kỷ niệm, tặng bạn bè, người thân hay bán hết được cho độc giả, việc nào cũng vui cả.
    - Chị nói nghề cầm bút dễ khiến làm phụ nữ già đi rất nhanh nhưng làm thơ cũng là một cách giữ cho tâm hồn mình luôn tươi trẻ, tại sao lại có sự đối lập ấy?
    - Tôi không cho rằng làm thơ có thể giữ cho tâm hồn tươi trẻ. Thơ thường biểu lộ cho sự suy tư, trăn trở, dày vò. Ít ai làm thơ mà thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng, trừ những người làm thơ cho trẻ con. Đúng ra, làm thơ là cách tự an ủi, vỗ về, giúp cho mình nguôi ngoai, trút ra những bế tắc troang tình yêu, cuộc sống, khiến tâm hồn bình lặng, trong trẻo trở lại. Thế giới của thơ ca là một thế giới lãng mạn, nhiều tưởng tượng, khác hẳn thế giới trần trụi, nhiều biến động của văn xuôi - nơi người phụ nữ cầm bút phải trực diện với những sự thật mà đôi khi họ không chịu nổi, Vì thế, làm thơ thì tâm hồn? già chậm hơn, chứ không phải không già.
    ( Thu Hà - VNExpress )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Phạm Thị Ngọc Liên không thích thơ quá trần trụi

    "Vị trí xứng đáng và hạnh phúc mà một phụ nữ muốn đạt được chính là vị trí mà tình yêu đem lại cho người phụ nữ ấy trong trái tim người đàn ông của họ. Mọi vị trí khác trong xã hội chỉ là hàng thứ yếu mà thôi", nhà thơ tâm sự.
    - Trong cả văn và thơ của chị thường chứa chất nỗi ẩn ức, chị có thể gọi tên cụ thể hơn những nỗi niềm đó?
    - Đó là những khắc khoải về thân phận đàn bà, những ẩn ức về nỗi khao khát được yêu và được hạnh phúc. Tôi cũng giống như nhiều phụ nữ khác, thường ao ước có một hạnh phúc bền vững, dài lâu, một cuộc tình trọn vẹn, hoàn hảo. Chúng tôi có thể hy sinh nhiều thứ, dâng hiến nhiều thứ, chấp nhận thua thiệt để đạt được điều ao ước. Để rồi, chúng tôi luôn thất vọng, đau khổ vì điều đó. Bởi trong thế gian, chẳng có gì hoàn hảo cả.
    - Cái nhìn của chị về những nhân vật đàn ông thường hiện lên ích kỷ, yếu hèn, hiếm thấy mẫu người đẹp. Nguyên nhân gì khiến chị thường xây dựng những motif ấy?
    - Tôi không cố tình như thế. Tuy nhiên, với những mẫu đàn ông đẹp, tôi thấy chẳng có gì để nói cả. Nếu có nói, cũng chỉ để khen ngợi sự tốt đẹp của họ. Vậy có gì hấp dẫn? Còn mẫu đàn ông ích kỷ, yếu hèn lại có quá nhiều thứ để đề cập. Họ là một thế giới muôn mặt, tốt xấu chen lẫn. Khám phá họ là cả một vấn đề.
    - Người đàn bà trong thơ chị rất táo bạo, vùng vẫy với những khát khao, còn chị trong đời thường là người như thế nào?
    - Nếu gọi là táo bạo thì một vài nhà thơ nữ hiện nay vượt xa tôi nhiều. Theo chủ quan, tôi chỉ viết ra những ao ước bình thường của một phụ nữ bình thường. Tất nhiên, trong cuộc sống có những ao ước đạt được và những ao ước ngoài tầm tay. Tôi không cấm tôi khao khát và hy vọng, nhất là ở trong thơ. Ngoài đời, tôi là một khối mâu thuẫn: vừa khao khát, vừa cam chịu. Vừa hy vọng, vừa thất vọng. Nhưng xin khẳng định: Tôi chỉ vùng vẫy với những khao khát của tôi, chứ không nổi loạn.
    - Trong một truyện ngắn của mình, chị từng trích lời một nhà văn Pháp: "Phụ nữ vẫn thường yêu lầm người", trong thực tế chị có nằm ngoài sự "yêu lầm" đó?
    - Tôi cũng chỉ là phụ nữ thôi nên khó tránh khỏi quy luật mà Simone De Beauvoir đề cập. Bạn có đọc mấy câu thơ này của tôi chưa: ?oCám ơn anh đã không tráo trở phút đầu tiên/ nên em có một khoảng lớn thời gian nhầm lẫn/ cám ơn anh đã quay lưng cúi mặt/ để em biết đó là đời/ và sự thật/ chân dung anh??
    - Khi làm thơ, chị có ý thức tìm đến với những hình thức đổi mới cách tân để thu hút sự chú ý của độc giả?
    - Tôi không muốn thu hút độc giả chỉ bằng hình thức. Tôi luôn nghĩ rằng ruột của quả cam sẽ quyết định việc người ta có mua nó hay không, hơn là cái vỏ. Tuy nhiên, để đừng bị thoái hóa, tôi vẫn ý thức để chăm sóc ?ocái vỏ? của mình, sao cho nó vẫn giữ được cảm tình đối với mắt nhìn của người khác.
