1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THAM KHẢO | Tin tức, Lý luận, Phê bình Văn học nghệ thuật (NEW !!!mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi kienn79, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại
    ( Inrasara )
    Có lẽ cái đáng ghi nhận nhất của thơ ca cách mạng giai đoạn 1954?"1975, bên cạnh đề tài hay giọng điệu, là đưa được chất liệu ngôn ngữ đời thường (ở đây là cuộc chiến tranh thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa) vào thơ. Những vót chông, tải đạn, xe không kính, bụi Trường Sơn, nông trường? đã thực sự tham gia vào cuộc cách mạng thơ, đưa thơ Việt sang một chiều kích mới.
    Có thể nói thơ Việt giai đoạn này đã làm cuộc ly thân hẳn ngữ liệu cũ, ước lệ xưa. Không còn những bến cô liêu, mái tây, bâng khuâng? ở đây. Nếu có, chúng mang hồn vía khác, hàm nghĩa khác hẳn. Như ?onôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo? (Phạm Tiến Duật) chẳng hạn. Cũng có cỏ, suối, chim én, nai, chiếc nôi?, nhưng với Chế Lan Viên chúng đã khác:

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng, hai, chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

    (Tiếng hát con tàu)
    Chính nó, cùng với đề tài đương đại, đưa thơ đến thẳng với công chúng. Khiến mỗi bài/tập thơ thành công giai đoạn qua, tạo được một xúc động dây chuyền, có khi rất lớn.
    Thời đại khác, chất liệu ngôn ngữ thơ cũng phải khác.
    Không nên so sánh thời kì thơ của thế hệ nhà thơ tuổi 30-40 hôm nay với giai đoạn vừa qua. Xã hội chúng ta đang ngày càng phân mảnh, với lối nghĩ, lối sống khác nhau, ước mơ hay hoài bão khác nhau, quan điểm thẩm mỹ khác, thậm chí đối chọi nhau. Nhưng không phải vì thế mà kẻ làm thơ cho phép các ước lệ cũ có mặt trở lại.
    Văn chương tiếng Việt cổ điển - ngoài đại bộ phận ca dao và vài cá nhân độc sáng ở một vài tác phẩm độc đáo - đa phần là các sáng tác mang nặng ước lệ vay mượn. Từ ngôn từ, điển tích, cốt truyện cho đến thể thơ, cách nhìn, cách thể hiện. Chỉ khi các tài năng thơ lớn như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương? xuất hiện, các ước lệ vay mượn (từ Trung Quốc) mới được dần dần từ bỏ, sau đó bị phong trào Thơ Mới loại bỏ gần hết.
    Rồi Thơ Mới lại sáng tạo ra một ước lệ khác. Và?
    Muốn có thơ về Mùa thu, chúng ta đã sẵn ước lệ: cảnh vật là gió heo may, trời se lạnh, mây mù, lá vàng rơi? / tâm trạng là nỗi (lại nỗi) cô đơn, buồn tàn thu, nhớ nhung xa vắng? (Ý của Nguyễn Hưng Quốc, Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn hậu hiện đại, NXB Văn nghệ, 2000, tr.152). Ước lệ của tháp Chàm, nếu không cô độc, đồi hoang, gạch rụng, gầy mòn vì mong đợi, khóc thương thời liệt oanh? thì là kiêu hãnh dân tộc, sừng sững tâm linh, sáng ngời, đậm đà bản sắc? Thơ về Mỹ nhân, ước lệ luôn giăng ra cái bẫy: má hồng, phận bạc, liễu yếu đào tơ, tóc thề, màu mắt em xanh, tà áo dài tha thướt, gót sen?
    Tất cả đều ở cạnh tay, kẻ làm thơ cứ việc ráp vào, thay đổi chút ít là xong? bài thơ. Một bài thơ đã được lập trình trước từ sương mù quá khứ, được vô thức cộng đồng chấp nhận, không có gì mới nên chẳng thể lay động ở tầng sâu thẳm tâm hồn người đọc. Và dĩ nhiên - chúng rất ít sáng tạo.
    Ví dụ gần nhất: trang thơ Văn nghệ trẻ số 351 của hai bạn thơ còn rất trẻ (xin nhấn mạnh - rất), chỉ ở các lớp cuối Phổ thông Trung học, về mùa thu - bỏ qua thể thơ 8/7 chữ được sử dụng - đầy dẫy hình ảnh cũ, ước lệ cũ: lá rơi vàng trước ngõ, mùa thu giăng lối, mây trắng, nắng vàng, nỗi buồn, hương cốm, dệt bông hoa cúc? Với chất liệu ngôn ngữ như thế, bài thơ không thể khá lên được, chứ đừng nói đến hy vọng rung động con tim, khối óc của đám đông công chúng. Thẩm mỹ thơ cũ đã quy định lối nghĩ của các em!
    Đừng tưởng đề tài cũ không thể không tạo ra được một bài thơ ?omới?. Hãy nghĩ đến Cézanne: trái núi quê ông quen thuộc đến cũ mèm, nhưng với cái nhìn mới, bằng thủ pháp nghệ thuật mới, ông đã biến chúng thành kiệt tác, đủ mở ra một chân trời sáng tạo cho các thế hệ sau ông.
    Chưa vội nói đến cái nhìn mới, ở đây yêu cầu trước tiên là học cách rũ bỏ cái cũ. Thế thôi, chúng ta vẫn chưa!
    Một trưng dẫn khá thú vị của nhà thơ Trần Tiến Dũng: hằng ngày ngóng tin người tình từ máy điện thoại hay computer, nhưng khi làm thơ họ lại vô tư viết đại loại như trông chờ tin nhạn! (Trần Tiến Dũng, Vật liệu của cảm xúc, tham luận tại Hội thảo Chuyển động trong thơ hôm nay, Hà Nội 18/9/2002).Tiếng reo của Mobi-fone bên hông hay dòng chữ khô khốc xuất hiện trong Inbox trước mắt, không làm ta xúc động hơn bóng nhạn mơ hồ nào tận nước Trung Hoa xa xôi cách ta đến cả chục thế kỷ ư?
    Thơ giả là thế, một sự giả rất thành thực, hình thành từ thuở còn ngồi ghế trung học, và dường như vẫn chưa có dấu hiệu nào hứa hẹn ta sẽ đứng lên để rời khỏi chiếc ghế ấy. Từ cái giả của sáng tác lây sang cái giả của cảm thụ, và chúng ta cứ thư thả gọi đó là thơ, một thứ thơ ?ođích thực?! Mặc thiên hạ đi tới đâu thì tới.
    Và mặc cho một vài người trong chúng ta đã dũng mãnh bước tới, từ mấy năm qua. Có thể kiệm chữ như một Trúc Thông:
    sau khi trải nỗi khổ to bằng thế giới
    mẹ nhỏ lại
    bằng đứa cháu kia thôi
    một cô bé tóc bạc.
    Còn đâu nước mắt khóc nỗi đau nào khác
    cũng vậy, chia vui
    mẹ như một từ
    ép lại.

    (Một ngọn đèn xanh, NXB Hội Nhà văn, 2000, tr. 13)
    hay rậm lời như Nguyễn Quang Thiều:
    Thế kỷ hai mươi đã kết thúc và tôi không còn được nghe
    Những câu thơ của Người trong đêm Giáng sinh đầu tiên của thế kỷ mới
    Nhưng tôi vẫn nghe giọng nói của Người, khàn và vang dội
    Vọng từ ngôi sao xanh mọc phía ngọn đồi.

    Và trong mọi hoảng hốt, trong mọi tuyệt vọng
    Lại vang lên bài hát của những đứa trẻ thế gian
    Tôi tìm đến khu vườn, trút bỏ mọi ý nghĩ thống khổ
    Hát bài ca ban mai trong đau đớn của Người.

    (Viết thơ, NXB Thanh niên 2001, Bài thứ hai mươi hai, tr. 46)
    Từ những ý nghĩ - hình ảnh thơ đan xen táo bạo nhiều bất trắc của Nguyễn Quốc Chánh:
    Buổi chiều nhờn. Nó là cuống họng của một sinh vật đầm lầy đang nuốt chửng chúng ta. Bữa ăn dài hết một phần ba đời người. Suốt tuần hâm nóng. Thức ăn nguội tái chế từ những thế kỷ trước. Bố lạc dần vào góc hẹp. Không có một cú sút nào có thể đưa trái banh vào lưới. Bố thích những cú nốc trên khán đài. Nó truyền cảm hơn mọi vờ vịt. Nó tạo ra xung năng. Nó bứt những sợi ràng vô hình. Nó thả những hưng phấn mới.
    (Viết thơ, NXB Thanh niên 2001, Đi chơi, tr. 57)
    đến lối suy tư tuyến tính lớn tiếng của Nguyễn Hữu Hồng Minh:
    Tôi đi ra biển xanh
    thấy trên nước treo dọc những con cá
    Tôi đi vào thành phố
    thấy quảng trường treo dọc những cái đầu
    Tôi đi xiên nhà ga
    thấy treo dọc những chuyến tàu
    Tôi đi thẳng tương lai thấy treo dọc những mặt nạ.

    (Chất trụ, NXB Thuận Hóa - Huế, 2002, tr.83)
    Ở đây chúng ta chưa vội bàn cái hay/dở, mà chỉ muốn nhấn mạnh ở nỗ lực đi tìm tiếng nói thực, ngôn ngữ sống của các nhà thơ hôm nay.
    Thật khó yêu cầu sự độc sáng ở một nghệ sĩ thời hiện đại. Mỗi sáng tạo là một tiếp nhận - ý thức hay vô thức - cái đã qua. Nhưng khi cái đã qua quá thăm thẳm thì chúng sẽ lạc nhịp hay mất hút với hơi thở người cùng thời. Các điển tích chẳng hạn. Không phải đợi đến thời văn chương (của sự) cạn kiệt (the literature of exhaustion - chữ dùng của John Barth) ta mới biết đến văn bản sáng tác chỉ như một ?otấm khảm của những trích dẫn? (mosaic of quotations); thực ra ông cha ta đã quen thuộc với nó từ rất lâu rồi, dù ý thức có khác nhau. Việc sử dụng điển cố là một minh chứng. Để tạo độ nén của từ và nhất là, tính hàm súc của câu / bài thơ.
    Nhưng thời đại hôm nay đã khác rồi. Chúng ta không thể và không được quyền tiếp tục quay lưng sống lùi để mà dùng lại chất liệu ngôn ngữ cũ, trong một thời đại thơ xa lơ xa lắc, dẫu nó có lớn hay mang vẻ ?ovĩnh cửu? đến đâu. Trống Tràng Thành với núi Thái Sơn, vó ngựa biên thùy hoặc thậm chí cả nón lá nghiêng che, những cánh cò, tà huy, vô thường? cũng thế. Chúng xa lạ và đang rất lạc lõng với dòng sống sôi động hôm nay nên khó có thể chuyên chở nổi tẻo teo cảm xúc của đại chúng rộng lớn. Do đó, chúng ở ngoài tầm mong đợi (horizon of expectations) của người đọc thời hiện đại. Trong lúc một đường bóng của Maradona, cái chết của công nương Diana, chế độ Taliban, sự kiện 11/9? mới chính là cái làm chao đảo thế giới chúng ta đang sống, tác động lên tâm hồn chúng ta, trực tiếp hay gián tiếp, quy định lối nghĩ của đại bộ phận nhân loại. Chúng xứng đáng/và chắc chắn sẽ là những ?ođiển cố? mới, tạo nên ước lệ mới cho thi ca hôm nay. Và cả ngày mai, có lẽ.
    ( Phụ san Thơ của tuần báo Văn nghệ, số 11 - 5/2004)