    - Độc giả đón nhận những tác phẩm của chị và một số tác giả cùng lứa với chị nhưng vẫn chưa thể quen với nhưng kiểu thơ quá mới, đến kỳ quặc, chị nhận xét thế nào về thơ trẻ hiện nay?
    - Bản thân chữ thơ đã nói lên tính cách của thơ. Dù cổ điển hay cách tân, thơ cũng phải nói lên được vẻ đẹp của sự vật hoặc trí tuệ. Quan trọng hơn, nó phải chuyển tải bằng cảm xúc, Nếu không làm được những điều đó, hoặc gây phản cảm cho người đọc, thơ sẽ không còn là thơ. Tôi rất ủng hộ những tìm tòi, thể hiện mới trong cách làm thơ, miễn là nó giữ được tính lãng mạn truyền thống. Ngoài ra, tôi không thích kiểu làm thơ bí hiểm, quái dị, đánh đố trong câu chữ. Tôi cũng không thích kiểu thơ quá trần trụi, quá thô thiển nấp dưới hai chữ ?ocách tân?.
    - Hiện nay, nhà thơ thường phải bỏ tiền ra in và có khi mang về nhà làm kỷ niệm, chị nghĩ thế nào về hiện tượng này?
    -Vì kinh tế thị trường thôi. Thơ là mặt hàng rất kén chọn người mua. Phải là người có lòng với thơ ca lắm mới bỏ tiền ra mua một cuốn đem về đọc. Các nhà xuất bản đặt nặng vấn đề kinh doanh, không thể để tiền của mình hứng bụi trên kệ dài ngày. Vì thế, họ ít mặn mà trong chuyện in thơ. Các nhà thơ yêu đứa con tinh thần, muốn giới thiệu cho bạn đọc thì phải tự bỏ tiền ra in. Còn việc mang về nhà làm kỷ niệm, tặng bạn bè, người thân hay bán hết được cho độc giả, việc nào cũng vui cả.
    - Chị nói nghề cầm bút dễ khiến làm phụ nữ già đi rất nhanh nhưng làm thơ cũng là một cách giữ cho tâm hồn mình luôn tươi trẻ, tại sao lại có sự đối lập ấy?
    - Tôi không cho rằng làm thơ có thể giữ cho tâm hồn tươi trẻ. Thơ thường biểu lộ cho sự suy tư, trăn trở, dày vò. Ít ai làm thơ mà thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng, trừ những người làm thơ cho trẻ con. Đúng ra, làm thơ là cách tự an ủi, vỗ về, giúp cho mình nguôi ngoai, trút ra những bế tắc troang tình yêu, cuộc sống, khiến tâm hồn bình lặng, trong trẻo trở lại. Thế giới của thơ ca là một thế giới lãng mạn, nhiều tưởng tượng, khác hẳn thế giới trần trụi, nhiều biến động của văn xuôi - nơi người phụ nữ cầm bút phải trực diện với những sự thật mà đôi khi họ không chịu nổi, Vì thế, làm thơ thì tâm hồn? già chậm hơn, chứ không phải không già.
    ( Thu Hà - VNExpress )
  8. wingsca

    wingsca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    -Phan Nhiên Hạo
    Về Tân Hình Thức, Thơ Tự Do, và "tươi mát hồn nhiên"

    Không ai có thể phủ nhận nhiệt tình làm mới thơ ca của Khế Iêm và tạp chí Thơ. Tạp chí Thơ, trong khi cổ vũ Tân Hình Thức, vẫn là một tạp chí dân chủ quy tụ được nhiều phong cách khác nhau. Tính dân chủ đó, được thể hiện trong việc điều hành tạp chí Thơ và trong các tiếp xúc cá nhân, nhưng rất tiếc lại không được thể hiện trong các lý luận, biện giải về Tân Hình Thức của những người chủ trương. Mặc khác, bản thân các lý luận của Tân Hình Thức Việt Nam cũng khá lủng củng và mâu thuẫn.
    Trong bài "Những Nẻo Ðường Quá Khứ", sau khi dài dòng điểm qua lịch sử văn học từ thời Phục Hưng cho đến hiện đại, Khế Iêm kết luận: "Ðặng Ðình Hưng, Lê Ðạt, Thanh Tâm Tuyền đã từng bị chối bỏ, chẳng phải bởi những thế hệ đi trước, mà ngay cả nơi thế hệ đồng thời với họ. Lịch sử tái diễn, chúng ta sẽ hoài công tìm kiếm người đọc từ những thế hệ đi trước và đồng thời, và chỉ từ nơi những thế hệ đi sau, sống với thời đại cách mạng điện toán và đời sống thị dân. Và như những nhà thơ Tân hình thức Hoa Kỳ, giã từ thơ Ngôn ngữ, làm một cuộc chia tay thế hệ, không hề ngoảnh lại. Và chúng ta cũng không có chọn lựa nào khác." Trước hết Thanh Tâm Tuyền không phải là một nhà thơ bị chối bỏ trong thời đại của ông. Ông là người tiếng tăm ở Sài Gòn từ trước 1975, và hiện nay, trong khi đang còn sống tận bên Mỹ, tên tuổi ông đang là mốt ở miền Bắc. Ðặng Ðình Hưng và Lê Ðạt, nếu bị chối bỏ trước kia là do cơ chế chính trị, chứ không phải do sự phán định của giới văn học thực sự (không phải quan chức văn hoá), hay công chúng. Nếu Tân Hình Thức hôm nay có được một người làm thơ như Thanh Tâm Tuyền trước 1975, tôi chắc Tân Hình Thức không phải đợi đến thế hệ mai sau để được công nhận. Và quan trọng hơn, có thật là để thoát khỏi tình trạng bế tắc của thơ Việt Nam hiện nay, chúng ta không có một chọn lựa nào khác ngoài việc chia tay với thơ tự do để đi theo Tân Hình Thức? Tôi tin rằng để giải quyết tình trạng ì ạch của thơ và văn nghệ nói chung hiện nay, người ta phải dấn thân một cách can đảm hơn nhiều so với chuyện làm thơ theo thể này hay thể kia. Ðiều quan trọng cho văn chương là một môi trường trong đó người viết đựơc sáng tạo tự do và có công chúng. Nhưng đây là một đề tài khác.