  2. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lại chuyện mới cũ
    ( Vũ Phong Lưu )
    Có một số người do thói quen, do quán tính, do lười nhác, hay do... cái gì thì có trời mà biết, thích tự đóng khung mình vào một mô hình nào đó. Thấy người ta cách tân, người ta mới mẻ, người ta lạ, người ta hiện đại... thì cứ lắc đầu quầy quậy, cứ nhắm mắt bưng tai, cứ ?oem chã...?, mà khư khư cái lối mòn sáo, chữ nghĩa dở hơi, niêm luật hẹp hòi... Rồi dè bỉu, chê bai, mắng mỏ người ta bằng đủ các thứ ?othuật ngữ? nào là văn đánh đố, văn tắc tị, văn chợ giời, văn lai căng, văn chửi đổng... rồi văn tục, văn dâm, văn gãi ngứa, văn mất vệ sinh, văn đạp đổ...
    Những người này gọi là: ?odị ứng với cái mới?.
    Lại bị xếp vào hàng: ?obảo thủ?
    Lại bị đo bằng tính từ: ?olạc hậu?
    Lại có một số người do ngấy món cũ, do thích tìm tòi, do ưa của lạ, hay do... cái gì thì cũng có trời mà biết, không muốn tự đóng khung mình vào một mô hình nào đó. Thấy những cái đỉnh cũ đã có khối kẻ ngự rồi, nay dù có múa may, khua khoắng hết cách thì cùng lắm cũng chỉ mon men tới gấu quần, gấu áo người ta. Chứ còn trèo hẳn lên mà ngự trên những cái đỉnh ấy thì xem ra khó lắm. Bèn quẳng hết cả đi, tự mình (hoặc rủ rê nhau) lập ra những ?ođỉnh? mới lạ lẫm hơn, mờ mịt hơn, bí hiểm hơn... Rồi cũng tức khí mà chê mắng những kẻ không đi cùng đường với mình bằng đủ các thứ ?othuật ngữ? nào là văn cũ rích, văn học trò, văn kể lể, văn miễn phí, văn xào qua xào lại... rồi văn sáo, văn mòn, văn Tàu, văn nhai lại...
    Những người này gọi là: ?odị ứng với cái cũ?.
    Lại được xếp vào hàng: ?ocách tân?
    Lại được đo bằng tính từ: ?othời thượng?
    Ấy là toàn căn cứ vào phần ?onổi? của cái ?otảng băng? văn chương mà chia ra như thế. Chứ còn phần ?ochìm? của cái ?otảng băng? ấy (theo cách nói của Ernest Hemingway - hình như thế) thì chẳng mấy ai bàn bạc hay ngó ngàng tới làm gì. Cứ như thể văn chương tất tần tật hiện ra ở mặt chữ. Còn đằng sau chữ đương nhiên là... giấy trắng, ngoài ra không còn chi hết. Kẻ rách việc dù có đốt đèn, hay soi kính hiển vi cũng đừng hòng tìm thấy mảy may.
    Đã chia làm hai phe tân, cổ, tất có chuyện vác chữ nghĩa ?ochoảng? nhau, mang lý sự ra bẻ nhau, rồi dẫn chứng Đông thế này, Tây thế nọ... rồi hò hét, đốp chát... (lạy giời, đừng có đả kích, vu vạ, hay mạ lỵ nhau... là được rồi). Làm cho văn đàn khi thì nóng bức, náo nhiệt như một đám mổ bò, lúc lại mát mẻ, rì rào như tằm ăn rỗi. Thật là một bức tranh sinh động và đầy triển vọng.
    Một ?otrận đấu? không giới hạn thời gian, không chia thành hiệp, lại lẫn lộn ?ocầu thủ? với ?otrọng tài?. Khi thì thấy toàn cầu thủ, khi lại chỉ thấy trọng tài. Biến ảo như ma, vừa thấy là cầu thủ, thoắt cái biến thành trọng tài. Chỗ này đang ?ođóng vai? trọng tài, chỗ kia lại ?obiến? thành cầu thủ... Chỉ tội nghiệp cho ?okhán giả?, vừa rối rít, vừa tít mù, chẳng biết cổ vũ cho ?ođội? nào, cứ gọi là xoay như chong chóng. Vừa chợt cảm thấy có ?oquân địch? đâu đây, đến khi nhắm mắt lại, mở mắt ra, lại thấy toàn... quân mình cả.
    Chợt nhớ đến một câu chuyện diễn ra từ thời thượng cổ. Có hai người tự dưng rách việc nổi hứng cãi nhau chí chóe. Anh nào cũng nhất định rằng cái đình làng mình to hơn đình làng của anh kia và ngược lại. Cãi nhau mãi không ai chịu ai, cuối cùng phải đưa lên quan để phân xử. Quan cũng chịu không biết phân xử ra sao. Làm cách nào mà bê hai cái đình ấy đặt cạnh nhau để ngắm nghía, so sánh cho được. Có người bảo sao không dùng thước để đo. Chao ôi cái sự thước tấc trên đời, xem ra cũng chỉ tương đối mà thôi. Đến những vật sờ sờ ra như nhà cửa, vườn tược... mỗi lần đo lại một lần kết quả. Huống chi cái đình làng, nó lại nằm trong tâm khảm người ta. Thước tấc kia nếu lúc nào cũng làm được mọi điều cho ra nhẽ, thì câu chuyện cái đình ấy, đâu có còn truyền lại tới ngày nay. Vì thế mà hai kẻ rách việc ấy, cho đến tận bây giờ, có nhẽ vẫn còn đang... cãi nhau.
    Người viết bèn đem câu chuyện ngộ nghĩnh trên kể cho một bác nhà thơ xưa nay vốn rất hăng phê bình, rất hăng vừa ?otranh? vừa ?oluận?... với người ta nghe rồi bảo: ?okhông khéo cái chuyện thơ phú hay dở của bác, xem ra cũng từa tựa... cái đình làng?. Bác phản đối: ?oTôi đem lý luận, thi pháp, sự khách quan... ra để đánh giá. Chứ có đem thơ của tôi ra so sánh với thơ của họ đâu...? Chao ôi! bác không đem cái ?ođình? của mình ra so sánh. Nhưng một khi đã bảo ?ođình? của người ta bé nghĩa là đã có cái ?ođình? của bác lấp ló ở đâu đó rồi. Thậm chí nếu bác có rộng lượng mà khen cái ?ođình? của người ta ?oto?, thì người nghe cũng phải mặc nhiên hiểu rằng cái ?ođình? của bác còn... ?oto? hơn thế nữa.
    Chuyện đến đây có người hỏi: ?oVậy trên đời không có gì là ngã ngũ cả hay sao??. Xin thưa có đấy. Khi Đức Khổng Tử chia thiên hạ ra làm hai hạng: quân tử và tiểu nhân, có người muốn tuyển cái đám dưới quyền của mình toàn là quân tử, bèn lần lượt dắt từng người đến trước mặt Phu tử mà hỏi rằng: ?oThưa Phu tử, người này là quân tử hay tiểu nhân?? Trả lời: ?oLà quân tử!?. Cả ngàn người, đều một câu trả lời như vậy. Học trò thấy thế bèn thắc mắc: ?oThầy bảo trên đời có hai hạng quân tử, tiểu nhân, sao cả ngàn người thầy đều bảo là quân tử, chả lẽ kẻ tiểu nhân ít đến thế sao??. Trả lời: ?oỞ đời chia ra quân tử, tiểu nhân cũng tự nhiên như Trời, Đất chia ra âm dương vậy. Hễ có âm thì tất có dương và ngược lại. Có phải do căn cứ vào to hay bé, tốt hay xấu, giỏi hay ngu, thật thà hay lưu manh... gì mà chia ra đâu. Đây là việc mà con người không can dự vào được. Tách ra một đám toàn quân tử, thì đám ấy lại tự nhiên chia thành quân tử, tiểu nhân. Ngược lại, tách ra một đám toàn tiểu nhân, thì đám ấy cũng lại chia ra tiểu nhân, quân tử y như thế. Biết việc làm của người ta là không tưởng, thì trả lời thế nào cũng được mà thôi...?.
    Té ra loài người theo như Phu Tử lại có gì giống như... thanh nam châm có hai cực Nam, Bắc. Có chặt đôi ra, thì mỗi nửa lại chia ra: Nam, Bắc. Không cách nào tách riêng hai cái giống Nam, Bắc ấy ra được. Chúng vừa tách bạch, rõ ràng, lại vừa đeo chặt vào nhau. Thật là một quy tắc thú vị, tuy có lúc cũng hơi... buồn phiền một tí.
    Kẻ viết những dòng này vốn rất sợ ?omang tiếng? là lạc hậu, lại sẵn hâm mộ cách tân. Một hôm đi xem thi hoa hậu, thấy các nàng ai cũng xinh đẹp như Thúy Kiều, mê mẩn đến nỗi ù tai hoa mắt, đầu ngoắt đi, ngoắt lại như con đông tây bởi ngắm nàng nọ lại tiếc nàng kia (!). Hiềm nỗi mình người trần mắt thịt, khó mà phân biệt rạch ròi rằng ai đẹp hơn ai. Chợt nghĩ giá như bên cạnh mỗi ?oThúy Kiều? kia, có một nàng... ?oThị Nở? làm nền cho thì ngay lập tức, sự xấu đẹp trở nên minh bạch biết dường nào. Từ đó mới ?ongộ? ra một điều sở dĩ gọi là ?oThúy Kiều?, bởi trên đời luôn có... ?oThị Nở?. Không có các ?oThị Nở? thì cũng không có các ?oThúy Kiều? và ngược lại. Cái ?ođẹp? cần bao nhiêu thì cái ?okhông đẹp? cũng cần bấy nhiêu. Các ?oThúy Kiều? đừng có giận dỗi nhé. Nói thực, các ?onàng? không những phải biết ơn sự ?otồn tại khách quan? của các ?oThị Nở?, mà còn phải hiểu rằng ?ovai trò? của các ?oThị Nở? trong cuộc sống này cũng có trọng lượng... tương đương các ?onàng? đấy, không kém một phân.
    Thế rồi quanh quẩn cứ tưởng cái sự ?ongộ? kia của mình là mới mẻ, là ghê gớm lắm. Té ra có người đã thấu hết cái lẽ ấy từ... hơn hai ngàn năm về trước. Vị Lão Tử đó được suy tôn là người khôn ngoan nhất cổ kim cũng đáng thôi, khi Ngài ?obảo? rằng: ?ohữu vô tương sanh, nan dị tương thành, trường đoản tương khuynh...?. Thật là đơn giản đến... kinh dị. Hai khái niệm ?ocó? và ?okhông? cùng sinh ra một lúc, sở dĩ bảo rằng ?ocó? bởi vì có cái sự ?okhông?, nếu không thế thì lấy gì so sánh... Tương tự như vậy đối với ?odễ, khó?, ?odài, ngắn?... Cả cái sự ?ođẹp, xấu?, ?ohay, dở?, cũ, mới?, ?ogiầu, nghèo?, ?ono, đói?, ?obảo thủ, cách tân? vân vân và... vân vân, cũng... rứa mà thôi. Phép ?obiện chứng? ấy đúng với tuốt tuột vạn sự trên đời.
    Lẩn thẩn thế mà có khi lại hóa hay. Sự đời đâm ra... nhẹ như lông hồng. Các bác văn hay xin đừng mắng chúng em làm ra văn dở. Nếu không có văn dở chúng em, thì văn các bác so với cái gì mà hay ho đến thế. Các bác ?ocổ điển? cứ yên tâm mà thành ?ocổ điển?, bởi đã có cả thế hệ ?ocách tân? đây rồi. Ngay những anh (chị) cách tân già non, bánh tẻ... đủ loại kia, cũng nhờ có những bậc ?ocũ xì? mà mình thành ra mới, thành ra thời thượng đấy thôi. Mà chắc gì thời thượng được bao lăm, biết đâu sáng mai mở mắt ra, đã thấy mình lạc hậu thì sao? Có khi đấy lại là điềm may cho cả một nền văn hiến. Cái ?otuyệt đối? là sự cáo chung của mọi nền văn minh. Chính cái ?otương đối? kia mới làm cho văn minh sống động, có khi lao nhanh về phía trước, có khi giật lùi... nhưng chẳng bao giờ đứng im một chỗ. Tất nhiên, tiến tới cái hay, cái mới luôn luôn là mong ước của tất thảy mọi người.
    Tóm lại là ta ?ocần? cho nhau lắm lắm. Vậy thì... hỡi những quý vị ?ohay? và các quý ngài ?odở?, hỡi những quý vị bảo thủ và các quý ngài cách tân... hãy nắm tay nhau, nào ta cùng... tiến lên!
    10/2004 - Evăn - VnExpress
  3. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Lại chuyện mới cũ
    ( Vũ Phong Lưu )
    Có một số người do thói quen, do quán tính, do lười nhác, hay do... cái gì thì có trời mà biết, thích tự đóng khung mình vào một mô hình nào đó. Thấy người ta cách tân, người ta mới mẻ, người ta lạ, người ta hiện đại... thì cứ lắc đầu quầy quậy, cứ nhắm mắt bưng tai, cứ ?oem chã...?, mà khư khư cái lối mòn sáo, chữ nghĩa dở hơi, niêm luật hẹp hòi... Rồi dè bỉu, chê bai, mắng mỏ người ta bằng đủ các thứ ?othuật ngữ? nào là văn đánh đố, văn tắc tị, văn chợ giời, văn lai căng, văn chửi đổng... rồi văn tục, văn dâm, văn gãi ngứa, văn mất vệ sinh, văn đạp đổ...
    Những người này gọi là: ?odị ứng với cái mới?.
    Lại bị xếp vào hàng: ?obảo thủ?
    Lại bị đo bằng tính từ: ?olạc hậu?
    Lại có một số người do ngấy món cũ, do thích tìm tòi, do ưa của lạ, hay do... cái gì thì cũng có trời mà biết, không muốn tự đóng khung mình vào một mô hình nào đó. Thấy những cái đỉnh cũ đã có khối kẻ ngự rồi, nay dù có múa may, khua khoắng hết cách thì cùng lắm cũng chỉ mon men tới gấu quần, gấu áo người ta. Chứ còn trèo hẳn lên mà ngự trên những cái đỉnh ấy thì xem ra khó lắm. Bèn quẳng hết cả đi, tự mình (hoặc rủ rê nhau) lập ra những ?ođỉnh? mới lạ lẫm hơn, mờ mịt hơn, bí hiểm hơn... Rồi cũng tức khí mà chê mắng những kẻ không đi cùng đường với mình bằng đủ các thứ ?othuật ngữ? nào là văn cũ rích, văn học trò, văn kể lể, văn miễn phí, văn xào qua xào lại... rồi văn sáo, văn mòn, văn Tàu, văn nhai lại...
    Những người này gọi là: ?odị ứng với cái cũ?.
    Lại được xếp vào hàng: ?ocách tân?
    Lại được đo bằng tính từ: ?othời thượng?
    Ấy là toàn căn cứ vào phần ?onổi? của cái ?otảng băng? văn chương mà chia ra như thế. Chứ còn phần ?ochìm? của cái ?otảng băng? ấy (theo cách nói của Ernest Hemingway - hình như thế) thì chẳng mấy ai bàn bạc hay ngó ngàng tới làm gì. Cứ như thể văn chương tất tần tật hiện ra ở mặt chữ. Còn đằng sau chữ đương nhiên là... giấy trắng, ngoài ra không còn chi hết. Kẻ rách việc dù có đốt đèn, hay soi kính hiển vi cũng đừng hòng tìm thấy mảy may.
    Đã chia làm hai phe tân, cổ, tất có chuyện vác chữ nghĩa ?ochoảng? nhau, mang lý sự ra bẻ nhau, rồi dẫn chứng Đông thế này, Tây thế nọ... rồi hò hét, đốp chát... (lạy giời, đừng có đả kích, vu vạ, hay mạ lỵ nhau... là được rồi). Làm cho văn đàn khi thì nóng bức, náo nhiệt như một đám mổ bò, lúc lại mát mẻ, rì rào như tằm ăn rỗi. Thật là một bức tranh sinh động và đầy triển vọng.
    Một ?otrận đấu? không giới hạn thời gian, không chia thành hiệp, lại lẫn lộn ?ocầu thủ? với ?otrọng tài?. Khi thì thấy toàn cầu thủ, khi lại chỉ thấy trọng tài. Biến ảo như ma, vừa thấy là cầu thủ, thoắt cái biến thành trọng tài. Chỗ này đang ?ođóng vai? trọng tài, chỗ kia lại ?obiến? thành cầu thủ... Chỉ tội nghiệp cho ?okhán giả?, vừa rối rít, vừa tít mù, chẳng biết cổ vũ cho ?ođội? nào, cứ gọi là xoay như chong chóng. Vừa chợt cảm thấy có ?oquân địch? đâu đây, đến khi nhắm mắt lại, mở mắt ra, lại thấy toàn... quân mình cả.
    Chợt nhớ đến một câu chuyện diễn ra từ thời thượng cổ. Có hai người tự dưng rách việc nổi hứng cãi nhau chí chóe. Anh nào cũng nhất định rằng cái đình làng mình to hơn đình làng của anh kia và ngược lại. Cãi nhau mãi không ai chịu ai, cuối cùng phải đưa lên quan để phân xử. Quan cũng chịu không biết phân xử ra sao. Làm cách nào mà bê hai cái đình ấy đặt cạnh nhau để ngắm nghía, so sánh cho được. Có người bảo sao không dùng thước để đo. Chao ôi cái sự thước tấc trên đời, xem ra cũng chỉ tương đối mà thôi. Đến những vật sờ sờ ra như nhà cửa, vườn tược... mỗi lần đo lại một lần kết quả. Huống chi cái đình làng, nó lại nằm trong tâm khảm người ta. Thước tấc kia nếu lúc nào cũng làm được mọi điều cho ra nhẽ, thì câu chuyện cái đình ấy, đâu có còn truyền lại tới ngày nay. Vì thế mà hai kẻ rách việc ấy, cho đến tận bây giờ, có nhẽ vẫn còn đang... cãi nhau.
    Người viết bèn đem câu chuyện ngộ nghĩnh trên kể cho một bác nhà thơ xưa nay vốn rất hăng phê bình, rất hăng vừa ?otranh? vừa ?oluận?... với người ta nghe rồi bảo: ?okhông khéo cái chuyện thơ phú hay dở của bác, xem ra cũng từa tựa... cái đình làng?. Bác phản đối: ?oTôi đem lý luận, thi pháp, sự khách quan... ra để đánh giá. Chứ có đem thơ của tôi ra so sánh với thơ của họ đâu...? Chao ôi! bác không đem cái ?ođình? của mình ra so sánh. Nhưng một khi đã bảo ?ođình? của người ta bé nghĩa là đã có cái ?ođình? của bác lấp ló ở đâu đó rồi. Thậm chí nếu bác có rộng lượng mà khen cái ?ođình? của người ta ?oto?, thì người nghe cũng phải mặc nhiên hiểu rằng cái ?ođình? của bác còn... ?oto? hơn thế nữa.
    Chuyện đến đây có người hỏi: ?oVậy trên đời không có gì là ngã ngũ cả hay sao??. Xin thưa có đấy. Khi Đức Khổng Tử chia thiên hạ ra làm hai hạng: quân tử và tiểu nhân, có người muốn tuyển cái đám dưới quyền của mình toàn là quân tử, bèn lần lượt dắt từng người đến trước mặt Phu tử mà hỏi rằng: ?oThưa Phu tử, người này là quân tử hay tiểu nhân?? Trả lời: ?oLà quân tử!?. Cả ngàn người, đều một câu trả lời như vậy. Học trò thấy thế bèn thắc mắc: ?oThầy bảo trên đời có hai hạng quân tử, tiểu nhân, sao cả ngàn người thầy đều bảo là quân tử, chả lẽ kẻ tiểu nhân ít đến thế sao??. Trả lời: ?oỞ đời chia ra quân tử, tiểu nhân cũng tự nhiên như Trời, Đất chia ra âm dương vậy. Hễ có âm thì tất có dương và ngược lại. Có phải do căn cứ vào to hay bé, tốt hay xấu, giỏi hay ngu, thật thà hay lưu manh... gì mà chia ra đâu. Đây là việc mà con người không can dự vào được. Tách ra một đám toàn quân tử, thì đám ấy lại tự nhiên chia thành quân tử, tiểu nhân. Ngược lại, tách ra một đám toàn tiểu nhân, thì đám ấy cũng lại chia ra tiểu nhân, quân tử y như thế. Biết việc làm của người ta là không tưởng, thì trả lời thế nào cũng được mà thôi...?.
    Té ra loài người theo như Phu Tử lại có gì giống như... thanh nam châm có hai cực Nam, Bắc. Có chặt đôi ra, thì mỗi nửa lại chia ra: Nam, Bắc. Không cách nào tách riêng hai cái giống Nam, Bắc ấy ra được. Chúng vừa tách bạch, rõ ràng, lại vừa đeo chặt vào nhau. Thật là một quy tắc thú vị, tuy có lúc cũng hơi... buồn phiền một tí.
    Kẻ viết những dòng này vốn rất sợ ?omang tiếng? là lạc hậu, lại sẵn hâm mộ cách tân. Một hôm đi xem thi hoa hậu, thấy các nàng ai cũng xinh đẹp như Thúy Kiều, mê mẩn đến nỗi ù tai hoa mắt, đầu ngoắt đi, ngoắt lại như con đông tây bởi ngắm nàng nọ lại tiếc nàng kia (!). Hiềm nỗi mình người trần mắt thịt, khó mà phân biệt rạch ròi rằng ai đẹp hơn ai. Chợt nghĩ giá như bên cạnh mỗi ?oThúy Kiều? kia, có một nàng... ?oThị Nở? làm nền cho thì ngay lập tức, sự xấu đẹp trở nên minh bạch biết dường nào. Từ đó mới ?ongộ? ra một điều sở dĩ gọi là ?oThúy Kiều?, bởi trên đời luôn có... ?oThị Nở?. Không có các ?oThị Nở? thì cũng không có các ?oThúy Kiều? và ngược lại. Cái ?ođẹp? cần bao nhiêu thì cái ?okhông đẹp? cũng cần bấy nhiêu. Các ?oThúy Kiều? đừng có giận dỗi nhé. Nói thực, các ?onàng? không những phải biết ơn sự ?otồn tại khách quan? của các ?oThị Nở?, mà còn phải hiểu rằng ?ovai trò? của các ?oThị Nở? trong cuộc sống này cũng có trọng lượng... tương đương các ?onàng? đấy, không kém một phân.
    Thế rồi quanh quẩn cứ tưởng cái sự ?ongộ? kia của mình là mới mẻ, là ghê gớm lắm. Té ra có người đã thấu hết cái lẽ ấy từ... hơn hai ngàn năm về trước. Vị Lão Tử đó được suy tôn là người khôn ngoan nhất cổ kim cũng đáng thôi, khi Ngài ?obảo? rằng: ?ohữu vô tương sanh, nan dị tương thành, trường đoản tương khuynh...?. Thật là đơn giản đến... kinh dị. Hai khái niệm ?ocó? và ?okhông? cùng sinh ra một lúc, sở dĩ bảo rằng ?ocó? bởi vì có cái sự ?okhông?, nếu không thế thì lấy gì so sánh... Tương tự như vậy đối với ?odễ, khó?, ?odài, ngắn?... Cả cái sự ?ođẹp, xấu?, ?ohay, dở?, cũ, mới?, ?ogiầu, nghèo?, ?ono, đói?, ?obảo thủ, cách tân? vân vân và... vân vân, cũng... rứa mà thôi. Phép ?obiện chứng? ấy đúng với tuốt tuột vạn sự trên đời.
    Lẩn thẩn thế mà có khi lại hóa hay. Sự đời đâm ra... nhẹ như lông hồng. Các bác văn hay xin đừng mắng chúng em làm ra văn dở. Nếu không có văn dở chúng em, thì văn các bác so với cái gì mà hay ho đến thế. Các bác ?ocổ điển? cứ yên tâm mà thành ?ocổ điển?, bởi đã có cả thế hệ ?ocách tân? đây rồi. Ngay những anh (chị) cách tân già non, bánh tẻ... đủ loại kia, cũng nhờ có những bậc ?ocũ xì? mà mình thành ra mới, thành ra thời thượng đấy thôi. Mà chắc gì thời thượng được bao lăm, biết đâu sáng mai mở mắt ra, đã thấy mình lạc hậu thì sao? Có khi đấy lại là điềm may cho cả một nền văn hiến. Cái ?otuyệt đối? là sự cáo chung của mọi nền văn minh. Chính cái ?otương đối? kia mới làm cho văn minh sống động, có khi lao nhanh về phía trước, có khi giật lùi... nhưng chẳng bao giờ đứng im một chỗ. Tất nhiên, tiến tới cái hay, cái mới luôn luôn là mong ước của tất thảy mọi người.
    Tóm lại là ta ?ocần? cho nhau lắm lắm. Vậy thì... hỡi những quý vị ?ohay? và các quý ngài ?odở?, hỡi những quý vị bảo thủ và các quý ngài cách tân... hãy nắm tay nhau, nào ta cùng... tiến lên!
    10/2004 - Evăn - VnExpress
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sự mặc khải của thi ca
    Trần Mạnh Hảo
    I. Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại
    Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
    Thi ca và tình yêu do đó đã được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, thì phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và tình yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua hình tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden còn quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế. Bởi vì trong buổi bình minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào tình yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát tìm về thời ấu thơ của mình trong vườn địa đàng ký ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đình vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt mình với một đám mây, con bò hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài hòa mà phân thân.
    Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dã thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ý thức đã ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hãi vô cùng trước hư vô và cõi chết. Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đã rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo hình ảnh của mình, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa hình ảnh của mình là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đã được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đã thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca.
    Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hy Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha mình là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đã hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đã được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hy Lạp. Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đã rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đã không rời bỏ con người. Thi ca đã hóa thân thành nàng Pelenop, luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đã từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lãng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca.
    II. Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp
    Trong cuốn "Thi Pháp", Aristote đã gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét gì đó hao hao với khái niệm Đạo của Lão Tử, mặc dù chữ Đạo của Lão có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đã được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lão chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ý niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua hình ảnh ngôn từ, trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về mình để nói về thi ca: "Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ, tôi đỡ đẻ cho những bộ óc".
    Thi ca - bà đỡ kỳ diệu của triết học, đã tìm ra phép cắt rốn cho niềm siêu hình tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. Vì vậy, chúng ta dễ giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn minh Hy Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ.
    Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomed... nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đã tìm đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của tình nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người tìm ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đã dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầây mộng mơ và lãng mạn.
    Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai...hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại. Bởi vì thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại còn sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không còn, thì đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lão của con người thì thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đã nhìn ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. Vì mãi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đã sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính vì vậy, cái Đẹp đã được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ.
    III. Thi ca trong đời sống tâm linh người Việt
    Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người bình dân đã chứng tỏ vai trò của thi ca trong đời sống xã hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đã mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới - tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đã để sẵn một bàn tay dìu dắt. Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người tìm cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn mình, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca tìm đến với con người không phải bằng nỗi sợ hãi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất tình nhân, an ủi mà không thương hại, trìu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mã bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà còn cần được giải mã bằng đức tin và niềm hy vọng.
    Người ta chắp tay để: "Lạy ông Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều..." như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hy sinh, thậm chí yếu đuối thiệt thòi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là "thập loại chúng sinh", cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết, giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp "văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.
    Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam, thi ca đã xuất hiện cùng với tuổi bình minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đã làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi ký gởi ký ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca còn đóng vai trò như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội tìm lại hình ảnh mình trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy, trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ Âu Cơ, của biển ru bờ. Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng hình tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ mãi mãi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành trình thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận...Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đình chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất hình chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước.
    Dân tộc chúng ta đã tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu hình, mà còn cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lão Trang truyền qua nước ta sau khi đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đã tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hóa thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền, hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng? Cuộc đi tìm Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi tìm chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lý đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư... Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lão Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dã, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lã Đinh Hương, Lý Phật Mã... Thi ca đã biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai trò tín đồ hay sư sãi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong lòng siêu hình hư tưởng.
    Thi ca - con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến mình thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã chứng tỏ vai trò, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược quả là to lớn. Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn "Gia huấn ca", Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc...Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gia đình và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc.
    Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đã xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đã song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đã góp phần to lớn trong sự hình thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là dòng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca mãi mãi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu..
    ( Trích từ Văn học - Phê bình - Tranh luận, Nxb. Lao Động, Hà Nội, 10/2004 )
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Sự mặc khải của thi ca
    Trần Mạnh Hảo
    I. Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại
    Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.
    Thi ca và tình yêu do đó đã được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, thì phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và tình yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua hình tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden còn quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế. Bởi vì trong buổi bình minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào tình yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát tìm về thời ấu thơ của mình trong vườn địa đàng ký ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đình vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt mình với một đám mây, con bò hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài hòa mà phân thân.
    Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dã thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ý thức đã ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hãi vô cùng trước hư vô và cõi chết. Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đã rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo hình ảnh của mình, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa hình ảnh của mình là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đã được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đã thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca.
    Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hy Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha mình là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đã hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đã được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hy Lạp. Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đã rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đã không rời bỏ con người. Thi ca đã hóa thân thành nàng Pelenop, luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đã từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lãng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca.
    II. Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp
    Trong cuốn "Thi Pháp", Aristote đã gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét gì đó hao hao với khái niệm Đạo của Lão Tử, mặc dù chữ Đạo của Lão có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đã được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lão chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ý niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua hình ảnh ngôn từ, trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về mình để nói về thi ca: "Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ, tôi đỡ đẻ cho những bộ óc".
    Thi ca - bà đỡ kỳ diệu của triết học, đã tìm ra phép cắt rốn cho niềm siêu hình tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. Vì vậy, chúng ta dễ giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn minh Hy Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ.
    Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomed... nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đã tìm đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của tình nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người tìm ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đã dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầây mộng mơ và lãng mạn.
    Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai...hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại. Bởi vì thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại còn sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không còn, thì đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lão của con người thì thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đã nhìn ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. Vì mãi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đã sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính vì vậy, cái Đẹp đã được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ.
    III. Thi ca trong đời sống tâm linh người Việt
    Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người bình dân đã chứng tỏ vai trò của thi ca trong đời sống xã hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đã mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới - tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đã để sẵn một bàn tay dìu dắt. Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người tìm cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn mình, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca tìm đến với con người không phải bằng nỗi sợ hãi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất tình nhân, an ủi mà không thương hại, trìu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mã bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà còn cần được giải mã bằng đức tin và niềm hy vọng.
    Người ta chắp tay để: "Lạy ông Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều..." như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hy sinh, thậm chí yếu đuối thiệt thòi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là "thập loại chúng sinh", cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết, giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp "văn tế thập loại chúng sinh" của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.
    Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam, thi ca đã xuất hiện cùng với tuổi bình minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đã làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi ký gởi ký ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca còn đóng vai trò như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội tìm lại hình ảnh mình trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy, trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ Âu Cơ, của biển ru bờ. Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng hình tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ mãi mãi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành trình thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận...Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đình chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất hình chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước.
    Dân tộc chúng ta đã tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu hình, mà còn cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lão Trang truyền qua nước ta sau khi đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đã tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hóa thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền, hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng? Cuộc đi tìm Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi tìm chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lý đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư... Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lão Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dã, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lã Đinh Hương, Lý Phật Mã... Thi ca đã biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai trò tín đồ hay sư sãi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong lòng siêu hình hư tưởng.
    Thi ca - con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến mình thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã chứng tỏ vai trò, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược quả là to lớn. Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn "Gia huấn ca", Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc...Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gia đình và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc.
    Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đã xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đã song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đã góp phần to lớn trong sự hình thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là dòng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca mãi mãi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu..
    ( Trích từ Văn học - Phê bình - Tranh luận, Nxb. Lao Động, Hà Nội, 10/2004 )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến : " Lấy thơ làm sự cứu rỗi "