    Những người chủ trương Tân Hình Thức tin rằng họ không chỉ cách tân "hình thức" của thơ, dù hình thức trong trường hợp này rất quan trọng, mà cũng đang mang đến một quan điểm thẩm mỹ tiên phong, "hậu hiện đại" cho thơ Việt Nam. Trong bài "Cảm Ơn Cái ***g Hạc Của Nguyễn Quốc Chánh", Nguyễn Ðăng Thường viết: " Người làm thơ THT thì dùng ngôn ngữ đời thường và hiện đại, trực tiếp, làm thơ cho mọi người cùng đọc, nên rất trân trọng đọc giả." Các nhà thơ Tân Hình Thức có trân trọng đọc giả không thì cũng còn tuỳ người. Theo nhận xét cá nhân, tôi thấy nhiều tác giả Tân Hình Thức có vẻ dễ dãi hơn là "trân trọng đọc giả". Mặc khác, những quan điểm của chủ nghĩa "hậu hiện đại", đặc biệt quan điểm chống lại "high art"của chủ nghĩa hiện đại, nếu được áp dụng một cách cực đoan, thường kéo nghệ thuật ra xa người đọc hơn là gần lại. "Naked Lunch" của Burroughs chẳng hạn, thật ra rất khó đọc. Một ví dụ dễ thấy khác là các tác phẩm sắp đặt "hậu hiện đại" xử dụng vật liệu và ngôn ngữ của đời sống hàng ngày nhưng cũng chẳng mấy ai hiểu. Bản thân "hậu hiện đại" là một khái niệm lỏng lẻo và gây nhiều tranh cãi. Ở những xứ xở mà sự hiểu biết lờ mờ ngự trị, nó dễ dàng biến thành một khái niệm tân kỳ dùng để che đậy sự dễ dãi, thoả hiệp với cái hiện tại bệ rạc, hoặc làm dáng trí thức. Nền tảng quan trọng nhất của "hậu hiện đại" là một xã hội tiêu thụ (consumer society) và một thái độ hội hè (celebrate) đối với hiện thực, là những điều hoàn toàn thiếu vắng trong xã hội Việt Nam lúc này, mặc dù hội hè trong sinh hoạt văn chương thì quá thừa. Mặc khác, nhiều yếu tố mà "hậu hiện đại" đề cao như sự ngắt quãng (discontinuity) hay sự vụn vỡ (fragmentation) là những yếu tố cũng đã được thể hiện bởi chủ nghĩa hiện đại. "Finnegans Wake" của James Joyce chẳng hạn, hoàn toàn "hậu hiện đại". Chính vì vậy, đã có những đề nghị thay khái niệm "hậu hiện đại" (post-modernism) bằng khái niệm "hiện đại đương thời" (comtemporaty modernism). "Hậu hiện đại" không có nghĩa là làm một cuộc chia tay không ngoảnh lại với quá khứ như Khế Iêm đề nghị. Nguyễn Ðăng Thường có vẻ dân chủ hơn khi nói rằng Tân Hình Thức đang làm một cuộc "nối vòng tay lớn" với quá khứ và các thể thơ khác, nhưng sự thật lại dè bỉu thơ tự do.
    Nhận xét về thơ tự do Việt Nam, Nguyễn Ðăng Thường viết: "Như vậy, nàng thơ tự do Việt chẳng khác gì một cô gái mặt bự son phấn, cố che đậy những nếp nhăn bằng sự diêm dúa, không còn cái tươi mát hồn nhiên của tuổi thanh xuân". Ðây là một nhận định chính xác, cho dù chua chát. Chỉ có điều nhận định này nên áp dụng chung cho toàn bộ thơ Việt hơn là chỉ thơ tự do. Vì thơ vần, kể cả thơ theo kiểu Tân Hình Thức, cho đến giờ phút này cũng không có vẻ gì đã được giải phẩu thẩm mỹ cho hết mấy cái nếp nhăn đó. Sự đổi mới của văn chương phải được tiến hành sâu xa hơn là sự đổi mới hình thức. Các nhà thơ Tân Hình Thức Việt Nam nói về đời sống hiện đại, xã hội điện toán, nhưng các sáng tác của họ vẫn thể hiện những cách nhìn và kinh nghiệm cũ kỹ. Không có gì thật sự hiện đại trong những sáng tác này, ngoại trừ lớp vỏ Tân Hình Thức được cải tạo lại từ một thể thơ đã khá lỗi thời. Sự đổi mới của văn chương phải đến từ những cảm nhận văn hoá mới mẻ như Ðinh Linh hay từ một ý thức văn nghệ tự do triệt để như của Nguyễn Quốc Chánh, chứ không phải đến từ những cái gạch chéo của Du Tử Lê hay những bài thơ vắt dòng của Tân Hình Thức.
    Mặc dù tuyên bố tính dân chủ và "hậu hiện đại" của Tân Hình Thức như trên, ở một đoạn khác, Nguyễn Ðăng Thường lại viết: "THT không ''chạy theo chiều chuộng thị hiếu tiêu dùng của người đọc'' vì THT chọn những đề tài mới lạ, thường không hợp khẩu vị độc giả. Không chỉ riêng thơ tự do, mà văn chương nghệ thuật nói chung luôn luôn phục vụ một thiểu số". Nói như vậy phải chăng là tự mâu thuẫn với tuyên bố "làm thơ cho mọi người cùng đọc" trên kia? Và nếu Tân Hình Thức cũng chỉ nhắm vào một thiểu số đọc giả như thơ tự do, Tân Hình Thức có nên bài bác cái "tháp ngà" của thơ tự do?
    "Tháp ngà" hay không cũng không phải là một vấn đề của thơ tự do như một phương cách sáng tạo. Có những nhà thơ tự do "tháp ngà" và những nhà thơ tự do dấn thân. Có những người làm thơ tự do phục vụ sự quản chế và có những nhà thơ tự do không bao giờ thoả mãn với thứ tự do được cho phép. Cái không thuyết phục trong lập luận của Nguyễn Ðăng Thường là quy chiếu thơ tự do vào chỉ một vài trường hợp cá biệt. Cũng trong bài nói trên, Nguyễn Ðăng Thường trích dẫn thơ của Nguyễn Ðình Thi, Tố Hữu, và ca từ của Trịnh Công Sơn để ngụ ý về sự kém cỏi và diêm dúa của thơ tự do. Nhưng rõ ràng, những tác giả này không phải là những đại diện của thơ tự do Việt Nam, mặc dù họ nổi tiếng vì những lý do khác. Mà nói chung, thơ tự do không cần một đại diện nào cả. Chỉ có những nhà thơ tự do hay và vô số những nhà thơ tự do "cơm gạo". Thơ tự do không phải là một trường phái (school) hay chủ nghĩa duy nhất, mà nó đủ rộng để chứa đựng tất cả những trường phái và chủ nghĩa khác nhau. Trên tinh thần đó, Tân Hình Thức nên hài lòng với vai trò là một đóng góp vào thơ tự do hơn là tìm cách thay thế nó. Ngược lại, các nhà thơ tự do cũng nên mạnh dạn ứng dụng một số kỹ thuật mà Tân Hình Thức đề nghị, như kỹ thuật vắt dòng hiện cũng rất phổ biến trong thơ hiện đại Mỹ, vào những bài thơ tự do (như Nguyễn Quốc Chánh đã làm và Nguyễn Ðăng Thường trích lại). Nhưng ứng dụng một số kỹ thuật của Tân Hình Thức vào thơ tự do hình như không phải là điều mà những người chủ trương Tân Hình Thức khuyến khích. Họ tin rằng chỉ có làm thơ đúng mẫu Tân Hình Thức thì mới khá lên được.
    Nguyễn Ðăng Thường ngầm ví Tân Hình Thức như nhạc Rap. Tôi thấy nhạc Rap cũng không tệ. Có thể một ngày kia tôi sẽ thử làm một vài bài thơ Tân Hình Thức. Nhưng nhạc Rap mà tôi nghe nhất định phải là loại Rap được trình bày bởi những ca sĩ trẻ trung, sinh lực thật sự, chứ không phải bởi những ca sĩ "tươi mát hồn nhiên" chỉ bởi những bộ quần áo. Và cho dù nghe nhạc Rap, tôi nhất định sẽ không từ bỏ nhạc jazz hay rock.
  9. wingsca

    wingsca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    -Phan Nhiên Hạo
    Về Tân Hình Thức, Thơ Tự Do, và "tươi mát hồn nhiên"

    Không ai có thể phủ nhận nhiệt tình làm mới thơ ca của Khế Iêm và tạp chí Thơ. Tạp chí Thơ, trong khi cổ vũ Tân Hình Thức, vẫn là một tạp chí dân chủ quy tụ được nhiều phong cách khác nhau. Tính dân chủ đó, được thể hiện trong việc điều hành tạp chí Thơ và trong các tiếp xúc cá nhân, nhưng rất tiếc lại không được thể hiện trong các lý luận, biện giải về Tân Hình Thức của những người chủ trương. Mặc khác, bản thân các lý luận của Tân Hình Thức Việt Nam cũng khá lủng củng và mâu thuẫn.