    ''Bất chợt có lúc nào đó đối diện với riêng mình, bạn sẽ nhận ra mình giống một "chú ngựa đêm" bất kham và lãng mạn đang thao thức trong "đáy nước sâu" của tâm hồn", Nguyễn Việt Chiến nói về tập thơ mới nhất "Những con ngựa đêm" vừa đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội.
    - Tại sao anh lại chọn tựa đề cho tập thơ là " Những con ngựa đêm"?
    - Tôi lấy tên bài thơ Những con ngựa đêm và trăng để làm tựa. Đây là một trong những bài thơ đáng chú ý, bởi nó đã mở ra một hướng viết mới trong cách tiếp cận đời sống ngôn ngữ thơ của tôi. Nói như nhà thơ Trúc Thông: "Làm gì có ngựa thật, đó là ảo giác thi sĩ vụt loé ở một khoảnh khắc quý hiếm đã được diễn tấu bằng một sự say sưa với tiết tấu như thế, sự chuyển động hình ảnh và dừng lại bất ngờ như thế. Những con ngựa đêm - tên tập thơ là một ẩn dụ mang tính tuyên ngôn của Nguyễn Việt Chiến về cách sáng tạo thơ theo lối của riêng anh. Nghĩa là được quyền tự do "mơ ngủ", nhập đồng liên tưởng như phi lý, ngôn từ nhiều khi như tự động rời khỏi ngòi bút, dẫn đi". Vậy có thể tạm nhận xét đây là một "lối chơi" ngôn ngữ mang dấu ấn phong cách thơ của tôi. Bài thơ Những con ngựa đêm và trăng phải đọc ở dạng nguyên bản, không cắt xén mới thấy được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
    - Hình tượng những chú ngựa đêm không mấy ngoan hiền lại được so sánh với hình tượng "em trong thơ anh". Cảm hứng ấy đến với anh như thế nào?
    - Tại sao lại không thể so sánh hình tượng Ngựa đêm và Em được nhỉ? Bạn đừng đòi hỏi sự hợp lý khi đọc tập thơ này của tôi. Nhưng xin chú ý, trong bài thơ của tôi, hình tượng Em được nhắc tới ở cuối bài như một ánh trăng xanh và bạn hãy thử liên tưởng trên một cánh đồng đêm đầy sao ở đâu đó, thì vầng trăng đầu tháng cũng giống như một chú ngựa đêm đấy chứ! Nó đang ngẫm ngợi gì nhỉ? Chỉ có sao trời và các nhà thơ mới biết được thôi. Cảm hứng đã đến với tôi vào một đêm trăng để viết bài thơ này.
    - Trăng là hình ảnh dễ gặp nhất trong "Những con ngựa đêm", nó có gắn liền với một kỷ niệm nào đó của anh hay đó là một ám ảnh?
    - Đã có một bạn yêu thơ "thống kê" trong tập Những con ngựa đêm có tới 200 từ "đêm" và "trăng". Với tôi, ánh trăng là sự cứu rỗi. Cuộc sống đời thường náo động và công việc làm báo cứa làm cho dây đàn "cảm xúc" của tôi căng hết lên (tới độ bất an!), khiến tôi phải "trốn" mình vào thiên nhiên, vào đêm yên tĩnh để có được khoảnh khắc một mình lặng lẽ đối diện với ánh trăng mà cảm nhận một cách cô đơn và thanh bình. Khi đối diện với thứ "ánh sáng" ấy, tôi nhìn thấy được mình như câu thơ này: "Trong cái sa mạc mênh mênh mông của bóng đêm/Còn sót lại duy nhất một giếng nước ngọt/Trăng - Thứ ánh sáng có thể uống được nhưng không dễ đem cho". Tôi đã lấy thơ làm sự cứu rỗi (ngoài "trăng") để cân bằng đời sống "công nghiệp" của thời hiện đại.
    - Rất nhiều nhà thơ trẻ hiện có những cách tân nhưng không dễ chấp nhận, còn quan điểm của anh?
    - Tôi cổ vũ mọi sự cách tân trong thơ hôm nay, nhưng không phải là sự cách tân dẫn chúng ta đến chỗ "bế tắc". Rõ ràng thế hệ mới phải tìm cho mình một phong cách nghệ thuật mới. Và vì từ lâu thơ ca đã được coi như một thứ nhạc cụ của tâm hồn, để tấu vọng lên nỗi đam mê khắc khoải của con người muốn tụng ca cái đẹp và chia sẻ với nỗi khổ đau mất mát của mỗi số phận. Thơ là cuộc đối thoại của con người với thời đại của mình, là sự thức tỉnh của những tâm trạng và tình cảm đang tự hoàn thiện bên trong mỗi con người. Nói theo Rít-Xốt: "Nếu công việc của nhà thơ có được một số giá trị nào đấy, thì những giá trị ấy biểu hiện ở chỗ - ta đã đi vào những đau khổ của kiếp người, để mang lại hy vọng cho mọi đớn đau. Thơ - đó là nền nghệ thuật chia sẻ với con người".
    - Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2004 có ý nghĩa đối với anh như thế nào?
    - Một số người nói tôi có may mắn là hay được giải thưởng về thơ, nhưng ít người biết rằng tôi đã lặng lẽ làm thơ hơn 20 năm, không hề in ấn, để rồi tới ngày "xô cửa làng văn" bằng hàng chục kg bản thảo thơ. Giải thưởng văn học lần này đối với tôi có ý nghĩa lớn vì đây là giải thưởng trao cho một tập thơ, ghi nhận một phần nào sự đóng góp của tôi cho nền thơ đương đại.
    Thu Hà - Vnexpress
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến : " Lấy thơ làm sự cứu rỗi "