    Trong bài "Những Nẻo Ðường Quá Khứ", sau khi dài dòng điểm qua lịch sử văn học từ thời Phục Hưng cho đến hiện đại, Khế Iêm kết luận: "Ðặng Ðình Hưng, Lê Ðạt, Thanh Tâm Tuyền đã từng bị chối bỏ, chẳng phải bởi những thế hệ đi trước, mà ngay cả nơi thế hệ đồng thời với họ. Lịch sử tái diễn, chúng ta sẽ hoài công tìm kiếm người đọc từ những thế hệ đi trước và đồng thời, và chỉ từ nơi những thế hệ đi sau, sống với thời đại cách mạng điện toán và đời sống thị dân. Và như những nhà thơ Tân hình thức Hoa Kỳ, giã từ thơ Ngôn ngữ, làm một cuộc chia tay thế hệ, không hề ngoảnh lại. Và chúng ta cũng không có chọn lựa nào khác." Trước hết Thanh Tâm Tuyền không phải là một nhà thơ bị chối bỏ trong thời đại của ông. Ông là người tiếng tăm ở Sài Gòn từ trước 1975, và hiện nay, trong khi đang còn sống tận bên Mỹ, tên tuổi ông đang là mốt ở miền Bắc. Ðặng Ðình Hưng và Lê Ðạt, nếu bị chối bỏ trước kia là do cơ chế chính trị, chứ không phải do sự phán định của giới văn học thực sự (không phải quan chức văn hoá), hay công chúng. Nếu Tân Hình Thức hôm nay có được một người làm thơ như Thanh Tâm Tuyền trước 1975, tôi chắc Tân Hình Thức không phải đợi đến thế hệ mai sau để được công nhận. Và quan trọng hơn, có thật là để thoát khỏi tình trạng bế tắc của thơ Việt Nam hiện nay, chúng ta không có một chọn lựa nào khác ngoài việc chia tay với thơ tự do để đi theo Tân Hình Thức? Tôi tin rằng để giải quyết tình trạng ì ạch của thơ và văn nghệ nói chung hiện nay, người ta phải dấn thân một cách can đảm hơn nhiều so với chuyện làm thơ theo thể này hay thể kia. Ðiều quan trọng cho văn chương là một môi trường trong đó người viết đựơc sáng tạo tự do và có công chúng. Nhưng đây là một đề tài khác.
    Những người chủ trương Tân Hình Thức tin rằng họ không chỉ cách tân "hình thức" của thơ, dù hình thức trong trường hợp này rất quan trọng, mà cũng đang mang đến một quan điểm thẩm mỹ tiên phong, "hậu hiện đại" cho thơ Việt Nam. Trong bài "Cảm Ơn Cái ***g Hạc Của Nguyễn Quốc Chánh", Nguyễn Ðăng Thường viết: " Người làm thơ THT thì dùng ngôn ngữ đời thường và hiện đại, trực tiếp, làm thơ cho mọi người cùng đọc, nên rất trân trọng đọc giả." Các nhà thơ Tân Hình Thức có trân trọng đọc giả không thì cũng còn tuỳ người. Theo nhận xét cá nhân, tôi thấy nhiều tác giả Tân Hình Thức có vẻ dễ dãi hơn là "trân trọng đọc giả". Mặc khác, những quan điểm của chủ nghĩa "hậu hiện đại", đặc biệt quan điểm chống lại "high art"của chủ nghĩa hiện đại, nếu được áp dụng một cách cực đoan, thường kéo nghệ thuật ra xa người đọc hơn là gần lại. "Naked Lunch" của Burroughs chẳng hạn, thật ra rất khó đọc. Một ví dụ dễ thấy khác là các tác phẩm sắp đặt "hậu hiện đại" xử dụng vật liệu và ngôn ngữ của đời sống hàng ngày nhưng cũng chẳng mấy ai hiểu. Bản thân "hậu hiện đại" là một khái niệm lỏng lẻo và gây nhiều tranh cãi. Ở những xứ xở mà sự hiểu biết lờ mờ ngự trị, nó dễ dàng biến thành một khái niệm tân kỳ dùng để che đậy sự dễ dãi, thoả hiệp với cái hiện tại bệ rạc, hoặc làm dáng trí thức. Nền tảng quan trọng nhất của "hậu hiện đại" là một xã hội tiêu thụ (consumer society) và một thái độ hội hè (celebrate) đối với hiện thực, là những điều hoàn toàn thiếu vắng trong xã hội Việt Nam lúc này, mặc dù hội hè trong sinh hoạt văn chương thì quá thừa. Mặc khác, nhiều yếu tố mà "hậu hiện đại" đề cao như sự ngắt quãng (discontinuity) hay sự vụn vỡ (fragmentation) là những yếu tố cũng đã được thể hiện bởi chủ nghĩa hiện đại. "Finnegans Wake" của James Joyce chẳng hạn, hoàn toàn "hậu hiện đại". Chính vì vậy, đã có những đề nghị thay khái niệm "hậu hiện đại" (post-modernism) bằng khái niệm "hiện đại đương thời" (comtemporaty modernism). "Hậu hiện đại" không có nghĩa là làm một cuộc chia tay không ngoảnh lại với quá khứ như Khế Iêm đề nghị. Nguyễn Ðăng Thường có vẻ dân chủ hơn khi nói rằng Tân Hình Thức đang làm một cuộc "nối vòng tay lớn" với quá khứ và các thể thơ khác, nhưng sự thật lại dè bỉu thơ tự do.