    ''Bất chợt có lúc nào đó đối diện với riêng mình, bạn sẽ nhận ra mình giống một "chú ngựa đêm" bất kham và lãng mạn đang thao thức trong "đáy nước sâu" của tâm hồn", Nguyễn Việt Chiến nói về tập thơ mới nhất "Những con ngựa đêm" vừa đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội.
    - Tại sao anh lại chọn tựa đề cho tập thơ là " Những con ngựa đêm"?
    - Tôi lấy tên bài thơ Những con ngựa đêm và trăng để làm tựa. Đây là một trong những bài thơ đáng chú ý, bởi nó đã mở ra một hướng viết mới trong cách tiếp cận đời sống ngôn ngữ thơ của tôi. Nói như nhà thơ Trúc Thông: "Làm gì có ngựa thật, đó là ảo giác thi sĩ vụt loé ở một khoảnh khắc quý hiếm đã được diễn tấu bằng một sự say sưa với tiết tấu như thế, sự chuyển động hình ảnh và dừng lại bất ngờ như thế. Những con ngựa đêm - tên tập thơ là một ẩn dụ mang tính tuyên ngôn của Nguyễn Việt Chiến về cách sáng tạo thơ theo lối của riêng anh. Nghĩa là được quyền tự do "mơ ngủ", nhập đồng liên tưởng như phi lý, ngôn từ nhiều khi như tự động rời khỏi ngòi bút, dẫn đi". Vậy có thể tạm nhận xét đây là một "lối chơi" ngôn ngữ mang dấu ấn phong cách thơ của tôi. Bài thơ Những con ngựa đêm và trăng phải đọc ở dạng nguyên bản, không cắt xén mới thấy được ý đồ nghệ thuật của tác giả.
    - Hình tượng những chú ngựa đêm không mấy ngoan hiền lại được so sánh với hình tượng "em trong thơ anh". Cảm hứng ấy đến với anh như thế nào?
    - Tại sao lại không thể so sánh hình tượng Ngựa đêm và Em được nhỉ? Bạn đừng đòi hỏi sự hợp lý khi đọc tập thơ này của tôi. Nhưng xin chú ý, trong bài thơ của tôi, hình tượng Em được nhắc tới ở cuối bài như một ánh trăng xanh và bạn hãy thử liên tưởng trên một cánh đồng đêm đầy sao ở đâu đó, thì vầng trăng đầu tháng cũng giống như một chú ngựa đêm đấy chứ! Nó đang ngẫm ngợi gì nhỉ? Chỉ có sao trời và các nhà thơ mới biết được thôi. Cảm hứng đã đến với tôi vào một đêm trăng để viết bài thơ này.
    - Trăng là hình ảnh dễ gặp nhất trong "Những con ngựa đêm", nó có gắn liền với một kỷ niệm nào đó của anh hay đó là một ám ảnh?
    - Đã có một bạn yêu thơ "thống kê" trong tập Những con ngựa đêm có tới 200 từ "đêm" và "trăng". Với tôi, ánh trăng là sự cứu rỗi. Cuộc sống đời thường náo động và công việc làm báo cứa làm cho dây đàn "cảm xúc" của tôi căng hết lên (tới độ bất an!), khiến tôi phải "trốn" mình vào thiên nhiên, vào đêm yên tĩnh để có được khoảnh khắc một mình lặng lẽ đối diện với ánh trăng mà cảm nhận một cách cô đơn và thanh bình. Khi đối diện với thứ "ánh sáng" ấy, tôi nhìn thấy được mình như câu thơ này: "Trong cái sa mạc mênh mênh mông của bóng đêm/Còn sót lại duy nhất một giếng nước ngọt/Trăng - Thứ ánh sáng có thể uống được nhưng không dễ đem cho". Tôi đã lấy thơ làm sự cứu rỗi (ngoài "trăng") để cân bằng đời sống "công nghiệp" của thời hiện đại.
    - Rất nhiều nhà thơ trẻ hiện có những cách tân nhưng không dễ chấp nhận, còn quan điểm của anh?
    - Tôi cổ vũ mọi sự cách tân trong thơ hôm nay, nhưng không phải là sự cách tân dẫn chúng ta đến chỗ "bế tắc". Rõ ràng thế hệ mới phải tìm cho mình một phong cách nghệ thuật mới. Và vì từ lâu thơ ca đã được coi như một thứ nhạc cụ của tâm hồn, để tấu vọng lên nỗi đam mê khắc khoải của con người muốn tụng ca cái đẹp và chia sẻ với nỗi khổ đau mất mát của mỗi số phận. Thơ là cuộc đối thoại của con người với thời đại của mình, là sự thức tỉnh của những tâm trạng và tình cảm đang tự hoàn thiện bên trong mỗi con người. Nói theo Rít-Xốt: "Nếu công việc của nhà thơ có được một số giá trị nào đấy, thì những giá trị ấy biểu hiện ở chỗ - ta đã đi vào những đau khổ của kiếp người, để mang lại hy vọng cho mọi đớn đau. Thơ - đó là nền nghệ thuật chia sẻ với con người".
    - Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2004 có ý nghĩa đối với anh như thế nào?
    - Một số người nói tôi có may mắn là hay được giải thưởng về thơ, nhưng ít người biết rằng tôi đã lặng lẽ làm thơ hơn 20 năm, không hề in ấn, để rồi tới ngày "xô cửa làng văn" bằng hàng chục kg bản thảo thơ. Giải thưởng văn học lần này đối với tôi có ý nghĩa lớn vì đây là giải thưởng trao cho một tập thơ, ghi nhận một phần nào sự đóng góp của tôi cho nền thơ đương đại.
    Thu Hà - Vnexpress
  8. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Trọng Tạo và những câu trả lời không dễ dàng
    - Có nhiều lời đồn đại về ông. Nhà thơ tài hoa? Nhạc sĩ ngẫu hứng? Hoạ sĩ tung tẩy? Nhà báo lành nghề? Người làm sang mình bằng nhiều... nghề? Giỏi kiếm tiền, yêu không ít, hay ngược lại? Hát ?oĐồng dao cho người lớn?, như cậu bé con khi mái đầu đã chớm hai màu tóc.... Cuộc trò chuyện này, có thể là một trong nhiều đáp số của những lời "nghe nói"...
    - Thưa nhà thơ, nhìn lại thuở ?oTản mạn thời tôi sống?, hình như bài thơ này là một ?otai nạn nghề nghiệp? quan trọng trong đời ông?
    - Sau chiến tranh, tôi theo sự điều động của Tổng cục chính trị ra Hà Nội làm việc và đi học trường viết văn Nguyễn Du. Cùng với sự đổi thay của mọi thứ quanh mình, tôi bắt đầu có cách viết khác đi. Tôi quan niệm thơ ca phải gần gũi với con người, và dấn thân viết về sự thật. Bởi thế mà có ?oTản mạn thời tôi sống?: ?oThời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/Câu trả lời thật không dễ dàng chi?. Bài thơ được đọc trong một cuộc họp những người viết văn, do tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (VNQĐ) tổ chức. Lúc đó, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh, Tổng biên tập tạp chí VNQĐ đã nhận xét: bài này nếu có gửi, VNQĐ cũng không in.
    Đến năm 1981, trong cuộc gặp gỡ tại báo Văn Nghệ, có cả các nhà báo nước ngoài tham dự, khi tôi đọc, các nhà báo đã tỏ ra rất thích thú. Vì vậy mà báo Văn Nghệ đưa in. In ra, bài thơ trở thành một sự kiện gây xôn xao dư luận. Nhiều người thuộc lòng, nhưng cũng có người công kích. Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh lại bảo: tôi đã nói với ông là đừng có đưa in, ông đưa in làm gì cho bây giờ mệt người ra... Đúng là ?omệt người? thật. Bao người phê phán những câu thơ như: ?oRồi một ngày thần tượng ta tan vỡ?, ?oNhư con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá?... Anh Hữu Thỉnh đi họp về nói: ?oSao bảo không sai được, không thể nói là Chúa được ghép bằng đất đá!?. Còn người trực báo Văn Nghệ lúc ấy là anh Hoàng Minh Châu, khi trước đã hồ hởi in bài thơ, thì sau lại viết ngay một bài nhận xét về thơ trong giai đoạn ấy, nhắc đến ?oTản mạn thời tôi sống? như một sự non nớt trong tay nghề, tư tưởng... Một không khí nặng nề, căng thẳng và bi quan bao trùm. Tôi phải viết một lá thư, khẳng định bài thơ chỉ nói lên sự thật, định gửi đến Bộ Chính trị và ông Lê Đức Thọ. Rồi nghe nói có một tờ báo nước ngoài đã in lại bài thơ. Thế rồi không thấy ai?ođánh? nữa.
    - Và ông đã không hề hấn gì?
    - Tuy vậy, tôi vẫn phải rời khỏi Hà Nội, rời Tổng cục Chính trị để về nhận công tác ở Cục Chính trị Quân khu 4. Sự kiện ấy đã thay đổi cuộc sống của tôi. Nhiều người cầm bút ở lại, sau này đã may mắn có công việc, nhà cửa tại Hà Nội. 15 năm sau, tôi trở ra, chẳng còn ai phân nhà cho nữa. Tôi đã làm bao nhiêu công việc trong cuộc đời mình, làm thơ, làm báo, làm văn, làm nhạc, làm hoạ... nhưng nào được nửa tấc đất.
    - Nhưng với khả năng kiếm tiền rất giỏi, ông vẫn mua được nhà...
    - Tôi mua nhà, trong túi chỉ có 5 triệu đồng, mà căn nhà này thì những 70 triệu đồng. Toàn là bạn bè cho vay. Chính vì thế mà tuần nào tôi cũng viết mấy bài báo để kiếm tiền. Chính xác phải gọi thời ấy là ?olàm báo để sống? và trả nợ. Tiếp đó, cũng may có người đứng ra in sách và trả nhuận bút sách cho tôi kha khá, ví dụ như cuốn ?oVăn chương cảm và luận?, được 35 triệu đồng, cuốn ?oNhững chuyện ít biết về văn nghệ sĩ?, được 25 triệu đồng, mới có tiền trả nợ.
    - Vì sao ông ra Hà Nội, trong khi ở Huế đã có nhà cửa, gia đình? Do không khí văn chương ở đấy, hay đơn giản là Thủ đô dễ kiếm sống hơn?