    Nhận xét về thơ tự do Việt Nam, Nguyễn Ðăng Thường viết: "Như vậy, nàng thơ tự do Việt chẳng khác gì một cô gái mặt bự son phấn, cố che đậy những nếp nhăn bằng sự diêm dúa, không còn cái tươi mát hồn nhiên của tuổi thanh xuân". Ðây là một nhận định chính xác, cho dù chua chát. Chỉ có điều nhận định này nên áp dụng chung cho toàn bộ thơ Việt hơn là chỉ thơ tự do. Vì thơ vần, kể cả thơ theo kiểu Tân Hình Thức, cho đến giờ phút này cũng không có vẻ gì đã được giải phẩu thẩm mỹ cho hết mấy cái nếp nhăn đó. Sự đổi mới của văn chương phải được tiến hành sâu xa hơn là sự đổi mới hình thức. Các nhà thơ Tân Hình Thức Việt Nam nói về đời sống hiện đại, xã hội điện toán, nhưng các sáng tác của họ vẫn thể hiện những cách nhìn và kinh nghiệm cũ kỹ. Không có gì thật sự hiện đại trong những sáng tác này, ngoại trừ lớp vỏ Tân Hình Thức được cải tạo lại từ một thể thơ đã khá lỗi thời. Sự đổi mới của văn chương phải đến từ những cảm nhận văn hoá mới mẻ như Ðinh Linh hay từ một ý thức văn nghệ tự do triệt để như của Nguyễn Quốc Chánh, chứ không phải đến từ những cái gạch chéo của Du Tử Lê hay những bài thơ vắt dòng của Tân Hình Thức.
    Mặc dù tuyên bố tính dân chủ và "hậu hiện đại" của Tân Hình Thức như trên, ở một đoạn khác, Nguyễn Ðăng Thường lại viết: "THT không ''chạy theo chiều chuộng thị hiếu tiêu dùng của người đọc'' vì THT chọn những đề tài mới lạ, thường không hợp khẩu vị độc giả. Không chỉ riêng thơ tự do, mà văn chương nghệ thuật nói chung luôn luôn phục vụ một thiểu số". Nói như vậy phải chăng là tự mâu thuẫn với tuyên bố "làm thơ cho mọi người cùng đọc" trên kia? Và nếu Tân Hình Thức cũng chỉ nhắm vào một thiểu số đọc giả như thơ tự do, Tân Hình Thức có nên bài bác cái "tháp ngà" của thơ tự do?
    "Tháp ngà" hay không cũng không phải là một vấn đề của thơ tự do như một phương cách sáng tạo. Có những nhà thơ tự do "tháp ngà" và những nhà thơ tự do dấn thân. Có những người làm thơ tự do phục vụ sự quản chế và có những nhà thơ tự do không bao giờ thoả mãn với thứ tự do được cho phép. Cái không thuyết phục trong lập luận của Nguyễn Ðăng Thường là quy chiếu thơ tự do vào chỉ một vài trường hợp cá biệt. Cũng trong bài nói trên, Nguyễn Ðăng Thường trích dẫn thơ của Nguyễn Ðình Thi, Tố Hữu, và ca từ của Trịnh Công Sơn để ngụ ý về sự kém cỏi và diêm dúa của thơ tự do. Nhưng rõ ràng, những tác giả này không phải là những đại diện của thơ tự do Việt Nam, mặc dù họ nổi tiếng vì những lý do khác. Mà nói chung, thơ tự do không cần một đại diện nào cả. Chỉ có những nhà thơ tự do hay và vô số những nhà thơ tự do "cơm gạo". Thơ tự do không phải là một trường phái (school) hay chủ nghĩa duy nhất, mà nó đủ rộng để chứa đựng tất cả những trường phái và chủ nghĩa khác nhau. Trên tinh thần đó, Tân Hình Thức nên hài lòng với vai trò là một đóng góp vào thơ tự do hơn là tìm cách thay thế nó. Ngược lại, các nhà thơ tự do cũng nên mạnh dạn ứng dụng một số kỹ thuật mà Tân Hình Thức đề nghị, như kỹ thuật vắt dòng hiện cũng rất phổ biến trong thơ hiện đại Mỹ, vào những bài thơ tự do (như Nguyễn Quốc Chánh đã làm và Nguyễn Ðăng Thường trích lại). Nhưng ứng dụng một số kỹ thuật của Tân Hình Thức vào thơ tự do hình như không phải là điều mà những người chủ trương Tân Hình Thức khuyến khích. Họ tin rằng chỉ có làm thơ đúng mẫu Tân Hình Thức thì mới khá lên được.
    Nguyễn Ðăng Thường ngầm ví Tân Hình Thức như nhạc Rap. Tôi thấy nhạc Rap cũng không tệ. Có thể một ngày kia tôi sẽ thử làm một vài bài thơ Tân Hình Thức. Nhưng nhạc Rap mà tôi nghe nhất định phải là loại Rap được trình bày bởi những ca sĩ trẻ trung, sinh lực thật sự, chứ không phải bởi những ca sĩ "tươi mát hồn nhiên" chỉ bởi những bộ quần áo. Và cho dù nghe nhạc Rap, tôi nhất định sẽ không từ bỏ nhạc jazz hay rock.
  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại
    ( Inrasara )
    Có lẽ cái đáng ghi nhận nhất của thơ ca cách mạng giai đoạn 1954?"1975, bên cạnh đề tài hay giọng điệu, là đưa được chất liệu ngôn ngữ đời thường (ở đây là cuộc chiến tranh thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa) vào thơ. Những vót chông, tải đạn, xe không kính, bụi Trường Sơn, nông trường? đã thực sự tham gia vào cuộc cách mạng thơ, đưa thơ Việt sang một chiều kích mới.