    - Ở Huế, tôi cũng công tác tại Hội Văn nghệ. Các anh Nguyễn Khoa Điềm và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kéo tôi từ Quân khu 4 vào. Sống với mấy anh em văn nghệ lúc đó rất vui. Nhưng về sau, do chia tỉnh, một số vấn đề nảy sinh. Người ta cũng ưu tiên cho người bản địa nhiều hơn. Tôi, mặc dù đã sinh hai đứa con ở Huế, chẳng qua cũng chỉ là dân ngụ cư. Hơn nữa, tôi cũng muốn trở ra Hà Nội. Đất Thủ đô, đất của văn chương, cũng có nhiều điều kiện để thỏa mãn nhu cầu làm việc. Tất nhiên, khi làm việc ở Hà Nội thì ai cũng dễ sống hơn. Vả lại, ở đây, bạn bè đông, (tất nhiên không phải ai cũng thân thích), không khí thoáng, các quan niệm mới mẻ và dễ hoà nhập, ai có tài thì cứ phát huy, ít đố kỵ kiểu tỉnh lẻ.
    - Nhưng Huế không bạc với người, ông vẫn được nhận những giải thưởng, những ?olộc? văn chương từ đó...
    - Nói chung ở đâu cũng thế, nếu một người thực sự có những tác phẩm giá trị, vị thế xứng đáng, thì càng đi xa, người ta càng nhìn nhận một cách rõ ràng hơn. Giống như những người đã khuất, bao giờ cũng được ca ngợi thẳng thắn, công minh và ưu ái hơn.
    - Bây giờ ông đã biết viết ?okhéo? hơn, không để bị ?osảy chân tai nạn? nữa??
    - Thật ra tôi vẫn trung thành với những quan niệm mà mình đã đặt ra: dấn thân vào sự thật. Chỉ có điều mỗi thời mỗi khác. Thời của ?oTản mạn thời tôi sống?, người ta chưa dám nhìn vào sự thật, luôn lo lắng như sợ bị vạch lưng. Đến thời đổi mới, ?oTản mạn thời tôi sống? in đi in lại nhiều và được đánh giá cao, thậm chí có người còn cho đấy là khởi đầu của văn học đổi mới, nhưng đi trước đổi mới 5 năm. Rồi khi tôi viết ?oĐồng dao cho người lớn?, từ ?ocâu trả lời thật không dễ dàng chi?, lại ?ocó câu trả lời biến thành câu hỏi?, hoặc ?otin thì tin không tin thì thôi?... đó cũng là một vệt đường đi của sự thật. Muốn tránh cho văn học khỏi nhợt nhạt, tôi nghĩ rằng chỉ có con đường không né tránh sự thật.
    - Còn trong chuyện gia đình, để tránh nhợt nhạt thì nhà thơ làm thế nào?
    - Hồi trẻ tôi lấy vợ cũng bồng bột. Những người lính sau thời bình, có lẽ vì choáng ngợp trước hạnh phúc nên thường bồng bột như vậy. Và trong cuộc đời, có những người lấy mà không yêu nhưng sau lại trở nên hạnh phúc, nhưng có những người lấy nhau vì tình yêu mà tương lai vẫn đổ vỡ. Tôi thuộc trường hợp thứ hai. Sau một lần đổ vỡ, thế mà khi bắt đầu cho cuộc sống gia đình lần thứ hai, cũng chẳng có kinh nghiệm gì. Bây giờ, do hoàn cảnh, vợ tôi phải nuôi bố mẹ nên đành ở lại Huế, tôi ra Hà Nội, thành ra một gia đình mà vẫn hai bếp. Như thế càng vất vả, nhất là kinh tế. Nhưng kinh tế cũng không quan trọng lắm đối với tôi trong thời buổi bây giờ. Có điều, tôi cứ nghĩ khi chiến tranh, phải xa gia đình bao năm mà vẫn còn chịu được, huống chi...
    - Không kinh nghiệm gia đình, nhưng hẳn ông đã tích lũy không ít kinh nghiệm yêu?
    - Trong tình yêu không có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào, không có kinh nghiệm của ai giống kinh nghiệm của ai. Thế mới có thơ tình riêng của từng người. Thơ tình Xuân Diệu thì yêu để mà dâng, thơ tình của Chế Lan Viên thì yêu trong sẻ chia thầm kín, thơ tình của Hoàng Cầm thì đầy say mê và cũng có đôi chút ảo tưởng... Nên mỗi nhà thơ đều có quan niệm và kinh nghiệm về tình yêu riêng lẻ, người đọc có thể nhận thấy điều này qua thơ của họ.
    - Nghĩa là những tình yêu trong thơ của ông đều có thật?
    - Thơ tình, tất nhiên phải bắt nguồn từ sự thật. Thơ luôn là tưởng tượng, nhưng có sự thật thì bài thơ mới có sự sống. Sự thật là gốc của cái cây tưởng tượng. Tuy nhiên, thơ tình của tôi là một sự trái khoáy, vì nó hay nói về những điều trái khoáy, chẳng hạn như viết thơ tình, mà lại là ?oThơ tình gửi người không quen?... Như vậy thì trái khoáy quá còn gì? Vả lại, tôi cũng cho rằng dẫu là thơ tình, thì nó cũng phải được nâng lên thành những khái quát triết lý. ?oCứ tưởng một lần cho đỡ khát, nào ngờ bùa ngải lú trời xanh?, hay ?oNgười không quen sống rất nhiều cho tôi?...
    - Có vẻ như về sau, ông bận rộn đến mức thơ không xuất hiện nữa? Hay thơ đã ?ođỡ khát? rồi?
    - Gần đây, tôi cũng viết được mấy bài thơ theo hướng mình đã làm. ?oNhững con bò đủng đỉnh ngang qua đường cao tốc? là một ví dụ. Viết về những nghịch lý trong đời sống là cách tôi muốn làm cho người đọc dễ chấn động và dễ nhìn ra sự thật, phân biệt được nỗi cô đơn - nỗi buồn của con người trong đời sống xã hội, dù đó là một xã hội có tính cộng đồng cao.
    - Ông nghĩ thế nào về câu các cụ ta hay nói: ?oNhất nghệ tinh, nhất thân vinh?? Vừa làm thơ, làm nhạc và thêm nhiều nghề khác, nếu có người bảo ông lắm trang sức...?
    - Tôi chả nghĩ thế nào cả, cứ làm thôi. Nhưng quả thực nếu thơ tôi kém thì chẳng ai thích thơ tôi đâu. Thơ là nghiệp, phải đeo đẳng, phải viết. Còn âm nhạc, thực ra cũng chẳng ai bắt tôi phải theo, phải viết cả. Âm nhạc là thứ mà tôi không bắt buộc mình làm. Khi có hứng, tôi mới viết, và viết nghiêm túc, say sưa. Chắc cũng do mình nghiêm túc một cách say sưa mà người nghe cảm được cái say sưa ấy trong những ca khúc, như ?oLàng quan họ quê tôi?, ?oĐôi mắt đò ngang?, ?oKhúc hát sông quê?, ?oCon dế buồn?... Có những khán giả gọi vào máy di động của tôi, mở máy là nghe họ cất tiếng hát ca khúc của mình. Đôi lúc rất mất thời gian, nhưng tôi lại thấy cảm động. Nếu không thích, không nhớ, chắc chẳng ai dại mà gọi vào di động để... hát cho tốn tiền!
    - Với báo Thơ, tờ báo văn chương mà ông đã ?ocầm trịch? suốt hơn một năm qua, có cho ông những lợi thế?
    - Có chứ. Cái có đó là... mệt. Tôi làm báo Thơ vì sự trân trọng với thơ, mong muốn có một tờ báo chuyên ngành cho anh em làm thơ có đất. Báo Thơ thực sự như một mảnh đất để gieo trồng thơ ca. Nhưng người làm trực tiếp như tôi, ngoài sự chia sẻ của anh em làm thơ và sự động viên của độc giả khi cầm trên tay một tờ báo như mong ước ra. Cũng xin nói nhỏ với bạn rằng nếu không... cả nể với nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội Nhà văn, TBT báo Văn Nghệ, chắc tôi đã xin nghỉ lâu rồi. Vì tôi làm báo Thơ đúng là chẳng khác gì... ?oăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?.
    - Xin cảm ơn nhà thơ!
    Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An.
    Làm thơ, viết báo, sáng tác ca khúc, vẽ bìa sách, minh hoạ báo.
    Ông tham gia quân đội từ năm 1969, làm trưởng đoàn văn công xung kích đoàn 22.B và Sư đoàn 341.B (QK4). Sau năm 1975, ông chuyển về Hà Nội, vào trường ĐH viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ năm 1988, ông chuyển ngành về Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Trị Thiên (nay là Hội Văn nghệ TT-Huế), là Ủy viên ban chấp hành Hội.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
    Bút danh khác: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Tạo, Nguyễn Vũ Bảo Chi, Nguyên Trọng, Tào Ngu Tử.
    Tác phẩm thơ: Tình yêu sáng sớm (in chung, 1973); Gương mặt tôi yêu (in chung, NXB QÐND, 1980); Sóng nhà đêm biếc (in chung, NXB Hà Nội 1986); Gửi người không quen (NXB Nghệ Tĩnh, 1989); Sóng thuỷ tinh (1988); Con người của những vì sao (Trường ca (NXB Thanh niên, 1981); Tình ca người lính (NXB Nghệ Tĩnh, 1981); Ðồng dao cho người lớn (NXB Văn học).
    Tác phẩm âm nhạc: Đất nước Bác Hồ và cuộc hành quân không nghỉ (tổ khúc hợp xướng), Cái dốc nó cao, Tôi trở thành đồng đội (thơ Nguyễn Hoa), Tình ca bên một dòng sông, Làng quan họ quê tôi (phỏng thơ Nguyễn Phan Hách). Và gần đây nhất là Đôi mắt đò ngang, Con dế buồn (thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường), v.v... Ca khúc của ông giàu chất thơ, đậm đà âm hưởng dân ca.
    Đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Trọng Tạo và băng âm thanh Tình khúc bốn mùa (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1996).
    Ông đã được giải đặc biệt ca khúc Làng quan họ quê tôi (Hà Bắc, 1981), giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN năm 1983 bài Mặt trời trong thành phố, giải nhì cuộc thi ca khúc năm 1984 do Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nhạc sĩ VN tổ chức với bài Đường về Thạch Nham...


    Lê Mỹ Ý thực hiện - VNN

  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Trọng Tạo và những câu trả lời không dễ dàng
    - Có nhiều lời đồn đại về ông. Nhà thơ tài hoa? Nhạc sĩ ngẫu hứng? Hoạ sĩ tung tẩy? Nhà báo lành nghề? Người làm sang mình bằng nhiều... nghề? Giỏi kiếm tiền, yêu không ít, hay ngược lại? Hát ?oĐồng dao cho người lớn?, như cậu bé con khi mái đầu đã chớm hai màu tóc.... Cuộc trò chuyện này, có thể là một trong nhiều đáp số của những lời "nghe nói"...
    - Thưa nhà thơ, nhìn lại thuở ?oTản mạn thời tôi sống?, hình như bài thơ này là một ?otai nạn nghề nghiệp? quan trọng trong đời ông?
    - Sau chiến tranh, tôi theo sự điều động của Tổng cục chính trị ra Hà Nội làm việc và đi học trường viết văn Nguyễn Du. Cùng với sự đổi thay của mọi thứ quanh mình, tôi bắt đầu có cách viết khác đi. Tôi quan niệm thơ ca phải gần gũi với con người, và dấn thân viết về sự thật. Bởi thế mà có ?oTản mạn thời tôi sống?: ?oThời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/Câu trả lời thật không dễ dàng chi?. Bài thơ được đọc trong một cuộc họp những người viết văn, do tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (VNQĐ) tổ chức. Lúc đó, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh, Tổng biên tập tạp chí VNQĐ đã nhận xét: bài này nếu có gửi, VNQĐ cũng không in.
    Đến năm 1981, trong cuộc gặp gỡ tại báo Văn Nghệ, có cả các nhà báo nước ngoài tham dự, khi tôi đọc, các nhà báo đã tỏ ra rất thích thú. Vì vậy mà báo Văn Nghệ đưa in. In ra, bài thơ trở thành một sự kiện gây xôn xao dư luận. Nhiều người thuộc lòng, nhưng cũng có người công kích. Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh lại bảo: tôi đã nói với ông là đừng có đưa in, ông đưa in làm gì cho bây giờ mệt người ra... Đúng là ?omệt người? thật. Bao người phê phán những câu thơ như: ?oRồi một ngày thần tượng ta tan vỡ?, ?oNhư con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá?... Anh Hữu Thỉnh đi họp về nói: ?oSao bảo không sai được, không thể nói là Chúa được ghép bằng đất đá!?. Còn người trực báo Văn Nghệ lúc ấy là anh Hoàng Minh Châu, khi trước đã hồ hởi in bài thơ, thì sau lại viết ngay một bài nhận xét về thơ trong giai đoạn ấy, nhắc đến ?oTản mạn thời tôi sống? như một sự non nớt trong tay nghề, tư tưởng... Một không khí nặng nề, căng thẳng và bi quan bao trùm. Tôi phải viết một lá thư, khẳng định bài thơ chỉ nói lên sự thật, định gửi đến Bộ Chính trị và ông Lê Đức Thọ. Rồi nghe nói có một tờ báo nước ngoài đã in lại bài thơ. Thế rồi không thấy ai?ođánh? nữa.
    - Và ông đã không hề hấn gì?
    - Tuy vậy, tôi vẫn phải rời khỏi Hà Nội, rời Tổng cục Chính trị để về nhận công tác ở Cục Chính trị Quân khu 4. Sự kiện ấy đã thay đổi cuộc sống của tôi. Nhiều người cầm bút ở lại, sau này đã may mắn có công việc, nhà cửa tại Hà Nội. 15 năm sau, tôi trở ra, chẳng còn ai phân nhà cho nữa. Tôi đã làm bao nhiêu công việc trong cuộc đời mình, làm thơ, làm báo, làm văn, làm nhạc, làm hoạ... nhưng nào được nửa tấc đất.
    - Nhưng với khả năng kiếm tiền rất giỏi, ông vẫn mua được nhà...
    - Tôi mua nhà, trong túi chỉ có 5 triệu đồng, mà căn nhà này thì những 70 triệu đồng. Toàn là bạn bè cho vay. Chính vì thế mà tuần nào tôi cũng viết mấy bài báo để kiếm tiền. Chính xác phải gọi thời ấy là ?olàm báo để sống? và trả nợ. Tiếp đó, cũng may có người đứng ra in sách và trả nhuận bút sách cho tôi kha khá, ví dụ như cuốn ?oVăn chương cảm và luận?, được 35 triệu đồng, cuốn ?oNhững chuyện ít biết về văn nghệ sĩ?, được 25 triệu đồng, mới có tiền trả nợ.
    - Vì sao ông ra Hà Nội, trong khi ở Huế đã có nhà cửa, gia đình? Do không khí văn chương ở đấy, hay đơn giản là Thủ đô dễ kiếm sống hơn?
    - Ở Huế, tôi cũng công tác tại Hội Văn nghệ. Các anh Nguyễn Khoa Điềm và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kéo tôi từ Quân khu 4 vào. Sống với mấy anh em văn nghệ lúc đó rất vui. Nhưng về sau, do chia tỉnh, một số vấn đề nảy sinh. Người ta cũng ưu tiên cho người bản địa nhiều hơn. Tôi, mặc dù đã sinh hai đứa con ở Huế, chẳng qua cũng chỉ là dân ngụ cư. Hơn nữa, tôi cũng muốn trở ra Hà Nội. Đất Thủ đô, đất của văn chương, cũng có nhiều điều kiện để thỏa mãn nhu cầu làm việc. Tất nhiên, khi làm việc ở Hà Nội thì ai cũng dễ sống hơn. Vả lại, ở đây, bạn bè đông, (tất nhiên không phải ai cũng thân thích), không khí thoáng, các quan niệm mới mẻ và dễ hoà nhập, ai có tài thì cứ phát huy, ít đố kỵ kiểu tỉnh lẻ.
    - Nhưng Huế không bạc với người, ông vẫn được nhận những giải thưởng, những ?olộc? văn chương từ đó...
    - Nói chung ở đâu cũng thế, nếu một người thực sự có những tác phẩm giá trị, vị thế xứng đáng, thì càng đi xa, người ta càng nhìn nhận một cách rõ ràng hơn. Giống như những người đã khuất, bao giờ cũng được ca ngợi thẳng thắn, công minh và ưu ái hơn.
    - Bây giờ ông đã biết viết ?okhéo? hơn, không để bị ?osảy chân tai nạn? nữa??
    - Thật ra tôi vẫn trung thành với những quan niệm mà mình đã đặt ra: dấn thân vào sự thật. Chỉ có điều mỗi thời mỗi khác. Thời của ?oTản mạn thời tôi sống?, người ta chưa dám nhìn vào sự thật, luôn lo lắng như sợ bị vạch lưng. Đến thời đổi mới, ?oTản mạn thời tôi sống? in đi in lại nhiều và được đánh giá cao, thậm chí có người còn cho đấy là khởi đầu của văn học đổi mới, nhưng đi trước đổi mới 5 năm. Rồi khi tôi viết ?oĐồng dao cho người lớn?, từ ?ocâu trả lời thật không dễ dàng chi?, lại ?ocó câu trả lời biến thành câu hỏi?, hoặc ?otin thì tin không tin thì thôi?... đó cũng là một vệt đường đi của sự thật. Muốn tránh cho văn học khỏi nhợt nhạt, tôi nghĩ rằng chỉ có con đường không né tránh sự thật.
    - Còn trong chuyện gia đình, để tránh nhợt nhạt thì nhà thơ làm thế nào?
    - Hồi trẻ tôi lấy vợ cũng bồng bột. Những người lính sau thời bình, có lẽ vì choáng ngợp trước hạnh phúc nên thường bồng bột như vậy. Và trong cuộc đời, có những người lấy mà không yêu nhưng sau lại trở nên hạnh phúc, nhưng có những người lấy nhau vì tình yêu mà tương lai vẫn đổ vỡ. Tôi thuộc trường hợp thứ hai. Sau một lần đổ vỡ, thế mà khi bắt đầu cho cuộc sống gia đình lần thứ hai, cũng chẳng có kinh nghiệm gì. Bây giờ, do hoàn cảnh, vợ tôi phải nuôi bố mẹ nên đành ở lại Huế, tôi ra Hà Nội, thành ra một gia đình mà vẫn hai bếp. Như thế càng vất vả, nhất là kinh tế. Nhưng kinh tế cũng không quan trọng lắm đối với tôi trong thời buổi bây giờ. Có điều, tôi cứ nghĩ khi chiến tranh, phải xa gia đình bao năm mà vẫn còn chịu được, huống chi...
    - Không kinh nghiệm gia đình, nhưng hẳn ông đã tích lũy không ít kinh nghiệm yêu?
    - Trong tình yêu không có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào, không có kinh nghiệm của ai giống kinh nghiệm của ai. Thế mới có thơ tình riêng của từng người. Thơ tình Xuân Diệu thì yêu để mà dâng, thơ tình của Chế Lan Viên thì yêu trong sẻ chia thầm kín, thơ tình của Hoàng Cầm thì đầy say mê và cũng có đôi chút ảo tưởng... Nên mỗi nhà thơ đều có quan niệm và kinh nghiệm về tình yêu riêng lẻ, người đọc có thể nhận thấy điều này qua thơ của họ.
    - Nghĩa là những tình yêu trong thơ của ông đều có thật?
    - Thơ tình, tất nhiên phải bắt nguồn từ sự thật. Thơ luôn là tưởng tượng, nhưng có sự thật thì bài thơ mới có sự sống. Sự thật là gốc của cái cây tưởng tượng. Tuy nhiên, thơ tình của tôi là một sự trái khoáy, vì nó hay nói về những điều trái khoáy, chẳng hạn như viết thơ tình, mà lại là ?oThơ tình gửi người không quen?... Như vậy thì trái khoáy quá còn gì? Vả lại, tôi cũng cho rằng dẫu là thơ tình, thì nó cũng phải được nâng lên thành những khái quát triết lý. ?oCứ tưởng một lần cho đỡ khát, nào ngờ bùa ngải lú trời xanh?, hay ?oNgười không quen sống rất nhiều cho tôi?...
    - Có vẻ như về sau, ông bận rộn đến mức thơ không xuất hiện nữa? Hay thơ đã ?ođỡ khát? rồi?
    - Gần đây, tôi cũng viết được mấy bài thơ theo hướng mình đã làm. ?oNhững con bò đủng đỉnh ngang qua đường cao tốc? là một ví dụ. Viết về những nghịch lý trong đời sống là cách tôi muốn làm cho người đọc dễ chấn động và dễ nhìn ra sự thật, phân biệt được nỗi cô đơn - nỗi buồn của con người trong đời sống xã hội, dù đó là một xã hội có tính cộng đồng cao.
    - Ông nghĩ thế nào về câu các cụ ta hay nói: ?oNhất nghệ tinh, nhất thân vinh?? Vừa làm thơ, làm nhạc và thêm nhiều nghề khác, nếu có người bảo ông lắm trang sức...?
    - Tôi chả nghĩ thế nào cả, cứ làm thôi. Nhưng quả thực nếu thơ tôi kém thì chẳng ai thích thơ tôi đâu. Thơ là nghiệp, phải đeo đẳng, phải viết. Còn âm nhạc, thực ra cũng chẳng ai bắt tôi phải theo, phải viết cả. Âm nhạc là thứ mà tôi không bắt buộc mình làm. Khi có hứng, tôi mới viết, và viết nghiêm túc, say sưa. Chắc cũng do mình nghiêm túc một cách say sưa mà người nghe cảm được cái say sưa ấy trong những ca khúc, như ?oLàng quan họ quê tôi?, ?oĐôi mắt đò ngang?, ?oKhúc hát sông quê?, ?oCon dế buồn?... Có những khán giả gọi vào máy di động của tôi, mở máy là nghe họ cất tiếng hát ca khúc của mình. Đôi lúc rất mất thời gian, nhưng tôi lại thấy cảm động. Nếu không thích, không nhớ, chắc chẳng ai dại mà gọi vào di động để... hát cho tốn tiền!
    - Với báo Thơ, tờ báo văn chương mà ông đã ?ocầm trịch? suốt hơn một năm qua, có cho ông những lợi thế?
    - Có chứ. Cái có đó là... mệt. Tôi làm báo Thơ vì sự trân trọng với thơ, mong muốn có một tờ báo chuyên ngành cho anh em làm thơ có đất. Báo Thơ thực sự như một mảnh đất để gieo trồng thơ ca. Nhưng người làm trực tiếp như tôi, ngoài sự chia sẻ của anh em làm thơ và sự động viên của độc giả khi cầm trên tay một tờ báo như mong ước ra. Cũng xin nói nhỏ với bạn rằng nếu không... cả nể với nhà thơ Hữu Thỉnh, Tổng thư ký Hội Nhà văn, TBT báo Văn Nghệ, chắc tôi đã xin nghỉ lâu rồi. Vì tôi làm báo Thơ đúng là chẳng khác gì... ?oăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?.
    - Xin cảm ơn nhà thơ!
    Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 tại Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An.
    Làm thơ, viết báo, sáng tác ca khúc, vẽ bìa sách, minh hoạ báo.
    Ông tham gia quân đội từ năm 1969, làm trưởng đoàn văn công xung kích đoàn 22.B và Sư đoàn 341.B (QK4). Sau năm 1975, ông chuyển về Hà Nội, vào trường ĐH viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ năm 1988, ông chuyển ngành về Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Trị Thiên (nay là Hội Văn nghệ TT-Huế), là Ủy viên ban chấp hành Hội.
    Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
    Bút danh khác: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Tạo, Nguyễn Vũ Bảo Chi, Nguyên Trọng, Tào Ngu Tử.
    Tác phẩm thơ: Tình yêu sáng sớm (in chung, 1973); Gương mặt tôi yêu (in chung, NXB QÐND, 1980); Sóng nhà đêm biếc (in chung, NXB Hà Nội 1986); Gửi người không quen (NXB Nghệ Tĩnh, 1989); Sóng thuỷ tinh (1988); Con người của những vì sao (Trường ca (NXB Thanh niên, 1981); Tình ca người lính (NXB Nghệ Tĩnh, 1981); Ðồng dao cho người lớn (NXB Văn học).
    Tác phẩm âm nhạc: Đất nước Bác Hồ và cuộc hành quân không nghỉ (tổ khúc hợp xướng), Cái dốc nó cao, Tôi trở thành đồng đội (thơ Nguyễn Hoa), Tình ca bên một dòng sông, Làng quan họ quê tôi (phỏng thơ Nguyễn Phan Hách). Và gần đây nhất là Đôi mắt đò ngang, Con dế buồn (thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường), v.v... Ca khúc của ông giàu chất thơ, đậm đà âm hưởng dân ca.
    Đã xuất bản: Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Trọng Tạo và băng âm thanh Tình khúc bốn mùa (NXB Âm nhạc và Hội Nhạc sĩ VN, 1996).
    Ông đã được giải đặc biệt ca khúc Làng quan họ quê tôi (Hà Bắc, 1981), giải thưởng Hội Nhạc sĩ VN năm 1983 bài Mặt trời trong thành phố, giải nhì cuộc thi ca khúc năm 1984 do Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nhạc sĩ VN tổ chức với bài Đường về Thạch Nham...