    Có thể nói thơ Việt giai đoạn này đã làm cuộc ly thân hẳn ngữ liệu cũ, ước lệ xưa. Không còn những bến cô liêu, mái tây, bâng khuâng? ở đây. Nếu có, chúng mang hồn vía khác, hàm nghĩa khác hẳn. Như ?onôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo? (Phạm Tiến Duật) chẳng hạn. Cũng có cỏ, suối, chim én, nai, chiếc nôi?, nhưng với Chế Lan Viên chúng đã khác:

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng, hai, chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

    (Tiếng hát con tàu)
    Chính nó, cùng với đề tài đương đại, đưa thơ đến thẳng với công chúng. Khiến mỗi bài/tập thơ thành công giai đoạn qua, tạo được một xúc động dây chuyền, có khi rất lớn.
    Thời đại khác, chất liệu ngôn ngữ thơ cũng phải khác.
    Không nên so sánh thời kì thơ của thế hệ nhà thơ tuổi 30-40 hôm nay với giai đoạn vừa qua. Xã hội chúng ta đang ngày càng phân mảnh, với lối nghĩ, lối sống khác nhau, ước mơ hay hoài bão khác nhau, quan điểm thẩm mỹ khác, thậm chí đối chọi nhau. Nhưng không phải vì thế mà kẻ làm thơ cho phép các ước lệ cũ có mặt trở lại.
    Văn chương tiếng Việt cổ điển - ngoài đại bộ phận ca dao và vài cá nhân độc sáng ở một vài tác phẩm độc đáo - đa phần là các sáng tác mang nặng ước lệ vay mượn. Từ ngôn từ, điển tích, cốt truyện cho đến thể thơ, cách nhìn, cách thể hiện. Chỉ khi các tài năng thơ lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương? xuất hiện, các ước lệ vay mượn (từ Trung Quốc) mới được dần dần từ bỏ, sau đó bị phong trào Thơ Mới loại bỏ gần hết.
    Rồi Thơ Mới lại sáng tạo ra một ước lệ khác. Và?
    Muốn có thơ về Mùa thu, chúng ta đã sẵn ước lệ: cảnh vật là gió heo may, trời se lạnh, mây mù, lá vàng rơi? / tâm trạng là nỗi (lại nỗi) cô đơn, buồn tàn thu, nhớ nhung xa vắng? (Ý của Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hậu hiện đại, NXB Văn nghệ, 2000, tr.152). Ước lệ của tháp Chàm, nếu không cô độc, đồi hoang, gạch rụng, gầy mòn vì mong đợi, khóc thương thời liệt oanh? thì là kiêu hãnh dân tộc, sừng sững tâm linh, sáng ngời, đậm đà bản sắc? Thơ về Mỹ nhân, ước lệ luôn giăng ra cái bẫy: má hồng, phận bạc, liễu yếu đào tơ, tóc thề, màu mắt em xanh, tà áo dài tha thướt, gót sen?
    Tất cả đều ở cạnh tay, kẻ làm thơ cứ việc ráp vào, thay đổi chút ít là xong? bài thơ. Một bài thơ đã được lập trình trước từ sương mù quá khứ, được vô thức cộng đồng chấp nhận, không có gì mới nên chẳng thể lay động ở tầng sâu thẳm tâm hồn người đọc. Và dĩ nhiên - chúng rất ít sáng tạo.
    Ví dụ gần nhất: trang thơ Văn nghệ trẻ số 351 của hai bạn thơ còn rất trẻ (xin nhấn mạnh - rất), chỉ ở các lớp cuối Phổ thông Trung học, về mùa thu - bỏ qua thể thơ 8/7 chữ được sử dụng - đầy dẫy hình ảnh cũ, ước lệ cũ: lá rơi vàng trước ngõ, mùa thu giăng lối, mây trắng, nắng vàng, nỗi buồn, hương cốm, dệt bông hoa cúc? Với chất liệu ngôn ngữ như thế, bài thơ không thể khá lên được, chứ đừng nói đến hy vọng rung động con tim, khối óc của đám đông công chúng. Thẩm mỹ thơ cũ đã quy định lối nghĩ của các em!
    Đừng tưởng đề tài cũ không thể không tạo ra được một bài thơ ?omới?. Hãy nghĩ đến Cézanne: trái núi quê ông quen thuộc đến cũ mèm, nhưng với cái nhìn mới, bằng thủ pháp nghệ thuật mới, ông đã biến chúng thành kiệt tác, đủ mở ra một chân trời sáng tạo cho các thế hệ sau ông.
    Chưa vội nói đến cái nhìn mới, ở đây yêu cầu trước tiên là học cách rũ bỏ cái cũ. Thế thôi, chúng ta vẫn chưa!
    Một trưng dẫn khá thú vị của nhà thơ Trần Tiến Dũng: hằng ngày ngóng tin người tình từ máy điện thoại hay computer, nhưng khi làm thơ họ lại vô tư viết đại loại như trông chờ tin nhạn! (Trần Tiến Dũng, Vật liệu của cảm xúc, tham luận tại Hội thảo Chuyển động trong thơ hôm nay, Hà Nội 18/9/2002).Tiếng reo của Mobi-fone bên hông hay dòng chữ khô khốc xuất hiện trong Inbox trước mắt, không làm ta xúc động hơn bóng nhạn mơ hồ nào tận nước Trung Hoa xa xôi cách ta đến cả chục thế kỷ ư?
    Thơ giả là thế, một sự giả rất thành thực, hình thành từ thuở còn ngồi ghế trung học, và dường như vẫn chưa có dấu hiệu nào hứa hẹn ta sẽ đứng lên để rời khỏi chiếc ghế ấy. Từ cái giả của sáng tác lây sang cái giả của cảm thụ, và chúng ta cứ thư thả gọi đó là thơ, một thứ thơ ?ođích thực?! Mặc thiên hạ đi tới đâu thì tới.