    Lê Mỹ Ý thực hiện - VNN

  10. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Nhà thơ Vũ Duy Thông: "Cô đơn là bản chất của nghệ sỹ"


    Luôn bận rộn với các công việc quản lý, lúc nào cũng nhìn thấy ông tất bật cho việc giao ban, họp hành, báo chí... vậy mà khi đến với thơ thấy ông say sưa như thể những vần chữ đang cuốn ông đi. Với gần 30 tác phẩm gồm đủ các thể loại: thơ, truyện thiếu nhi, kịch, kịch bản phim, tuỳ bút, ký, nghiên cứu văn học, nhà thơ Vũ Duy Thông đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn Việt Nam. Ông vẫn tâm niệm "Thơ là cuộc điều trần với chính mình và lời hoà giải với đồng loại".
    - Là Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung Ương, một trọng trách nặng nề, có phần cứng nhắc, vậy mà ông vẫn có thơ hay đều đặn trên các báo. Ông phân bổ thời gian cho thơ như thế nào?
    - Thực ra, khi mới vào nghề thơ bị tranh chấp bởi rất nhiều niêm đam mê khác, nên lúc đó bị báo chí phân thân, bị truyện ngắn phân thân... hay một số nhu cầu nào đó lấn át, nhưng càng ngày mình sẽ bị kết tủa, có thể làm rất nhiều việc, nhưng thơ là máu thịt thì sẽ không bao giờ bị gạt ra khỏi đầu mình được. Trong một con người tiềm ẩn rất nhiều con người khác nhau, có thể là một nhạc sỹ, một nhà thơ, một kịch sỹ, một nhà chính trị, thậm chí là một nhà buôn nó vẫn cùng tồn tại được và không loại trừ nhau. Chỉ một nhà thơ nghiệp dư thì mới nói rằng anh ta lấy đâu ra thời gian để làm thơ. Không nên hỏi một nhà thơ chuyên nghiệp là anh làm thơ vào lúc nào mà nên hỏi rằng tại sao anh lại viết giỏi như thế!
    - Một ý tưởng thơ của ông thường bắt đầu như thế nào?
    - Tôi rất nghi ngờ những người làm thơ theo dự định, dự định về thời gian, dự định về nội dung, dự định về loại thể... kiểu làm thơ này sẽ cho ra một sản phẩm rất ngô nghê! Có thể trong một cuộc họp, trong một lúc đi đường, một lúc bất chợt nào đó, hay lúc nghoệch ngoạc vài chữ vào bao thuốc lá... nẩy ra một câu thơ, và nếu câu thơ ấy cứ bám riết lấy mình, cứ đeo đuổi lấy mình mà không dứt ra được thì một lúc nào đó nó sẽ thành một bài thơ.
    - Có lần ông nói nhà thơ thường có nhu cầu được cô đơn, vậy ông có hay cô đơn không và những lúc cô đơn ông thường làm gì?
    - Phải nói nỗi cô đơn chính là bản chất của người nghệ sỹ, bởi vì bao giờ nghệ thuật cũng đòi hỏi đưa ra một sản phẩm phải mới, chưa từng xuất hiện. Phải là một sản phẩm duy nhất, với mọi người và với ca chính mình. Điều đó có thử thách. Nếu một sản phẩm mình đưa ra lạ hoắc mà mọi người không hiểu gì cả, đó là một sự đối thoại trong cô đơn tuyệt đối. Nhà thơ, nhà văn như một cái mỏ có nhiều tầng vỉa, trong giao tiếp xã hội đó là tầng mặt của mình, và muốn tìm đến những vỉa quặng đầu tiên thi phải bóc từng lớp vỏ mặt ấy đi đã và càng bóc sâu hơn càng quý giá. Nhà thơ cần phải sống một lúc bằng tầng mặt và bằng tầng vỉa sâu phía dưới. Có một thực tế là không phải lúc nào những người thân của mình cũng hiểu mình, nhưng nhiều khi mình lại thích sự không hiểu đó, đấy là một thân phận của người nghệ sỹ. Có tất cả mọi người nhưng lại không có ai cả. Có cuộc thám hiểm nào mà lại đông người, hành trình đi đến nghệ thuật là những cuộc thám hiểm vô tận vào thế giới tâm hồn của con người và đã là thám hiểm thì phải ít người, những người có tài năng nhất phải đi đầu, và những người đi đầu thường không biết đến ai cả ngay cả người bên cạnh. Lúc cô đơn, tôi hoà mình vào sáng tạo.
    - Thường thì các nhà thơ vẫn đi tìm sự mới lạ trong cảm xúc, gần đây thơ của ông có thấp thoáng một bóng hồng? Phải chăng đấy là nhân vật trữ tình tạo nên cảm xúc mới trong thơ ông?
    - Có những nhà thơ viết thơ để tặng riêng một người, nhưng bài thơ ấy ra đời chỉ có giá trị với một người thì nó chẳng của ai cả. Tại sao cứ phải nghĩ rằng phải có một người yêu cụ thể thì mới có thể làm được thơ, tôi nghĩ rằng chính người yêu cụ thể ấy lại không bao giờ đẻ ra thơ ca.
    - Có nghĩa là thơ chỉ đi "lừa" người ngoài chứ không đi lừa người nhà?
    - Cái "lừa" ấy chính là bản chất của nghệ thuật đấy. Nếu không có sự lừa ấy để viết ra một bài thơ mà ai cũng cảm thấy có bóng dáng mình trong đó có vô số những buổi hẹn hò, vô số những lần nhớ nhung nhưng ai cũng nghĩ rằng đó là một lần cụ thể nào đó mình đang viết về họ, nhưng thực tế lại không có họ, chính điều đó làm cho bài thơ có giá, cái lừa ấy là cái lừa của nghệ thuật.
    - Thơ là gì theo cách định nghĩa của ông?
    - Xưa nay đã có những định nghĩa kinh điển, rằng thơ là sự trình diễn những con chữ trên một mặt phẳng rỗng, hay thơ là một loại hình văn học mà ở đó tiết kiệm từ ngữ được đạt đến mức tối đa... Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đi tìm một định nghĩa chính xác về thơ. Một thực thể sống động không bao giờ định nghĩa cả. Chúng ta cứ viết, nếu đó là thơ thì sẽ được độc giả gọi là thơ, và ngược lại người ta bảo đây mà là thơ sao, thì có nghĩa đó không phải là thơ.
    - Công tác tại Ban tư tưởng, có bao giờ ông nghĩ đến tính tư tưởng trong một bài thơ không?
    - Tư tưởng là gì? Nếu nó là những điều tôi nghĩ thì thơ không thể thiếu tính tư tưởng được. Nói một cách triết học thì ý thức về mình là tư tưởng. Còn nếu hiểu rằng tư tưởng là một khuôn thước, một chuẩn mực nào đó để ràng buộc một ý nghĩ con người phải tuân theo để hoà nhập vào một khối cộng đồng, thì thơ không cần những điều đó.
    - Thời gian gần đây ông viết nhiều cho thiếu nhi: truyện ngắn, thơ, phim hoạt hình...phải chăng ông đang muốn sống lại thời thơ ấu của mình?
    - Không hẳn thế, lý do đơn giản chỉ vì nhà xuất bản Kim Đồng đang cần bản thảo, nhà thơ Định Hải,nhà thơ Tô Hà lại khuyến khích một cách đắc lực, sau đó tôi cảm thấy hứng thú và chăm chút để viết cho trẻ con, tôi đang hoàn thành nốt ba tập phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu của ong vàng". Tuy nhiên để hoà được vào thế giới trẻ thơ thì hồi ức về thời thơ ấu là một điều không thể thiếu trong sáng tác của mình.
    - Quan điểm sáng tác của ông? Ông thuộc "tuýp" người nào?
    - Tôi thuộc hàng những nhà thơ "ăn ngay", nhà thơ của đám đông, được số đông tung hê (có thể sau đó người ta sẽ lãng quên), nhưng tôi không có một diễn giả đông đúc như một số nhà thơ khác. Tuy nhiên, nhiều khi tôi thích lặng lẽ, trong một bài thơ tôi viết như một lời tự bạch: "Ở góc trời kia tôi tự sáng cho mình/ Đơn độc ngôi sao, ngọn lửa/ Để may ra trong giấc mơ dang dở/ Con chuồn kim đỏ thắm lại bay về". Tôi có một ý nghĩ về tham vọng của con người thế này: chân trời ở đâu? chân trời ở ngay dưới chân mình, đừng nhìn nơi mình sẽ đến, hãy nhìn nơi mình xuất phát để từ đó bay lên.
    - Ông có quan tâm đến thơ trẻ không, ông nhận xét gì về họ?
    - Nói cho cùng họ không có gì mới cho dù có nhiều cách diễn đạt khác lối thơ truyền thống. Hãy tưởng tượng một búp măng, bóc hết các lớp vỏ, trơ ra cái lõi hoặc không có gì cả hoặc có những điều rất cũ. Tôi dọc hàng nghìn bài thơ của các cây bút trẻ, thấy đôi khi thơ họ giống như một thứ kem bông, to nhưng xốp. Cái lõi để định hình tên tuổi trong các bạn trẻ chưa có, nói như thế này không biết có được không : chợ rất đông nhưng tan phiên chợ rồi thì cũng không còn gì nữa cả. Bên trong khuôn cửa có đã bắt đầu có một thế giới khác, song là gì thì chưa định hình được
    - Lời khuyên ông dành cho bạn trẻ là gì, với tư cách một nhà thơ đi trước?
    - Đừng đi tìm nhiều thứ quá, đừng đại ngôn, trước hết hãy tìm về chính mình. Đôi khi tôi thấy các bạn làm thơ như một phong trào và có sự ghanh đua nhau. Họ khẳng định mình trước mọi người chứ không phải mình trước mình. Cái còn lại là trong lòng người chứ không phải trên đầu sách.
    VNN

Chia sẻ trang này