    Và mặc cho một vài người trong chúng ta đã dũng mãnh bước tới, từ mấy năm qua. Có thể kiệm chữ như một Trúc Thông:
    sau khi trải nỗi khổ to bằng thế giới
    mẹ nhỏ lại
    bằng đứa cháu kia thôi
    một cô bé tóc bạc.
    Còn đâu nước mắt khóc nỗi đau nào khác
    cũng vậy, chia vui
    mẹ như một từ
    ép lại.

    (Một ngọn đèn xanh, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr. 13)
    hay rậm lời như Nguyễn Quang Thiều:
    Thế kỷ hai mươi đã kết thúc và tôi không còn được nghe
    Những câu thơ của Người trong đêm Giáng sinh đầu tiên của thế kỷ mới
    Nhưng tôi vẫn nghe giọng nói của Người, khàn và vang dội
    Vọng từ ngôi sao xanh mọc phía ngọn đồi.

    Và trong mọi hoảng hốt, trong mọi tuyệt vọng
    Lại vang lên bài hát của những đứa trẻ thế gian
    Tôi tìm đến khu vườn, trút bỏ mọi ý nghĩ thống khổ
    Hát bài ca ban mai trong đau đớn của Người.

    (Viết thơ, NXB Thanh niên 2001, Bài thứ hai mươi hai, tr. 46)
    Từ những ý nghĩ - hình ảnh thơ đan xen táo bạo nhiều bất trắc của Nguyễn Quốc Chánh:
    Buổi chiều nhờn. Nó là cuống họng của một sinh vật đầm lầy đang nuốt chửng chúng ta. Bữa ăn dài hết một phần ba đời người. Suốt tuần hâm nóng. Thức ăn nguội tái chế từ những thế kỷ trước. Bố lạc dần vào góc hẹp. Không có một cú sút nào có thể đưa trái banh vào lưới. Bố thích những cú nốc trên khán đài. Nó truyền cảm hơn mọi vờ vịt. Nó tạo ra xung năng. Nó bứt những sợi ràng vô hình. Nó thả những hưng phấn mới.
    (Viết thơ, NXB Thanh niên 2001, Đi chơi, tr. 57)
    đến lối suy tư tuyến tính lớn tiếng của Nguyễn Hữu Hồng Minh:
    Tôi đi ra biển xanh
    thấy trên nước treo dọc những con cá
    Tôi đi vào thành phố
    thấy quảng trường treo dọc những cái đầu
    Tôi đi xiên nhà ga
    thấy treo dọc những chuyến tàu
    Tôi đi thẳng tương lai thấy treo dọc những mặt nạ.

    (Chất trụ, NXB Thuận Hóa - Huế, 2002, tr.83)
    Ở đây chúng ta chưa vội bàn cái hay/dở, mà chỉ muốn nhấn mạnh ở nỗ lực đi tìm tiếng nói thực, ngôn ngữ sống của các nhà thơ hôm nay.
    Thật khó yêu cầu sự độc sáng ở một nghệ sĩ thời hiện đại. Mỗi sáng tạo là một tiếp nhận - ý thức hay vô thức - cái đã qua. Nhưng khi cái đã qua quá thăm thẳm thì chúng sẽ lạc nhịp hay mất hút với hơi thở người cùng thời. Các điển tích chẳng hạn. Không phải đợi đến thời văn chương (của sự) cạn kiệt (the literature of exhaustion - chữ dùng của John Barth) ta mới biết đến văn bản sáng tác chỉ như một ?otấm khảm của những trích dẫn? (mosaic of quotations); thực ra ông cha ta đã quen thuộc với nó từ rất lâu rồi, dù ý thức có khác nhau. Việc sử dụng điển cố là một minh chứng. Để tạo độ nén của từ và nhất là, tính hàm súc của câu / bài thơ.
    Nhưng thời đại hôm nay đã khác rồi. Chúng ta không thể và không được quyền tiếp tục quay lưng sống lùi để mà dùng lại chất liệu ngôn ngữ cũ, trong một thời đại thơ xa lơ xa lắc, dẫu nó có lớn hay mang vẻ ?ovĩnh cửu? đến đâu. Trống Tràng Thành với núi Thái Sơn, vó ngựa biên thùy hoặc thậm chí cả nón lá nghiêng che, những cánh cò, tà huy, vô thường? cũng thế. Chúng xa lạ và đang rất lạc lõng với dòng sống sôi động hôm nay nên khó có thể chuyên chở nổi tẻo teo cảm xúc của đại chúng rộng lớn. Do đó, chúng ở ngoài tầm mong đợi (horizon of expectations) của người đọc thời hiện đại. Trong lúc một đường bóng của Maradona, cái chết của công nương Diana, chế độ Taliban, sự kiện 11/9? mới chính là cái làm chao đảo thế giới chúng ta đang sống, tác động lên tâm hồn chúng ta, trực tiếp hay gián tiếp, quy định lối nghĩ của đại bộ phận nhân loại. Chúng xứng đáng/và chắc chắn sẽ là những ?ođiển cố? mới, tạo nên ước lệ mới cho thi ca hôm nay. Và cả ngày mai, có lẽ.
    ( Phụ san Thơ của tuần báo Văn nghệ, số 11 - 5/2004)

Chia sẻ trang này